Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Học gì và làm thế nào để kiếm nhiều tiền? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.16 KB, 3 trang )

Học gì và làm thế nào để kiếm nhiều
tiền?
Kiếm nhiều tiền là mong ước của nhiều người, nhưng làm được điều đó là
không phải dễ. Vì thế, đối với các bạn trẻ thân tự lập thân, muốn học để
kiếm nhiều tiền thì ngành học liên quan đến lĩnh vực Kinh tế, Tài chính-tiền
tệ là mối quan tâm hàng đầu. Trong đó, các công việc thường được theo đuổi
hiện nay là: Nhà đầu tư ngân hàng, nhà phân tích tài chính, cố vấn quản lý,
bán hàng hưởng hoa hồng, nghề sales, tiếp thị, mua bán cổ phiếu, môi giới
chứng khoán, bất động sản v.v…
Ngày nay không ít các sinh viên, các bạn trẻ tự làm giàu, thành công có
nhưng thất bại không phải là ít. Bởi vì khả năng chuyên môn dù tốt vẫn là
chưa đủ, cái thiếu chính là kế hoạch tài chính trong tâm thức, đó chính là
tính cách, tư duy và niềm tin, là những yếu tố quyết định mức độ thành công
của bạn.
Từ các bài học trong cuộc sống thực tế, các chuyên gia đã thành công trong
việc làm giàu đưa ra những lời khuyên hữu ích và dễ áp dụng cho các bạn trẻ
bước đầu trên con đường lập nghiệp, làm giàu như sau:
1) Tìm một công việc lương cao.
Làm chủ một doanh nghiệp có thể khiến bạn giàu nhanh nhưng cách này
cũng gây ra cho bạn không ít khó khăn khó khắc phục. Vì thế, bước đầu lập
nghiệp nên tìm một công việc được trả lương cao, nó có thể giúp bạn kiếm
được nhiều tiền và “học” những kinh nghiệm sống thiết thực. Hãy để mắt
đến các cơ hội thăng tiến, bạn nên tìm kiếm cơ hội để được trả công xứng
đáng với sự đóng góp của bạn cho công ty.
2) Tiết kiệm nhiều hơn. Không chỉ kiếm ra tiền mà giữ tiền cũng là một
trong những cách để làm giàu. Hãy ngồi liệt kê lại những khoản bạn cần chi
và cố gắng tiêu ít đi để dành ra một khoản tiết kiệm nào đó:
- Tạo một ngân quỹ. Tạo quỹ rất có ích vì bạn sẽ biết được chắc chắn tiền
của mình chảy về đâu và lập kế hoạch tiết kiệm hợp lý.
- Tiết kiệm chi tiêu hàng ngày. “Tích tiểu thành đại”. Chỉ mua những gì cần
thiết, nhất là không được “vung tay quá trán”. Khi shopping nên mang theo


danh sách những đồ cần mua, tránh những cơn mua sắm “bốc đồng”.
- Bỏ con săn sắt bắt con cá rô. Một cách khác để tiết kiệm được nhiều hơn là
hãy nhận mức lương chính vừa phải và bạn có thể nhận thêm nhiều khoản
phụ khác ngoài lương còn hơn là bạn nhận mức lương cố định cao nhưng
không có khoản phụ nào khác.
- Giảm bớt các khoản nợ. Lãi cao sẽ “ăn lận” vào khoản mà bạn tiết kiệm
được vì thế không có lí do gì để bạn phải chịu cảnh “nai lưng trả nợ” cả. Hãy
suy nghĩ thật kỹ trước khi bạn đi vay tiền và cân nhắc xem liệu món đó có
xứng đáng để mình chi trả một khoản không nhỏ cho lãi xuất không?
3) Đầu tư thông minh. Nếu bạn có một khoản tiền kha khá thì không nên để
nó nằm im một chỗ mà hãy mang đi đầu tư khi có cơ hội. Tuy nhiên, đầu tư
cũng có thể mang đến nhiều rủi ro, do đó bạn phải tìm hiểu hết sức cẩn thận
trước khi đưa ra quyết định nào đó.
- Sử dụng tiền của người khác. Một cách tốt nhất để đầu tư là dùng tiền của
người khác. Vay tiền và đem đầu tư sẽ mang lại cho bạn những khoản lợi lộc
đáng kể. Tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi, có thể làm bạn “mất cả chì
lẫn chài”. Nhiều người thành công khi dùng cách này nhưng nó lại có rủi ro
cao.
- Mua trái phiếu chính phủ hoặc bảo hiểm nhân thọ. Nhiều người được trả
lương rất cao. Nhưng dù không được như thế bạn vẫn còn cách làm tăng
đồng lương của mình. Phải cân nhắc nên xem đầu tư vào đâu là hợp lý, vừa
có lợi cho mình vừa có lợi cho quốc gia.
- Giảm chi phí đầu tư. Khi bạn quyết định đầu tư tiền vào đâu thì luôn có
cách để giảm phí đầu tư. Ví như hợp tác đầu tư với người khác để chia sẻ
gánh nặng về tài chính cũng như giảm thiểu rủi ro.
4) Người dám nghĩ dám làm.
Vậy bạn là ai, có tính quyết đoán, năng động không? Bạn suy nghĩ như thế
nào, có mạnh bạo, dám nghĩ dám làm? Niềm tin của bạn là gì? Thói quen và
cá tính của bạn ra sao, có thích cạnh tranh và muốn mình giỏi hơn người
khác không? Bạn tự tin đến mức nào? Bạn có hòa hợp với mọi người xung

quanh, có khả năng diễn đạt, tranh luận, và thuyết phục người khác không?
Quả thật, chính tính cách, tư duy và niềm tin là những yếu tố cần học hỏi,
rèn luyện để hổ trợ cho kiến thức chuyên môn, vì nó quyết định cho mức độ
thành công của bạn trên đường đời.

×