Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tài liệu hướng dẫn kê khai thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.14 KB, 67 trang )

1

TỔNG CỤC THUẾ













TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THUẾ
QUYẾT TOÁN THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP














Hà Nội, 2/2012

2
HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
A. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP QUY
- Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008;
- Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN;
- Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và
hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN;
- Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC;
- Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số
106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.
B. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
- NNT: Người nộp thuế
- HHDV: Hàng hóa, dịch vụ
- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
- GTGT: Giá trị gia tăng
- TSCĐ: Tài sản cố định
C. HƯỚNG DẪN KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
1. Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai quyết toán thuế TNDN năm
hoặc khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh,
chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại
doanh nghiệp.
2. Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN
ban hành kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt
hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh
nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư
này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
3
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-
1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
+ Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
* Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với
cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa
điểm.
* Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với
cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô,
đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất.
* Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với
doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp
hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ.
+ Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ
trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN.
+ Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng
bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN.
+ Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các
đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 05/TNDN.
+ Phụ lục giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT quy định tại Phụ lục
1-GCN/CC (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày

22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường
trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
+ Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 9/2/2011 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
D. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI CÁC CHỈ TIÊU TRÊN TỜ KHAI
QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN VÀ CÁC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM TỜ KHAI
1. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số
03/TNDN:

4


Mẫu số: 03/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 28/2011/TT-BTC ngày
28/02/2011 của Bộ Tài
chính)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
[01] Kỳ tính thuế: từ … đến
[02] Lần đầu [03] Bổ sung lần thứ:
Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc

[04] Tên người nộp thuế :
[05] Mã s

ố thuế
:


[06] Địa chỉ:
[07] Qu
ận/huyện: [08] Tỉnh/Th
ành ph
ố:

[09] Điện thoại: [10] Fax: [11] Email:
[12] Tên đại lý thuế (nếu có):

[13] Mã s
ố thuế
:


[14] Địa chỉ:
[15] Qu
ận/huyện: [16] Tỉnh/Th
ành ph
ố:

[17] Điện thoại: [18] Fax: [19] Email:
[20] Hợp đồng đại lý thuế: số: ngày:
Đơn v
ị tiền: đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Mã số Số tiền

(1)
(2) (3) (4)
A
Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo
tài chính


1
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập
doanh nghiệp
A1
B
Xác định thu nhập chịu thuế theo
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

1
Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu
nhập doanh nghiệp
(B1= B2+B3+B4+B5+B6)
B1
1.1

Các kho
ản điều c
h
ỉnh tăng doanh thu

B2
1.2


Chi phí c
ủa phần doanh thu điều chỉnh giảm

B3
1.3
Các khoản chi không được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế
B4
5
1.4
Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận
được ở nước ngoài
B5
1.5
Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận
trước thuế khác
B6
2
Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu
nhập doanh nghiệp (B7=B8+B9+B10+B11)
B7
2.1
Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp
B8
2.2
Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế
năm trước
B9
2.3 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng

B10
2.4

Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận
trư
ớc thuế khác

B11
3 Tổng thu nhập chịu thuế(B12=A1+B1-B7)
B12
3.1
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh
doanh
(B13=B12-B14)
B13
3.2

Thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển
như
ợng bất động sản

B14
C
Xác định thuế TNDN phải nộp từ hoạt
động sản xuất kinh doanh


1 Thu nhập chịu thuế (C1 = B13)
C1
2 Thu nhập miễn thuế

C2
3

L
ỗ từ các năm tr
ư
ớc đ
ư
ợc chuyển sang

C3
4
Thu nhập tính thuế
(C4=C1-C2-C3)
C4
5 Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có)
C5
6
Thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ
khoa học công nghệ
(C6=C4-C5)
C6
7

Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo
thuế suất phổ thông
(C7=C6 x 25%)

C7
8

Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế
suất khác mức thuế suất 25%
C8
9

Thu
ế TNDN đ
ư
ợc miễn, giảm trong kỳ

C9
10

Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được
tr
ừ trong kỳ tính thuế

C10
11

Thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động
sản xuất kinh doanh
(C11=C7
-
C8
-
C9
-
C10)


C11
D
Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng
bất động sản còn phải nộp sau khi trừ thuế
TNDN đã nộp ở địa phương khác
D

6
E Tổng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ
E

1
Thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động
sản xuất kinh doanh
E1
2
Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất
động sản
E2



D. Ngoài các Phụ lục của tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau:

STT Tên tài liệu
1

2

3


4


Tôi cam đoan là các số liệu, tài liệu kê khai này là đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật về số liệu, tài liệu đã kê khai./.

Ngày tháng năm
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
Họ và tên:……… ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Chứng chỉ hành nghề số: Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

- Chỉ tiêu [01] – Kỳ tính thuế: Ghi rõ kỳ tính thuế năm (theo năm dương
lịch hoặc năm tài chính đối với doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với
năm dương lịch), từ ngày đầu tiên của năm dương lịch/năm tài chính hoặc ngày
bắt đầu hoạt động kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc ngày
hợp đồng bắt đầu có hiệu lực (đối với hợp đồng) đến ngày kết thúc năm dương
lịch/năm tài chính hoặc ngày chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hợp
đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh
nghiệp.
Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể
từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuế năm cuối
cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình
thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn
hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp
mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia
tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN từ
năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại thì kỳ tính thuế TNDN của
năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Ví dụ: Doanh nghiệp A kỳ tính thuế
TNDN năm 2010 áp dụng theo năm dương lịch, nhưng đầu năm 2011 lựa chọn
chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau,
7
thì kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi được tính từ ngày 01/01/2011 đến hết
ngày 31/03/2011, kỳ tính thuế TNDN năm tài chính tiếp theo được tính từ ngày
01/04/2011 đến hết ngày 31/03/2012.
- Chỉ tiêu [02] – Lần đầu: Tích vào ô này khi thực hiện khai lần đầu
hoặc khai thay đổi nội dung tờ khai lần đầu trong thời hạn nộp tờ khai.
- Chỉ tiêu [03] – Bổ sung lần thứ: Ghi lần khai bổ sung cho tờ khai chính
thức.
- Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc: Trường hợp
doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc thì tích vào ô này.
- Chỉ tiêu [04] đến [11] - Ghi đầy đủ, chính xác theo Tờ khai đăng ký thuế
của NNT. Nếu NNT có sự thay đổi thông tin từ chỉ tiêu [04] đến [11], NNT phải
thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định hiện hành và kê khai
theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.
- Chỉ tiêu [12] đến [20]- Ghi đầy đủ, chính xác theo hợp đồng đại lý thuế
đã ký giữa NNT và đại lý thuế. Nếu NNT có sự thay đổi thông tin từ chỉ tiêu [12]
đến [20], NNT phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định
hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.
- Chỉ tiêu [A1] - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN: Chỉ tiêu này
phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế
theo chế độ kế toán.
Số liệu trên chỉ tiêu này được lấy từ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Cụ thể:
+ Đối với NNT thuộc các ngành sản xuất thương mại, dịch vụ: lấy số trên
Chỉ tiêu [19] của Phụ lục 03-1A/TNDN.

+ Đối với NNT thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng: lấy số trên Chỉ tiêu
[16] của Phụ lục 03-1B/TNDN.
+ Đối với các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán: lấy số trên Chỉ tiêu [28] của Phụ lục 03-1C/TNDN.
- Chỉ tiêu [B1] - Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN:
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi
nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế
TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN của cơ sở kinh doanh. Chỉ
tiêu này được xác định bằng tổng các Chỉ tiêu từ [B2] đến [B6]. Cụ thể:
[B1] = [B2]+[B3]+[B4]+[B5]+[B6]
- Chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu: Chỉ tiêu này
phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế. NNT khi
8
có phát sinh những khoản doanh thu phải điều chỉnh thì nhập số liệu phát sinh
vào chỉ tiêu này( Số tổng cộng)
- Chỉ tiêu [B3] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm: Chỉ
tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh
thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm
khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các qui định của Luật thuế TNDN.
NNT nhập vào chỉ tiêu này khi có phát sinh ( Số tổng cộng)
- Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN. Cụ thể:
1. Khoản chi thực tế phát sinh nhưng không liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Khoản chi không có đủ hoá đơn, chứng từ
hợp pháp theo quy định của pháp luật; trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch
bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh
nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể
chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa
đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do
doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh
được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài
chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi,
hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố
định và hạch toán kế toán hiện hành.
d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp doanh
nghiệp có lãi, có nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ đang áp dụng
phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phần trích khấu hao vượt quá mức
khấu hao nhanh theo quy định.
Doanh nghiệp thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
(TSCĐ) mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý
trước khi bắt đầu thực hiện phương pháp trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa
chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng ). Hàng năm doanh nghiệp
tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ
9
Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả
trường hợp khấu hao nhanh.
Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh
nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo
nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản
cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi

loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài
sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.
Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu
hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài
sản đó.
e
) P
hần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ
đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và
hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh
doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài
sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh
doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành
khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh
nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong
các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn.
Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh
vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền
của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng
trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không đăng ký
ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, du lịch.
g) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
h) Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh
doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí
hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa
hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng
trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp

thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) doanh nghiệp chỉ
được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ đối với các công trình này nếu đáp
ứng các điều kiện sau :
10
- Hợp đồng thuê đất, mượn đất được công chứng tại cơ quan công chứng
theo quy định của pháp luật; thời gian thuê, mượn trên hợp đồng không được
thấp hơn thời gian trích khấu hao tối thiểu của tài sản cố định.
- Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo
hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng , quyết toán giá trị công trình
xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp .
- Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện
hành về quản lý tài sản cố định.
i) Khấu hao đối với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tạm thời
không sử dụng cho SXKD, trừ trường hợp TSCĐ tạm dừng do sản xuất theo
mùa vụ với thời gian dưới 9 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di
chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng
sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì
trong khoảng thời gian tạm dừng đó doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản
chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế.
k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy
đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật,
có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí
được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.
l) Trường hợp doanh nghiệp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc
gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác
định riêng, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá
mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa
TSCĐ hữu hình vào sử dụng.

3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt
mức tiêu hao hợp lý.
Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều
chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thông báo với cơ quan thuế
thì phải thông báo lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết. Thời hạn cuối cùng
của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao
là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của
năm quyết toán. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá
Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà
nước đã ban hành.
4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn,
được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số
01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ
thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ
11
5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người
lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật.
b) Các khoản tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều
kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao
động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty,
Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám
đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao
động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ các
trường hợp sau:
- Doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương
của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không
sử dụng vào mục đích khác thì quỹ dự phòng được trích lập nhưng không quá

17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm
quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không
bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm
quyết toán thuế).
- Quỹ tiền lương của doanh nghiệp đã được duyệt theo quy định thì việc
trích lập dự phòng quỹ tiền lương phải đảm bảo nguyên tắc số tiền trích lập dự
phòng cộng tổng số tiền lương, tiền công thực tế đã chi trả đến thời hạn nộp hồ
sơ quyết toán không vượt quá tổng tiền lương, tiền công phải trả cho người lao
động theo quỹ tiền lương đã được duyệt (nếu có).
- Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập doanh
nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
- Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền
lương nhưng đến ngày 31/12 của năm sau doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử
dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí
của năm sau.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng
lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp
tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá
đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động
vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
12
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho
người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được
thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
7. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy

định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu
sáng kiến, cải tiến.
8. Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật
Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước
ngoài vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán
bộ công chức, viên chức Nhà nước.
10. Các khoản chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc
mức chi vượt quá quy định.
11. Phần trích nộp: Các quĩ bảo hiểm bắt buộc, phần trích nộp kinh phí
công đoàn cho người lao động; Phần chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản
lý cho cấp trên; chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được
thành lập theo quy định của pháp luật) mà vượt quá mức quy định.
12. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ
sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp
điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp
thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo
mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo các hoá đơn
thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh
toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có
bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo
chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất
kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê
địa điểm sản xuất kinh doanh.
13. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm
mà bên đi thuê trả tiền trước.
14. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng
không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất

cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
13
15. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương
ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong
điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh
doanh.
16. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự
phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng
dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.
17. Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ
cấp thôi việc cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành.
18. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi
hoặc chi không hết.
19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp
tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh
toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh
nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi
được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế
quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ
không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới
thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009,
không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách,
sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.

20. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền
mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; lỗ chênh
lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ

mà TSCĐ này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt doanh nghiệp
chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh).
21. Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định
22. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định
23. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng
quy định
24. Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo không đúng đối tượng
25. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho
cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo qui định.
14
26. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản đã
được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
27. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.
28. Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số,
kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không
thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật
giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống
kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác
theo quy định của pháp luật.
30. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành
tài sản cố định; chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội
ngoài doanh nghiệp; chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc
phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo nêu tại điểm 21,
22, 23, 24 phần này; chi phí mua thẻ hội viên sân golf, chi phí chơi golf.
Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh
doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây
dựng để hình thành TSCĐ) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo

quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế.
31. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế thu
nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập
của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp
ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động
không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp
nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế.
- Thuế TNDN nộp thay nhà thầu nước ngoài (thuế nhà thầu) được tính
vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp thoả
thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà
thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN (thuế nhà thầu).
- Chỉ tiêu [B5] - Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được
ở nước ngoài: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập cơ sở kinh doanh đã
nộp ở nước ngoài đối với số thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế dựa trên các
Biên lai và/hoặc chứng từ nộp thuế ở nước ngoài.
15
- Chỉ tiêu [B6] – Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế
khác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các điều chỉnh khác (chưa được
điều chỉnh tại các chỉ tiêu từ [B2] đến [B5])
- Chỉ tiêu [B7] - Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến giảm
lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
[B7] = [B8]+[B9]+[B10]+[B11]
- Chỉ tiêu [B8] - Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế

TNDN: Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản thu nhập không thuộc diện chịu
thuế TNDN theo các quy định hiện hành. Các loại thu nhập không chịu thuế
TNDN điển hình bao gồm:
i) Các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh
liên kết trong nước sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán thì khoản thu nhập từ lợi nhuận được chia (cổ tức) thu được từ việc sở
hữu các cổ phiếu này cũng được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Riêng thu
nhập từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu sẽ phải cộng vào thu nhập chịu thuế.
ii) Các khoản thu nhập khác không phải chịu thuế theo quy định của
Chính phủ ví dụ thu nhập từ trái phiếu Chính phủ, công trái
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ dựa trên sổ kế toán chi tiết của phần thu
nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư dài hạn.
- Chỉ tiêu [B9] - Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm
trước: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu được hạch toán trong Báo
cáo Kết quả kinh doanh năm nay của cơ sở kinh doanh nhưng đã đưa vào doanh
thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước.
- Chỉ tiêu [B10] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng: Chỉ
tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra các khoản
doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu [B2] - Các khoản điều chỉnh tăng
doanh thu - của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản chi
phí được điều chỉnh tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán hoặc giá
thành sản xuất. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương
mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm
trừ doanh thu mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế.
- Chỉ tiêu [B11] – Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước
thuế khác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các khoản điều chỉnh khác
ngoài các khoản điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu từ [B8] đến [B10] của Tờ khai
tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến giảm lợi nhuận chịu thuế. Các
điều chỉnh này có thể bao gồm:

16
i) Các khoản trích trước vào chi phí năm trước theo chế độ kế toán nhưng
chưa được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế do chưa có đủ hoá
đơn chứng từ. Sang năm sau khi các khoản này đã thực chi, cơ sở kinh doanh
được quyền đưa các khoản này vào chi phí. Do các chi phí này đã được đưa vào
Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước nên không được đưa vào Báo cáo kết
quả kinh doanh của năm nay. Vì vậy, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện điều chỉnh
tăng chi phí để thể hiện các khoản chi này.
ii)Khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ (thực hiện trong năm) đã được đưa
vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa
được ghi nhận vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của các năm trước do
chưa thực hiện.
iii) Chi phí khấu hao các tài sản cố định đã khấu hao hết theo chế độ kế
toán do cơ sở kinh doanh trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ
Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, đã loại trừ trong
chi phí khi tính thu nhập chịu thuế các năm trước thì được ghi điều chỉnh lại vào
chỉ tiêu này.
- Chỉ tiêu [B12] - Tổng thu nhập chịu thuế: Chỉ tiêu này phản ánh số
thu nhập chịu thuế doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ tính thuế chưa trừ số
lỗ phát sinh trong các năm trước được chuyển của cơ sở kinh doanh trong năm
tài chính.
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: [B12] = [A1]+[B1]-[B7]
- Chỉ tiêu [B13] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh
doanh: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh
doanh và hoạt động khác (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng
bất động sản) và chưa trừ chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: [B13] = [B12]-[B14]
- Chỉ tiêu [B14] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng
bất động sản: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động
chuyển nhượng bất động sản (chưa trừ chuyển lỗ năm trước chuyển sang) của

doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ
tiêu [11] của Phụ lục 03-5/TNDN.
- Chỉ tiêu [C1] – Thu nhập chịu thuế: Số liệu trên chỉ tiêu này bằng số
liệu trên chỉ tiêu [B13].
- Chỉ tiêu [C2] – Thu nhập miễn thuế: là thu nhập được miễn trong kỳ
tính thuế được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở kinh doanh đang
được hưởng ưu đãi thuế.
- Chỉ tiêu [C3] - Lỗ từ các năm trước được chuyển sang: Chỉ tiêu này
phản ánh tổng số lỗ của các năm trước chuyển sang để khấu trừ vào thu nhập
chịu thuế của năm tính thuế không bao gồm lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất
17
động sản. Chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột (4) trên Phụ lục
03-2/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.
- Chỉ tiêu [C4] – Thu nhập tính thuế:
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [C4] = [C1]-[C2]-[C3]
- Chỉ tiêu [C5] – Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có): là mức
trích lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ và được xác định như sau:
1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế
thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công
nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm nếu
doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp
phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai
mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ được nộp cùng
tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng
không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế

thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử
dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu
nhập doanh nghiệp đó.
Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số
tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là
thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.
- Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng
hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu
hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
- Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai
mục đích là mức lãi tính theo tỷ lệ phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản
lý thuế và thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể từ khi trích lập quỹ đến khi
thu hồi. Ngày thu hồi là ngày hành vi vi phạm được phát hiện và lập biên bản
(trừ trường hợp không phải lập biên bản) .
Việc xác định thời điểm trích quỹ của số tiền sử dụng sai mục đích làm
căn cứ tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đích
theo nguyên tắc số tiền trích quỹ trước thì sử dụng trước.
18
3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử
dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam. Các khoản chi từ Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo
quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp không được hạch toán các khoản chi từ Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
5. Doanh nghiệp đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở hữu,
hợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thay đổi hình thức sở
hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử
dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển

đổi, hợp nhất, sáp nhập.
Doanh nghiệp nếu có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng
hết khi chia, tách thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc chia, tách được kế thừa
và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của doanh nghiệp trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển khoa
học và công nghệ do doanh nghiệp quyết định và đăng ký với cơ quan thuế.
- Chỉ tiêu [C6] – Thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa
học công nghệ: Là thu nhập tính thuế sau khi đã trừ khoản trích lập quỹ khoa
học công nghệ và được xác định như sau: [C6] = [C4]-[C5]
- Chỉ tiêu [C7] - Thuế TNDN từ hoạt động sản xuất kinh doanh tính
theo thuế suất phổ thông: là thuế TNDN tính theo thuế suất 25%
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [C7] = [C6] x 25%
- Chỉ tiêu [C8] - Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất
khác mức thuế suất 25%: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập doanh
nghiệp chênh lệch phát sinh do cơ sở kinh doanh áp dụng mức thuế suất khác
với mức thuế suất 25%.
Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thì doanh nghiệp kê khai
vào các Phụ lục (Phụ lục số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN) ban hành kèm theo
Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; số thuế thu nhập doanh
nghiệp chênh lệch do cơ sở kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi trên Chỉ tiêu [4]
của Phụ lục 03-3A/TNDN, chỉ tiêu [07] của Phụ lục 03-3B/TNDN là số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này.
Trong trường hợp cở sở kinh doanh áp dụng mức thuế suất cao hơn mức
25%, thì chỉ tiêu này là một số âm (-). Nếu cơ sở kinh doanh được hưởng thuế
suất ưu đãi thấp hơn 25% thì chỉ tiêu này là một số dương (+).
Ví dụ:
19
Công ty H là một Công ty BOT hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh
doanh cơ sở hạ tầng. Công ty được hưởng thuế suất ưu đãi là 10% cho suốt đời
dự án. Trong năm 2010, Công ty có một khoản thu nhập chịu thuế là 300 tỷ

đồng.
Theo mẫu tờ khai này, Công ty H sẽ tính thuế thu nhập phải trả dựa trên
thuế suất phổ thông là 25% và ghi vào chỉ tiêu C1 ở trên. Phần thuế thu nhập
chênh lệch do được hưởng thuế suất ưu đãi được xác định như sau:
Chỉ tiêu [C1] = 300 tỷ đồng x 25% = 75 tỷ đồng
Chỉ tiêu [C8] = 300 tỷ đồng x (25% - 10%) = 45 tỷ đồng
Vì thuế suất áp dụng cho Công ty H thấp hơn thuế suất phổ thông nên số
liệu này thể hiện trong Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp là một số dương
(+). Công ty H phải giải trình số thuế thu nhập chênh lệch này trong Phụ lục
03-3A/TNDN và nộp kèm với Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
- Chỉ tiêu [C9] - Thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ: chỉ tiêu này
phản ánh tổng số thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ tính thuế được xác định
căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế theo
Luật thuế TNDN (nếu có).
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh vừa được hưởng thuế suất ưu đãi vừa
được miễn giảm thuế thì phần chênh lệch thuế do áp dụng thuế suất ưu đãi được
thể hiện tại chỉ tiêu [C8], số thuế được miễn giảm được thể hiện tại chỉ tiêu này.
Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được miễn thuế, mức miễn
giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế theo các nội dung cụ thể tại các Phụ lục
(Phụ lục số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN) ban hành kèm theo Tờ
khai quyết toán thuế TNDN.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản thuế thu nhập được
miễn, giảm đã được xác định theo các Phụ lục ban hành kèm theo Tờ khai quyết
toán thuế TNDN nêu trên.
- Chỉ tiêu [C10] - Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ
trong kỳ tính thuế: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp đã
nộp ở nước ngoài được phép trừ vào thu nhập chịu thuế trong kỳ.
Mức thuế tối đa được trừ được xác định trên cơ sở mức thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng. Ví dụ: mặc dù
thuế suất phổ thông là 25%, nhưng cơ sở kinh doanh được hưởng thuế suất ưu

đãi là 15% thì số thuế tối đa được trừ đối với thuế đã nộp ở nước ngoài trên phần
thu nhập nhận được từ nước ngoài sẽ được xác định trên mức thuế suất là 15%.
Số thuế thu nhập được trừ là số thuế thu nhập thực nộp tại nước ngoài đối
với phần thu nhập được chia cho cơ sở kinh doanh tại Việt Nam dựa trên các
chứng từ nộp thuế.
20
Nếu số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài lớn hơn số thuế phải nộp theo
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ tối đa
bằng mức thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp thu nhập nhận được từ nước ngoài đã ký Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác về
cách xác định số thuế được trừ thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Cơ sở kinh doanh xác định số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ
theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục 03-4/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai
quyết toán thuế TNDN. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp ở
nước ngoài được trừ đã được xác định tại dòng “Tổng cộng” của cột số (11) Phụ
lục 03-4/TNDN hoặc theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết có quy định khác về cách xác
định số thuế được trừ.
- Chỉ tiêu [C11] - Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [C11] = [C7]-[C8]-[C9]-[C10]
- Chỉ tiêu [D] - Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động
sản còn phải nộp sau khi trừ đi thuế TNDN đã nộp ở địa phương khác: Số
liệu ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ số liệu trên chỉ tiêu [18] của Phụ lục 03-
5/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
- Chỉ tiêu [E] - Tổng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ: Chỉ tiêu này
phản ánh số thuế cơ sở kinh doanh phải nộp trong năm và được xác định như
sau: [E = [E1]+[E2]
- Chỉ tiêu [E1] - Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [E1]=[C11]

- Chỉ tiêu [E2] - Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động
sản:
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [E2]=[D]
21
2. Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Dành cho NNT
thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ) - Mẫu số 03-1A/TNDN:













PHỤ LỤC





KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Dành ch
o ngư
ời nộp thuế thuộc các ng
ành s

ản xuất, th
ương m
ại, dịch vụ


(Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN năm…)

K
ỳ tính thuế: từ ………… đến……………






Tên người nộp thuế


Mã số thuế:


Tên đại lý thuế (nếu có):


Mã số thuế:









Đơn v
ị tiền: đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

số
Số tiền
(1) (2) (3) (4)

Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
[01]
Trong đó: - Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
[02]
2 Các khoản giảm trừ doanh thu ([03]=[04]+[05]+[06]+[07])
[03]
a Chiết khấu thương mại
[04]
b Giảm giá hàng bán
[05]
c Giá trị hàng bán bị trả lại
[06]
d
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo

phương pháp trực tiếp phải nộp
[07]
3 Doanh thu hoạt động tài chính
[08]
4
Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
([09]=[10]+[11]+[12])
[09]
a Giá vốn hàng bán
[10]
b Chi phí bán hàng
[11]
c Chi phí quản lý doanh nghiệp
[12]
5 Chi phí tài chính
[13]

Trong đó: Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất, kinh doanh
[14]
6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
([15]=[01]-[03]+[08]-[09]-[13])
[15]

7 Thu nhập khác
[16]
M
ẫu số:
03



1A/TNDN

(Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của
Bộ Tài

chính)


22
8 Chi phí khác
[17]
9 Lợi nhuận khác ([18]=[16]-[17]) [18]
10

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp
([19]=[15]+[18])

[19]
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
số liệu đã khai ./.


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:
Ngày tháng năm
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)


Ghi chú:
-
Số liệu tại chỉ tiêu mã số [19] của Phụ lục này được ghi vào chỉ tiêu mã số A1 của Tờ khai
quyết toán thuế TNDN của cùng kỳ tính thuế.

- Chỉ tiêu [01] Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả
kinh doanh của cơ sở kinh doanh - Mã số 01 tại cột “Số năm nay”.
- Chỉ tiêu [02] – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi
tiết của tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, phần chi tiết
doanh thu bán hàng xuất khẩu trong kỳ tính thuế.
- Chỉ tiêu [03] – Cụ thể: [03] = [04]+[05]+[06]+[07]
- Chỉ tiêu [04] – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ các tài
khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, tài khoản 512 “Doanh
thu bán hàng nội bộ” phần chi tiết chiết khấu thương mại.
- Chỉ tiêu [05] – Giảm giá hàng bán: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền
giảm giá hàng bán của cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ các tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng
nội bộ”, phần chi tiết giảm giá hàng bán.
- Chỉ tiêu [06] – Giá trị hàng bán bị trả lại: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
này được lấy từ bên Nợ các tài khoản 511“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ”, tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”, phần chi tiết hàng bán bị trả
lại.
- Chỉ tiêu [07] – Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp phải nộp: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp
tương ứng với doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế.

- Chỉ tiêu [08] – Doanh thu hoạt động tài chính: Chỉ tiêu này phản ánh
các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm lãi tiền vay, lãi tiền gửi,
tiền bản quyền, thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức, lợi nhuận được chia, lãi từ
23
bán ngoại tệ, lãi do chuyển nhượng vốn, hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng
khoán và doanh thu từ các hoạt động tài chính khác của cơ sở kinh doanh trong
kỳ tính thuế.
- Chỉ tiêu [09] – Chi phí sản xuất, kinh doanh HHDV:
[09] = [10]+[11]+[12]
- Chỉ tiêu [10] – Giá vốn hàng bán: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được
lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh - Mã số 11 tại cột “Số
năm nay”. Số liệu này tương ứng với số phát sinh bên Có của tài khoản 632 "Giá
vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
trong kỳ tính thuế.
- Chỉ tiêu [11] – Chi phí bán hàng: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí
bán hàng đã kết chuyển cho hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của
cơ sở kinh doanh - Mã số 24 tại cột “Số năm nay”.
- Chỉ tiêu [12] – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh
tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp đã kết chuyển cho hàng hoá, sản phẩm,
dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế .
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của
cơ sở kinh doanh - Mã số 25 tại cột “Số năm nay”.
- Chỉ tiêu [13] – Chi phí tài chính: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được
lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh - Mã số 22 tại cột “Số
năm nay”.
- Chỉ tiêu [14] – Chi phí lãi tiền vay dùng cho SXKD: Chỉ tiêu này phản
ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của

cơ sở kinh doanh - Mã số 23 tại cột “Số năm nay”.
- Chỉ tiêu [15] – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh
doanh - Mã số 30 tại cột “Số năm nay” và được xác định như sau: [15] = [01]-
[03]+[08]-[09]-[13]
- Chỉ tiêu [16] – Thu nhập khác: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy
từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh - Mã số 31 tại cột “Số năm
nay”.
- Chỉ tiêu [17] – Chi phí khác: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ
Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh - Mã số 32 tại cột “Số năm
nay”.
24
- Chỉ tiêu [18] – Lợi nhuận khác: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy
từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh - Mã số 40 tại cột “Số năm
nay”, và được xác định như sau: [18] = [16]-[17]
- Chỉ tiêu [19] – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN: Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh
doanh - Mã số 50 tại cột “Số năm nay”, và được xác định như sau: [19] =
[15]+[18].


3. Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Dành cho NNT
thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng) - Mẫu số 03-1B/TNDN:










PHỤ LỤC




KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng


(
Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN năm……)



K
ỳ tính thuế: từ ……. đến……








Tên người nộp thuế:



Mã số thuế:


Tên đại lý thuế (nếu có):


Mã số thuế:








Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

số
Số tiền
(1) (2) (3) (4)

Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự [01]

2 Chi trả lãi và các chi phí tương tự [02]


3 Thu nhập lãi thuần ([3] = [1] - [2]) [03]

4 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ [04]

5 Chi phí hoạt động dịch vụ [05]

6 Lãi / lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ ([6] = [4] - [5]) [06]

7 Lãi / lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối [07]

8 Lãi / lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh [08]

9 Lãi / lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư [09]

M
ẫu số:
03


1B/
TNDN

(Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC

ngày
28/02/2011

của Bộ Tài chính)



25
10 Thu nhập từ hoạt động khác [10]

11 Chi phí hoạt động khác [11]

12 Lãi / lỗ thuần từ hoạt động khác ([12] = [10] - [11]) [12]

13 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần [13]

14 Chi phí hoạt động [14]

15 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng [15]

16
Tổng lợi nhuận trước thuế
([16] = [3]+[6]+[7]+[8]+[9]+[12]+[13]-[14]-[15])
[16]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
số liệu đã khai ./.


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:
Ngày tháng năm
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)



Ghi chú: Số liệu tại chỉ tiêu mã số [16] của Phụ lục này được ghi vào chỉ tiêu mã số A1 của Tờ khai
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cùng kỳ tính thuế.

- Chỉ tiêu [01] – Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự: Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Có tài khoản 70 “Thu nhập từ hoạt động
tín dụng”.
- Chỉ tiêu [02] – Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự: Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ tài khoản 80 “Chi phí hoạt động tín
dụng”.
- Chỉ tiêu [03] – Thu nhập lãi thuần: chỉ tiêu này phản ánh kết quả từ
hoạt động tín dụng của tổ chức ngân hàng, tín dụng trong kỳ tính thuế và được
xác định như sau: [03] = [02] - [01]
- Chỉ tiêu [04] – Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này được lấy từ bên Có tài khoản 71 “Thu nhập từ hoạt động dịch vụ”.
- Chỉ tiêu [05] – Chi phí hoạt động dịch vụ: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
này được lấy từ bên Nợ tài khoản 81 ”Chi phí hoạt động dịch vụ”.
- Chỉ tiêu [06] – Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ: chỉ tiêu này phản
ánh kết quả từ hoạt động dịch vụ của tổ chức ngân hàng, tín dụng trong kỳ tính
thuế và được xác định như sau: [06] = [04] - [05]
- Chỉ tiêu [07] – Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng chênh lệch bên Có tài khoản 72 ”Thu nhập từ
hoạt động kinh doanh ngoại hối” trừ bên Nợ tài khoản 82 ”Chi phí hoạt động
kinh doanh ngoại hối”.

×