Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỨT GÃY KIẾN TẠO TẠI KHU VỰC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VŨNG ÁNG, HÀ TĨNH" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 8 trang )

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐỨT GÃY KIẾN TẠO TẠI KHU VỰC NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN VŨNG ÁNG, HÀ TĨNH

PGS., TSKH. TRẦN MẠNH LIỂU
Đại học Quốc gia Hà Nội
PGS.,TS. PHAN TRỌNG TRỊNH, KS. TRỊNH VIỆT BẮC
Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
TS. TRẦN ĐÌNH NGỌC
Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng

Tóm tắt:
Bài báo làm sáng tỏ bản chất dị thường địa chất - địa vật lý liên quan với sự tồn
tại của các đứt gãy hoặc đới nứt nẻ kiến tạo cắt qua khu vực dự kiến xây dựng nhà máy nhiệt
điện Vũng Áng 1 theo các phương pháp: đo địa chấn, địa nhiệt; đo vẽ địa chất, địa mạo và
khe nứt kiến tạo; phân tích ảnh vệ tinh và thị sát thực địa. Các kết quả nghiên cứu cho thấy,
trong khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 không có dấu hiệu của đứt gãy đang
hoạt động đi qua, không có đứt gãy lớn và cổ cắt qua. Nền móng chỉ bị phân cắt bởi các đới
dập vỡ kiến tạo nhỏ với phương chủ yếu 150 – 160, 40 – 60, 70-80 độ. Trong khu vực Vũng
Áng mở rộng tồn tại 2 đứt gãy có khả năng hoạt động: đứt gãy VA 1 cách khu vực nhà máy
nhiệt điện Vũng Áng 1 là 10km; đới đứt gãy Rào Nậy cách nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 là
35 km. Đây là các đứt gãy có khả năng sinh chấn sẽ được sử dụng để tính toán dự báo động
đất cho khu vực nhà máy nhiệt điện Vũng Áng.
1. Mở đầu
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (1200MW) dự kiến được xây dựng tại xã Kỳ Lợi –
Huyện Kỳ Anh – Tỉnh Hà Tĩnh. Các tài liệu khảo sát địa vật lý phục vụ giai đoạn thiết kế kỹ
thuật cho thấy sự tồn tại của dị thường địa chất - địa vật lý cắt qua khu vực dự kiến xây dựng
nhà máy. Dị thường này có thể liên quan với sự tồn tại của các đứt gãy hoặc đới nứt nẻ kiến
tạo và làm rõ bản chất của nó phục vụ cho đánh giá khả năng ảnh hưởng của chúng (độ
nguy hiểm động đất) đến công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 là cần thiết.
Đứt gãy là dạng phá huỷ kiến tạo kèm theo sự dịch chuyển của các phần bị đứt tách ra


của thể địa chất. Đứt gãy có kích thước rất khác nhau, khả năng ảnh hưởng đến công trình
xây dựng cũng rất khác nhau. Các đứt gãy “cổ” thường rất ổn định, các vật liệu bị dập vỡ
trong đứt gãy đã gắn kết thành đá rắn chắc và không ảnh hưởng đến công trình xây dựng. Các
đứt gãy “hoạt động” có khả năng sinh chấn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá huỷ công trình. Đới
nứt nẻ (hay đới dập vỡ) kiến tạo khác đứt gãy ở điểm cơ bản là không có dịch chuyển tương
đối đáng kể của 2 phía.
Trong phạm vi của bài báo này các tác giả sẽ làm sáng tỏ bản chất dị thường kể trên theo
các phương pháp: đo địa chấn, địa nhiệt trong phạm vi dự kiến xây dựng nhà máy; đo vẽ địa
chất, địa mạo và khe nứt kiến tạo tại khu vực dự kiến xây dựng nhà máy mở rộng; phân tích
ảnh vệ tinh và thị sát thực địa trong phạm vi bán kính 40km cách khu vực dự kiến xây dựng
nhà máy. Trong bài báo tiếp theo các tác giả sẽ trình bày kết quả tính toán đánh giá độ nguy
hiểm động đất khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng trên cơ sở kết quả nghiên cứu
trình bày trong báo cáo này.
2. Kết quả khảo sát bằng phương pháp địa chấn
Cơ sở địa chất - địa vật lý áp dụng phương pháp và thiết bị khảo sát:

Mặt cắt địa chất tiêu biểu của khu vực khảo sát như sau: trên cùng là lớp đất đá san nền,
tiếp đến là lớp trầm tích đệ tứ. Nằm dưới lớp này là đá riolit phong hoá mạnh và rất mạnh.
Dưới nữa là đá gốc rắn chắc. Các lớp đất đá có vận tốc truyền sóng khác nhau, bề mặt đá gốc
rắn chắc tạo thành một mặt khúc xạ địa chấn rất mạnh do có độ phân dị cao về vận tốc truyền
sóng. Thiết bị sử dụng ghi số BISON - 5012 do hãng BISON INSTRUMENTS (Mỹ) chế tạo.

Khối lượng đã thực hiện và kết quả khảo sát :
ó tin hnh kho sỏt trờn 6 tuyn o vi tng chiu di 3740m (tng ng vi 68 im
o). Cỏc tuyn o a chn nm song song vi nhau vi phng 75
0
l phng vuụng gúc vi
t góy d kin theo kt qu kho sỏt trc. Kt qu kho sỏt a chn l 6 tuyn mt ct a
chn (hỡnh 1).


T cỏc mt ct nhn c cú th xõy dng s b mt ỏ gc rn chc v
s
phõn
vựng cu trỳc b mt ỏ gc (hỡnh 2). B mt ỏ rn chc cú sõu gim dn t tõy sang
ụng to thnh 3 b mt nghiờng cú sõu khỏc nhau. Ranh gii gia mt cao nht phớa tõy
vi b mt th hai l mt mt sn khỏ dc, ỏy sn tng ng vi i t góy ó c
phỏt hin bi phng phỏp in trc õy c xem nh
i dp v kin to th nht
. Gia
b mt th hai v b mt th 3 v phớa ụng l mt mt sn cú dc ln c xem l
i
dp v th 2
. Quỏ trỡnh phong hoỏ phỏt trin mnh trong cỏc i dp v kin to, to nờn
cỏc i trng thp b mt ỏ cng rn chc.


Hỡnh 1.
Mt ct a chn tuyn 1
200
2002
2002
200
646 400
646 200
646 400
646 200
2002
400
645 800645 600 646 000
2002

645 600 645 800
646 000
2002
400
2002
200
200
9
42
8
37
41
51
19
31
27
18
14
17
15
28
32
3
26
56
53
2
4
58
20

200
646 200
646 200
646 400
646 400
2002
400
2002
200
2002
21
54
33
12
13
34
22
11
- đ ờ n g v à o k h u c ô n g n g h i ệ p v ũ n g á n g
25
30
1
46
7
37
5
40
3
26
29

6
43
2
24
1
38
53
44
23
48
645 800
646 000
645 800 646 000
645 600
200
2002
200
645 600
2002
400
2002

Đới nâng của đá gốc (structural higt 1 of bedrock)
HìNH 1.11 : SƠ Đồ PHÂN VùNG CấU TRúC
(the zoning of geolo-geophysical structure)
Đới sụt 2 của đá gốc (structur al depression 2 of bedro ck)
Đới nâng 2 tơng đối của đá gốc (str uctura l higt 2 of bedr ock)
Đới sụt 1 của đá gốc (structu ral depression 1 of bedrock)
iiI
i

ii
iV
iii
iv
i
ii
22
20
20
22
24
24
28
28
26
26
24
26
22
22
20
22
16
18
20
22
16
20
22
24

14
18
10
12
8
6
14
16
18
20
12
6
8
10
10
8
6
8
10
12
6
8
12

Hỡnh 2. S phõn vựng cu trỳc b mt ỏ gc

3. Kt qu kho sỏt bng phng phỏp a nhit
a. C s phng phỏp kho sỏt v thit b
Phng phỏp a nhit c ng dng theo hng o dũng nhit trong cỏc l khoan sõu,
ni tỏc ng ca cỏc yu t nhit bờn ngoi nh bc x mt tri, hiu ng sinh ra trong quỏ

trỡnh quay ca trỏi t khụng cũn gõy mộo mú trng a nhit do cỏc yu t trong lũng t
to nờn. C s ca phng phỏp ny da trờn cụng thc Fourier xỏc nh nhit lng Q
truyn qua n v th tớch cú chiu di l m trong khong thi gian t vi chờnh lch nhit
Chú giải

độ

T. Giá trị đo carota nhiệt dọc theo thành lỗ khoan kết hợp với đo độ dẫn nhiệt mẫu lõi
cho thông tin về dòng nhiệt là động lực chủ yếu của các quá trình xảy ra trong lòng đất.
Phương pháp này đòi hỏi phải có nhiều lỗ khoan sâu phân bố trong khu vực nghiên cứu.
Tiền đề áp dụng đo vẽ địa nhiệt nghiên cứu đứt gãy kiến tạo là hai bên sườn của đứt gãy
bao giờ cũng có sự khác biệt về tính chất địa nhiệt: hoặc là các tầng đất đá khác nhau về
thành phần thạch học dẫn đến sự khác nhau về độ dẫn nhiệt, hoặc là chiều sâu, độ dày của các
tầng tương ứng thay đổi đột ngột dẫn đến thay đổi hình dạng của mặt truyền nhiệt. Cả hai
cách trên đều gây ra sự khác biệt về nhiệt độ bề mặt trên hai sườn đứt gãy. Dựa trên cơ chế
truyền nhiệt cho phép phát hiện đứt gãy đang hoạt động hoặc không còn hoạt động nữa:
dị
thường dạng bậc khi đứt gãy không còn hoạt động do dòng nhiệt truyền theo phương thức
tĩnh nhiệt thông thường và dạng đường cong parabol khi đứt gãy hoạt động do các dòng fluit
mang nhiệt lên với tốc độ lớn.
Máy đo nhiệt được sử dụng là nhiệt kế bán dẫn điện trở nhiệt MMT - 4 (Phân Viện Siberi,
Viện HLKH CHLB Nga sản xuất) với sai số 0.01
0
C , nếu tính cả các sai số khác trên thực
địa thì phương pháp đo bảo đảm sai số dưới 0.03
0
C .
Độ dẫn nhiệt của các mẫu đất đá được được đo bằng thiết bị KT - 4 (Phân Viện Siberi,
Viện HLKH CHLB Nga sản xuất).
b. Khối lượng công việc và Kết quả khảo sát

Hai tuyến đo địa nhiệt trên nền đất tự nhiên sát rìa mặt bằng nhà máy với tổng số 30 điểm
đo. Tại tất cả các điểm khoan địa nhiệt đã lấy mẫu đất để phân tích xác định độ dẫn nhiệt của
đất đá.
Kết quả khảo sát địa nhiệt là các số liệu hiện trường đo điện trở của cảm biến nhiệt ở dưới
đáy hố khoan và số liệu thí nghiệm trong phòng xác định độ dẫn nhiệt của mẫu đất lấy từ đáy
hố khoan.
Sau khi tiến hành xử lý số liệu, trường địa nhiệt thể hiện bằng 2 đường cong như trên
hình3

hình 4
.


Độ dẫn nhiệt(thermic conductivity) W/m.K
Hình 3.

Đường cong địa nhiệt tuyến 1

Độ dẫn nhiệt(thermic conductivity) W/m.K

Hình 4.
Đường cong địa nhiệt tuyến 2
Trên
tuyến 1
thể hiện rõ 2 dị thường địa nhiệt bằng các bậc địa nhiệt. Bậc thứ nhất có kích
thước nhỏ (khoảng 30 – 40m) và biên độ dị thường không lớn (0.6
0
C). Bậc thứ 2 có kích
thước lớn hơn với chiều rộng gần 200m và biên độ trên 2
0

C.
Tuyến 2
chỉ thể hiện 1 dị
thường địa nhiệt dạng bậc với biên độ 0.9
0
C. Kết quả phân tích các dị thường địa nhiệt này
cho thấy đây là các dị thường có nguyên nhân là đất ở dưới có thành phần sét tăng cao so với
2 bên. Điều này thể hiện rõ trên các mẫu đất lấy lên từ các lỗ khoan địa nhiệt và cũng phản
ánh trên kết quả phân tích mẫu xác định độ dẫn nhiệt: tại vị trí có dị thường nhiệt giá trị độ
dẫn tăng cao lên đến 3.8 đến 4.7 W/m.K so với giá trị 3.3 – 3.7 W/m.K ở 2 bên không có dị
thường. Vị trí các dị thường địa nhiệt cũng trùng hợp với các đới sụt của bề mặt đá gốc. Các
đới sụt này được lấp đầy bởi các trầm tích có thành phần sét cao hơn.
Dạng dị thường dạng bậc như quan sát được trên cả 2 tuyến gây ra bởi sự tăng lên của độ
dẫn nhiệt liên quan đến đới dập nát phong hoá mạnh và không thể liên quan đến đới đứt gãy
còn hoạt động.
4. Kết quả đo vẽ khảo sát khe nứt kiến tạo
a. Phạm vi và nội dung đo vẽ khe nứt kiến tạo

Trong khu vực nghiên cứu đã tiến hành đo vẽ các khe nứt nhỏ trên đá gốc riolit và granit,
đặc biệt chú ý cho các vị trí gần với khu xây dựng nhà máy (hình 5).
Nội dung đo vẽ tập trung vào xác định sự tồn tại của các hệ thống khe nứt khác nhau,
phương phát triển, hướng cắm, mật độ, độ mở, chất lấp nhét của khe nứt. Ngoài ra còn chú ý
đến đặc điểm xuất lộ của nước ngầm, nước khe nứt (nước mát, nước nóng, nước khoáng nếu
có).
b. Kết quả đo vẽ khe nứt kiến tạo
Kết quả đo vẽ khe nứt kiến tạo được trình bày trên biểu đồ mật đô khe nứt và biểu đồ hoa
hồng phản ánh phương phát triển của các hệ thống khe nứt và mật độ của chúng (hình 6).

Tại các điểm đo vẽ tồn tại chủ yếu 3 hệ thống khe nứt:
- Hệ thống thứ nhất có phương thay đổi từ 40 tới 60 độ;

- Hệ thống thứ hai có mật độ ít hơn thay đổi từ 150 tới 160 độ;
- Hệ thống thứ 3 có phương 70 – 80 độ.
Hệ thống khe nứt thứ hai (150 – 160 độ) khá gần phương với hệ thống đới dập vỡ đã
được vạch ra bằng các kết quả đo điện trước đây và đo địa chấn khúc xạ trong báo cáo này.
Điều này minh chứng cho đới dập vỡ phương 160 đã được vạch ra kể trên chỉ tồn tại ở dạng
đới dập vỡ nứt nẻ kiến tạo, chưa thể coi là một đứt gãy lớn.
Các mạch nước xuất lộ từ các đới nứt nẻ đều là nước mát, không có nước nóng, nước
khoáng.


Hình 5.
Sơ đồ phân bố các vị trí đo khe nứt tại nhà máy thuỷ điện Vũng Áng


Hình 6.

Biểu đồ mật độ khe nứt và biểu đồ hoa hồng thể hiện phương phát triển của
hệ thống khe nứt tại vết lộ ở Cảng Vũng Áng (648914; 2002827)
5. Phân tích lõi khoan thăm dò
a. Nội dung và khối lượng phân tích

Tất cả các lõi khoan trong phạm vi xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 lưu trữ tại
công trường trong các khay mấu đã được xem xét và mô tả chi tiết về thành phần vật chất,
kiến trúc – cấu tạo, đặc điểm phong hoá, nứt nẻ dập vỡ, độ rắn chắc, trong đó đặc biệt chú ý
đến các dấu hiệu liên quan đến sự tồn tại của các hoạt động kiến tạo đứt gãy.

Khối lượng phân tích 69 hố khoan tại các khu vực nhà máy chính, khu bãi chứa xỉ,
khu vực chứa than, khu vực xử lý nước thải,
b. Kết quả phân tích
Toàn bộ các lõi khoan đã mô tả có thể chia thành 2 nhóm:


- Các lõi khoan tồn tại trong đới các đứt gãy cổ đã kết tinh rắn chắc ( với chiều dầy các
đới thay đổi khác nhau) nhưng vẫn còn lại những dấu vết đá bị ép phiến nhẹ hoặc dăm kiến
tạo tái gắn kết. Đó là 6 lỗ khoan nằm ở khu vực bãi chứa tro xỉ (ngoài khu vực xây dựng nhà
máy chính). Trong khu vực xây dựng nhà máy chính có duy nhất một hố khoan SY3 có dấu
vết đá bị ép phiến nhẹ;
- Các lõi khoan trong đá nguyên khối ổn định, không có biểu hiện của đứt gãy (cổ và trẻ),
bao gồm toàn bộ các hố khoan còn lại;
- Lõi khoan MP3 nằm trong đới dập vỡ mạnh theo kết quả khảo sát thăm dò điện và địa
chấn khúc xạ cũng không có biểu hiện bất thường của sự tồn tại đứt gãy trẻ hay đứt gãy cổ.
Phần trên của hố khoan là đất, đá phong hoá, phần dưới (từ độ sâu 16m) là đá tương đối
nguyên khối, ổn định. Các lõi khoan tại các lỗ khoan MP1, MP2 và các lõi khoan lân cận đều
gặp trường hợp tương tự, tại phần móng, đá riolit rắn chắc không có biểu hiện đứt gãy.
6. Phân tích địa hình - địa mạo
Cấu trúc địa hình - địa mạo
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng được xây dựng ở rìa phía Tây của Vũng Áng trên bề mặt
địa hình tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối dao động từ 4 đến 20m, thuộc xóm Hải
Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Khu vực Vũng Áng được bao bọc phía đông
bởi các dãy núi Cây Cơ, núi Ô Tôn và núi Ròn với các đỉnh cao từ 150 đến 233m; bao bọc
phía nam bởi dãy núi Bò Càn với đỉnh cao nhất là 368m; bao bọc ở rìa tây là các dãy núi Cao
Vọng và núi Sang với đỉnh cao nhất là khoảng 352m, còn phía bắc tiếp giáp với Biển Đông.
Các tác giả đã xây dựng sơ đồ địa mạo khu vực xây dựng nhà máy trên cơ sở đo vẽ khảo sát
hiện trường và phân tích các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và xác định 6 nhóm dạng địa hình
chính, bao gồm: dạng địa hình bãi biển hiện đại, dạng địa hình thềm biển, dạng địa hình sườn
tích tụ, dạng địa hình sườn bóc mòn, dạng địa hình xâm thực - tích tụ dọc khe suối và dạng
địa hình đỉnh bóc mòn:
Trên sơ đồ địa mạo đới dập vỡ kiến tạo phát hiện bởi các tài liệu địa vật lý, đo địa chấn
khúc xạ trong nghiên cứu này thực tế phản ánh rõ nét sườn của thềm bậc 3 cao 15 – 20 m với
thềm bậc 2 cao 5-10 m.
Nếu kéo dài đới dập vỡ hay “đứt gãy” phát hiện bởi đo điện trước đây cho thấy nó cắt

gần vuông góc với đường đỉnh của dãy núi phía nam và không trùng với bất cứ khe suối nào,
phản ánh không có một đới xung yếu nào thể hiện trên sườn núi. Ngoài ra cao độ bề mặt
đường đỉnh của dãy núi phía nam không có những biến đổi đột ngột. Như vậy về mặt địa hình
- địa mạo, đới dập vỡ kể trên về bản chất có khả năng chỉ là các đới nứt nẻ kiến tạo.
7. Kết quả phân tích ảnh vệ tinh và thị sát hiện trường khu vực Vũng Áng và lân cận
a. Cơ sở của phương pháp
Phân tích viễn thám cho phép phát hiện các đứt gãy và các cấu trúc dạng tuyến trong khu
vực, đặc biệt nhằm phát hiện các biểu hiện của đứt gãy trẻ. Để thực hiện điều này các tác giả
đã sử dụng triệt để phương pháp chuyên gia nhằm vạch định các tuyến phá huỷ ở mọi tỉ lệ,
ngoài ra đã sử dụng các phương pháp lọc định hướng nhằm phát hiện các dạng cấu tạo tuyến
tính. Kết hợp với mô hình số địa hình, phân tích ảnh vệ tinh 3 chiều cho phép xoay ảnh để
quan sát ảnh ở mọi góc độ. Bằng các kỹ thuật trên, có thể dễ dàng phát hiện các vách kiến
tạo, các đới đứt gãy hoặc các đới phá huỷ nếu chúng tồn tại trong tự nhiên.
Các tư liệu ảnh viễn thám được sử dụng ở đây là ảnh LANDSAT 5 và LANDASAT 7,
ảnh ASTER, các mô hình số địa hình với độ phân giải 30 m.
b. Kết quả phân tích ảnh
Kết quả minh giải ảnh vệ tinh và các quan sát địa chất - địa mạo khu vực Vũng Áng được
trình bày trên sơ đồ phân bố của các đứt gãy và các đới dập vỡ kiến tạo (hình 7).

Hình 7.

Sơ đồ phân bố của các đứt gãy và các đứt gãy hoạt động theo minh giải ảnh
vệ tinh và các quan sát địa chất - địa mạo khu vực Vũng áng và lân cận

Trên sơ đồ này trong khu vực Vũng Áng không tồn tại các đứt gãy đang hoạt động mà chỉ
có các đứt gãy cổ hoặc các đới dập vỡ kiến tạo với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
DG Rao
Nay
DG Vung Ang
1

Trong khu vực lân cận xác định được 2 đứt gãy có khả năng hoạt động:
- Đứt gãy thứ nhất, cách Vũng Áng 10 km về phía nam, tạm gọi tên là đứt gãy Vũng Áng
1 (VA1). Đứt gãy VA 1 là một đoạn của một đứt gãy lớn hơn kéo dài theo phương gần đông
tây ở khu vực bắc Đèo Ngang. Đoạn sắc nét nhất trên hình 8 được đánh giá là có khả năng
hoạt động được lựa chọn để nghiên cứu chi tiết. Đoạn đứt gãy có chiều dài 4 km, độ sâu 6.0
km, góc dốc 80
o
về phía đông bắc, tính chất trượt bằng;
- Đứt gãy thứ hai là đứt gãy Rào Nậy. Đây thực tế là một đoạn trong đới đứt gãy Rào Nậy
được nhắc đến trong các văn liệu địa chất từ trước tới nay. Đới đứt gãy Rào Nậy có quy mô
hàng trăm km kéo dài theo phương tây bắc- đông nam, tuy nhiên đoạn được cho là hoạt động
nhất trong đới này chỉ có kích thước rất hạn chế. Biểu hiện của nó là dạng tuyến khá đều trên
hình 9, nằm ở bờ bắc của sông Nhật Lệ với một loạt các vách đứt gãy và các mặt facet tam
giác. Gần đối xứng với nó là một số đoạn ở phía nam tuy nhiên biểu hiện rời rạc. Đứt gãy
“Rào Nậy” được đánh giá ở đây là đứt gãy trượt bằng có chiều dài 8,3km, sâu 8 km, dốc 80
o

về phía tây nam.



Hình 8.

Ảnh vệ tinh của vùng đứt gãy trẻ cách Vũng Áng 10 km về phía nam – VA1.Đây là
khu vực giáp ranh hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Mũi nhô về phía đông là Đèo Ngang


Hình 9.

Ảnh vệ tinh của vùng đứt gãy trẻ vùng Rào Nậy



8. Kết luận
- Trong khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (khu vực nhà máy chính)
không có dấu hiệu của đứt gãy đang hoạt động đi qua, không có đứt gãy lớn và cổ cắt qua.
Nền móng chỉ bị phân cắt bởi các đới dập vỡ kiến tạo nhỏ với phương chủ yếu 150 – 160, 40
– 60, 70-80 độ;
- Ranh giới giữa bề mặt đá rắn chắc với đá dập vỡ bên trên có độ sâu giảm dần từ tây
sang đông tạo thành 3 bề mặt nghiêng, nhưng không có biểu hiện đứt đoạn của đứt gãy sâu;
- Hai đới “dập vỡ” phát hiện bởi các tài liệu địa vật lý, thực tế phản ánh sườn của thềm
bậc 3 và thềm bậc 2. Cả 2 đới dập vỡ kiến tạo không liên quan đến các đứt gãy còn hoạt động
và được minh chứng bởi các tài liệu lõi khoan, địa điện, địa chấn khúc xạ và địa nhiệt;
- Trong khu vực Vũng Áng mở rộng tồn tại hệ thống các đứt gãy định hướng theo phương
tây bắc- đông nam, trong đó có 2 đứt gãy có khả năng hoạt động: đứt gãy VA 1 cách khu vực
nhà máy nhiệt điện Vũng áng 1 là 10km; đới đứt gãy Rào Nậy cách nhà máy nhiệt điện Vũng
Áng 1 là 35 km. Đây là các đứt gãy có khả năng sinh chấn sẽ được sử dụng để tính toán dự
báo động đất cho khu vực nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Địa chất Việt Nam. Các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200 000,
Tài liệu lưu trữ, Hà Nội.
2. ĐINH VĂN TOÀN, TRỊNH VIỆT BẮC. Kết quả sử dụng địa nhiệt nông phát hiện đứt
gãy trong nghiên cứu nứt đất ở khu vực nam thị xã Kon Tum, 2005.
Tuyển tập báo cáo
HNKHKT Địa vật lý lần 4.
3. NAKAMURA Y., A method for dynamic characteristic estimation of microtremor on the
ground surface.
QR of RTRI, vol. 30, N1, 1989.
4. LÊ VĂN MẠNH, NGUYỄN NGHIÊM MINH. Đặc điểm kiến tạo các đới khâu Bắc
Trung Bộ.
Tạp chí Địa chất, loạt A, 245, 28-34, 3-4/1998.

5. PHẠM VĂN HÙNG. Xác định tính chất động học của đới đứt gãy ở khu vực Nam Trung
Bộ bằng phân tích khe nứt kiến tạo,
Tạp chí các khoa học về Trái Đất, 22(2), 113-119,
2000.
6. PHẠM VĂN THỤC và nnk. Phân vùng động đất lãnh thổ Việt nam.
Báo cáo khoa học tại
Trung tâm nghiên cứu vật lý địa cầu, Viện KHVN, Hà Nội, 1983.
7. TRỊNH VIỆT BẮC và nnk. Áp dụng phương pháp địa chấn thăm dò trong khảo sát địa
chất công trình.
Tuyển tập Hội nghị cơ học vật rắn và biến dạng toàn quốc lần 6, Hà Nội,
1999.
8. Các báo cáo khảo sát địa chất, địa vật lý khu vực nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1.
2006.
Ngày nhận bài: 9/11/2010.



×