Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 148 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
bài luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc, ngoài phần trích dẫn, đây là kết quả làm việc của cá
nhân tôi.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Yến
i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: Tập thể
các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GVC. ThS. Nguyễn Trọng Đắc,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành bài khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Đinh Cao Khuê – Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao,
anh Nguyễn Thanh Tùng – Trợ lí Tổng giám đốc, các cô chú và các anh chị
tại công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại Công ty.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè
luôn giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ, năng lực bản thân còn
hạn chế nên trong báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các thầy
giáo, cô giáo, các bạn đóng góp ý kiến để bài khóa luận được hoàn thiện.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Yến
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều
cơ hội song cũng có không ít những khó khăn, thách thức. Vì vậy, mỗi doanh
nghiệp phải nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường, xây dựng chiến lược
kinh doanh đúng đắn. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong
những ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung
của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ các loại
thực phẩm, đặc biệt là rau quả đang tăng cao, trong khi đó các sản phẩm trên
thị trường còn nhiều hạn chế, chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, phong phú.
Điều này đang trở thành một thách thức đối với mỗi doanh nghiệp chế biến
rau quả nông sản.
Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là doanh nghiệp
chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả nông sản khép
kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu chế biến sản phẩm và xuất khẩu.
Trong những năm qua, Công ty đang chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công
nghệ nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công
ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam
Điệp, tỉnh Ninh Bình”.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên với mục tiêu: Phân tích thực
trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty cổ phần thực phẩm xuất
khẩu Đồng Giao; từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến
lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu chung, chúng tôi đề ra các mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến

chiến lược đa dạng hóa sản phẩm;
- Phân tích chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ trợ
của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao qua các giai đoạn;
iii
- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm của Công ty trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cán bộ lãnh đạo, người lao động,
các cổ đông, các hộ nông dân cung cấp nguyên liệu cho công ty và các đối
tác, khách hàng của Công ty.
Để nắm rõ cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đưa ra một số khái niệm,
sự cần thiết, các hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm. Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đề cập đến tình hình sản xuất sản
phẩm nông sản và kinh nghiệm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản trên
thế giới và tại Việt Nam.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp:
phương pháp tiếp cận có sự tham gia; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo;
phương pháp chọn điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu; phương pháp
thu thập thông tin, số liệu (thứ cấp, sơ cấp); phương pháp xử lí thông tin, số
liệu; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phương
pháp SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công
ty trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.
Qua việc nghiên cứu về chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty,
đề tài thu được một số kết quả sau:
1. Thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ
trợ của Công ty CPTPXK Đồng Giao
- Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty
CPTPXK Đồng Giao
+ Về tình hình sản xuất: Bên cạnh phát triển các loại nguyên liệu truyền
thống như dứa, vải, Công ty mở rộng diện tích các nguyên liệu như: dưa
chuột, lạc tiên, ngô ngọt Công ty đẩy mạnh phát triển các loại sản phẩm dựa

trên 4 dây chuyền sản xuất. Sản lượng các loại sản phẩm cô đặc, đồ hộp, đông
lạnh, cấp đông, nước quả của Công ty liên tục tăng qua các năm.
iv
+ Về tình hình tiêu thụ sản phẩm: Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu
của Công ty liên tục tăng qua các năm. Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc
là các thị trường tiêu thụ chính, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về tiêu
thị nội địa, ngoài hai thị trường chính là Ninh Bình và Hà Nội, Công ty đang
thực hiện mở rộng tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc và sắp tới là miền Nam
thông qua hệ thống DOVECO Mart.
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của công ty CPTPXK Đồng Giao
Công ty thực hiện đa dạng hóa sản phẩm qua các hình thức:
+ Đa dạng hóa theo hình thức đổi mới chủng loại sản phẩm: Công ty
thực hiện mở rộng chủng loại sản phẩm chế biến, phát triển các loại thực
phẩm nông nghiệp tươi an toàn, đưa ra thị trường những sản phẩm mới.
+ Đa dạng hóa theo phương thức thay đổi chủng loại sản phẩm: Công
ty thay đổi mẫu mã, bao bì sản phẩm; bổ sung thêm các hương vị mới lạ như
nước vải thạch vào danh mục sản phẩm; thay đổi tỉ lệ phần trăm nguyên chất
các loại nước quả tươi từ 15% lên 20%, 25%, 100% nguyên chất.
+ Đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Công ty mở rộng kinh
doanh bất động sản, khai thác vật liệu xây dựng và phát triển kinh doanh
khách sạn, du lịch.
- Để thực hiện thành công chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Công ty
thực hiện các chiến lược phụ trợ như:
+ Chiến lược đa dạng hóa nguồn nguyên liệu: Công ty đầu tư phát
triển vùng nguyên liệu trong và ngoài Công ty. Công ty đa dạng, mở rộng các
chủng loại nguyên liệu rau quả và đẩy mạnh liên kết Công ty với các vùng
nguyên liệu tại các tỉnh phía Bắc.
+ Chiến lược hoàn thiện và đổi mới công nghệ: Công ty đầu tư 4 dây
chuyền công nghệ chế biến và hệ thống tưới tiêu phun sương hiện đại phục vụ
trồng trọt.

v
+ Chiến lược đào tạo nhân lực chất lượng cao: Công ty chú trọng đào
tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân, nâng cao trình độ người
lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại.
+ Chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ: Các thị trường xuất khẩu
chính của Công ty là: Châu Âu chiếm 40%, Mỹ chiếm 25%, Nhật Bản và Hàn
Quốc chiếm 30% và thị trường còn lại là 5%. Công ty đẩy mạnh tiêu thụ nội
địa tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa của Công ty:
+ Yếu tố bên ngoài Công ty như nhu cầu thị trường, chiến lược của các
đối thủ cạnh tranh, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Yếu tố bên trong như nguồn nhân lực, nguồn vốn máy móc thiết bị và
cơ sở hạ tầng của Công ty.
- Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong quá trình thực hiện
chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
+ Thuận lợi: nguồn nguyên liệu rau quả phong phú; công nghiệp chế
biến đang phát triển; Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp.
+ Khó khăn về công tác quản lý, thời tiết, khí hậu,
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tiềm năng
của Công ty trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa
sản phẩm của Công ty trong thời gian tới.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP, HÌNH xii

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Một số khái niệm 6
2.1.2 Sự cần thiết của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 12
2.1.3 Các hình thức đa dạng hóa sản phẩm 14
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm rau quả, nông sản 18
2.2.2 Kinh nghiệm trong thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản 23
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của
các doanh nghiệp ở nước ta 27
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
vii
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần thực phẩm xuất
khẩu Đồng Giao 30
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 35
3.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thực phẩm xuất
khẩu Đồng Giao 39
3.1.4 Các nguồn lực chủ yếu của Công ty 39

3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 43
3.1.6 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong việc phát triển
kinh doanh 44
3.2 Phương pháp nghiên cứu 44
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 44
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 45
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 46
3.2.4 Phương pháp xử lí thông tin, số liệu 47
3.2.5 Phương pháp phân tích 47
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 49
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty những năm qua 50
4.1.1 Tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty 50
4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu
Đồng Giao những năm qua 55
4.1.3 Đánh giá hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
2011 - 2013 61
4.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ trợ của công ty
Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 62
4.2.1 Thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty 62
4.2.1.1 Ý tưởng, điều kiện xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 62
4.2.1.2 Thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của công ty Cổ phần
thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 67
viii
4.2.2 Các chiến lược phụ trợ của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng
Giao 78
4.2.2.1 Chiến lược đa dạng hóa nguyên liệu của Công ty 78
4.2.2.3 Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 92
4.2.2.4 Chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ của công ty Cổ phần thực

phẩm xuất khẩu Đồng Giao 93
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của
công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 98
4.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 98
4.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong 100
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 102
4.4.1 Thuận lợi trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
102
4.4.2 Khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
103
4.5 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tiềm năng của
của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 104
4.5.1 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tiềm năng
của của Công ty 104
4.5.2 Những thành tựu đạt được 108
4.5.3 Hạn chế trong thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 109
4.6 Khuyến nghị một số giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện chiến lược đa
dạng hóa sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
110
4.6.1 Nhóm giải pháp về sản xuất 110
4.6.2. Nhóm giải pháp về tiêu thụ 113
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
5.1 Kết luận 118
ix
5.2 Kiến nghị 120
5.2.1 Đối với Nhà nước 120
5.2.2 Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT 120
5.2.3. Đối với Công ty 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 125
DANH MỤC BẢNG
Sơ đồ 2.1 Chu kì sống của sản phẩm 10
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013
19
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU giai đoạn 2010 – 2013 20
Bảng 2.3 Chủng loại trái cây xuất sang thị trường EU tháng 1/2014 21
Bảng 2.4 Chủng loại rau quả đóng hộp xuất khẩu sang EU tháng 1/2014 21
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lí Công ty DOVECO, năm 2013 36
Bảng 3.1 Cơ cấu đất đai của công ty DOVECO, năm 2013 39
Bảng 3.2 Tình hình lao động của công ty DOVECO qua 3 năm 2011 – 2013
41
Bảng 3.3 Nguồn hình thành vốn của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013
42
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty DOVECO qua 3 năm 43
2011 – 2013 43
Bảng 4.1 Số lượng các loại nguyên liệu của công ty DOVECO giai đoạn 2011
– 2013 52
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty DOVECO giai đoạn 54
2011 – 2013 54
Bảng 4.3 Sản lượng tiêu thụ nội địa phân theo các nhóm sản phẩm của 60
công ty DOVECO giai đoạn 2011 - 2013 60
x
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai
đoạn 2011- 2013 62
Bảng 4.5 Danh mục sản phẩm được mở rộng của công ty DOVECO 67
Bảng 4.6 Danh mục sản phẩm rau quả chế biến chủ lực và mở rộng của .69
công ty DOVECO giai đoạn 2011-2013 69
Bảng 4.7 Một số sản phẩm nông nghiệp an toàn của công ty DOVECO 70
tại siêu thị DOVECO Mart tháng 3/2014 71

Bảng 4.8 Quy cách đóng gói sản phẩm của công ty DOVECO năm 2014 74
Bảng 4.9 Đánh giá của khách hàng về sản phẩm của công ty DOVECO 76
năm 201476
Bảng 4.10 Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại rau quả từ vùng nguyên
liệu trong công ty DOVECO 80
giai đoạn 2011 – 2013 80
Bảng 4.11 Các loại nguyên liệu phát triển từ vùng nguyên liệu bên ngoài công
ty DOVECO giai đoạn 2011-2013 82
Bảng 4.12 Đánh giá của các hộ nông dân điều tra về tình hình liên kết với . .86
công ty DOVECO năm 2014 86
Bảng 4.13 Hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến của công ty 90
DOVECO năm 2014 90
Bảng 4.14 Trình độ nguồn nhân lực của công ty DOVECO năm 2013 93
Bảng 4.15 Kim ngạch xuất khẩu của công ty DOVECO giai đoạn 2011 -2013
94
Bảng 4.16 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tại các tỉnh 96
giai đoạn 2011-2013 96
Bảng 4.17 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm tại siêu thị DOVECO - Mart 97
giai đoạn 2011-2013 97
Bảng 4.18 Một số doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang EU tháng 1/2014 99
xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP, HÌNH
Sơ đồ 2.1 Chu kì sống của sản phẩm 10
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lí Công ty DOVECO, năm 2013 36
Đồ thị 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty DOVECO giai đoạn 56
2011-2013 56
Đồ thị 4.2 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu của công ty
DOVECO giai đoạn 2011 - 2013 57
Đồ thị 4.3 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty DOVECO
giai đoạn 2011 – 2013 58

Đồ thị 4.4 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc của
công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013 59
Đồ thị 4.5 Sản lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa của công ty DOVECO 60
giai đoạn 2011 – 2013 60
Hộp 4.1 Ý kiến của Ban lãnh đạo Công ty DOVECO 64
Hộp 4.2 Ý kiến của khách hàng về sản phẩm đổi mới của Công ty 71
Đồ thị 4.6 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm mới của công ty DOVECO 72
giai đoạn 2011-2013 72
Hình 4.1a. Nước dứa thường 73
Hình 4.1b. Nước dứa nguyên chất 100%, không đường, không chất bảo quản
73
Hình 4.2a. Nước vải thường 73
Hình 4.2b. Nước vải thạch 73
Đồ thị 4.7 Sản lượng rau quả của công ty DOVECO năm 2011 và năm 2013
84
Đồ thị 4.8 Cơ cấu các loại rau quả của công ty DOVECO năm 2011 và năm
2013 85
Hình 4.3a Dây chuyền cấp đông nhanh IQF 90
Hình 4.3b Dây chuyền sản xuất dứa hộp 90
xii
Đồ thị 4.9 Đánh giá của công nhân tại các xưởng sản xuất về hệ thống máy
móc của công ty DOVECO 91
Đồ thị 4.10 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2011-2013 95
Hộp 4.3 Ma trận SWOT của công ty DOVECO 107
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội

BQ : Bình quân
CC : Cơ cấu
CN : Công nghiệp
CPTPXK : Cổ phần thực phẩm xuất khẩu
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Tổ chức lương thực Thế giới
HCCP : Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm
HTX : Hợp tác xã
KCS : Phòng tiêu chuẩn kĩ thuật
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SL : Sản lượng
SP : Sản phẩm
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TB : Trung bình
TPP
: Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
xiii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như
hiện nay, nhất là khi Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn
như APEC, AFTA, WTO, TPP đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp Việt
Nam nhiều cơ hội phát triển, hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Tuy
nhiên, để có thể đứng vững trên thị trường, cũng như có thể cạnh tranh với
các đối thủ trong và ngoài nước, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn tự hoàn
thiện, phát triển và đổi mới mình. Đứng trước những cơ hội, có nhiều doanh
nghiệp xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, đa dạng, do

đó tăng khả năng cạnh tranh, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp không tìm được chiến lược sản xuất kinh
doanh tốt, phản ứng chậm chạp với những biến động của thị trường, kết quả là
các doanh nghiệp đó bị phá sản.
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế để phát triển nhiều loại rau quả
nhiệt đới gió mùa pha trộn tính ôn đới. Tận dụng tiềm năng của mình, Việt
Nam đã và đang sản xuất và xuất khẩu nhiều loại rau quả có giá trị kinh tế cao
như: vải, dứa, cam, thanh long, dưa hấu, xoài, chôm chôm, chuối, dưa chuột,
gấc, (Dẫn theo Ninh Đức Hùng, 2013). Công nghiệp chế biến là một trong
những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát
triển công nghiệp chế biến là một định hướng chiến lược được ưu tiên hàng
đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, công nghiệp chế
biến rau quả là một bộ phận cấu thành quan trọng trong công nghiệp chế biến.
Trong những năm qua, công nghiệp chế biến nói chung và chế biến rau quả
nói riêng ở nước ta đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, trên
thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế, chất lượng sản phẩm qua chế
biến chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn kém, giá cả, mẫu mã sản
1
phẩm chưa thực sự hấp dẫn. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu cho sản xuất chưa
thực sự đa dạng, phong phú, chưa ổn định và mang tính thời vụ cao. Sản
phẩm cung cấp ra thị trường chủ yếu là sản phẩm thô, chưa có sự sáng tạo, cải
tiến, đa dạng về chủng loại mặt hàng. Trong khi đó, yêu cầu của người tiêu
dùng về các mặt hàng rau quả nông sản đang tăng cao. Các sản phẩm không
những phải đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn
thực phẩm, giá cả cạnh tranh, mà còn phải đa dạng về chủng loại, kiểu dáng,
mẫu mã Điều này đang trở thành một thách thức đối với mỗi doanh nghiệp
chế biến rau quả nông sản.
Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là một doanh nghiệp
chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả nông sản khép
kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu chế biến sản phẩm và xuất khẩu.

Trải qua 59 năm xây dựng và phát triển, cùng với những thăng trầm lịch sử
đất nước, quá trình sản xuất của Công ty đã có những bước phát triển quan
trọng. Những ngày đầu thành lập, công ty CPTPXK Đồng Giao chỉ là một
vùng đất đồi trung du rộng lớn với sự phát triển của cây cà phê. Trải qua một
giai đoạn với nhiều biến cố, đứng trước nhiều thử thách, Công ty đã có những
thay đổi nhất định, đưa dứa trở thành cây trồng chủ lực. Bên cạnh cây dứa,
Công ty đã phát triển thêm các loại cây như: mía, dưa chuột, ngô ngọt, vải,
măng, lạc tiên
Hiện nay, Công ty là một trong những trung tâm chế biến rau quả lớn,
có dây chuyền kĩ thuật hiện đại, sản phẩm phân phối rộng rãi trên 40 quốc
gia. Tuy nhiên, đứng trước quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, Công ty đang phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài. Vì vậy, đa dạng hóa sản phẩm là một trong những chiến lược cần thiết
để Công ty có thể phát triển, khẳng định vị thế, thương hiệu DOVECO trên
trường quốc tế. Những đòi hỏi đặt ra cho công ty hiện nay là:
- Làm thế nào để đa dạng hóa sản phẩm rau quả cung cấp ra thị trường?
2
- Thực trạng thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty
như thế nào?
- Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm của Công ty?
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, được sự phân công của Khoa
Kinh tế & Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và sự
giúp đỡ của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty
cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp,
tỉnh Ninh Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích chiến lược đa dạng hóa sản

phẩm của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO); từ
đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm của Công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung đề ra, đề tài tập trung giải quyết một số
mục tiêu cụ thể sau:
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan
đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm;
(2) Phân tích chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ
trợ của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao qua các giai đoạn;
(3) Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm của Công ty trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thế nào là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm?
3
(2) Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ trợ của
công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trong thời gian qua được
thực hiện như thế nào?
(3) Giải pháp nào để hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của
Công ty?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động đa dạng hóa sản phẩm của
công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO)
Thông qua:
Cán bộ lãnh đạo, người lao động và các cổ đông của công ty CPTPXK
Đồng Giao.
Các hộ nông dân cung cấp nguyên liệu cho công ty, công nhân nông
nghiệp tại vùng nguyên liệu của Công ty.
Các đối tác, khách hàng của Công ty.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến chiến
lược đa dạng hóa sản phẩm của công ty CPTPXK Đồng Giao; từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công
ty trong thời gian tới.
1.4.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng
Giao (DOVECO).
Địa chỉ: Phường Trung Sơn - Thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình.
4
1.4.2.3 Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp về lịch sử hình thành và phát triển, chiến lược phát triển
sản phẩm của Công ty qua các giai đoạn từ năm 1955 đến năm 2014.
Số liệu sơ cấp được điều tra trong 5 tháng đầu năm 2014.
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014.
5
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Chiến lược
Chiến lược (Strategy) có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là
khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự, là nghệ thuật
chỉ huy các phương tiện để chiến thắng đối phương.
Từ lĩnh vực quân sự, khái niệm chiến lược cũng được sử dụng trong
lĩnh vực kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô, có nhiều định nghĩa khác nhau về
chiến lược:
Theo Alferd (Đại học Hazard): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các
mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiến
hành hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực

hiện các mục tiêu đó”.
Theo Sammen.B.Quinn (Đại học Darmouth): Chiến lược là một dạng
thức hoặc kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự
hành động kết dính lại với nhau”.
Theo McKinsey (1978): Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạt
động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bề vững.
Theo Cynthia A. Montygormery: “Chiến lược không chỉ là một kế
hoạch, cũng không chỉ là một ý tưởng, chiến lược là triết lý sống của một
công ty”.
Theo William Glucek – Businesspolicy & strategic managent coi:
“Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối
hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ
được thực hiện”.
6
Trong kinh doanh có nhiều định nghĩa về chiến lược nhưng có thể thấy
chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức nhằm mục
đích nâng cao và đảm bảo những quyền lợi thiết yếu của mình. Chiến lược
của doanh nghiệp trả lời những câu hỏi như phải cạnh tranh trên thị trường
như thế nào? Những hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường
đó? Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường?
Như vậy: Chiến lược là một chương trình nhằm đem lại cho tổ chức
một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, nó quyết định sự thành bại trong kinh
doanh của doanh nghiệp. (Dẫn theo Nguyễn Thanh Hương, 2009)
2.1.1.2 Chiến lược đa dạng hóa
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mục tiêu tăng trưởng luôn là mục
tiêu quan trọng và xuyên suốt của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này,
doanh nghiệp có thể hướng theo các chiến lược như: Chiến lược tăng trưởng
tập trung, chiến lược tăng trưởng hội nhập (liên kết), chiến lược tăng trưởng
bằng con đường đa dạng hóa. Trong đó, đa dạng hóa là chiến lược được rất

nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay.
a) Khái niệm: Đa dạng hóa là một chiến lược phát triển công ty trong đó một
tổ chức mở rộng hoạt động của mình bằng cách bước vào một ngành, một lĩnh
vực khác.
b) Thời điểm thực hiện đa dạng hóa: Ngay khi xuất hiện các nguồn lực tài
chính dư thừa so với nguồn lực cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh trong
hoạt động kinh doanh ban đầu hay cốt lõi, công ty sẽ tính đến chiến lược đa
dạng hóa.
c) Mục tiêu của chiến lược đa dạng hóa
- Gia tăng giá trị: Chiến lược đa dạng hóa thành công sẽ tạo ra giá trị
cho công ty thông qua việc các đơn vị áp dụng chiến lược cấp kinh doanh để
tăng thu nhập, giảm chi phí.
7
- Tăng sức mạnh thị trường tương đối so với đối thủ: đa dạng hóa
giúp công ty gia tăng khả năng cạnh tranh và theo đó làm giảm sức mạnh của
đối thủ. (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)
d) Ưu điểm, nhược điểm của đa dạng hóa
 Ưu điểm của đa dạng hóa
- Phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh: Trong sản xuất kinh
doanh, đa dạng hóa sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro khi giá cả của một mặt
hàng nào đó bị giảm mạnh trên thị trường. Khi đó, nếu kinh doanh nhiều mặt
hàng thì doanh nghiệp có thể chia sẻ rủi ro từ sản phẩm này với sản phẩm kia.
Do vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn ổn định.
- Nhận thấy những cơ hội kinh doanh khác: Mỗi doanh nghiệp khi tham
gia vào thị trường đều muốn tìm kiếm những cơ hội kinh doanh để có thể thu
lợi nhuận. Đa dạng hóa trong sản xuất đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ
có thể thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh ở một thị trường mới. Từ đó,
doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô SXKD của mình.
- Tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của các lĩnh vực kinh doanh chính:
Không chỉ giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới,

phân tán và hạn chế rủi ro trong kinh doanh mà đa dạng hóa còn tạo điều kiện
để doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào các lĩnh vực
kinh doanh khác.
- Tận dụng được máy móc công nghệ vốn có: Khi thực hiện việc đa
dạng hóa, công ty sẽ tận dụng máy móc vốn có để tiến hành sản xuất các loại
sản phẩm khác. Như vậy, vừa có thể gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra,
vừa tăng lợi nhuận cho công ty.
- Các lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ nhau về khách hàng, tăng khách
hàng: Khi khách hàng biết đến một loại sản phẩm của Công ty, sẽ tạo được
niềm tin, sự yêu thích đối với những loại sản phẩm khác. Từ đó, khách hàng
của doanh nghiệp không ngừng tăng lên, tạo ra thị trường tiêu thụ lớn hơn cho
doanh nghiệp.
8
- Mở rộng thị trường, khai thác được các nguồn nguyên liệu, giá nhân
công rẻ: Thực hiện chiến lược đa dạng hóa, các doanh nghiệp cần nhiều
nguyên liệu hơn cho việc mở rộng sản xuất của mình. Mặt khác, các doanh
nghiệp có thể tận dụng nguồn lao động của địa phương để phát triển kinh
doanh, giảm giá sản phẩm.
- Gia tăng các nguồn lợi nhuận: Thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm,
mở rộng thị trường, gia tăng số lượng sản phẩm và khai thác triệt để lợi thế
kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phát triển hơn, đem lại lợi nhuận cao.
 Nhược điểm của đa dạng hóa:
Dàn trải quá mỏng sức lực của mình công ty không có điều kiện tập
trung các nguồn lực vật chất, công nghệ, tài chính, quản trị tổng quát các
năng lực cạnh tranh của mình để thắng lợi trên một lĩnh vực. Thực tế, nhiều
công ty đa dạng hóa hoạt động trong các ngành bão hòa, họ đã kịp nhận thấy
nguồn lực khan hiếm của mình bị dàn trải quá mỏng và hậu quả là hiệu suất
giảm xuống.
Nhà quản trị khó có thể nắm bắt và phân tích đầy đủ các thông tin về tất
cả các mảng kinh doanh của công ty do lĩnh vực kinh doanh quá rộng. (Dẫn

theo Trần Ngọc Vân, 2001)
2.1.1.3 Sản phẩm
Trong hệ thống Marketing: Sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhu
cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa
ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng.
Theo quan niệm cổ điển: Sản phẩm là vật có giá trị sử dụng, có thể do
sản xuất tạo ra hoặc tồn tại trong thiên nhiên không phải qua quá trình trao
đổi mua bán.
Theo quan điểm của sản xuất hàng hóa: Sản phẩm là bất cứ thứ gì bao
gồm hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi (Dẫn theo Nguyễn
Thanh Hương, 2009).
9
Chu kì sống của sản phẩm: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật làm
cho không một sản phẩm nào có thể tồn tại được mãi, nó luôn được thay thế
bằng những sản phẩm mới với những tính năng, công dụng hiện đại hơn, kiểu
dáng, mẫu mã, đem lại độ thỏa dụng cao hơn cho khách hàng.
Doanh số
Thời gian
Thâm
nhập
Tăng
trưởng
Chín
muồi
Suy
Thoái
Sơ đồ 2.1 Chu kì sống của sản phẩm
- Giai đoạn thâm nhập: Số lượng sản phẩm bán ra thể hiện doanh số
nói chung ở mức thấp do trong thời gian đầu có rất ít khách hàng biết đến sản
phẩm của công ty. Chi phí quảng cáo cao. Doanh nghiệp có lợi nhuận thấp,

thậm chí chấp nhận thua lỗ. Mục tiêu chính là thâm nhập thị trường, tiếp cận
khách hàng.
- Giai đoạn tăng trưởng: Sản phẩm và doanh số ngày càng tăng lên.
Giá thành sản phẩm dần giảm nhằm mở rộng thị trường. Tạo sự yêu thích của
đa số khách hàng, áp dụng mức giá khác nhau ở các thị trường.
- Giai đoạn chín muồi: Doanh số tăng mạnh và đạt mức cao nhất, thể
hiện cơ hội làm ăn, mức gặt hái của doanh nghiệp. Giá tăng cao ở mức hợp lí
theo sản phẩm bán chạy. Lợi nhuận của doanh nghiệp cao. Cuối giai đoạn,
sau khi đạt cực đại, doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng bão
hòa, sau đó xuất hiện dấu hiệu trì trệ trong quá trình bán sản phẩm.
- Giai đoạn suy thoái: Tình trạng doanh số, giá cả sản phẩm giảm
nhanh. Doanh nghiệp cần căn cứ vào mức giảm của doanh số và lợi nhuận,
đối chiếu với mục tiêu chiến lược, cân nhắc lợi ích trước mắt và lâu dài để có
thể loại bỏ những sản phẩm lỗi thời và bổ sung những sản phẩm mới.
(Dẫn theo Đặng Thị Ngọc, 2011)
10
2.1.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp được coi là hoạt động
có hiệu quả nếu như sản phẩm của doanh nghiệp này được tiêu thụ với mức
giá thị trường và số lượng theo khả năng đáp ứng nhất định. Muốn vậy, doanh
nghiệp phải gắn sản phẩm của mình với nhu cầu thị trường, với người tiêu
dùng, tức là phải xây dựng cơ cấu và danh mục sản phẩm có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của cơ cấu và danh mục sản phẩm lại phụ thuộc vào
những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định. Khi các điều kiện đó thay
đổi, buộc cơ cấu và danh mục sản phẩm cũng sẽ thay đổi để thích ứng với
điều kiện mới. Nếu cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi theo hướng
thu hẹp thì doanh nghiệp đó phát triển theo hướng chuyên môn hóa. Ngược
lại, nếu cơ cấu sản phẩm được mở rộng, danh mục sản phẩm được tăng thêm
thì doanh nghiệp đó đang phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Có
nhiều khái niệm về đa dạng hóa sản phẩm:

- Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược nhằm giảm bớt rủi ro bằng cách
góp chung rủi ro của nhiều loại tài sản có mức lợi tức của từng loại khác nhau.
- Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình mở rộng một cách hợp lí danh mục
sản phẩm, cơ cấu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội,
phù hợp với điều kiện của môi trường, của doanh nghiệp nhằm tạo ra cơ cấu
sản phẩm phù hợp.
- Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra
nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải
biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và
mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến (Dẫn theo Trần
Ngọc Vân, 2001)
2.1.1.5 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Căn cứ từ những nội dung tài liệu nghiên cứu trên: Chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm là chiến lược phát triển của doanh nghiệp, trong đó doanh
nghiệp tiến hành đa dạng hóa theo hình thức:
11
- Đa dạng hóa theo hình thức đổi mới chủng loại sản phẩm:
+ Mở rộng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
+ Phát triển đa dạng các loại sản phẩm với tính chất khác nhau
+ Đa dạng hóa danh mục sản phẩm bằng cách đưa ra thị trường những
sản phẩm mới
- Đa dạng hóa theo phương thức thay đổi chủng loại sản phẩm dựa trên
những sản phẩm hiện có:
+ Thay đổi và đa dạng hóa về bao bì, mẫu mã sản phẩm
+ Đa dạng hóa về hương vị hay chất lượng sản phẩm
+ Thay đổi về tỉ lệ phần trăm thành phần các chất trong sản phẩm
- Đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh: Tiến hành các hoạt động kinh
doanh trên các lĩnh vực khác nhau, các ngành nghề khác nhau, có thể là
những ngành nghề có liên quan hoặc không liên quan đến ngành nghề kinh
doanh ban đầu của công ty.

Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp xây dựng
và thực hiện các chiến lược phụ trợ như: Chiến lược đa dạng hóa nguyên liệu;
Chiến lược hoàn thiện và đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất; Chiến lược
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Chiến lược đa dạng hóa
thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2 Sự cần thiết của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
2.1.2.1 Nhu cầu thị trường phong phú, đa dạng và thường xuyên biến đổi
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội ngày
càng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Trong thời kì
kế hoạch hóa tập trung, nhu cầu thị trường mang yếu tố cứng nhắc, bị ảnh
hưởng bởi yếu tố cung thì ngày nay nhu cầu là yếu tố thực sự quyết định sự vận
động của thị trường. Rau quả là một trong những mặt hàng thực phẩm thiết yếu
trong bữa ăn hàng ngày của con người. Thị trường rau quả là một thị trường lớn,
phát triển kinh doanh trong thị trường này sẽ đem lại cho các doanh nghiệp
nguồn lợi nhuận đáng kể.
12

×