Nghiên cứu khoa học
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SUY THOÁI
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU
NGUỒN CHO LƯU VỰC SÔNG
THẠCH HÃN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
.
1
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SUY THOÁI CỦA RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN CHO LƯU VỰC SÔNG
THẠCH HÃN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
PGS.TS. Ngô Đình Quế & CTV
Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT
Trên cơ sở các tiêu chí xác định rừng phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN) bị suy thoái nghiêm
trọng được Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng xây dựng đã áp dụng thử nghiệm
cho vùng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị. Kết quả đã xây dựng được bản đồ
phân cấp RPHĐN suy thoái với 4 cấp khác nhau. Đề tài đã đánh giá được những đặc trưng và
nguyên nhân suy thoái từ đó đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, cơ chế chính sách, khoa học
công nghệ nhằm phục hồi và phát triển RPHĐN bền vững.
Từ khoá: Rừng phòng hộ đầu nguồn, suy thoái
MỞ ĐẦU
Rừng phòng hộ đầu nguồn nước ta đã bị suy thoái nghiêm trọng đặc biệt là ở vùng Bắc
Trung Bộ là nơi có địa hình cao dốc và bị phân cắt mạnh.
Trong gần 2 thập kỷ qua kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước cả nước đã bắt tay
thực hiện chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc rồi tiếp theo là dự án 661 trồng mới 5
triệu ha rừng đến năm 2010. Nhờ những nổ lực đó mà tính đến cuối năm 2006 cả nước có 12,874
triệu ha rừng với độ che phủ đạt 38%, trong đó có 10,41 triệu ha rừng tự nhiên và 2,464 triệu ha
rừng trồng (nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006)
Mặc dù đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ như vậy, nhưng do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn vẫn tiếp tục bị suy thoái, nhất
là về chất lượng.
Để góp phần làm cơ sở cho việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch, lựa chọn giải pháp kỹ
thuật phù hợp nhằm phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên các lưu vực sông, hồ đã bị suy thoái
ở Việt Nam nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh
giá các mức độ suy thoái RPHĐN sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị trên cơ sở các tiêu chí xác định
rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng do Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi
trường rừng thực hiện năm 2007- 2008.
I. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung:
- Điều tra, khảo sát đánh giá khả năng phòng hộ của các trạng thái rừng
- Xây dựng bản đồ phân cấp mức độ suy thoái rừng phòng hộ đầu nguồn
- Đề xuất một số giải pháp phục hồi và phát triển bền vững RPHĐN bị suy thoái.
Phạm vi: Vùng đầu nguồn sông Thạch Hãn gồm các huyện Hướng Hoá, Đakrông, Triệu Phong và
Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Các khái niệm:
2
Rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái: Do nhiều nguyên nhân nội tại của rừng và nguyên
nhân ngoại cảnh thay đổi, rừng phòng hộ bị suy giảm năng lực bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi
và điều tiết dòng chảy mặt so với rừng phòng hộ đối chứng không bị suy thoái, việc tự phục hồi và
phát triển cần sự hỗ trợ kỹ thuật
Rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng: Là rừng phòng hộ bị suy thoái ở mức
hiệu quả phòng hộ nói trên chỉ đạt được từ 50% định lượng so với rừng phòng hộ đối chứng.
Phương pháp cụ thể:
Tiêu chí đánh giá: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ môi trường “Xây dựng các tiêu
chí và xác định quy mô, hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng” thực hiện
2007- 2008, cụ thể ghi trong bảng 1 và 2 dưới đây:
3
Bảng 1: Tiêu chí xác định rừng phòng hộ đầu nguồn suy thoái
TT Tiêu chí /Số chỉ tiêu Chỉ số định lượng Trọng số Điểm Tối đa
0,7- 1,0 10 30
0,5- 0,7 7 21
0,3- 0,5 4 12
1 Độ tàn che / 4
< 0,3
1 3
Dày đặc > 70% 10 10
Trung bình 40-70% 7 7
Thưa 15- 40% 4 4
2 Thảm tươi / 4
Rất thưa < 15%
1 1
Xa > 5km 10 10
TB 2-5 km 6 6
3
Cự ly tới thôn bản / 3
Gần < 2km
2 2
≤ 15
0
10 20
16-25
0
6 12
4 Độ dốc / 4
> 25
0
2 4
Dày > 100cm 10 10
TB 50-100cm 6 6
5
Độ dày tầng đất / 3
Mỏng < 50cm
2 2
Nặng 10 10
Trung bình 6 6
6 Thành phần cơ giới /
Nhẹ
2 2
> 2.000 mm 10 10
1.200- 2.000 mm 6 6
7 Lượng mưa / 3
< 1.200mm
2 2
Bảng 2: Bảng điểm đánh giá mức độ suy thoái rừng
TT Mức độ suy thoái
Điểm đánh giá
1 Suy thoái rất nghiêm trọng
< 25
2 Suy thoái nghiêm trọng
25-50
3 Suy thoái TB
50-75
4 Suy thoái ít
75-100
Cách tính toán: Điểm số của RPHĐN là tổng các điểm của mỗi tiêu chí nhân với trọng số. Nếu so
sánh tổng số điểm của RPHĐN với điểm tối đa vừa tính trên sẽ được kết quả xếp loại. Nếu đạt
dưới 50% so với điểm tối đa thì khu rừng đó thuộc diện suy thoái nghiêm trọng và nếu đạt dưới
25% thì thuộc diện suy thoái rất nghiêm trọng. Cả 2 loại này đều không đủ khả năng phòng hộ tốt
mà cần nâng cấp phục hồi hoặc cải tạo bằng một chính sách ưu tiên.
Phương pháp xác định các tiêu chí
Xác định độ tàn che:
Sử dụng phương pháp xác định độ tàn che bằng ảnh ASTER: Độ tàn che cùng với các chỉ
số khác như chỉ số lá (LAI), mật độ tán, cấu trúc tán là những yếu tố quan trọng trong việc xây
dựng các mô hình thủy văn rừng, mô hình xói mòn
Bước 1: Xử lý ảnh
Ảnh ASTER sau khi thu thập được nắn chỉnh hình học về hệ tọa độ VN2000 sử dụng bản
đồ địa hình số tỷ lệ 1:50.000. Các nắn chỉnh cần thiết khác về sai số khí quyển được thực hiện
trong phần mềm ENVI 4.1.
Tiến hành tính toán chỉ số thực vật NDVI từ ảnh ASTER để sử dụng cho việc mô hình hóa
ở bước tiếp theo. Công thức tính NDVI có dạng:
1
3
2
1
1
1
1
4
NDVI= (NIR - R) / (NIR + R)
Trong đó: NIR: là kênh cận hồng ngoại, kênh 3 trong ảnh ASTER
R: là kênh đỏ, kênh 2 trong ảnh ASTER
Bước 2: Thu thập mẫu
Trên khu vực nghiên cứu thu thập 100 ô tiêu chuẩn (diện tích 405 m
2
) rải đều trên các
trạng thái rừng và sử dụng đất khác nhau. Tại mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra toàn diện các
thông tin về lập địa và thảm thực vật.
Bước 3: Xây dựng mô hình tương quan và tính toán độ tàn che
Mối quan hệ giữa các chỉ số thực vật và độ tàn che được mô hình hóa thông qua hồi quy
bình phương tối thiểu (least square regression). Tính toán hồi quy được thực hiện lần lượt cho 3
loại chỉ số NDVI, SR và GRVI. Mô hình nào có R-bình phương, sai số trung phương RMSE tối ưu
nhất sẽ được lựa chọn để sử dụng cho ước lượng độ tàn che từ ảnh viễn thám.
Sau khi xây dựng được mô hình tối ưu, tiến hành tính toán độ tàn che cho toàn khu vực
nghiên cứu bằng cách chạy hàm hồi quy trên ảnh chỉ số thực vật. Để thử nghiệm độ chính xác,
tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên 30 điểm, nếu sai số nhỏ hơn 20% thì mô hình có thể sử dụng vào
thực tế.
Xác định độ che phủ tầng thảm tươi: Dựa trên bản đồ trạng thái rừng, kết hợp với điều tra thực địa
để xác định độ che phủ của tầng thảm tươi.
Xác định khoảng cách từ rừng đến khu dân cư: Sử dụng bản đồ hành chính, kết hợp điều tra thực
địa để tính toán cự ly từ các khu rừng đến khu dân cư, đường đi.
Xác định cấp độ dốc: Sử dụng bản đồ địa hình để xác các cấp độ dốc, chia làm 3 cấp <15
0,
15
0
-
25
0,
> 25
0
Xác định độ dày tầng đất: Dựa vào bản đồ đất kết hợp với điều tra thực địa bổ sung, chia làm 3
cấp: < 50cm, 50-100cm và > 100cm.
Xác định thành phần cơ giới: Dựa vào bản đồ đất, kết hợp điều tra thực địa, chia làm 3 cấp: Nặng,
Trung bình, Nhẹ.
Xác định lượng mưa: Sử dụng bản đồ lượng mưa trung bình/năm, chia làm 3 cấp: 1500mm, 1500-
2500mm và > 2500mm.
Phương pháp xây dựng bản đồ RPHĐN bị suy thoái: được thể hiện ở hình 1 dưới đây
5
Hình 1. Phương pháp xây dựng bản đồ rừng PHĐN bị suy thoái
Cơ sở dữ liệu đất đai, khí hậu, thảm thực vật
Độ tàn che | Thảm tươi | Độ dốc | Độ dầy đất | TPCG | Lượng mưa | KC đến khu dân cư
Chồng ghép tạo bản đồ đơn vị đất
Tính điểm tổng số
T
ạo chỉ số
(Index)
Bản đồ RPHĐN bị suy thoái
Ảnh viễn thám Bản đồ thứ cấp từ hệ
thống quốc gia
Chuẩn hóa và cho điểm
lại theo hệ thống tiêu chí
c
ủa đề t
ài
Phân loại, mô
hình hóa độ tàn
che
6
Hình 2. Độ tàn che lưu vực sông Thạch Hãn,
Quảng Trị
Hình 3: Bản đồ mức độ suy thoái RPHĐN
sông Thạch Hãn
III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
3.1. Xây dựng các bản đồ thành phần và bản đồ suy thoái rừng
Bản đồ độ tàn che.
Kết quả xây dựng bản đồ độ tàn
che cho thấy diện tích PHĐN sông Thạch
Hãn chủ yếu còn ở độ tàn che 0,3- 0,5
(chiếm 53,72% diện tích lưu vực) chứng tỏ
rừng đã bị tàn phá mạnh, diện tích rừng có
độ tàn che >0,7 chỉ còn 8.665,8 ha, chiếm
6,78% tổng diện tích đầu nguồn. Thực tế
này cho thấy rừng đầu nguồn ở đây đã bị
tác động mạnh và đang bị suy thoái. Để
nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn
của rừng cần phải tiến hành các giải pháp
phục hồi rừng.
Bản đồ độ dốc: Kết quả thu được cho
thấy, diện tích đất có độ dốc 15- 25
0
là
nhiều nhất 59.132,8ha, chiếm 46,29% tổng
diện tích lưu vực, tiếp sau đó là đất có độ
dốc < 15
0
chiếm 33,78% diện tích. Như vậy có thể thấy đất tại khu vực nghiên cứu có độ dốc
không lớn, diện tích đất dốc (> 25
0
) chỉ chiếm 19,93% diện tích lưu vực.
Bản đồ thành phần cơ giới đất: Được xây dựng từ nguồn bản đồ thổ nhưỡng, tỷ lệ 1/100.000
tỉnh Quảng Trị. Đất có thành phần cơ giới trung bình có diện tích lớn nhất là 118.793 ha (chiếm
92,99%), đất có thành phần cơ giới nhẹ và nặng chiếm tỷ trọng không đáng kể (3,96% và 3,05%).
Bản đồ độ dầy tầng đất: Kết quả cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu đa số có độ dày thấp (<
50cm) chiếm 43,25%, diện tích tầng đất dày trên 100cm chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (14,47%) điều này
cho thấy đất ở khu vực có chiều hướng mỏng đi do bị xói mòn rửa trôi.
Bản đồ độ che phủ tầng thảm tươi: Diện tích có độ che phủ 50- 70% là 55.350,7ha chiếm tỷ lệ
lớn nhất (43,33%), tiếp theo là diện tích có độ che phủ > 70 % (21,73%) điều này chứng tỏ tầng
thảm tươi ở khu vực nghiên cứu còn khá tốt, kéo theo khả năng phòng hộ nguồn nước khá.
Bản đồ khoảnh cách đến khu dân cư: Được tính toán trên cơ sở bản đồ hiện trạng và bản đồ
hành chính, kết hợp điều tra bổ sung trên thực địa. Các rừng đầu nguồn đều nằm cách khu dân cư
2- 5km chiếm tỷ lệ lớn nhất (53,78% diện tích lưu vực), khó khăn cho việc bảo vệ rừng vì người
dân sẽ thường xuyên vào
rừng khai thác.
Kết quả xây dựng bản đồ
RPHĐN suy thoái
Các bản đồ thành
phần được làm sạch, phân
loại và cho điểm theo tiêu
chí như trên. Toàn bộ công
việc xử lý bản đồ thành
phần, chồng ghép, tạo đơn
vị đất đai được thực hiện
trong MapInfo 7.5.
Số liệu thu được ở
bảng 3 cho thấy: Diện tích
7
rừng lớn nhất tập trung ở cấp Suy thoái nghiêm trọng 57.461 ha chiếm 54,49%. Diện tích suy thoái
trung bình 42.413 ha chiếm 39,28 %. Diện tích suy thoái rất nghiêm trọng: 4.704 ha chiếm 4,46%,
diện tích suy thoái ít: 1.865ha, chỉ chiếm 1,77%. Như vậy: Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch
Hãn không những suy thoái về chất lượng, khả năng phòng hộ mà còn bị suy thoái nghiêm trọng
với diện tích rất lớn, cần có giải pháp phục hồi nhanh chóng.
Bảng 3: Diện tích các mức suy thoái, lưu vực sông Thạch Hãn
Chỉ số suy thoái
Mức độ suy thoái
Diện tích (ha)
%
0-25
Suy thoái rất nghiêm trọng
4.704
4,46
25-50
Suy thoái nghiêm trọng
57.461
54,49
50-75
Suy thoái trung bình
41.413
39,28
75-100
Suy thoái ít
1.865
1,77
Tổng
105.443
*
100,00
3.2. Các đặc trưng cơ bản của suy thoái rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn
Tổng hợp kết quả điều tra về đặc điểm của các trạng thái rừng được thể hiện ở bảng 4
dưới đây:
*
Chỉ tính diện tích rừng, không tích diện tích đất khác
8
Bảng 4: Tổng hợp một số chỉ tiêu phòng hộ của rừng
Trạng thái
Độ tàn
che
Số tầng
tán
Độ che
phủ
(%)
Độ dày
thảm mục
(cm)
Độ dốc
(
0
)
Độ dày
tầng đất
(cm)
Khoảng cách
đến khu DC (km)
Ia 0 0 69,0 0,6 20- 25 30- 50 1,0
Ib 0 1 56,0 1,2 15- 25 50- 70 1,8
Ic 0 1- 2 63,0 1,5 15- 25 50- 70 1,6
IIa 0,57 1- 2 73,0 2,0 10- 15 50- 70 2,3
IIb 0,58 1- 2 78,0 3,5 15- 25 40- 70 2,7
IIIa1 0,64 2- 3 76,5 5,8 15- 25 50- 70 3,3
IIIa2 0,61 2- 3 78,0 5,7 10- 20 > 70 3,2
IIIa3 0,63 2- 3 51,0 3,6 10- 20 50- 70 2,7
Rừng
trồng
0,5 1 78,0 2,2 10- 25 25- 50 0,9
Qua bảng trên ta thấy mức độ suy thoái rừng được biểu biện ở các chỉ tiêu như độ tàn
che, độ che phủ, số tầng tán,… Xét theo tiêu chuẩn định hình rừng phòng hộ là rừng phải có độ
tàn che từ 0,6 trở lên thì các trạng thái Ia, Ib, Ic, IIa, IIb ở Thạch Hãn đều chưa đáp ứng được tiêu
chí phòng hộ vì độ tàn che của chúng đều thấp dưới 0,6. Chỉ có các trạng thái IIIa1, IIIa2, IIIa3 là
đạt yêu cầu về độ tàn che nhưng cũng ở mức thấp, chỉ đạt 0,6 - 0,7.
Độ che phủ lớp cây bụi thảm tươi: cũng thấp, vì chủ yếu là trảng cỏ, cây bụi, đất đai bị
thoái hóa mạnh nên lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng cũng thưa thớt. Với các trạng thái Ia, Ib
và Ic độ che phủ thấp từ 50- 70%; rừng IIa và IIb đạt 73 - 78%; rừng IIIa1 đạt 76% và cao nhất là
rừng IIIa2 78%.
Số tầng tán rừng: số tầng tán RPHĐN sông Thạch Hãn giảm đi rõ rệt, trạng thái rừng Ic,
IIa, IIb có 1- 2 tầng nên khả năng phòng hộ của rừng không cao; trạng thái IIIa1, IIIa2, IIIa3 ít bị tác
động có từ 2 - 3 tầng tán, độ tàn che, che phủ cao nên các trạng thái này có khả năng phòng hộ tốt
nhất.
Độ dày thảm mục dưới tán rừng: Suy thoái cũng giảm đi đáng kể như trạng thái Ia, Ib, Ic
độ dày thảm mục chỉ còn từ 0,6- 1,5 cm còn trạng thái IIa, IIb từ 2,0– 3,5 cm. Các trạng thái rừng
IIIa1, IIIa2, IIIa3 còn khá từ 3,6- 5,8cm.
Độ dốc: Hầu hết các diện tích RPHĐN sông Thạch Hãn chủ yếu có độ dốc trung bình từ 15
- 25
0
Tầng đất: từ mỏng đến trung bình nên đất đai rất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
Nhận xét: Các đặc trưng của các trạng thái rừng khá phù hợp với tiêu chí phân chia mức độ suy
thoái của rừng phòng hộ đầu nguồn.
Nguyên nhân suy thoái rừng đầu nguồn
Suy thoái RPHĐN vùng lưu vực sông Thạch Hãn do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất: Khai thác lạm dụng và bất hợp pháp do nhu cầu tiêu thụ rất lớn với giá nguyên
liệu ngày càng cao kể cả gỗ nhỏ.
Thứ 2: Tập quán du canh, canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc ở vùng thượng
nguồn đã làm giảm đáng kể diện tích rừng tự nhiên và khả năng tự phục hồi của các khu
rừng tái sinh đó.
Thứ 3: Nhu cầu chất đốt cao.
IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RỪNG PHĐN BỊ SUY THOÁI NGHIÊM TRỌNG
4.1. Về quy hoạch xây dựng, bảo vệ và phát triển RPHĐN
Tập trung xây dựng lâm phận ổn định theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh
Quảng Trị, 2006 theo chỉ thị 38/2005/CT-Ttg đã được Bộ NN-PTNT thẩm định và UBND tỉnh
phê duyệt:
9
- Thống nhất ranh giới và rải thửa tiểu khu trên bản đồ và ngoài thực địa.
- Tổ chức lại các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các công ty lâm nghiệp theo
sắp xếp mới và lâm phận trực tiếp quản lý cho từng đôn vị.
- Thực hiện cắm mốc trên thực địa với sự có mặt của các đơn vị có liên quan thuộc các cấp.
Xúc tiến việc lập kế hoạch và xây dựng phương án sử dụng đất cho 3 loại rừng theo từng đơn
vị quản lý đã được giao đất:
Có kế hoạch và phương án xây dựng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chống suy thoái nâng
cao được khả năng PHĐN, bảo tồn đa dạng sinh học nhưng cũng phải gắn được và kết hợp
sử dụng có nguồn thu cho cư dân và cộng đồng.
4.2. Về cơ chế chính sách
- Giao đất giao rừng đang thụôc diện quản lý của huyện và xã trên danh nghĩa cho các hộ và
cộng đồng có nhu cầu sử dụng đất trực tiếp quản lý để tránh nguy cơ gặm mòn theo kiểu”
vén rừng” làm nương rẫy đang gặp rất phổ biến hiện nay ở thượng lưu sông Đakrông.
- Hỗ trợ đầu tư và giảm thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế các loại lâm sản từ rừng
trồng, rừng khoanh nuôi đã được giao để thu hút và khuyến khích nhận và đầu tư xây dựng
và phát triển rừng.
- Hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đầu tư trồng rừng tập trung xây dựng vùng cung cấp nguyên
liệu gỗ nhỏ cho công nghiệp giấy, ván MDF và gỗ lớn để đóng đồ mộc.
4.3. Về khoa học công nghệ:
Triệt để ứng dụng mở rộng phương thức sử dụng đất tổng hợp với các hệ thống canh tác
lâm nghiệp, nông nghiệp kết hợp với kỹ thuật canh tác đất dốc.
Ứng dụng phát triển mở rộng nhóm cây trồng chủ lực đã được thử thách và gây trồng thành
công trong hơn một vài chục năm qua. Đó là các loài keo lá liềm, keo tai tượng, keo lai; các
loài thông nhựa, thông ba lá, trẩu và một số cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu.
Ngoài ra còn có một số cây tuy chưa có mặt trong lưu vực nhưng cũng đã được trồng thành
công ở vùng lân cận có điều kiện sinh thái tương tự như keo lá tràm, bạch đàn urô, bạch đàn
lai, điềm trúc, tràm, thông caribê cũng cần được hết sức chú ý.
Cần điều tra tổng kết đánh giá các cây bản địa đã được đưa trồng rừng theo dự án trồng
mới 5 triệu ha và dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn, đó là sến trung,
huỹnh, vạng trứng, sao đen, muồng đen, dó trầm.
Áp dụng một cách hệ thống và liên hoàn các biện pháp kỷ thuật trồng rừng thâm canh và
thâm canh rừng trồng, xuyên suốt từ khâu chọn cây với chọn đất, chọn vùng trồng đến tạo
giống và cây con, xử lý thực bì, làm đất, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ đến khâu cuối
cùng là khai thác sử dụng và tái sinh luân kỳ sau.
4.4. Một số kiến nghị chung
Do chất lượng của rừng đối với khả năng phòng hộ đầu nguồn không cao, thậm chí có nơi
còn bị suy thoái nghiêm trọng như đối với rừng tự nhiên còn trữ lượng thì còn bị lấn, bị vén
làm rẫy hoặc bị chặt lấy gỗ làm cho rừng bị hạ cấp. Đối với rừng nghèo hoặc mới phục hồi
thì gần như không có tác động gì mà để mặc cho nó phát triển tự nhiên nên chất lượng rừng
rất ít hay chậm được cải thiện. Đối với rừng trồng và hệ thống kỷ thuật sử dụng đất chưa áp
dụng các biện pháp tổng hợp cũng đã uy hiếp sự phát triển ổn định và bền vững của lưu
vực.
Trên cơ sở xác định mức độ suy thoái của rừng và khả năng phòng hộ đầu nguồn của lưu
vực cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể nhằm khắc phục triệt để các hạn chế nêu trên
nhằm sử dụng đất bền vững.
10
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Nguyễn Ngọc Lung, 1992. Phương pháp phân cấp xung yếu đầu nguồn. Viện khoa học
Lâm nghiệp VN, 1992.
2. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải, 1994. Về khả năng chống xói mòn của các dạng thảm
thực vật . Tạp chí Lâm nghiệp số 5/ 1994, trang 8-9.
3. Trung tâm ĐTQHTK nông lâm Quảng Trị tháng 1/2008. Báo cáo chuyên đề đánh giá hiện
trạng rừng đầu nguồn lưu vực sông Thạch Hãn.
4. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà nội, 2004. Khu bảo
tồn thiên nhiên Đakrông.
5. Abrams, M., H. Simon, et al. (2000). ASTER user handbook, Jet Propulsion Laboratory.
6. Carlson, T. N. and D. A. Ripley (1997). "On the relation between NDVI, fractional
vegetation cover, and leaf area index." Remote Sensing of Environment 62(3): 241-252.
Assessing degradation of Riverhead protective forests fos Thach han
river and Proposed sollutions for develop riverhead protective forests
sustained
PGS.TS. Ngo Dinh Que & CTV
Forest Ecology and Environment Research Centre
SUMMARY
Basing on criterias developed by Research Centre for Forest Ecology and Environment
(RCFEE) for determining riverhead protective forests that critically degraded, we applied the criteria
to assess the area of riverhead protective forests of Thach Han river, in Quang Tri province.
Finally, maps for classification of riverhead protective forests degraded were developed by
RCFEE’s experts at 4 different levels. Characteristics and reasons caused forest degradation were
assessed through the theme results and some planning sollutions, policy mechanisms, scientific
technologies were also proposed to develop riverhead protective forests sustained
Keywords: Riverhead protective forests, degradation