Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH WEAP TÍNH CÂN BẰNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VỆ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Ngọc Hà



NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH WEAP
TÍNH CÂN BẰNG NƢỚC LƢU VỰC SÔNG VỆ




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC




















Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Ngọc Hà



NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH WEAP
TÍNH CÂN BẰNG NƢỚC LƢU VỰC SÔNG VỆ



Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 60.44.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang
















Hà Nội- 2012




LỜI CẢM ƠN


Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Khí tượng - Thủy văn và Hải
dương học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Tiền
Giang, người thầy đã luôn cổ vũ, động viên, tận tình hướng dẫn và góp ý chỉ bảo
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Học viên cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô
giáo trong Khoa khí tượng Thủy văn và Hải dương học; Bộ môn Thủy văn,
những người đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn và kỹ thuật

trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, khích lệ và
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và các
bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.


Học viên

Nguyễn Ngọc Hà



i

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Cân bằng nước hệ thống 3
1.2. Các nghiên cứu trước đây liên quan đến cân bằng nước 4
1.2.1. Ngoài nước 4
1.2.2. Trong nước 7
1.3. Phân bổ, chia sẻ nguồn nước 10
1.3.1. Ngoài nước 10
1.3.2. Trong nước 13
1.3.3. Cơ sở, nguyên tắc phân bổ chia sẻ nguồn nước 14
1.4. Gới thiệu về lưu vực sông Vệ 18
1.5. Nhận xét 23

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN BÀI TOÁN CÂN BẰNG NƢỚC LƢU VỰC
SÔNG VỆ 26
2.1. Giới thiệu mô hình WEAP 27
27
29
30
hình WEAP 31
2.2. Phân vùng tính cân bằng nước 33
2.2.1. Quan điểm, nguyên tắc phân vùng tính toán cân bằng nước 33
2.2.2. Phân vùng tính cân bằng nước 34
2.3. Tính toán nhu cầu dùng nước tại các tiểu vùng 36
2.3.1. Xác định, nhận diện các hộ ngành sử dụng nước chính 36
2.3.2. Căn cứ tính toán nhu cầu sử dụng nước 37
2.4. Tính toán dòng chảy đến tại các tiểu vùng 45
Chƣơng 3: CÂN BẰNG NƢỚC LƢU VỰC SÔNG VỆ 47
3.1. Cân bằng nước hiện trạng 2010 và đến các năm 2015, 2020 47
3.2. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản phát triển nguồn nước 52
3.3. Tính toán cân bằng nước theo các tỷ lệ phân bổ 63
3.4. Nhận xét 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69


ii

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1. Phân phối dòng chảy trung bình tháng nhiều năm (m
3
/s) 21

Bảng 2. Đặc trưng lũ lớn tại trạm An Chỉ từ 1976 – 2009. 22
Bảng 3. Dòng chảy nhỏ nhất của trạm An Chỉ từ 1977 – 2009. 22
Bảng 4. 22
Bảng 5. Lưu lượng nước dưới đất có thể khai thác trên lưu vực sông Vệ 23
Bảng 6. Tổng hợp phân vùng tính toán cân bằng nước trên lưu vực sông Vệ và các thông tin
liên quan 34
Bảng 7. Xác định các hộ, ngành sử dụng nước chính trên lưu vực sông Vệ 37
Bảng 8. Kết quả tính toán nhu cầu nước hiện trạng năm 2010, các năm 2015, 2020 trên toàn
lưu vực sông Vệ 41
Bảng 9. Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu nước hiện trạng 2010 của các ngành trên từng
tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Vệ (nghìn m
3
) 42
Bảng 10. Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu nước đến 2015 các ngành trên từng tiểu lưu vực
thuộc lưu vực sông Vệ (nghìn m
3
) 43
Bảng 11. Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu nước đến 2020 các ngành trên từng tiểu lưu vực
thuộc lưu vực sông Vệ (nghìn m
3
) 44
Bảng 12. Kết quả đánh giá chỉ tiêu NASH ứng dụng mô hình TANK 45
Bảng 13. Kết quả tính toán lưu lượng dòng chảy đến các tiểu lưu vực (vùng cân bằng nước) từ
mô hình TANK 46
Bảng 14. Kết quả tính toán cân bằng nước hiện trạng 2010 (triệu m
3
) 50
Bảng 15. Kết quả tính toán cân bằng nước giai đoạn 2015 (triệu m
3
) 51

Bảng 16. Kết quả tính toán cân bằng nước giai đoạn 2020 (triệu m
3
) 51
Bảng 17. Tổng hợp xây dựng các kịch bản tính toán 53
Bảng 18. Tổng hợp các kịch bản tính cân bằng nước giai đoạn 2011-2015 (theo các năm) 55
Bảng 19. Tổng hợp các kịch bản tính cân bằng nước giai đoạn 2011-2015 (theo các ngành) 55
Bảng 20. Kết quả lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2015 – kịch bản 1 58
Bảng 21. Kết quả lượng nước thiếu (triệu m3) của các ngành năm 2015 – kịch bản 2 58
Bảng 22. Kết quả lượng nước thiếu (triệu m3) của các ngành năm 2015 – kịch bản 3 59
Bảng 23. 59
Bảng 24. Kết quả lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2015 – kịch bản 4 60
Bảng 25. Kết quả lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2020 – kịch bản 1 60
Bảng 26. Kết quả lượng nước thiếu (triệu m3) của các ngành năm 2020 – kịch bản 2 61
Bảng 27. Kết quả lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2020 – kịch bản 3 62
Bảng 28. Kết quả lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2020 – kịch bản 4 62
Bảng 29. Kết quả tính cân bằng giai đoạn 2011-2020 theo các tỷ lệ phân bổ 65
Bảng 30. So sánh tổng lượng nước thiếu (triệu m
3
) giữa hai kịch bản 4 và 5 65
iii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ đồ các nước, vùng lãnh thổ đã và đang ứng dụng mô hình WEAP 7
Hình 2. Phạm vi và đối tượng các nghiên cứu điển hình và đào tạo từ dự án tăng cường năng
lực các Viện ngành nước (2001-2005) 8
Hình 3. Các nhân tố của một hệ thống chia sẻ tổng hợp TNN 17
Hình 4. Các hợp phần của một hệ thống cấp nước mặt 18
Hình 5. Vị trí lưu vực sông Vệ trong tỉnh Quảng Ngãi 19
Hình 6. Bản đồ lưu vực sông Vệ 19
Hình 7. Sơ đồ hình thái sông suối thuộc lưu vực sông Vệ 19
Hình 8. Bản đồ DEM (90x90 m) lưu vực sông Vệ 19
Hình 9. Sơ đồ tính toán cân bằng nước áp dụng cho lưu vực sông Vệ 26
Hình 10. Số hóa lưới sông và phân vùng tính cân bằng nước trong mô hình WEAP 35
Hình 11. Bài toán hiệu chỉnh và lựa chọn bộ thông số mô hình TANK 45
Hình 12. Biểu đồ so sánh đường quá trình lưu lượng lưu lượng tính toán và thực đo trạm An
Chỉ - bài toán hiệu chỉnh 46
Hình 13. Biểu đồ so sánh đường quá trình lưu lượng lưu lượng tính toán và thực đo trạm An
Chỉ - bài toán kiểm định 46
Hình 14. Sơ đồ mô hình hóa tính toán cân bằng nước hiện trạng: (a) số hóa mạng lưới sông
suối trong mô hình; (b) các hộ sử dụng nước được thiết lập; (c) xây dựng sơ đồ khai thác sử dụng
của các hộ ngành và các vấn đề liên quan 48
Hình 15. Thống kê các thành phần được xây dựng và đưa vào mô hình đối với bài toán cân
bằng nước hiện trạng năm 2010 lưu vực sông Vệ (a) Schematic view; (b) Data view 49
Hình 16. Biểu đồ kết quả tính toán lượng nước thiếu giai đoạn hiện trạng năm 2010 50
Hình 17. Biểu đồ kết quả tính toán lượng nước thiếu giai đoạn năm 2015 51
Hình 18. Biểu đồ kết quả tính toán lượng nước thiếu giai đoạn năm 2020 52
Hình 19. Xây dựng các kịch bản tính toán cân bằng nước giai đoạn 2011 – 2020 trong mô hình
WEAP 54
Hình 20. Biểu đồ yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường hạ du sông Vệ 54

Hình 21. Xây dựng kịch bản và tính toán cân bằng nước theo các kịch bản 54
Hình 22. Biểu đồ kết qủa lượng nước thiếu giai đoạn 2011 – 2020 theo 4 kịch bản tính toán 56
Hình 23. Biểu đồ kết qủa lượng nước thiếu giai đoạn 2011 – 2020 của các ngành theo 4 kịch
bản tính toán 57
Hình 24. Biểu đồ lượng nước thiếu (triệu m3) của các ngành năm 2015 – kịch bản 1 58
Hình 25. Biểu đồ lượng nước thiếu (triệu m3) của các ngành năm 2015 – kịch bản 2 59
Hình 26. Biểu đồ lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2015 – kịch bản 3 59
Hình 27. Biểu đồ lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2015 – kịch bản 4 60
Hình 28. Biểu đồ lượng nước thiếu (triệu m3) của các ngành năm 2020 – kịch bản 1 61
Hình 29. Biểu đồ lượng nước thiếu (triệu m3) của các ngành năm 2020 – kịch bản 2 61
Hình 30. Biểu đồ lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2020 – kịch bản 3 62
Hình 31. Biểu đồ lượng nước thiếu (triệu m
3
) của các ngành năm 2020 – kịch bản 4 63
Hình 32. Biểu đồ so sánh cắt giảm tổng lượng nước thiếu (triệu m
3
) giữa kịch bản 4 và 5 66

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



TNN Tài nguyên nước
TNMT Tài nguyên Môi trường
KTTV Khí tượng thủy văn
KHTN Khoa học tự nhiên
LVS Lưu vực sông
NĐ-CP Nghị định của Chính phủ
TT Thông tư
HSTTS Hệ sinh thái thủy sinh
BĐKH Biến đổi khí hậu
HTX Hợp tác xã
TANK Mô hình bể chứa của Nhật Bản
GIS Geographic Information Systems (Hệ thống thông tin địa lý)
WEAP Water Evaluation And Planning System (Hệ thống quy hoạch và đánh giá
nguồn nước)
IWMI International Water Management Institute (Viện quản lý tài nguyên nước
quốc tế)
GWP Global Water Partnership (mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu)
ADB Asian Development Bank (ngân hàng phát triển Châu Á)
YRCC Yellow River Conservancy Commission (Ủy ban bảo vệ sông Hoàng Hà)
NVE Norwegian water resources and energy directorate (Tổng cục Năng lượng
và tài nguyên nước Nauy)

1


MỞ ĐẦU
Nước là một tài nguyên vô tận, là tặng phẩm không bao giờ cạn của thiên
nhiên! – Đó chỉ còn là sự thực của cách đây hơn 30 năm. Còn ngày nay, khi cuộc
sống đã có vô vàn những thay đổi, đặc biệt là những thay đổi trong kinh tế, đời

sống sản xuất thì tình trạng thiếu hụt nước lại trở thành một trong những mối lo
ngại hàng đầu của con người.
Hệ lụy của tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước là không thể lường
trước, nó gây ra những ảnh hưởng to lớn tới từng cá thể trong cộng đồng sống
trên một lưu vực sông hay một vùng lãnh thổ; cuộc sống sinh hoạt và sản xuất sẽ
trở nên khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng đói nghèo và những hệ quả liên quan.
Tính toán cân bằng nước nhằm mục đích xác định một vùng một lưu vực
hay một phân khu tiểu lưu vực nào đó có đủ nước, thừa nước hay thiếu nước hay
không trong các điều kiện phát triển tài nguyên nước khác nhau trong các trường
hợp bình thường hay hạn hán hay trong các trường hợp kịch bản nguồn nước đến
cùng với phương án khai thác sử dụng khác nhau.
Cân bằng nước được định nghĩa là sự thay đổi lưu lượng, tổng lượng dòng
chảy (số lượng nước) còn lại sau khi lấy lưu lượng, tổng lượng dòng chảy đến trừ
đi lưu lượng, tổng lượng dòng chảy đi. Cân bằng nước là nguyên lý chủ yếu được
sử dụng cho tính toán, quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Nó biểu thị mối
quan hệ cân bằng giữa lượng nước đến, nước đi và lượng trữ của một khu vực,
một lưu vực hoặc của một hệ thống sông trong điều kiện tự nhiên hay có sử dụng
của con người.
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu áp dụng mô hình tính toán
cân bằng nước trên lưu vực sông như một công cụ hỗ trợ quản lý tổng hợp tài
nguyên nước khi xem xét phát triển nguồn nước, quy hoạch tài nguyên nước,
điều hành quản lý nguồn nước trên một lưu vực sông ở trên thế giới cũng như ở
trong nước ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Việc áp dụng công cụ mô hình tính toán
cân bằng nước tham gia vào quá trình quản lý tổng hợp lưu vực nhằm giúp cho
2

nhà quản lý, các hộ ngành sử dụng nước trên lưu vực có cái nhìn tổng hợp và
toàn diện hơn về nguồn tài nguyên nước trên lưu vực, đồng thời, các bên liên
quan tìm kiếm sự đồng thuận, chia sẻ cơ hội và định hướng khai thác nguồn nước
trên lưu vực đáp ứng cho các mục tiêu trước mắt và lâu dài.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về máy vi tính và các công cụ tính
toán nên phương pháp mô hình toán ngày càng được sử dụng phổ biến trong bài
toán cân bằng nước lưu vực. Các mô hình có thể kể đến để giải quyết bài toán đó
là: MITSIM, WUS, RIBASIM, MIKE BASIN,WEAP
Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu ứng dụng mô hình WEAP tính toán
cân bằng nước cho lưu vực sông Vệ - tỉnh Quảng Ngãi (giai đoạn hiện tại và đến
năm 2015 và 2020). Đồng thời, qua kết quả tính toán cân bằng nước bằng mô
hình WEAP nguyên tắc và tỷ lệ phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông Vệ, đặc
biệt là trong tình huống thiếu nước được đề xuất.
Mục tiêu của luận văn là xây dựng được mô hình WEAP tính cân bằng
nước lưu vực sông Vệ giai đoạn hiện trạng 2010 và giai đoạn 2011 – 2020 có xét
đến sử dụng thành phần nước ngầm. Đồng thời, đề xuất phương pháp luận phân
bổ chia sẻ nguồn nước áp dụng đối với lưu vực sông Vệ
Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia làm
3 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan
Chƣơng 2. Phương pháp tiếp cận bài toán cân bằng nước lưu vực sông Vệ
Chƣơng 3: Cân bằng nước lưu vực sông Vệ

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Cân bằng nƣớc hệ thống
Hệ thống nguồn nước là thuật ngữ được Van te Chow sử dụng đầu tiên để
mô tả các lĩnh vực kỹ thuật của thuỷ văn, thủy lực và tài nguyên nước. Hệ thống
nguồn nước cũng đồng thời được sử dụng để đề cập tới các dự án nước bao gồm
các hệ thống trữ nước mặt, hệ thống nước ngầm, hệ thống phân phối nước, hệ
thống kiểm soát lũ, và hệ thống tiêu nước [14], [15].
Theo quan điểm hệ thống, hệ thống nguồn nước được định nghĩa như sau:
“Hệ thống nguồn nước là một hệ thống phức tạp bao gồm tài nguyên nước, các

công trình khai thác nguồn nước, các yêu cầu về nước cùng với mối quan hệ
tương tác giữa chúng và chịu tác động của môi trường lên nó”.
(1) Nguồn nước được đánh giá bởi các đặc trưng: lượng và phân bố của nó
theo không gian và thời gian; chất lượng nước; động thái của chúng.
(2) Các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn nước: các công trình thủy lợi,
các biện pháp cải tạo và bảo vệ nguồn nước, bao gồm cả biện pháp công trình và
phi công trình, được cấu trúc tùy thuộc vào mục đích khai thác và bảo vệ nguồn
nước.
(3) Các yêu cầu về nước: các hộ dùng nước, các yêu cầu về mức bảo đảm
phòng chống lũ lụt, úng hạn, các yêu cầu về bảo vệ hoặc cải tạo môi trường cùng
các yêu cầu dùng nước khác.
Tác động của môi trường là những tác động về hoạt động dân sinh kinh tế,
hoạt động của con người (không kể các tác động về khai thác nguồn nước theo
quy hoạch). Những tác động đó bao gồm ảnh hưởng của các biện pháp canh tác
làm thay đổi mặt đệm và lòng dẫn, sự tác động không có ý thức vào hệ thống các
công trình thủy lợi…
Cân bằng nước hệ thống là một vấn đề rất xưa nhưng lại luôn mới, nó
vừa là phương pháp, vừa là đối tượng nghiên cứu. Cân bằng nước là mối quan
hệ định lượng giữa
nước đến và đi của hệ thống nguồn nước (toàn cầu, miền,
4

lãnh thổ, lưu vực, đoạn sông, ). Lượng nước đi gồm bốc thoát hơi nước, ngấm
xuống tầng sâu, nước cấp cho các nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực và dòng
chảy ra khỏi lưu vực. Lượng
nước đến hệ thống được thể hiện dưới các dạng
nước mưa, dòng chảy và nước hồi quy sau khi sử dụng.
Cân bằng nước hệ thống là sự cân bằng tổng thể giữa tài nguyên nước của
hệ thống; định lượng nước đến, đi khỏi hệ thống, trong đó đã bao gồm các yêu
cầu về

nước và khả năng điều tiết chúng. Từ đó đánh giá sự tương tác về
nước giữa các
thành phần trong hệ thống, các tác động của môi trường lên nó
và đề ra các biện
pháp khai thác, bảo vệ nguồn nước một cách hợp lý.
Việc nghiên cứu cân bằng nước có ý nghĩa rất lớn cả về lý thuyết và
thực
tiễn. Từ góc độ lý thuyết, phương trình cân bằng nước cho phép ta cắt nghĩa
nguyên
nhân, các hiện tượng, chế độ thủy văn của một khu vực xác định, đánh
giá các số
hạng trong cán cân nước và mối quan hệ tương tác giữa chúng.
Nghiên cứu cân bằng
nước cho phép định lượng đầy đủ và chính xác tài nguyên
nước để tìm ra phương
thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này.
Trên quan điểm đó bài toán cân bằng nước hệ thống đã tập trung giải
quyết các vấn đề (i) Phân vùng tiềm năng nguồn nước, (ii) Tính toán nhu cầu
nước của các hộ dùng nước khác nhau và (iii) Tính toán các phương án sử dụng
nguồn nước hay thực chất là bài toán cân bằng kinh tế nước.
1.2. Các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến cân bằng nƣớc
1.2.1. Ngoài nước
Hệ thống mô hình GIBSI được áp dụng cho các lưu vực ở Canada có hệ
sinh thái và tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị phức tạp. GIBSI
là một hệ thống mô hình tổng hợp chạy trên máy PC cho các kết quả kiểm tra tác
động của nông nghiệp, công nghiệp, quản lý nước cả về lượng và chất đến tài
nguyên nước.
Mô hình GIBSI cho khả năng dự báo các tác động của công nghiêp, rừng,
đô thị, các dự án nông nghiệp đối với môi trường tự nhiên, có tác dụng cảnh báo
5


các hộ dùng nước biết trước và tôn trọng các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng
nguồn nước dùng
GIBSI là tập hợp những mô hình bộ phận bao gồm:
- Mô hình thuỷ văn HYDROTEL;
- Mô hình phân giải vật lý có hệ thống viễn thám, hệ thống thông tin địa lý
- Mô hình USLE dùng cho vận chuyển phù sa và xói mòn đất;
- Mô hình lan truyền chất hoá học trong nông nghiệp dựa trên mô hình lan
truyền ni-tơ, phốt-pho, thuốc trừ sâu (sử dụng một mô đun trong mô hình
SWAT);
- Mô hình chất lượng nước QUAL2E, mô hình chất lượng nước để mô phỏng
các yếu tố: + Độ khuyếch tán và keo tụ các chất hoà tan trong nước (chất gây
ô nhiễm); + Sự phát triển loài tảo; + Chu trình của ni-tơ, phốt-pho; + Sự phân

Coliform; + Làm thông khí; + Nhiệt độ của nước;.
Mô hình BASINS được xây dựng bởi Văn phòng Bảo vệ Môi trường (Hoa
Kỳ). Mô hình được xây dựng để đưa ra một công cụ đánh giá tốt hơn và tổng hợp
hơn các nguồn phát thải tập trung và không tập trung trong công tác quản lý chất
lượng nước trên lưu vực. Đây là một mô hình hệ thống phân tích môi trường đa
mục tiêu, có khả năng ứng dụng cho một quốc gia, một vùng để thực hiện các
nghiên cứu về nước bao gồm cả lượng và chất trên lưu vực. Mô hình được xây
dựng để đáp ứng 3 mục tiêu: (1) Thuận tiện trong công tác kiểm soát thông tin
môi trường; (2) Hỗ trợ công tác phân tích hệ thống môi trường; (3) Cung cấp hệ
thống các phương án quản lý lưu vực. Mô hình BASINS là một công cụ hữu ích
trong công tác nghiên cứu về chất và lượng nước. Với nhiều mô đun thành phần
trong hệ thống, thời gian tính toán được rút ngắn hơn, nhiều vấn đề được giải
quyết hơn và các thông tin được quản lý hiệu quả hơn trong mô hình. Với việc sử
dụng GIS, mô hình BASINS thuận tiện hơn trong việc biểu thị và tổ hợp các
thông tin (sử dụng đất, lưu lượng các nguồn thải, lượng nước hồi quy, ) tại bất
kỳ một vị trí nào. Các thành phần của mô hình cho phép người sử dụng có thể

6

xác định ảnh hưởng của lượng phát thải từ các điểm tập trung và không tập
trung. Tổ hợp các mô đun thành phần có thể giúp cho việc phân tích và quản lý
lưu vực theo hướng:
- Xác định và thứ tự ưu tiên các giới hạn về môi trường nước;
- Đặc trưng các nguồn thải và xác định độ lớn cũng như tiềm năng phát
thải.
- Tổ hợp các lượng thải từ các điểm nguồn tập trung và không tập trung
và quá trình vận chuyển trên lưu vực cũng như trên sông.
- Xác định, so sánh giá trị tương đối của các chiến lược kiểm soát ô nhiễm.
- Trình diễn và công bố trước công chúng dưới dạng các bảng biểu, hình vẽ
và bản đồ.
Mô hình BASIN bao gồm các mô hình thành phần sau:
- Mô hình trong sông: QUAL2E, phiên bản 3.2 mô hình chất lượng nước.
- Các mô hình lưu vực: WinHSPF là một mô hình lưu vực dùng để xác
định nồng độ các chất thải từ các nguồn thải tập trung và không tập trung trong
sông; SWAT là một mô hình dựa trên cơ sở vật lý được xây dựng để dự đoán ảnh
hưởng của các hoạt động sử dụng đất trên lưu vực đến chế độ dòng chảy, xác
định lượng bùn cát và các các chất hoá học dùng trong nông nghiệp trên toàn lưu
vực.
- Các mô hình lan truyền: PLOAD, là một mô hình lan truyền chất ô
nhiễm, PLOAD xác định các nguồn thải không tập trung trung bình trong một
khoảng thời gian nhất định.
Các chức năng của mô hình BASIN cho phép người sử dụng có thể trình
diễn, xuất dữ liệu và thực hiện các phân tích theo các mục tiêu khác nhau.
Mô hình BASIN được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, nó thuận tiện trong việc lưu
trữ và phân tích các thông tin môi trường, và có thể sử dụng như là một công cụ
hỗ trợ ra quyết định trong quá trình xây dựng khung quản lý lưu vực.
7


Tính đến thời điểm hiện tại, liên quan đến việc ứng dụng mô hình WEAP
ở các nước trên thế giới có khoảng hơn 30 dự án đánh giá nước ở các quốc gia
trên hầu hết các châu lục bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mexico,
Brazil, Đức, Hàn Quốc, Ghana, Kenya, Nam Phi, Ai Cập, Israel và Oman.

Hình 1. Sơ đồ các nước, vùng lãnh thổ đã và đang ứng dụng mô hình WEAP

1.2.2. Trong nước
Các dự án phát triển nguồn nước những năm 80 chủ yếu của Viện Quy
hoạch thủy lợi dưới dạng các dự án quy hoạch chuyên ngành có liên quan đến
nguồn nước với các tên gọi như quy hoạch thủy lợi; quy hoạch tưới, tiêu; quy
hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước và bảo vệ môi trường, thời kỳ đó việc tính
toán cân bằng nước chủ yếu áp dụng công cụ mô hình MITSIM chạy trên môi
trường DOS. Sau những năm 2000 đặc biệt là sau năm 2002 với sự hỗ trợ nguồn
lực và công nghệ từ các tổ chức nước ngoài, tiêu biểu nhất là tổ chức DANIDA
của Đan Mạch đã hợp tác hỗ trợ thực hiện dự án “Tăng cường năng lực các viện
ngành nước” và đưa bộ công cụ mô hình MIKE do DHI (viện thủy lực Đan
Mạch) phát triển vào ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ ở Việt Nam, từ đó việc tính
toán cân bằng nước ngoài cơ quan đầu mối là Viện Quy hoạch Thủy lợi với kinh
nghiệm và thực tiễn sử dụng mô hình MITSIM cùng với “người dùng mới” từ
các cơ quan thuộc Viện Khoa học Thủy lợi (nay là viện nghiên cứu Thủy lợi);
8

các trường Trường Đại học (tiêu biểu là Đại học Thủy lợi); các Viện nghiên cứu
…vv đã bắt đầu tiếp cận ứng dụng mô hình MIKE BASIN.

Hình 2. Phạm vi và đối tượng các nghiên cứu điển hình và đào tạo từ dự án tăng cường năng
lực các Viện ngành nước (2001-2005)
Gần đây, tham gia vào việc tính toán cân bằng nước trên các lưu vực sông

ở Việt Nam ngoài việc ứng dụng mô hình MITSIM (đã được cải tiến chạy trên
môi trường Window), mô hình MIKE BASIN (đã trở nên phổ biến), mô hình
IQQM (tích hợp trong bộ MRC Toolbox của Ủy hội sông Mêkong quốc tế) thì
còn có thêm mô hình WEAP (do Viện môi trường Stockhom có trụ sở tại Mỹ
phát triển) tham gia vào việc tính toán cân bằng nước và lập kế hoạch sử dụng
nước.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu có thể phân quá trình phát triển thành 2
thời kỳ (i) thời kỳ nghiên cứu cân bằng nước tự nhiên và (ii) cân bằng nước kinh
tế.
a. Cân bằng nước tự nhiên
Các nghiên cứu cân bằng nước tự nhiên được tiến hành từ những năm
1950 đến đầu những năm 1975. Trong thời kỳ này, kế thừa các tiến bộ trong
nghiên cứu qui luật khí tượng khí hậu của thế giới và hệ thống thiết bị quan trắc,
9

ở nước ta mạng lưới quan trắc các đặc trưng khí tượng, thủy văn, hải dương, các
hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, dông, lũ ống, lũ quét, các hệ thống cảnh
báo được thành lập nhằm nghiên cứu cân bằng nước với quy mô toàn lãnh thổ,
miền, các khu vực. Chẳng hạn công trình nghiên cứu của GS. Ngô Đình Tuấn về
chế độ dòng chảy của các sông suối Việt Nam. Tác giả đã đưa ra các khái niệm
làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp. Sự hình
thành dòng chảy trước hết là mối quan hệ giữa mưa và lớp dòng chảy tương ứng
tại cửa ra của lưu vực, mối quan hệ giữa khí hậu và dòng chảy với 2 mùa khí hậu
trong năm dẫn tới việc hình thành 2 mùa dòng chảy tương ứng và tác động của
mặt đệm tới quá trình hình thành dòng chảy. Qua nghiên cứu và tổng kết các tác
giả xếp thứ tự các nhân tố như sau: Hồ ao, đầm lầy, thổ nhưỡng, thảm rừng. Một
trong các đóng góp có giá trị là đưa ra chỉ tiêu phân vùng thủy văn làm cơ sở cho
việc xác lập cán cân nước theo vùng, địa phương và ô thủy văn. Nghiên cứu căn
nguyên quá trình hình thành dòng chảy trên các sông suối nước ta, PTS Nguyễn
Lại đã xuất phát từ các khái niệm về các quá trình thủy văn chịu sự chi phối của

các quá trình synop vĩ mô trên toàn miền Đông Á đồng thời với sự chi phối của
điều kiện mặt đệm với mức độ khác nhau. Trên cơ sở đó xây dựng lý thuyết về
kỳ dòng chảy sông ngòi gió mùa nhiệt đới Việt Nam. Tác giả đã đưa ra chỉ tiêu
phân định kỳ dòng chảy “Đường tần suất dòng chảy của các kỳ kế cận nhau
không được cắt nhau khi vẽ chúng trên cùng hệ tọa độ”. Hai công trình trên thực
sự là các công trình nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu cân bằng
nước ở Việt Nam.
Trong giai đoạn này công cụ chủ yếu nghiên cứu cân bằng nước tự nhiên
là phương pháp tổng hợp địa lý kết hợp với một khối lượng khổng lồ các số liệu
quan trắc về mưa, dòng chảy, bốc hơi. Một loạt các bản đồ hoàn lưu khí quyển,
vùng khí hậu, bản đồ mưa, dòng chảy ra đời là các luận cứ khoa học giúp các nhà
hoạch định chiến lược đưa ra các quyết định chính xác trên phạm vi toàn quốc.
Tuy vậy do việc nghiên cứu còn gắn với địa giới hành chính cũng gây
không ít khó khăn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
10

b. Giai đoạn nghiên cứu cân bằng nước có gắn với bài toán kinh tế nước
Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu về nước ngày càng nhiều và
yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Do vậy việc nghiên cứu nguồn nước được tiến
hành tỉ mỉ hơn. Đó là chương trình nghiên cứu tổng thể về cân bằng nước hệ
thống sông suối Việt Nam (Chương trình KC12), quy hoạch tổng thể đồng bằng
sông Hồng, sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đồng Nai, vùng núi phía Bắc.
Ngoài việc đánh giá tổng lượng, nhiều mô hình toán đã được quan tâm
nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng để dự tính sự thay đổi của nguồn nước ngắn hạn
và dài kỳ. Một loạt các vấn đề như thủy văn - thủy lực hệ thống sông Hồng -
Thái Bình, hệ thống sông Mekông, quy hoạch thủy lợi, hoàn chỉnh các hệ thống
thủy nông đã được tiến hành.
Về nghiên cứu sử dụng nguồn nước các hệ thống tưới, từ những năm 1960
chúng ta đã thành lập một mạng lưới các trạm, trại thí nghiệm ở Hà Nội, các tỉnh
Hà Tây (cũ), Hải Hưng, Thanh Hóa, Nghệ An, và sau năm 1975 là các trạm ở

miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long nhằm nghiên cứu về nhu cầu nước của
cây trồng. Các nghiên cứu không dừng lại ở cây lúa nước mà còn nghiên cứu với
nhiều loại cây trồng cạn và hoa màu.
1.3. Phân bổ, chia sẻ nguồn nƣớc
1.3.1. Ngoài nước
Trên thế giới, từ xa xưa, nguồn nước đã được chia sẻ, phân bổ trên cơ sở
các tiêu chí của xã hội để duy trì cho cộng đồng có nước dùng cho sinh hoạt, vệ
sinh và sản xuất hàng hóa. Các cộng đồng xã hội đã xây dựng cơ sở hạ tầng và các
công trình để duy trì việc chia sẻ này. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội cùng
với sự hiểu biết về phân phối hàng hóa đã nảy sinh các vấn đề mới về chia sẻ
phân bổ nước.
Trong bối cảnh đó, nước dần dần được coi như một thứ hàng hóa và người
ta đã đưa ra những nguyên tắc có thể giúp việc quản lý chia sẻ phân bổ nguồn
nước trên cơ sở coi nước là hàng hóa. Đồng thời, cũng có những nguyên tắc kinh
tế áp dụng trong tình huống thiếu nước. Bên cạnh đó, cũng có các công cụ và giải
11

pháp thực tế hỗ trợ cho việc phân bổ nước trên cơ sở nhu cầu người sử dụng, tính
chí phí thực của nước, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, và thị trường về nước.
Bằng cách đưa ra các hình thức, cơ chế phân bổ thích hợp, cần thiết để đạt được sự
phân bổ tối ưu tài nguyên nước. Có một số tiêu chí thường được dùng để so sánh
các hình thức phân bổ khác nhau, đó là:
Có tính linh hoạt
trong phân bổ cấp nước sao cho nước có thể chuyển từ
việc dùng cho nhu cầu này sang cho nhu cầu khác, chuyển từ nơi này sang nơi
khác mỗi khi có yêu cầu cần thay đổi để có thể đem lại lợi nhuận cao với chi phí
thấp nhất;
Bảo đảm an toàn về quyền sở hữu cho người sử dụng
để họ có thể áp
dụng các biện pháp cần thiết để sử dụng tài nguyên nước một cách có hiệu quả.

Tiêu chí Bảo đảm an toàn không xung đột với tiêu chí Linh hoạt chừng nào nguồn
nước dự trữ vẫn đủ đáp ứng các nhu cầu không định trước;
Có tính đến chi phí cơ hội thực do người sử dụng nước phải trả cho việc
cung cấp tài nguyên nước để cho các nhu cầu khác hoặc các yếu tố khách quan
trở thành yếu tố chủ quan. Điều này cho phép việc phân bổ nước có tính đến nhu
cầu nước cho môi trường với giá trị phi thị trường (chẳng hạn như cấp nước bảo
đảm đời sống thủy sinh). Điều này cũng hướng việc sử dụng TNN tới các hoạt
động có giá trị lợi nhuận cao nhất;
Có khả năng dự báo về kết quả của phương án phân bổ để phương án phân
bổ tốt nhất có thể đem lại giá trị vật chất thực tế và giảm thiểu tính bất định;

Có tính công bằng trong phương án phân bổ thể hiện ở chỗ bất cứ người
nào muốn dùng nước cũng đều có thể có cơ hội kiếm được lợi nhuận như nhau từ
việc sử dụng nước;
Sự chấp nhận của xã hội để phương án phân bổ đạt được các giá trị và
mục tiêu đã đề ra và vì thế được chấp nhận bởi các nhóm lợi ích khác nhau trong
xã hội;
12

Có tính hiệu quả để phương án phân bổ làm thay đổi tình trạng hiện tại
như suy thoái nước dưới đất hay ô nhiễm nước, và vì thế hướng tới mục tiêu
chính sách mong muốn;
Có tính bền vững và khả thi về hành chính để có thể thực hiện cơ chế
phân bổ và cho phép tác động của chính sách luôn được duy trì và phát huy.
Tại một số quốc gia, kinh nghiệm đề xuất các phương pháp, cơ chế phân
bổ chia sẻ nguồn nước như sau [30]
Cơ chế phân bổ trên cơ sở chi phí giá thành: Kinh nghiệm điển hình của
loại này là ở Pháp với việc thiết kế giá bán nước xuất phát từ mục tiêu mà giá bán
phải phản ánh được là: Trong thời kỳ căng thẳng, giá bán nước bao gồm cả chi
phí vận hành cộng với chi phí đầu tư công trình dài hạn; Trong thời kỳ không

căng thẳng, giá bán nước chỉ tính theo chi phí vận hành; Tiết kiệm lượng nước
sử dụng bằng hình thức thu phí môi trường;
Cơ chế điều tiết thông qua thị trƣờng mua bán nƣớc: Kinh nghiệm điển
hình của lọai này có thể thấy ở thị trường mua bán nước ở
Chi Lê; ở Ngân hàng trao đổi nước khi hạn hán ở California (Mỹ); ở Thị trường
trao đổi mua bán nước ngầm ở Ấn Độ; và việc chuyển nước tại các tiểu bang
Niu-Sao-Oel, Nam Úc, Queensland, Victoria của Úc. Hình thức thị trường mua
bán nước, chuyển nước vừa có mặt lợi, vừa có mặt bất lợi. Chẳng hạn như đối
với vùng mua nước, các lợi ích bao gồm làm tăng thu nhập của người dân, bảo vệ
môi trường sinh thái, khôi phục và bảo vệ nguồn nước dưới đất; tuy nhiên, đối với
vùng bán nước, việc bán nước cũng có một số hậu quả như làm xói mòn đất và
tăng lượng người thất nghiệp
Cơ chế phân bổ trên cơ sở nhu cầu ngƣời sử dụng: Cơ chế phân bổ trên
cơ sở nhu cầu của người sử dụng thường được áp dụng trong Hợp tác xã dùng
nước hay các Hội dùng nước. Đây là một hình thức có thể thấy ở nhiều nơi trên
thế giới như bang Utah của Mỹ, vùng Tamil Nadu của Ấn Độ, v.v. Các HTX
dùng nước được hình thành trên cơ sở tự nguyện của những người có nhu cầu
dùng nước. Họ cùng nhau đầu tư xây dựng công trình và tự quản lý, phân bổ nước
13

theo nhu cầu của các thành viên trên cơ sở mức đóng góp đầu tư xây dựng công
trình. Hình thức này có ưu điểm là sử dụng nước có hiệu quả và tránh được xung
đột về sử dụng nguồn nước. Tuy nhiên, các Hợp tác xác dùng nước không có khả
năng đầu tư xây dựng các công trình hồ, đập có quy mô lớn.
Cơ chế phân bổ trên cơ sở khả năng của nguồn nƣớc: Điển hình của
phương pháp pháp bổ này là kinh nghiệm của Trung Quốc trong
việc quản lý lưu vực sông Hoàng Hà. Theo đó, Ủy ban Bảo vệ Sông Hoàng

(YRCC) quản lý, vận hành trực tiếp các vị trí lấy nước và các hồ chứa quan
trọng và phân bổ nguồn nước cho các địa phương trên cơ sở khả năng của nguồn

nước, với việc phân cấp quản lý và chia sẻ trách nhiệm. Cụ thể là, Ủy ban
YRCC cấp phép lượng nước cho mỗi tỉnh hoặc khu tự trị và kiểm tra lưu lượng
nước tại ranh giới các tỉnh.Chính quyền của tỉnh có trách nhiệm đối với lượng
nước được phân bổ và sử dụng lượng nước đó theo quy định của địa phương
mình. Lượng nước phân bổ cho mỗi tỉnh được điều chỉnh tăng hoặc giảm một
trong các tỷ lệ với tổng lưu lượng dòng chảy tự nhiên được dự báo. Lượng nước
tăng thêm hay giảm đi của mỗi tỉnh đó lại được Ủy ban YRCC kiểm soát qua lưu
lượng nước sông tại các vị trí ở ranh giới các tỉnh. Ủy ban YRCC xây dựng kế
hoạch và thực hiện kế hoạch phân bổ hàng năm và hàng tháng.
Phương pháp phân bổ này có sự can thiệp của Nhà nước và cộng đồng
thông qua một ủy ban bảo vệ lưu vực sông và mang tính công bằng đối với các
địa phương. Trong tình huống thiếu nước các địa phương đều phải chịu rủi ro
như nhau và phải chủ động điều chỉnh nhu cầu nước của mình. Việc giám sát
chặt chẽ nguồn nước tại các vị trí thuộc ranh giới vào ra của con sông chảy qua
các tỉnh là một kinh nghiệm tốt có thể áp dụng đối với các lưu vực sông liên tỉnh
ở Việt Nam.
1.3.2. Trong nước
Ở trong nước, đã có một số nghiên cứu về phân bổ nguồn nước trên cơ sở
hiệu ích kinh tế sử dụng nước. Các nghiên cứu này sử dụng công cụ mô hình
GAMS để phân tích các phương án phân bổ nước tối ưu cho các lưu vực sông
14

Đồng Nai, sông Hồng Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, kết quả của các nghiên
cứu này vẫn chưa được pháp quy hóa và chưa được ứng dụng trong thực tế.
1.3.3. Cơ sở, nguyên tắc phân bổ chia sẻ nguồn nước
Xét về hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành gồm Luật, Nghị định,
Thông tư thì hiện có 3 văn bản pháp lý quy định về vấn đề chia sẻ nguồn nước,
đó là:
- Luật Tài nguyên nước năm 1998,
- Nghị Định 179/1999 – hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước, và

- Nghị định 149/2004 – Quy định cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên
nước và xả nước thải vào nguồn.
Những văn bản này quy định như sau:
1. Về thiết lập các yêu cầu chung về điều hoà và phân phối nước: Phù hợp
với “khả năng thực tế” của nguồn nước (Điều 20 – Luật tài nguyên nước),
2. Về đảm bảo sử dụng bền vững và không làm suy giảm nguồn nước:
Đảm bảo tính “công bằng và hợp lý” (Điều 20 – Luật tài nguyên nước), và Thống
nhất với các quy hoạch lưu vực sông (Luật tài nguyên nước)
Về việc cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, những văn bản này
quy định:
- Yêu cầu tất cả những người sử dụng nước với quy mô lớn hơn phải có
giấy phép – và do đó trao quyền sử dụng những giấy phép này để điều hoà hầu
hết việc khai thác và sử dụng nước (Luật tài nguyên nước, điều 24),
- Miễn đăng ký cấp phép cho các trường hợp sử dụng nước phạm vi hộ gia
đình và phi lợi nhuận, (Luật tài nguyên nước, điều 24) và cho phép Ủy ban nhân
dân địa phương, dưới sự hướng dẫn của Bộ quy định mức miễn đăng ký cấp phép
quy mô hộ gia đình với trường hợp của riêng từng nguồn nước (Nghị định
179/1999/NĐ-CP, điều 10)
15

- Yêu cầu việc cấp phép phải trên cơ sở khả năng thực của nguồn nước,
tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu sử dụng nước và đề xuất của các cơ quan quản lý
(Nghị định 179/1999, điều 9),
- Cho phép nhà nước sửa đổi giấy phép (Nghị định 149/2004 điều 8 và 13)
hoặc chủ ở hữu giấy phép yêu cầu được sửa đổi (Nghị định 149/2004 điều 17.5),

- Quy định việc thu hồi hoặc đình chỉ giấy phép nếu chúng không được sử
dụng trong thời gian 12 tháng (Nghị định 179/1999 điều 5 và Nghị định
149/2004 điều 10)
Quy định việc đình chỉ giấy phép nếu chúng bị chuyển nhượng (Nghị định

149/2004 điều 9)
Về ưu tiên trong cấp nước, những văn bản này quy định:
- Ưu tiên cao nhất cho cấp nước sinh hoạt trên mọi mục đích sử dụng khác
(Luật tài nguyên nước điều 20) và cung cấp thẩm quyền ưu tiên cấp nước trong
thời gian hạn hán (Nghị định 179/1999 điều 7.2), nhưng không có hướng dẫn rõ
ràng về quan hệ giữa các ưu tiên hoặc mục đích sử dụng được chọn nào, nếu có,
được ưu tiên hơn những mục đích sử dụng khác
Về quy hoạch kinh tế-xã hội, những văn bản này quy định:
- Các quy hoạch phải được điều chỉnh để phù hợp với khả năng của nguồn
nước (Nghị định 179/1999 điều 7.1);
- Ngoài ra, việc cấp phép phải dựa trên cơ sở các chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội (Nghị định 149/2004 điều 5);
Các luật và nghị định do vậy cung cấp cơ sở cho việc xây dựng và thực thi
các hệ thống chia sẻ nước ở tất cả các nguồn nước. Luật và nghị định cũng nhận
diện được một số vấn đề cơ bản, như yêu cầu phải xác định các ưu tiên trong cấp
nước nhằm đối phó với tình trạng thiếu nước nhưng trong tình hình thực tế lại
không giải quyết đầy đủ các vấn đề. Và có thể nói rằng trong tình hình hiện tại
xem xét về vấn đề phân bổ chia sẻ nguồn nước trên lưu vực ở trong nước mới chỉ
16

được quan tâm trong vòng 5 năm trở lại đây và ở giai đoạn bước đầu nghiên cứu
phương pháp luận.
Nghiên cứu về vấn đề này ở ngoài nước cũng đã và đang có những chương
trình, dự án nghiên cứu thí điểm để tìm cách xây dựng và đưa ra bộ công cụ và
hướng dẫn thực hành tốt nhất cho việc chia sẻ nước trên một lưu vực sông, trên
một vùng hay thậm chí trên các lưu vực sông quốc tế với vấn đề chia sẻ nguồn
nước xuyên biên giới.
Các nguyên tắc và mục tiêu chính nêu trong Luật Tài nguyên nước và các
nghị định liên quan về chia sẻ nước có thể được hiểu như sau:
Nguyên tắc 1: sử dụng nước cần bền vững và không làm thoái hoá nguồn

nước;
Nguyên tắc 2: nước cho sinh hoạt được ưu tiên trên hết;
Nguyên tắc 3: khai thác sử dụng nước không được vượt quá “trữ lượng
thực” của nguồn nước, và
Nguyên tắc 4: chia sẻ, phân bổ nguồn nước phải đảm bảo “công bằng và
hợp lý”.
Yêu cầu về quản lý “công bằng và hợp lý” bao gồm rất nhiều vấn đề. Một
trong số đó là nên quản lý các hệ thống thế nào để đảm bảo các yêu cầu về ưu
tiên cấp nước hay mục tiêu ổn định lâu dài trong cấp nước đặc biệt là trong các
tình huống thiếu nước, thời kỳ hạn … về vấn đề này Điều 7.2, Nghị định
179/1999 quy định “Khi có hạn hán … cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên
nước … thực hiện việc điều hoà và phân phối tài nguyên nước theo các nguyên
tắc:
- Đảm bảo chủ động nước cho sinh hoạt với định mức tối thiểu;
- Đảm bảo nhu cầu nước cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng
thuỷ, hải sản;
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho các cơ sở công nghiệp và cơ sở nghiên
cứu khoa học quan trọng;
17

- Đảm bảo nước phục vụ cho chương trình an ninh lương thực và cây trồng
có giá trị kinh tế cao;
- Đảm bảo chi các mục đích khai thác và sử dụng nước khác.
Vấn đề đặt ra là những quy định thứ tự ưu tiên trên cần cụ thể hơn để có
thể dựa vào đó đưa ra các quyết định về chia sẻ nước. Chẳng hạn như cần làm rõ
thế nào là một “cơ sở công nghiệp quan trọng”, “cây trồng có giá trị kinh tế cao”
và “cung cấp đủ”? Liệu các nhu cầu về nước sẽ được xác định trước hay chỉ khi
xảy ra khan hiếm nước.

Hình 3. Các nhân tố của một hệ thống chia sẻ tổng hợp TNN


Cơ cấu pháp lý và thể chế
Các quy tắc chia sẻ nước cụ
thể cho LVS, tiểu LVS sông
hay tầng nước ngầm:
Ø Mục tiêu và Ưu tiên
Ø Quy tắc chia sẻ và các giải
pháp thực hiện khác
“Quy hoạch” Lưu vực sông
Ø Quy hoạch chính thức quy
định trong luật, hoặc quá
trình quy hoạch khác
không quy định trong luật
nhằm thông báo các quyết
định về quy tắc chia sẻ
nước
Ø Các quyết định cân nhắc
giữa các mục đích sử dụng
nước cạnh tranh
Các nguyên tắc chính sách
và các mục tiêu về chia sẻ
Quá trình thực hiện
Ø Cấp phép
Ø Vận hành hệ thống cấp nước
Ø Quản lý việc khai thác
Các hướng dẫn xây dựng cơ
chế chia sẻ nước đảm bảo các
nguyên tắc và mục tiêu
Giám sát tính hiệu quả &
Đánh giá các quy tắc và/hoặc hướng dẫn

Môi trường pháp lý phù hợp
Các hợp phần chính trong một
hệ thống chia sẻ nước
18


Hình 4. Các hợp phần của một hệ thống cấp nước mặt

1.4. Gới thiệu về lƣu vực sông Vệ
Sông Vệ - 1200m, có
toạ độ địa lý là 14032’25” vĩ độ Bắc, 108037’4” kinh độ Đông, vị trí trạm An
Chỉ có toạ độ
-
g Ngãi).
Lưu vực sông Vệ có tổng diện tích là 1260 km
2
. Dòng chính sông dài 91
km bắt nguồn từ Nước Vo ở độ cao 1070m và đổ ra biển Đông tại Long Khê.
Mật độ sông suối trong lưu vực đạt 0,79km/km2 với tổng chiều dài toàn bộ sông
suối là 995 km. Độ dốc bình quân lưu vực khoảng 19,9%. Hệ thống sông Vệ có 5
phụ lưu cấp I có chiều dài lớn hơn 10 km phát triển mạnh về bờ trái. Diện tích bờ
trái lớn gấp 1,63 lần diện tích bờ phải, nhưng tổng chiều dài sông suối bờ trái lớn
gấp 3,5 lần bờ phải [7],[8].

×