Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đề tài: Vấn đề cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phục Hoà - Thực trạng và giải pháp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.67 KB, 45 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Vấn đề cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thơn Phục
Hồ - Thực trạng và giải pháp


Lời nói đầu

Trong sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, những
năm qua nền kinh tế đất nước ta ngày tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu
người dần dần được nâng cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện, đạt được kết quả đó là sự phấn đấu của tất cả các cấp các ngành trong
đó có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành Ngân hàng.
Trong cơng cuộc đổi mới, ngành Ngân hàng nói chung, các Ngân
hàng thương mại nói riêng đã có những bước tiến đáng kể và đã khẳng định
được vai trị của mình trong nền kinh tế, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay
những khó khăn về vốn cho nền kinh tế nói chung và đáp ứng nhu cầu vốn
cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng là một vấn đề bức
súc đang được các cấp các ngành quan tâm tháo gỡ, luật Ngân hàng ra đời
đã tạo nhiều thuận lợi cho ngành Ngân hàng và các thành phần kinh tế mở
rộng mối quan hệ tín dụng, nhưng hiện nay mối quan hệ tín dụng giữa
Ngân hàng với các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh cịn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu thực tế tìm nguyên
nhân và đưa ra các giải pháp để tháo gỡ là cần thiết. Cho nên qua quá trình
học tập và sau một thời gian đi thực tập tại NHNo&PTNT khu vực Phục
Hoà Em đã nghiên cứu và trọn viết chuyên đề về đề tài:
“Vấn đề cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thơn Phục Hồ - Thực trạng và giải pháp”.
Chun đề này được trình bày theo kết cấu:
Chương I :



Ngân hàng thương mại và kinh tế ngoài quốc doanh trong
nền kinh tế thị trường.

Chương II : Thực trạng về cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo
& PTNT Phục Hoà.


Chương III : Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín
dụng Ngân hàng với kinh tế ngoài quốc doanh Tại
NHNO&PTNT Phục Hoà

Chương I
Kinh tế ngoài quốc doanh và vai trò của Ngân hàng
thương mại đối với kinh tế ngoài quốc doanh

I. Kinh tế ngoài quốc doanh:
1. Khái niệm:
Kinh tế ngoài quốc doanh là một bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc
dân, kinh tế ngoài quốc doanh do kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác hợp
thành. Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các thành phần kinh tế ngồi
quốc doanh được khuyến khích phát triển, đây là điều kiện thuận lợi cho
kinh tế ngoài quốc doanh trỗi dậy. Các tổ chức kinh tế ngồi quốc doanh đã
nhanh chóng thích ứng với nền kinh tế thị trường, tiếp cận nhanh với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, tham gia vào tất cả các lĩnh
vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh tế ngoài quốc doanh bao
gồm:Hợp tác xã, Công ty, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ cá thể và Cá nhân
kinh doanh.
1. 1. Hợp tác xã

Hợp tác xã là đơn vị kinh tế do nhiều lao động tự nguyện tham gia
góp vốn để tổ chực hoạt động sản xuất kinh doanh. HTX hoạt động theo
nguyên tắc dân chủ, bình đẳng đối với mọi xã viên nhằm kết hợp sức mạnh
của tập thể xã viên, ban chủ nhiệm hợp tác xã có trách nhiệm quản lý mọi
hoạt động của hợp tác xã.


1. 2. Cơng ty
Cơng ty là loại hình doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp,
là đơn vị kinh tế do các cá nhân tự bỏ vốn thành lập, trách nhiệm, quyền
hạn và lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ vốn góp, loại hình cơng ty được
tổ chức gồm hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và dưới đó là
các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh Cơng ty có 2 loại đó là cơng ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên chỉ chịu
trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình trong cơng ty
- Cơng ty cổ phần gồm ít nhất là ba thành viên, thành lập do sự góp
vốn của các cổ đơng mỗi cổ đơng chỉ chịu trách nhiệm theo phần vốn góp
của mình trong cơng ty.
1. 3. Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh tế do một người đứng ra tổ
chức và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, trong quá trình
hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
1. 4. Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh
Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có mức vốn thấp hơn mức vốn pháp
định của doanh nghiệp tư nhân, họ tự bỏ vốn ra kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, bộ phận kinh tế tư nhân cá thể này
chiếm một số lượng lớn trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã tạo điều

kiện thuận lợi cho kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay Nhà nước ta thực hiện cổ phần hoá một số doanh
nghiệp nhà nước làm cho kinh tế ngồi quốc doanh càng khẳng định được
vị trí của mình trong nền kinh tế.
2. Đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh :


Một là : Kinh tế ngồi quốc doanh có quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh nhỏ, tham gia vào tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta được hình thành chủ
yếu do một số tư nhân cá thể tự bỏ vốn ra để tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh, một phần được hình thành từ các doanh nghiệp Nhà nước sản
xuất kinh doanh thua lỗ, hoặc phá sản tiến hành cổ phần hoá thành các
doanh nghiệp tư nhân v.v... Do đó chưa có q trình để tích tụ, tập trung
vốn nên hầu hết các tổ chức kinh tế ngồi quốc doanh đều hoạt động với số
vốn ít ỏi, chủ yếu hoạt động bằng vốn tự có của mình, cịn việc sử dụng
vốn vay của các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cịn nhiều
hạn chế. Cho nên đại bộ phần các tổ chức kinh tế ngồi quốc doanh đều có
cơ sở vật chất nghèo nàn, sử dụng trang thiết bị cũ kỹ của các doanh nghiệp
Nhà nước thải ra, do đó năng lực sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế,
năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa có
điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trong nền kinh tế nước ta các tổ chức kinh tế ngồi quốc doanh có
số lượng tương đối lớn, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh là tìm
kiếm lợi nhuận. Với tính năng động, sáng tạo của mình, các tổ chức kinh tế
ngoài quốc doanh tham gia vào hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh, ngoại trừ một số ngành nghề do Nhà nước độc quyền quản lý
hoạt động. Do các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh tự chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, lời ăn, lỗ chịu nên họ thấy
lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nào có hiệu quả, thu lợi nhuận cao

thì họ sẽ đầu tư vào lĩnh vực đó và rồi khi gặp khó khăn họ lại chuyển sang
hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực khác nếu thấy hoạt động kinh doanh ở đó
thuận lợi hơn.
Hai là : Kinh tế ngồi quốc doanh có trình độ tổ chức sản xuất kinh
doanh chưa cao.


ở các nước trên thế giới có những Cơng ty hoạt động rộng trên nhiều
quốc gia, có tiềm lực kinh tế rất lớn, trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh
rất cao. Nhưng ở nước ta hiện nay các doanh nghiệp nói chung và đối với
kinh tế ngồi quốc doanh nói riêng mới tiếp cận với nền kinh tế thị trường,
cơ sở vật chất còn nghèo nàn, năng lực sản xuất chưa cao, chưa có điều
kiện để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tiến hành tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm
lâu đời, lực lượng lao động rất đơng nhưng số lượng lao động được đào tạo
và có tay nghề cao cịn ít, đặc biệt là đối với đội ngũ làm công tác quản lý
điều hành. Cho nên, ngoại trừ một số ít các doanh nghiệp ngồi quốc doanh
đứng vững trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả thì nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh phải rất khó khăn mới
duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong sự cạnh tranh
khốc liệt của nền kinh tế thị trường.
3. Vai trị của kinh tế ngồi quốc doanh:
3.1. Kinh tế ngồi quốc doanh thu hút lao động trong xã hội, góp
phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Từ khi thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, nhiều tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh được thành lập, đặc
biệt trong những năm gần đây các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh ngày
càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động do đó
đã thu hút được một khối lượng lớn lao động trong xã hội tham gia vào
hoạt động SXKD ở khu vực kinh tế này, làm giảm đáng kể tỷ lệ người lao

động khơng có việc làm trong xã hội.
3.2. Kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo ra một khối lượng lớn của
cải vật chất cho xã hội, góp phần làm tăng thêm nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường với tính năng động, sáng tạo của mình,
kinh tế ngồi quốc doanh đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, tạo ra được


một khối lượng lớn hàng hoá dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu ra nước ngoài, làm tăng kim ngạch xuất khẩu, năm 1999
giá trị làm ra của khu vực kinh tế tư nhân là 151. 388 tỷ VND, chiếm 41%
trong tổng GDP. (Báo pháp luật - số 59/2000). Với các khoản đóng góp cho
ngân sách nhà nước thì đóng góp của kinh tế ngoài quốc doanh cho ngân
sách nhà nước cũng rất lớn, trong những năm gần đây trong tổng thu ngân
sách nhà nước thì chiếm tới gần 40% là thu từ kinh tế ngoài quốc doanh, do
vậy để khơi tăng nguồn thu ngân sách từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Nhà nước cần phải tạo môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển,
coi trọng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để các tổ chức kinh tế này mở rộng
liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất
phát triển.
3.3. Kinh tế ngoài quốc doanh tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong cơ chế thị trường các tổ chức kinh tế muốn tồn tại và phát
triển thì những hàng hoá, dịch vụ họ đưa ra thị trường phải được thị trường
chấp nhận tức là ngoài yêu cầu về chất lượng cịn địi hỏi phải có giá cả hợp
lý, mẫu mã, chủng loại phải phong phú nếu không sẽ bị quy luật cạnh tranh
đào thải. Chính điều đó đã tạo ra một mơi trường cạnh tranh gay gắt địi hỏi
tất cả các tổ chức kinh tế phải năng động tìm mọi biện pháp thay đổi cơ chế
quản lý, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng
sản phẩm.

3.4. Kinh tế ngoài quốc doanh là thị trường rộng lớn để NHTM
huy động vốn và đầu tư tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng
phát triển về số lượng cũng như quy mơ hoạt động do đó nhu cầu về vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế này ngày càng lớn,
cho nên để hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, đáp ứng được khối
lượng lưu thơng hàng hố ngày càng tăng thì hầu hết các tổ chức kinh tế


ngoài quốc doanh đều mở tài khoản tiền gửi thanh tốn tại các NHTM, qua
đó các NHTM huy động được một khối lượng tiền nhàn rỗi, tạm thời nhàn
rỗi của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, mặt khác do đòi hỏi của
hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều khi nhu cầu về vốn cho hoạt động là
rất lớn, vượt q khả năng nguồn vốn tự có thì lúc này các tổ chức kinh tế
ngồi quốc doanh lại tìm đến các NHTM để vay vốn, qua đó các NHTM có
thể mở rộng đầu tư tín dụng vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
II.

Ngân hàng thương mại và vai trị của NHTM đối với kinh tế
ngồi quốc doanh:
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự đổi mới của các ngành,

ngành Ngân hàng Việt nam đã có nhiều đổi mới phù hợp với xu thế phát
triển chung của toàn xã hội. Vào năm 1990 pháp lệnh Ngân hàng ra đời hệ
thống Ngân hàng được tách ra thành Ngân hàng TW (NH Nhà nước) và hệ
thống Ngân hàng thương mại, khi đó ở nước ta hệ thống NHTM ra đời.
NHTM được khái niệm như sau :
“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt
động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết

khấu và làm phương tiện thanh toán”.
1. Hoạt động kinh doanh của các NHTM
Trong nền kinh tế thị trường các NHTM giữ một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế bởi hoạt động của NHTM là một loại hình kinh doanh đặc
biệt, khơng giống với bất cứ loại hình kinh doanh nào, sản phẩm kinh
doanh của NHTM là "Tiền tệ" và hoạt động của các NHTM gắn liền với
mọi hoạt động SXKD. Hoạt động của các NHTM bao gồm:
+ Nghiệp vụ huy động vốn:
Để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình các NHTM phải thực
hiện nghiệp vụ huy động vốn, vốn được huy động dưới các hình thức nhận


tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các tầng lớp dân cư, phát hành
chứng chỉ tiền gửi, ngồi ra cịn có thể vay Ngân hàng Nhà nước, các tổ
chức tín dụng khác
+ Nghiệp vụ cho vay của các NHTM:
Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu chiếm từ 70 % đến 80 % tổng thu
của các NHTM. Các NHTM tiến hành cho vay vốn ngắn hạn, cho vay
trung, dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế, phương thức cho vay phong
phú như cho vay theo từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng v.v...
+ Nghiệp vụ kinh doanh khác :
NHTM là trung tâm thanh toán thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi
hộ, làm dịch vụ chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán quốc tế,
tham gia đầu tư vào các loại chứng khoán, làm đại lý phát hành chứng
khoán cho các công ty. v.v...
Các Ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài chính và
hoạt động của các Ngân hàng thương mại(NHTM) là tìm kiếm lợi nhuận,
trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình NHTM đã có
những đóng góp khơng nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, chống lạm phát và
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, những đóng góp đó được thể hiện qua vai

trị của nó trong nền kinh tế.
2. Vai trị của NHTM trong nền kinh tế:
2.1. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế:
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, tổ
chức kinh tế do vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân, giảm
nhịp độ tiêu dùng. Để tăng thu nhập quốc dân tức là để mở rộng quy mơ
sản xuất và lưu thơng hàng hố, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành
trong nền kinh tế thì cần thiết phải có một khối lượng vốn lớn, ngược lại
nền kinh tế càng phát triển thì lại càng tạo ra nhiều vốn. NHTM là chủ thể
chính đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. NHTM tổ chức huy


động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, bằng
nguồn vốn huy động được trong xã hội các NHTM đã đáp ứng các nhu cầu
vốn một cách kịp thời cho các tổ chức kinh tế thơng qua nghiệp vụ tín dụng
của mình, qua đó các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có điều kiện mở rộng
sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tăng năng xuất lao
động nâng cao hiệu quả kinh tế
2.2. NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế chịu tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan
như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... sản xuất phải
trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường, thoả mãn mọi nhu cầu của thị
trường về số lượng, chất lượng, chủng loại... thì hoạt động của doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế mới đạt hiệu quả cao và đứng vững trong cạnh
tranh, để đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của thị trường thì các tổ chức kinh tế
khơng những cần phải hồn thiện cơ chế quản lý, chế độ hạch toán kinh tế.
v.v... mà cịn phải khơng ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới dây
chuyền công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh một cách thích
hợp. Những hoạt động này địi hỏi phải có một khối lượng vốn đầu tư nhiều

khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp, để giải quyết khó khăn
về vốn thì các doanh nghiệp có thể vay vốn bổ sung từ các Ngân hàng
thương mại, thơng qua hoạt động tín dụng, NHTM là chiếc cầu nối giữa
các doanh nghiệp với thị trường.
2.3. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, các NHTM hoạt động
một cách có hiệu quả thơng qua các nghiệp vụ của mình sẽ thực sự là một
công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.
Bằng hoạt động tín dụng và thanh tốn giữa các NHTM trong hệ
thống, các NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu
thông. Thơng qua việc cấp các khoản tín dụng cho các ngành kinh tế
NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của


thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả, thực thi vai trị điều tiết
gián tiếp vĩ mơ "Nhà nước điều tiết NH, NH dẫn dắt thị trường"
2.4. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính
quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ
ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các
nước trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới,
vì vậy nền tài chính của mỗi nước cũng phải hoà nhập với nền tài chính
quốc tế. NHTM thơng qua hoạt động kinh doanh của mình đã đóng một vai
trị vơ cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Với các nghiệp vụ kinh
doanh như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, nghiệp vụ hối đối... NHTM
đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương khơng ngừng mở rộng. Thơng qua
các hoạt động thanh tốn, bn bán ngoại hối, quan hệ với các NHTM
nước ngoài, NHTM đã thực hiện vai trị điều tiết nền tài chính trong nước
phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.

Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển trên cơ sở nền sản xuất và
lưu thông hàng hoá phát triển, nền kinh tế càng phát triển ngày càng cần
đến hoạt động của NHTM. Thông qua việc thực hiện các chức năng vai trị
của mình nhất là chức năng trung gian tài chính NHTM đã trở thành một bộ
phận quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
3. Vai trò của NHTM đối với kinh tế ngồi quốc doanh:
- NHTM tác động tích cực đến việc tăng khối lượng sản phẩm sản
xuất ra và tăng nhịp độ sản xuất của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Sản phẩm sản xuất ra là những hàng hoá để sử dụng cho sản xuất
hoặc phục vụ cho tiêu dùng khi nó được đem ra thị trường tiêu thụ, để việc
tiêu thụ được thực hiện nhanh chóng địi hỏi người mua tại thời điểm cần
thiết phải có đủ tiền để thanh tốn, tuy nhiên có những lúc người mua


khơng có khả năng thanh tốn, lúc này NHTM có thể đáp ứng vốn cho
người mua. Qua đó NHTM tạo ra khả năng đảm bảo tính liên tục của tiêu
thụ sản phẩm một yếu tố của quá trình tái sản xuất, điều đó nói lên vai trị
quan trọng của NHTM đối với việc duy trì nhịp độ liên tục của q trình tái
sản xuất.
Để đảm bảo tính liên tục của quá trình tái sản xuất cũng như mở rộng
sản xuất trong những thời kỳ nhất định các tổ chức kinh tế ngoài quốc
doanh cần bổ sung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, NHTM
góp phần thoả mãn nhu cầu vốn tiền tệ tạm thời thiếu hụt cho các tổ chức
kinh tế ngoài quốc doanh để thực hiện thanh tốn khi có sự chênh lệch về
mức vốn tiền tệ hiện có so với nhu cầu chi trả và khi khối lượng sản xuất
tăng lên thì nhu cầu vốn bổ sung cũng được thoả mãn thơng qua tín dụng
NHTM.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vai trò của
NHTM ngày càng tăng lên trong việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, điều đó được thể hiện ở việc mở rộng phạm vi tín dụng đối với tất cả

các tổ chức kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh, tăng các khoản
cho vay đầu tư xây dựng cơ bản để mở rộng và hiện đại hoá tài sản cố định,
tăng năng lực sản xuất kinh doanh.
- NHTM với việc nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp ngoài
quốc doanh:
Hoạt động của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh theo nguyên tắc
hạch tốn kinh tế địi hỏi phải chấp hành ngun tắc tự bù đắp, doanh
nghiệp phải bảo đảm trang trải các khoản chi phí bằng thu nhập của mình
và có lãi. Việc sử dụng tín dụng NHTM như là một nguồn hình thành vốn
của các doanh nghiệp địi hỏi phải tăng cường tiết kiệm.
Trong hoạt động SXKD khơng có sự trùng khớp về mặt thời gian
giữa số tiền nhận được từ doanh thu tiêu thụ sản phẩm với việc thực hiện
trang trải các khoản chi phí, do đó trong q trình hoạt động SXKD thường


xuất hiện nhu cầu vốn bổ sung với điều kiện phải hồn trả bằng chính thu
nhập của mình, đã tạo ra sự kích thích mới nhằm thực hiện tốt hơn nguyên
tắc tự bù đắp, mặt khác chỉ có kinh doanh có hiệu quả thì mới đáp ứng
được điều kiện vay vốn của Ngân hàng, do đó tín dụng NHTM thúc đẩy
doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc sử dụng vốn vay, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm cả các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh chúng ta thấy khu vực kinh tế này có một tiềm năng rất lớn, tuy
nhiên để phát huy được vai trò to lớn của khu vực kinh tế ngồi quốc doanh
cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh ngày càng phát triển.
Kinh tế ngoài quốc doanh với đặc điểm là có quy mơ hoạt động nhỏ,
thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mơ hoạt động
sản xuất kinh doanh, thiếu máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất kỹ
thuật còn thiếu thốn. v.v... cho nên vốn tín dụng của NHTM lại càng có vai

trị quan trọng đối với kinh tế ngoài quốc doanh.
Trong những năm qua từ chỗ chỉ tập chung vốn đầu tư cho khu vực
kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế ngồi quốc doanh ít được quan tâm thì
trong giai đoạn hiện nay, thực hiện cơng cuộc đổi mới phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã được quan tâm,
đặc biệt là việc đầu tư vốn cho khu vực kinh tế này, tạo điều kiện cho khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, mở rộng quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Trong
những năm gần đây thông qua việc đầu tư tín dụng vào khu vực kinh tế
ngồi quốc doanh đã phần nào khuyến khích các tổ chức kinh tế này phát
triển cụ thể như: bằng các chính sách tín dụng của Nhà nước đã thúc đẩy
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển đúng hướng đầu tư vào
các ngành nghề SXKD thuộc lĩnh vực Nhà nước ưu tiên và tập chung phát
triển, từ đó góp phần thúc đẩy các tổ chức kinh tế này tích tụ, tập trung vốn


mua sắm máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại, mở rộng quy mơ sản xuất,
giảm được tình trạng sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, làm ăn kém hiệu quả, tạo
ra thế cạnh tranh lành mạnh với kinh tế Nhà nước.
Mặc dù trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước quan tâm,
Ngân hàng đã có nhiều chính sách đổi mới, có những đầu tư đáng kể vào
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhưng hiện nay thực tế kết quả đầu tư tín
dụng vào khu vực kinh tế này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu vốn của các
tổ chức kinh tế này và khả năng cung cấp vốn to lớn của các Ngân hàng
thương mại.


Chương II
Thực trạng về cho vay kinh tế ngoài quốc doanh
tại NHN0 & PTNT phục hoà, huyện Quảng hoà, Tỉnh Cao Bằng

I. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT
Phục hòa.
1. Khái quát về NHNo & PTNT Phục Hồ.
1.1. Sự hình thành và phát triển
Cùng Với sự ra đời và phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt
nam, đến năm 1990 NHNo Phục Hồ được hình thành, khi mới thành lập
NHNo Phục Hồ có tên gọi là phịng giao dịch NH Phục Hồ trực thuộc
NHNo Huyện Quảng hịa và có trụ sở tại Xã Hồ thuận, Huyện Quảng hồ,
Tỉnh Cao bằng.
Trong q trình hoạt động, để phù hợp với sự phát triển chung trong
giai đoạn hiện nay thì NHNo Phục Hồ đã có nhiều đổi mới :
- 1/1997 Phịng giao dịch NHNo Phục Hồ được tách ra khỏi
NHNo&PTNT Huyện Quảng hoà và nâng cấp lên thành NHNo loại IV trực
thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Cao bằng.
- 4/1999 NHNo&PTNT Phục Hoà được nâng cấp lên thành NHNo
loại III.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động.
- NHNo Phục Hoà có Tất cả 13 cán bộ và nhân viên được bố trí vào
các phịng ban như sau :
+ Ban giám đốc gồm có 3 người.
+ Phịng Tín dụng gồm có 5 người.
+ Phịng Kế tốn Ngân quỹ gồm có 5 người.
NHNo Phục Hồ là chi nhánh hạch tốn phụ thuộc, trực thuộc
NHNo&PTNT Tỉnh Cao bằng.


2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo Phục Hồ.
2.1. Khái qt về mơi trường kinh doanh.
NHNo Phục Hồ hoạt động trên địa bàn bao gồm 6 xã và 1 thị trấn,
đây là khu vực miền núi do đó trong khu vực có tới 5 xã thuộc khu vực III

là vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Trên địa bàn hoạt động chỉ có 1 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là
các hộ kinh doanh sản xuất nhỏ, các tổ chức kinh tế như cơng ty, doanh
nghiệp ngồi quốc doanh khơng có trên địa bàn.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp khơng ít khó
khăn do điều kiện tự nhiên tác động tới. Trong những năm gần đây, thực
hiện chương trình xố đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, nhằm hỗ trợ
nguồn lực cho cho các xã đặc biệt khó khăn, do đó nhiều chương trình phát
triển kinh tế, xã hội tại địa phương đã và đang được thực hiện, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển.
Khu vực Phục hòa là vùng kinh tế mới của tỉnh do vậy được tỉnh tập
chung nhiều nguồn lực hỗ trợ phát triển vùng cơng nghiệp mía đường, hơn
nữa tại đây có cửa khẩu quốc gia rất thuận lợi cho việc mở rộng thơng
thương giao lưu hàng hố giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Phục
Hoà.
NHNo & PTNT Phục Hoà là một Ngân hàng cấp III, địa bàn hoạt
động hẹp, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng NHNo &
PTNT Phục Hồ đã có nhiều biện pháp tích cực như kiện toàn tổ chức bộ
máy hoạt động, thực hiện tốt chiến lược khách hàng, sử dụng linh hoạt
công cụ lãi suất. v.v... nên đã đạt được một số kết quả nhất định trong hoạt
động kinh doanh.
Biểu 1 :
Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT


Phục Hoà trong một số năm gần đây :
Chỉ tiêu
1. Nguồn vốn huy động


Năm 1998

ĐV: Triệu VND
Năm 1999
30/9/2000

2.097

2.226

3.397

- Tiền gửi TCTD

205

44

266

- Tiền gửi TCKT

328

318

62

1.564


1.864

3.069

- Doanh số cho vay

7.370

21.893

16.751

T. đó : - DN nhà nước

5.760

19.095

15.899

- KT ngoài QD

1.610

2.798

852

- Doanh số thu nợ


3.526

16.916

20.489

T. đó : - DN nhà nước

1.569

13.541

19.485

1.957

3.375

1.004

- Dư nợ

9.319

14.296

10.558

T. đó : - DN nhà nước


7.116

12.669

9.084

- KT ngoài QD

2.023

1.627

1.474

- Doanh số cho vay

806

1.740

453

- Doanh số thu nợ

108

348

597


1.418

2.788

2.647

- Tổng thu

1.094

2.091

1.583

- Tổng chi

1.650

1.801

1.171

245

290

412

- Tiền gửi TK
2. Sử dụng vốn.


- KT ngoài QD

3. Cho vay hộ nghèo

- Dư nợ
4. Kết quả kinh doanh

- Chênh lệch Thu - Chi (+)

(Theo báo cáo tín dụng năm 1998 - 1999 - 9/2000 )


2.2.1. Công tác huy động vốn
Qua số liệu biểu 1 cho thấy nguồn vốn huy động qua các năm đều
tăng năm 1999 so với năm 1998 tăng 129 triệu, đến 30/9/2000 so với năm
1999 tăng 1.171 triệu, trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi
tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 1999 TG tiết kiệm chiếm tới 83,7%,
năm 2000 chiếm tới 90,4%, tuy nhiên nguồn vốn tự huy động chỉ đáp ứng
được gần 20% nhu cầu sử dụng vốn.
2.2.2. Công tác sử dụng vốn.
Cùng với việc đẩy mạnh cơng tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn
đầu tư tín dụng cũng được đặc biệt quan tâm, nó là nhiệm vụ hàng đầu của
hoạt động kinh doanh bởi các khoản thu lãi cho vay ở đây chiếm gần 100%
tổng thu, cho nên nếu không coi trọng công tác này sẽ ảnh hưởng lớn tới
kết quả kinh doanh của đơn vị. Vì vậy NHNo Phục Hồ đã và đang thực
hiện việc đẩy mạnh cho vay, quản lý tốt dư nợ, làm tốt cơng tác tín dụng.
- Doanh số cho vay năm 1999 tăng 14.253 triệu đồng, doanh số cho
vay tăng chủ yếu ở doanh nghiệp Nhà nước (tăng 13.335 triệu đồng), cịn
kinh tế ngồi quốc doanh tăng khơng đáng kể chỉ tăng 939 triệu đồng, đến

30/9/2000 doanh số cho vay đạt 16.751 triệu đồng, đạt 76,5% so với doanh
số cho vay năm 1999.
- Doanh số thu nợ: thu nợ năm 1999 tăng 13.390 triệu đồng, đặc biệt
đến 30/9/2000 doanh số thu nợ đạt 20.489 triệu đồng tăng so với năm trước
3.573 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 21%.
- Dư nợ năm 1999 tăng hơn so với năm trước nhưng đến 30/9/2000
chỉ đạt 10.558 triệu đồng, giảm so với năm 1999 là 3.738 triệu đồng, dư nợ
giảm là do các nguyên nhân sau: đối với doanh nghiệp nhà nước dư nợ
giảm là do hoạt động kinh doanh theo thời vụ, nhu cầu vay vốn chỉ tăng
vào những tháng cuối năm và đầu năm. Còn đối với kinh tế ngồi quốc
doanh thì 100% vay vốn là các hộ SXKD nhỏ mà hiện nay Ngân hàng phục


vụ Người nghèo đang đẩy mạnh cho vay nên một bộ phận không nhỏ khách
hàng là các hộ nghèo trước đây vay vốn NHNo đã trả nợ và chuyển sang
vay vốn từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, làm cho doanh số cho vay và
dư nợ của kinh tế ngoài quốc doanh giảm đáng kể so với những năm trước.
Ngoài nhiệm vụ cho vay thu nợ của mình NHNo Phục Hồ cịn nhận
làm dịch vụ tổ chức cho vay hộ nghèo cho NH phục vụ người nghèo. Công
tác này được thực hiện từ khâu thành lập các tổ vay vốn hộ nghèo cho đến
việc thẩm định trước khi cho vay, giải ngân đến tận tay các hộ nghèo thiếu
vốn sản xuất, kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay và tổ chức thu nợ,
thu lãi khi đến hạn, thực hiện tốt cơng tác này NHNo Phục Hồ đã thu được
một khoản phí dịch vụ đáng kể làm tăng thêm kết quả hoạt động kinh
doanh của mình.
- Doanh số cho vay hộ nghèo năm 1999 tăng hơn năm trước là 934
triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 115 %, số hộ được vay trong năm 1999 cũng
tăng cao hơn so với năm trước là 195 hộ, tỷ lệ tăng là 46 %. đến 30/9/2000
doanh số cho vay được 453 triệu đồng, chỉ đạt 26 % so với doanh số cho
vay năm trước.

- Công tác thu nợ: doanh số thu nợ năm 1999 so với năm trước tăng
240 triệu đồng, đến 30/9/2000 doanh số thu nợ đạt 597 triệu đồng tăng so
với năm trước là 249 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 71%.
- Dư nợ năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 1.370 triệu đồng, với
tỷ lệ tăng hơn năm trước là 96%. Đến 30/9/2000 dư nợ đạt 2.647 triệu
đồng, so với năm trước chỉ đạt 95%.
2.2.3. Cơng tác kế tốn - Ngân quỹ.
* Cơng tác kế toán.
Với nhiệm vụ thực hiện hạch toán, phản ánh đầy đủ, kịp thời các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tham gia trực tiếp vào cơng tác huy động vốn,
kế tốn cho vay vốn. Mạng lưới phục vụ đã được tổ chức tốt và thực hiện
chuyển tiền nhanh qua mạng máy vi tính, đưa giao dịch trực tiếp với khách


hàng qua mạng máy tính cho nên dịch vụ chuyển tiền được thực hiện
nhanh, chính xác, cơng tác huy động vốn cũng được thực hiện tốt, tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng đến gửi, rút tiền với phương châm vui lòng
khách đến vừa lòng khách đi cho nên trong những năm qua nguồn vốn huy
động đã không ngừng được tăng trưởng và đã tạo được lòng tin đối với
khách hàng, số lượng khách có quan hệ giao dịch với đơn vị ngày càng gia
tăng, làm cho lượng chứng từ giao dịch bằng tiền mặt cũng gia tăng.
* Công tác ngân quỹ:
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ an toàn kho quỹ, chế độ thu, chi tiền
tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước và NHNo, công tác thu chi tiền mặt đáp
ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng, trong quá trình thu, chi tiền
cho khách hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng do đó đã góp phần
khơi tăng thêm nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Qua số liệu biểu 1 cho thấy kết quả kinh doanh năm 1999 tăng hơn
năm trước là 1.285 triệu đồng, 9 tháng đầu năm 2000 thực hiện được 1.137

triệu đồng, đạt 69% so với năm 1999. điều đó cho thấy đơn vị đã có nhiều
cố gắng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình, cho nên năm 1999 và 9
tháng đầu năm 2000 khơng những tổng thu đủ bù đắp chi phí mà còn đảm
bảo quỹ lương cho đơn vị, giúp cho CBCNV làm việc tự tin hơn, tăng được
uy tín của đơn vị đối với khách hàng và Ngân hàng cấp trên, tạo đà cho
việc hoàn thành nhiệm vụ năm 2000.


II. Thực trạng về cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo
& PTNT Phục Hoà.
1. Cơ chế tín dụng
Việc cho vay đối với tất cả các tổ chức kinh tế nói chung và kinh tế
ngồi quốc doanh nói riêng đều phải được thực hiện theo những nguyên tắc
và điều kiện cho vay nhất định:
1.1. Nguyên tắc cho vay:
Nguyên tắc 1 : Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả kinh tế:ngun tắc này đặt ra nhằm đảm bảo cho việc thực hiện sử
dụng tiền vay đúng mục đích đã đề ra ,khoản tiền mà NH cho vay ra phải
có mục đích cụ thể gắn liền với phương án,dự án sản xuất kinh doanh đã đề
ra, người vay không được sử dụng vốn vay cho những mục đích khác.
Nguyên tắc 2 : tiền vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời
hạn. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng. Tín dụng chỉ giao
quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Nguồn vốn Ngân hàng để
cho vay chính là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi mà Ngân hàng huy động
được, hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, do đó tính hồn trả
của tín dụng đảm bảo cho sự tồn tại của Ngân hàng, các khoản tín dụng
phát ra phải được thu hồi đúng thời hạn cam kết để đảm bảo cho Ngân hàng
có khả năng thanh toán cho những khoản tiền gửi của khách hàng khi đến
hạn thanh toán.
Nguyên tắc 3 : Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo quy

định của Chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nguyên tắc
này được thực hiện sẽ đảm bảo an toàn cho những khoản tiền vay của Ngân
hàng, lời hứa trả nợ của khách hàng khơng có gì đảm bảo một cách chắc
chắn 100% là họ trả nợ đúng hạn, vì việc kinh doanh của khách hàng có thể
gặp bất trắc và họ sẽ không trả được nợ cho Ngân hàng, khi đó Ngân hàng
sẽ gặp rủi ro, khi Ngân hàng gặp rủi ro, Ngân hàng có thể bị thiệt hại về thu


nhập, mất uy tín với khách hàng hoặc có thể bị phá sản. Do đó để hạn chế
rủi ro từ phía khách hàng có thể gây ra, Ngân hàng phải thực hiện tốt việc
đảm bảo tiền vay theo quy định.
1.2. Điều kiện cho vay:
Điều kiện 1 : Người vay vốn phải có đầy đủ tư cách pháp nhân, có
năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
Điều kiện 2 : Người vay vốn phải có khả năng tài chính, đảm bảo
khả năng trả nợ trong thời hạn đã cam kết.
Điều kiện 3 : Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Điều kiện 4 : Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh
có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế, cung cấp đầy đủ kịp thời cho Ngân
hàng các báo cáo theo yêu cầu.
Điều kiện 5 : Thực hiện các quy định về bảo đảm quyền vay theo
quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
1.3. Hồ sơ cho vay :
1.3.1. Hồ sơ xin vay đối với hộ cá thể kinh doanh.
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án, dự án sản xuất kinh doanh.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu là hộ kinh doanh).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu là hộ sản xuất).
- Các giấy tờ khác liên quan đến đảm bảo tiền vay.

1.3.2. Hồ sơ vay vốn đối với Công ty, doanh nghiệp, Hợp tác xã
v.v... ngồi quốc doanh:
Khi có nhu cầu vay vốn Ngân hàng, khách hàng phải gửi tới Ngân
hàng hồ sơ xin vay vốn, bao gồm :


- Giấy đề nghị vay vốn.
- Các tài liệu thuyết minh cho việc vay vốn.
+

Kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng mua bán vật tư hàng
hố.

+

Bảng tính tốn hiệu quả kinh tế dự án sản xuất kinh doanh.

- Các tài liệu liên quan đến thuyết minh tình hình tài chính.
+

Bảng tổng kết tài sản năm trước, quý trước.

+

Báo cáo tình hình tài chính đến ngày gần nhất.

- Các tài liệu liên quan đến đảm bảo tín dụng.
+

Bảng kê những tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.


+

Những giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu tài sản thế chấp cầm
cố, bảo lãnh.

- Các tài liệu văn bản pháp lý:
+

Quyết định thành lập doanh nghiệp, Công ty do cơ quan có
thẩm quyền cấp.

+

Giấy chứng minh quyền điều hành hợp pháp doanh nghiệp,
công ty.v.v...

2. Thực trạng công tác cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại
NHNo & PTNT Phục Hoà.
Với đặc điểm hoạt động trên địa bàn là miền núi, kinh tế xã hội kém
phát triển cho nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ở đây chủ yếu là
các hộ sản xuất kinh doanh còn các thành phần kinh tế khác như hợp tác xã,
doanh nghiệp tư nhân. v.v... khơng có trên địa bàn, mặt khác hộ SXKD ở
đây chủ yếu là SXKD nhỏ lẻ cho nên việc cho vay kinh tế ngồi quốc
doanh ở đây cịn nhiều hạn chế, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng rất thấp trong
tổng dư nợ cho vay. Việc cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo Phục


Hoà được thực hiện đúng theo các nguyên tắc cho vay, các quy định về cho
vay đối với các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh:về cơng tác thẩm định

tư cách khách hàng, khả năng tài chính, thực hiện đảm bảo tiền vay theo
đúng quy định của Nhà nước.


Biểu 2 :
Dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh :
TT
1
2
3

Khoản mục
Dư nợ DNNQD
Dư nợ HTX
Dư nợ hộ SXKD
T. đó : Nợ quá hạn

Năm 1998
0
0
2. 023
467

Năm 1999
0
0
1. 627
96

ĐV: triệu VNĐ

30/9/2000
0
0
1. 474
112

(Theo báo cáo tín dụng năm 1998-1999-9/2000)
Qua số liệu biểu 2 cho thấy: Dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh
rất thấp, dư nợ năm sau lại giảm hơn năm trước, năm 1999 giảm so với
năm 1998 là 396 triệu đồng, đến cuối quý III/2000 dư nợ chỉ đạt 90% so
với năm 1999, nợ quá hạn đến 30/9/2000 chiếm tới 8%. từ những kết quả
trên cho thấy đầu tư vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở các tỉnh miền
núi cịn gặp rất nhiều khó khăn, và qua bảng số liệu trên thì dư nợ kinh tế
ngồi quốc doanh ở đây 100% là dư nợ của cá nhân, hộ sản xuất kinh
doanh. cịn về quan hệ tín dụng với doanh nghiệp ngồi quốc doanh, cơng
ty, hợp tác xã đối với NHNo Phục Hồ khơng có món vay nào bởi các tổ
chức kinh tế này khơng có trên địa bàn.
Biểu 3 :
Dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh phân theo thời hạn cho vay:
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 1998
Năm1999
9/2000
T.
Chỉ tiêu
Số
T. trọng
T. trọng
Số tiền
trọng

Số tiền
Tiền
(%)
(%)
(%)
I - Tổng dư nợ
2.023
100
1.627
100
1.474
100
1/DN ngắn hạn

1.447

72

924

57

544

40

2/DN trung hạn

576


28

703

43

930

60

(Theo báo cáo tín dụng năm 1998 - 1999 - 9/2000)
Qua số liệu biểu 3 cho thấy: Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh qua các thời kỳ đều có sự tăng trưởng, năm
1998 dư nợ là 576 triệu đồng, năm 1999 là 703 triệu đồng, đến 30/9/2000 là


×