Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

báo cáo nghiên cứu khoa học ''''''''ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.58 KB, 12 trang )

47

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP
SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
Huỳnh Văn Chương

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Ngô Hữu Hoạnh
Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung, Bộ NN&PTNT
TÓM TẮT
Việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm
thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của
người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và
phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật
chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các
nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn sau
khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hoá
nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử
dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu
hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất.
Từ khóa: Chuyển đổi đất đai, thu hồi đất, thu nhập, sinh kế, việc làm.

1. Đặt vấn đề
Vấn đề sinh kế của người dân sau thu hồi đất nông nghiệp không phải là đề tài
mới nhưng có ý nghĩa thực tiễn cao, đang là vấn đề quan tâm của các địa phương trong
phạm vi cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp
bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng và số


người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày càng gia tăng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 năm, từ năm
2001 đến năm 2007, diện tích đất nông nghiệp cả nước giảm 500 nghìn ha, riêng năm
2007 mất 120 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm tại các vùng đồng
bằng, ven các đô thị do xây dựng công nghiệp và đô thị. Đất trồng lúa năm 2000 có 4,47
triệu ha, nhưng đến năm 2006 chỉ còn 4,13 triệu ha, giảm 316 nghìn ha, trung bình mỗi
năm giảm 50 nghìn ha (Nguyễn Minh Hoài, 2008). Tuy đất nông nghiệp là nguồn vốn
tài nguyên tạo sinh kế chính của người dân bị thu hồi nhưng đại đa số lao động nông
48

nghiệp vẫn bám víu vào diện tích đất ít ỏi còn lại do khó khăn trong tìm kiếm việc làm
mới và với trình độ tay nghề để chuyển đổi công việc không dễ dàng. Tính đến 31-12-
2006, ở 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bị thu hồi đất nhiều nhất đã giải quyết
được việc làm cho 22,3 vạn lao động, bằng khoảng 28% tổng số lao động mất việc làm
(Hà Nội: 25.000 người, Hà Tây: 21.756 người, Hà Tĩnh: 29.068 người, Quảng Nam:
21.517, Đồng Nai: 69.670 người). Thực tế chỉ có 6% số lao động bị thu hồi đất chuyển
sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 9% chuyển sang làm dịch vụ…, còn
tới 60% vẫn tiếp tục làm nông nghiệp (Bùi Ngọc Thanh, 2009).
Khi thu hồi đất, Nhà nước có chính sách bồi thường thiệt hại về đất, hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống và thực tế là có những hộ có thu nhập cao
hơn so với trước khi thu hồi đất, nhưng vẫn có một số hộ dân vẫn khó khăn trong việc
tạo lập sinh kế của mình. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi về các
nguồn vốn tạo sinh kế của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp tại một số
phường của ngoại ô của thành phố Hội An để thấy được ảnh hưởng của việc chuyển đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất và làm cơ sở cho việc
đề xuất những giải pháp hợp lý để phát triển ổn định và bền vững sau khi nhà nước thu
hồi đất ở những vùng khác có điều kiện tương tự.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mô tả vùng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại phường Cẩm Châu và phường Thanh Hà thuộc

thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (xem hình 1). Đây là hai phường có diện tích đất
nông nghiệp lớn và trong thời gian qua là những địa phương ở thành phố Hội An có
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất và điển hình cho quá trình đô thị hoá tại
thành phố Hội An.

Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu
49

2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập có chọn lọc các thông tin, dữ liệu sẵn có về quá trình thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn hộ nông dân có đất bị thu hồi bằng bảng
câu hỏi phỏng vấn sâu. Chúng tôi lựa chọn điều tra các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án
xây dựng cụm công nghiệp – đô thị - dịch vụ Thanh Hà, dự án đường Trường Chinh
(đường dẫn vào cụm công nghiệp – đô thị - dịch vụ) tại phường Thanh Hà; dự án xây
dựng đường dẫn cầu Cửa Đại và dự án xây dựng Trường Trung học cơ sở Cẩm Châu tại
Phường Cẩm Châu. Phân các hộ điều tra thành 3 nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị
thu hồi khác nhau:
 Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp
 Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp
 Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 70% đất nông nghiệp trở lên.
Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu được soạn thảo sẵn trên phiếu điều tra. Phiếu điều
tra được xây dựng gồm 5 phần, phần I thu thập thông tin chung của hộ gia đình gồm tên,
tuổi, địa chỉ của chủ hộ; nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa và chuyên môn. Phần II
và III của phiếu điều tra nhằm thu thập về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, tài sản của
hộ trước và sau thu hồi đất. Phần IV của phiếu được xây dựng để điều tra thông tin về
thu nhập trước và sau thời điểm thu hồi đất, việc sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ
của các hộ. Phần V của phiếu điều tra là ý kiến và đề xuất của hộ về chính sách thu hồi

đất, bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm của Nhà nước khi thu hồi.
2.2.3. Phương pháp luận trong nghiên cứu
Khung sinh kế bền vững là một công cụ giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết về
đời sống, đặc biệt là các sinh kế của người nghèo. Nó xuất phát từ phân tích của
Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối quan hệ với nạn đói và đói nghèo,
gần đây được Cục Phát triển Quốc tế Anh (DFID) và một số học giả cùng với các cơ
quan phát triển ứng dụng rộng rãi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào lý thuyết về
khung sinh kế bền vững (sustainable livelihoods framework) để phân tích sự thay đổi
khả năng tiếp cận các nguồn vốn tạo sinh kế, tác động của sự thay đổi này đến sinh kế
của các hộ nông dân ở Việt Nam trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị
hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.
50


Hình 2. Khung nghiên cứu sinh kế bền vững của người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi
Nguồn: Phỏng theo khung sinh kế bền vững của DFID, 1999.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra
Cũng như đặc trưng chung của người nông dân Việt Nam, người nông dân ở Hội
An cần cù chịu khó nhưng lại hạn chế về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.
Chính đối tượng này gặp nhiều khó khăn về sinh kế trong quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa, chuyển đổi đất đai và thu hồi đất.
Trong tổng số 68 hộ điều tra, tuổi đời bình quân của chủ hộ khá cao, 63,6 tuổi;
đa số chủ hộ gia đình là nam giới, chiếm 79,4%. Theo số liệu điều tra nông hộ sau khi
thu hồi đất, bình quân nhân khẩu của hộ gia đình từ 5,0 đến 5,6 người/hộ, bình quân lao
động trên hộ gia đình là 3,5 lao động, trong đó, lao động nông nghiệp bình quân là 1,6
lao động/hộ. Sau thu hồi đất, bình quân lao động nông nghiệp chiếm chưa tới 50% số
lao động của các nhóm hộ. Có tới 85,7% chủ hộ chưa tốt nghiệp phổ thông trung học,
100% chủ hộ chưa có bằng cấp về chuyên môn (Bảng 1).
Đa số lao động có độ tuổi khá cao, lao động nông nghiệp có độ tuổi trên 35 đối

với nữ, trên 40 đối với nam, chiếm tới 62,9%. Lao động nông nghiệp độ tuổi từ 15-18
(độ tuổi đi học) chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6,5%. Đây là một trong những lý do khiến rất ít
lao động nông nghiệp theo học để chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất.
Bảng 1. Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất.
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
1. Số hộ điều tra Hộ 11 30 27
2. Tuổi bình quân Tuổi 63.1 66.3 61.4
3. Trình độ văn hóa

51

- Cấp 1 % 44,4 39,1 36,0
- Cấp 2 % 33,3 21,7 36,0
- Cấp 3 % 22,2 39,1 28,0
4 Trình độ chuyên môn % 0 0 0
5. Bình quân nhân khẩu Người 5,0 5,6 5,2
6. Lao động
- Lao động/hộ Lao động 2,9 3,8 3,4
- Lao đông nông nghiệp/hộ Lao động 1,3 1,8 1,5
Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của các nhóm lao động giảm nhanh
theo các độ tuổi, trong khi lao động ở độ tuổi từ 15-18 có 72,7% đang theo học tại các
trường phổ thông, dạy nghề, trung cấp cao đẳng và đại học thì lao động ở độ tuổi từ 18
đến 35 (nữ), 40 (nam) chỉ có 11,5% và không ai đi học ở độ tuổi trên 35 (nữ), 40 (nam).
Như vậy, thực tế cho thấy rằng, đa số chủ hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi đều
lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp. Lao động lớn tuổi chiếm đa số và ít người được học
hành nhưng đối tượng này lại là những người phải gánh vác trách nhiệm quan trọng
trong việc đảm bảo sinh kế của hộ, là những lao động chính tạo thu nhập cho hộ.
3.2. Sự thay đổi về sinh kế của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp
Đối với người nông dân thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, khi mất
đất tức là mất đi công cụ, phương tiện để đảm bảo đời sống, tức là họ chịu một cú sốc

rất lớn. Ngoài ra, hoàn cảnh của họ cũng có nhiều thay đổi như nhận được khoản tiền
bồi thường, hỗ trợ; các nguồn vốn sinh kế khác thay đổi, người dân phải lựa chọn hoạt
động nào để đảm bảo sinh kế, những tác động từ chính sách của Nhà nước, kết quả dẫn
đến đầu ra sinh kế của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp thay đổi như thế nào so với
trước thu hồi đất. Sau đây chúng ta xem xét sự thay đổi các nguồn vốn tạo sinh kế của
họ để thấy được ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người nông dân.
3.2.1. Thay đổi về diện tích đất nông nghiệp (thuộc nguồn vốn tự nhiên)
Bảng 2. Diện tích đất nông nghiệp bình quân của các nhóm hộ
ĐVT: m
2
Chỉ tiêu
Trước thu hồi
(Năm 2004)
Sau thu hồi
(Năm 2009)
So sánh 2009/2004
(+/-) (%)
1. Nhóm 1 3263,4 2465,6 -797,8 -24,4
2. Nhóm 2 3617,1 1536,4 -2080,6 -57,5
3. Nhóm 3 3332,0 525,0 -2807,0 -84,2
52

Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất nông nghiệp của các nhóm hộ giảm đáng
kể do bị thu hồi đất. Trong đó, nhóm 1 có diện tích bình quân bị thu hồi là 24,4% diện
tích được giao của hộ, tương ứng là 797,8m
2
, nhóm 2 giảm 57,5% và 2.080,6m
2

nhóm 3 diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân lên tới 84,2% diện tích đất nông

nghiệp của hộ, tương ứng là 2.807m
2
(Bảng 2).
Bình quân diện tích đất nông nghiệp sau thu hồi đất của các nhóm hộ giảm, dẫn
đến bình quân diện tích đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp giảm đáng kể trong
các nhóm. Trong đó, đặc biệt là nhóm 3, diện tích đất nông nghiệp bình quân từ
2.438,1m
2
/lao động nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 384,1m
2
/lao động nông nghiệp,
điều đó cho thấy phương tiện sinh kế quan trọng của hộ nông dân giảm xuống đáng kể
sau thu hồi đất, đây thực sự là một cú sốc lớn đối với họ (Hình 3).
2564.1
1713.3
2438.1
1937.3
727.8
384.1
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Trước thu hồi
Sau thu hồi
Hình 3. Bình quân đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp trước và sau thu hồi đất

Hiện tại, trên địa bàn Hội An nói chung và khu vực điều tra nói riêng còn rất ít
quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì
phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền (chỉ 1 trường
hợp thuộc dự án xây dựng trường phổ thông cơ sở Cẩm Châu hộ nhu cầu và được bồi
thường bằng đất để sản xuất). Cùng với bồi thường thiệt hại, việc hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp cũng được thực hiện bằng tiền. Mặt khác, đa số người dân đều muốn được
bồi thường, hỗ trợ theo hình thức này vì với người nông dân có một khoản tiền mặt lớn
là ước mơ của họ. Do vậy, đại đa số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đều được bồi thường
và hỗ trợ bằng tiền.
Như vậy, nguồn vốn tự nhiên (đất đai) được chuyển thành nguồn vốn tài chính.
Trước đây, đất đai là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân, bây giờ
chuyển thành một khoản tiền. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn vốn này phải được hộ
dân sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất tạo nguồn thu nhập hoặc học nghề để chuyển
đổi nghề nghiệp (vốn con người). Còn nếu sử dụng số tiền này vào mục đích xây dựng
nhà cửa, mua sắm tài sản (vốn vật chất) và các mục đích khác thì sinh kế của người dân
về lâu dài sẽ khó khăn. Khi sinh kế khó khăn họ sẽ bị hạn chế trong việc học hành,
53

khám chữa bệnh, tiếp cận thông tin… Tức là khi đất nông nghiệp của người nông dân bị
thu hồi, họ có thể còn bị mất đi cơ hội để phát triển bản thân, gia đình cũng như tiếp cận
xã hội.
3.2.2. Thay đổi về nguồn vốn tài chính
Do có sự thay đổi về nguồn vốn đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ
nông dân nên dẫn đến thay đổi về lao động và thu nhập của hộ. Theo kết quả điều tra, có
đến 60,71% số hộ có thu nhập tăng, 4,41% số hộ có thu nhập không đổi và 35,39% số
hộ có thu nhập giảm so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp. Nhóm 1 với diện tích thu
hồi dưới 30% có thu nhập sau thu hồi hầu như không đổi. Trong khi nhóm 2 và nhóm 3
có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn thì thu nhập sau khi thu hồi tăng so với trước
khi bị thu hồi đất, nguồn thu nhập phần lớn từ hoạt động phi nông nghiệp. Điều này
chứng tỏ sau thu hồi đất, có sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao động phi

nông nghiệp. Ngoài ra có một số hộ dùng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ gửi ngân hàng
đã thu được tiền lãi hàng tháng ổn định.
Về các nguồn thu nhập trước và sau thu hồi đất có sự thay đổi đáng kể. Trước
thu hồi đất, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp
trong tổng thu nhập của các nhóm l, 2 và 3 lần lượt là 62%, 81,1% và 64,4%. Sau thu
hồi đất, nguồn thu nhập này của các nhóm hộ giảm xuống đáng kể, tương ứng là 45,4%,
45,1% và 32,2% (Hình 4).

Hình 4. Tỷ lệ các nguồn thu nhập của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất
Dễ nhận thấy rằng nhóm 3 có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất nên thu
nhập từ sản xuất nông nghiệp cũng giảm xuống nhiều nhất. Trong các nguồn thu nhập
từ hoạt động phi nông nghiệp thu nhập từ lao động tự do tăng mạnh nhất, đặc biệt là ở
nhóm 3, tức nhóm có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất. Điều này phản ánh đúng
thực trạng sau thu hồi đất, một số lượng lớn lao động chưa thể tìm kiếm được ngành
54

nghề ổn định đã chuyển sang lao động tự do. Nguồn thu nhập từ hoạt động này thứ yếu
trước khi thu hồi đất đã trở thành nguồn thu chủ yếu cho các hộ chỉ sau sản xuất nông
nghiệp. Thực tế điều tra cho thấy rằng, nhiều người có thu nhập từ lao động tự do cao
hơn so với sản xuất nông nghiệp trước đây, tuy nhiên, nguồn thu này rất bấp bênh,
thường khó khăn trong tìm kiếm việc làm vào mùa mưa. Hơn nữa, thu nhập bằng tiền
mặt hàng ngày nên cũng dễ tiêu xài, khó tiết kiệm và một lý do mà họ đưa ra là chi tiêu
tăng cao do phải mua nhiều thứ hơn trước đây còn đất nông nghiệp bản thân gia đình từ
sản xuất được.
3.2.3. Thay đổi về nguồn vốn xã hội khác
Khi thu hồi đất để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đã làm tăng
cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên
cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp được xây dựng tạo cơ hội
việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân
Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức

sinh kế của họ. Các hình thức sản xuất mới trong chăn nuôi và trồng trọt thường không
dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, điều
kiện sản xuất của người dân.
Cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ
hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi sinh kế của mình. Khi bị thu hồi
đất, 100% hộ gia đình đều nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có
rất ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề. Theo kết quả điều tra thể hiện ở
Hình 5 thì chỉ có 4,4% số hộ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đầu tư cho việc học nghề và
cho con em đi học. Phần lớn số hộ đều sử dụng nguồn vốn này để đầu tư xây dựng nhà
cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến
không bền vững cho sinh kế người dân. Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực
hiện phương án bồi thường, hỗ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát
với điều kiện từng địa phương cụ thể.
Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đó là khi bị mất đất nông
nghiệp, tính tương trợ, tình cảm nông thôn bị hạn chế. Trong cộng đồng người nông dân,
người dân tương trợ nhau dưới hình thức như đổi công trong mùa vụ sản xuất. Hơn nữa,
những hộ nông dân không đủ tư liệu sản xuất, nguồn vốn, lương thực thực phẩm nên có
thể vay mượn của nhau. Khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp
xúc, tương trợ nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng
nghĩa xóm” sẽ dần dần mất đi. Một thực trạng xảy ra làm không ít người dân lo lắng là
khi thiếu đất sản xuất dẫn đến thời gian rãnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các
khoản bồi thường, hỗ trợ và thu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho
các tệ nạn xã hội như say bia rượu, nạn cờ bạc gia tăng.
55


Hình 5. Tỷ lệ hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích
Như vậy, khi thu hồi đất nông nghiệp đã tạo cơ hội phát triển nguồn vốn xã hội
cho người nông dân. Tuy nhiên, rất ít người dân nắm bắt cơ hội này để cải thiện năng
lực bản thân, phát triển sinh kế. Bên cạnh chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng đô

thị, phát triển kinh tế, nhiều người dân lo lắng tác động tiêu cực của nó là làm phai nhạt
tình cảm nông thôn; là tiền đề gia tăng các tệ nạn xã hội, bất ổn cuộc sống gia đình.
3.2.4. Thay đổi về nguồn vốn vật chất
Kiên cố hóa nhà cửa và những tiện nghi, đồ dùng gia đình là một trong những
tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này không phải lúc nào
cũng phản ánh đúng thực trạng về mức sống. Sau thu hồi đất tỷ lệ kiên cố nhà cửa tăng
lên đáng kể so với trước khi thu hồi đất, trong khi nhà tạm và nhà cấp 4 xây dựng lâu
năm giảm xuống (Hình 6).
ĐVT: %

Hình 6. Các loại nhà của người dân trước và sau khi thu hồi đất
Kết quả khảo sát cho thấy đồ dùng sinh hoạt cũng được các hộ dân đầu tư mua
sắm. Thực tế, sau thu hồi đất người dân đầu tư mua sắm những đồ dùng sinh hoạt hiện
đại như điện thoại (chủ yếu điện thoại di động), máy vi tính, tủ lạnh tăng cao (Hình 7).
Xây
nhà

Ch
ữa
bệnh

H
ọc
hành

Mua
sắm
tài
sản
S


n
xuất
Chi
tiêu
hàng
ngày
G
ửi
tiết
kiệm

Khác


56


Hình 7. Đồ dùng gia đình trước và sau khi thu hồi đất
Như vậy, thực trạng cho thấy nguồn vốn tài sản cá nhân có sự tăng lên đáng kể
sau khi thu hồi đất, tuy nhiên, cũng không thể khẳng định mức sống người dân được cải
thiện tích cực do tác động của việc thu hồi đất, nhưng người dân có khoản tiền lớn từ
bồi thường hỗ trợ để đầu tư mua sắm là điều không thể phủ nhận. Như vậy, có sự luân
chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất, tuy nhiên, nguồn vốn vật chất
này đa số là phương tiện sinh hoạt mà không phải là phương tiện sản xuất.
Về nguồn vốn vật chất dùng chung cả cộng đồng như hệ thống đường giao thông,
cấp nước, cấp điện, hệ thống trường học và cơ sở khám chữa bệnh có sự chuyển biến
đáng kể sau thu hồi đất, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuận lợi và hiệu quả hơn
trong các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, cải thiện điều kiện giao lưu với môi
trường bên ngoài.

3.2.5. Thay đổi về nguồn vốn con người
Thu hồi đất để thực hiện chuyển đổi đất đai người dân được nhận một khoản tiền
bồi thường, được hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp, đây là cơ hội cho người dân phát
triển nguồn vốn con người. Hệ thống trường học các cấp được xây dựng, sửa chữa ngày
càng khang trang hơn, người dân còn nguồn tiền từ bồi thường thiệt hại, hỗ trợ học nghề
để chuyển đổi nghề nghiệp để đầu tư cho học tập.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra chỉ có 4,4% hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường,
hỗ trợ vào việc học nghề, cho con học hành. Khi phỏng vấn thì nhiều người cho biết
nguyên nhân của việc ít người chủ động học nghề là do tuổi cao, ít thông tin hướng
nghiệp, tìm kiếm nơi làm việc khó khăn. Tỷ lệ đi học của các nhóm lao động giảm
mạnh theo độ tuổi, lao động trong độ tuổi 15-18 có tỷ lệ đi học khá cao 72,7%, tỷ lệ này
giảm xuống 11,5% đối với lứa tuổi từ 18 đến 35 (nữ) và 40 (nam). Lao động trên 35 đối
với nữ, 40 đối với nam không có ai theo học. Họ hiểu rằng trong tình hình đô thị hóa,
công nghiệp ngày càng phát triển như hiện nay muốn có việc làm thì phải có trình độ
tay nghề và bằng cấp, tuy nhiên, hạn chế lớn nhất mà là do tuổi cao, khó khăn trong việc
theo học. Do đó, họ đầu tư cho con em theo học, còn bản thân người lớn tuổi (trên 35-
Xe máy

Ti vi

Tủ lạnh

Bếp
ga
Vi
tính
Điện
thoại

57


40 tuổi) khi mất đất nông nghiệp cách đơn giản nhất mà họ lựa chọn là làm thuê tự do.
Từ thực tế đó, khi nhà nước thu hồi đất số lao động nông nghiệp nhiều nhất chuyển sang
lao động tự do. Trước thu hồi đất, bình quân lao động nông nghiệp là 3,0/hộ, sau thu hồi
đất, bình quân chỉ còn 1,6 lao động/hộ. Lao động nông nghiệp trước khi chuyển đổi đất
đai của các nhóm 1, 2 và 3 lần lượt là 63,9%, 83,6% và 74,6% đã giảm xuống đáng kể
lần lượt là 46,7%, 51% và 44,5% sau thu hồi đất. Lao động phi nông nghiệp tăng mạnh
nhất là lao động tự do, trước thu hồi đất tỷ lệ lao động tự do của các nhóm từ 3,4% -
11% thì sau thu hồi đất tỷ lệ này của các nhóm 1, 2 và 3 lần lượt là 23,3%, 21,9% và
23,6% (Hình 8).

Hình 8. Thay đổi về tỷ lệ lao động sau khi thị hồi đất
Đối với nhóm 3 là nhóm bị thu hồi bình quân gần 87% diện tích đất nông nghiệp
nhưng có tới 44,5% lao động vẫn giữ nguyên nghề cũ là sản xuất nông nghiệp. Phần lớn
những lao động này đã lớn tuổi không thể tìm kiếm việc làm vì lý do sức khỏe, họ đành
phải bám víu trên diện tích đất nông nghiệp ít ỏi còn lại.
4. Kết luận
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá,
phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia. Việt
Nam không phải là ngoại lệ và tại địa bàn nghiên cứu cũng rất điển hình cho quá trình
chuyển đổi đất đai này. Nhà nước cả ở cấp trung ương và ở cấp địa phương đã và đang
có nhiều chính sách nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp
nhưng thực tế vẫn có nhiều vấn đề cần giải quyết.
Nhiều hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu có thu nhập cao
hơn trước khi thu hồi đất, nguồn vốn về vật chất được cải thiện đáng kể, tuy nhiên nhiều
người lo lắng về việc tạo nguồn sinh kế lâu dài vì các nguồn thu nhập còn bếp bênh do
việc làm không ổn định, cuộc sống xáo trộn, phai nhạt tình cảm nông thôn, ô nhiễm môi
trường.
Khi thu hồi đất, người dân nhận được bồi thường, hỗ trợ đều bằng tiền mặt. Đa
số người dân không sử dụng nguồn vốn vào mục đích đầu tư sản xuất và học nghề để


58

chuyển đổi nghề nghiệp nên dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Do đó, cần có
giải pháp từ các cơ quan Nhà nước để việc sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ hiệu
quả hơn nhằm đảm bảo sinh kế bền vững lâu dài cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Andrew Barnett. The Sustainable Livelihoods Framework, energy and poverty. EASE
newsletter, No 4, 2005.
[2]. DFID. Sustainable livelihoods guidance sheets, 1999.
[3]. Tim Hanstad, Robin Nielsen and Jeifer Brown, Land and livelihoods. Making land
rights real for India’s rural poor, Food and Agriculture organization of the United
nations (FAO), 2004.
[4]. Nguyễn Minh Hoài. Ổn định đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Tạp chí Cộng sản, 790, 2008.
[5]. Bùi Ngọc Thanh. Việc làm cho hộ nông dân thiếu đất sản xuất - vấn đề và giải pháp.
Tạp chí Cộng sản (chuyên đề cơ sở), 26, 2009.
[6]. Nguyen Van Suu. Industrialization and Urbanization in Vietnam: How Appropriation
of Agricultural Land Use Rights Transformed Farmers’ Livelihoods in a Peri-Urban
Hanoi Village?. Final Report of an East Asian Development Network (EADN)
Individual Research Grant Project, EADN working paper, 38, 2009.

INFLUENCE OF CONVERTING AGRICULTURAL LAND INTO NON-
AGRICULTURAL LAND ON FARMERS' LIVELIHOODS IN HOI AN CITY,
QUANG NAM PROVINCE
Huynh Van Chuong

College of Agriculture and Forestry, Hue University
Ngo Huu Hoanh
College of Technology - Economics and Water Resources at Central, MARD

SUMMARY
That the State recovers agricultural land to convert into non-agricultural land have
chaned the land resources creating livelihoods and this is really a shock disturbing the lives of
farmers. Resources to create livelihoods for each circulation, through investigation and analysis
indicate that the assets of farmers land converted into financial capital and physical capital, few
cases turn into social capital development and human capital resources in groups to create
livelihoods. The research shows that although many households have higher income after land
conversion from agricultural to non-agricultural land to promote the process of urbanization,
people do not feel secure because their income is not stable and they are likely to face
uncertainties in life. Research results also show that the solution should be more specific on job
creation, consultancy funded compensation and assistance for compensation and resettlement of
the people with land recovered by the State so that they can obtain sustainable livelihoods after
land acquisition.

×