Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.58 KB, 3 trang )

Các chất dinh dưỡng trong
thức ăn chăn nuôi
Muốn cho gia súc tạo ra sản phẩm chăn nuôi thì phải cho gia súc ăn
thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết, thông qua cơ thể, gia
súc sẽ biến đổi các chất dinh dưỡng của thức ăn thành sản phẩm
chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao để làm thực phẩm cho con
người. Những chất dinh dưỡng thiếu thường xảy ra đối với các vi
chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các chất khoáng vi lượng.
Thức ăn gia súc thiếu chất thì sản phẩm do gia súc làm ra cũng bị
thiếu hay có thể nói “Thức ăn gia súc cũng là thực phẩm cho con
người”
Nước trong dinh dưỡng của động vật:
Nước là môi trường hay dung môi không thể thiếu được; nước không
cung cấp năng lượng, song giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
sống. Theo Rubner nếu mất tới 2/10 lượng nước cơ thể thì con vật sẽ
chết.
Vai trò của nước:
· Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn
· Vận chuyển vật chất
· Tham gia vào những phản ứng hóa học
· Điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và
dịch thể
· Giữ thể hình con vật ổn định, làm giảm tác dụng ma sát
· Tham gia tích cực trong quá trình điều tiết thân nhiệt
Tạo thành sản phẩm chăn nuôi: Thịt có tỷ lệ nước: 70-80%, Sữa: # 85%;
Trứng: # 70%
Nguồn cung cấp nước và sự phân bố nước trong thức ăn: Nước cung cấp
cho con vật gồm 3 nguồn: nước uống, nước trong thức ăn và nước trao
đổi:
Nước uống: Yêu cầu nước mát, sạch, cung cấp đầy đủ và kịp thời cho
thú. Nếu cung cấp không đầy đủ thì thú bị táo bón, các độc tố chậm thải


ra ngoài gây hại cho cơ thể. Những ngày trời nóng lượng nước uống có
thể tăng gấp rưỡi hoặc gấp hai. Cho thú ăn mặn cũng làm tăng nhu cầu
nước uống.
Nước trong thức ăn: Tùy theo loại thức ăn, thời gian sinh trưởng của cây
trồng, kỹ thuật canh tác và chế biến mà hàm lượng nước trong thức ăn
có thay đổi . Nước trong thức ăn non xanh, củ quả cao hơn thức ăn hạt.
Thức ăn trồng dưới nước có hàm lượng nước cao hơn thức ăn trồng trên
cạn. Trong thức ăn, cũng có 2 dạng nước: Nước kết hợp liên kết với các
phân tử chất hữu cơ và vô cơ trong thức ăn; Nước tự do hay nước hoạt
động, dễ dàng bay hơi, dễ gây hư hỏng thực phẩm trong quá trình bảo
quản. Đây là nguồn nước cung cấp cho nhu cầu của thú.
Nước trao đổi: nước sinh ra trong cơ thể do quá trình oxy hóa chất hữu
cơ.
Các trạng thái khô của thức ăn:
Trạng thái khô không khí: Tất cả các loại thức ăn khi đem phơi khô hoặc
sấy khô ở điều kiện 60
o
C thì chỉ có lượng nước tự do bay đi, lượng nước
kết hợp vẫn còn tồn tại trong thức ăn, người ta gọi trạng thái khô này là
khô không khí. Tùy theo loại thức ăn mà ở trạng thái khô này có độ ẩm
từ 9 – 16%. Tiêu chuẩn Quốc tế qui định trạng thái khô này đối với thức
ăn hỗn hợp là 13% độ ẩm.
Trạng thái khô tuyệt đối: Thức ăn sấy ở điều kiện nhiệt độ cao 105
o
C
trong 3 giờ, sau đó đưa qua bình hút ẩm sẽ có ở trạng thái khô tuyệt đối.

×