Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGỮ VĂN “ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 151 trang )





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NGỮ VĂN
“ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG
BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU”












SV Trần Thị Thu Linh
Lớp ĐH3C1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sư PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN
“ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG
BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU”
Giảng viên hướng dẫn
Thạc sĩ Phùng Hoài Ngọc


BỐ CỤC LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU


PHẦN NỘI DUNG
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ GIỌNG ĐIỆU
Chương II: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ VĂN BALZAC.
Chương III: GIỌNG LẠNH LÙNG KHÁCH QUAN CỦA NHÀ VĂN
TỰ NHẬN LÀ “THƯ KÍ CỦA THỜI ĐẠI”.
Chương IV: GIỌNG TRÀO PHÚNG CHẾ GIỄU CỦA NGƯỜI Ở ĐỊA
VỊ CAO HƠN XÃ HỘI.
Chương V: GIỌNG TRỮ TÌNH LÃNG MẠN, THẮM THIẾT TÌNH
NGƯỜI CỦA NGHỆ SĨ BALZAC.
Chương VI: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÁP
ĐẾN
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Balzac là một trong những tác gia có phần đóng góp đáng kể cho nền văn
học hiện thực Pháp thế kỉ XIX. Các tác phẩm của ông là sự phản ánh toàn
diện, chân thực cuộc sống của xã hội tư sản với những thói xấu không gì che
đậy của giai cấp thống trị đương thời. Đọc những công trình nghệ thụât đồ sộ
mà nhà văn đã để lại cho đời, Engels trân trọng gọi Balzac là “bậc thầy của
chủ nghĩa hiện thực”.
Có đọc kĩ hiểu sâu tác phẩm của Balzac mới nhận thấy trong mỗi tác phẩm
ông đều lồng vào đó những nhận xét hết sức tinh tế. Ông tố cáo xã hội đương
thời với bằng giọng lạnh lùng khách quan của người tự nhận là “thư kí của
thời đại”, ông mỉa mai bằng câu nói trào phúng trước một xã hội mà đồng
tiền là vạn năng, có đôi khi ta lại bắt gặp trong văn Balzac những câu
nói thắm thiết tình người.

Cảm hứng trong sáng tác luôn gắn liền với giọng điệu nhà văn. Mà giọng
điệu thì có tác dụng thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát
ngôn về đối tượng được nói đến. Điều đó chứng minh rằng để nắm được cốt
lõi vấn đề của một tác phẩm thì người đọc cần nắm bắt chính xác giọng điệu
của tác phẩm đó, bởi điều quan trọng của một nhà văn là phải tạo ra tiếng nói
của mình, phải có được nốt riêng độc đáo và người đọc nghe được nốt riêng
ấy.
Giọng điệu không chỉ mang nội dung tình cảm mà còn thể hiện thái độ của
tác giả về đời sống. Giọng điệu văn chương là một nhân tố cốt yếu tạo nên
phong cách nghệ thuật, nó cho phép ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ
thể sáng tạo. Giọng điệu vừa là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của nhà
văn vừa là một hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến các thời đại văn học.
Do đó, chúng tôi thấy cần cảm nhận về giọng điệu nghệ thuật của nhà văn
Balzac để qua đó chúng ta thấy rõ hơn và cảm được sâu hơn về con người và
tác phẩm của ông.
Dù biết kiến thức và vốn sống bản thân còn nhiều hạn chế, nhưng vì khá
hứng thú với tác giả Balzac nói riêng- văn học phương Tây nói chung, tôi xin
mạnh dạng đưa ra một vài sự cảm nhận của mình về giọng điệu nghệ thuật
của nhà văn Balzac. Rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của quí độc
giả để luận văn ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.
2. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ
Trong vòng 15 năm trở lại đây hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học nước
ta được phong phú thêm bởi những cách tiếp cận mới. Nào con người, không
gian, thời gian, cấu trúc, phương tiện biểu đạt ….Những tác phẩm văn
chương vốn quen thuộc nhưng khi được nhìn với góc độ mới bỗng phô bày
thêm những phẩm chất, chiều sâu mà trước đó ít khi được nhìn kĩ.
Từ xưa, các nhà lý luận phương Đông đã từng nhắc đến giọng điệu và phong
cách nhà văn qua các khái niệm gần gũi như hơi văn, khí văn, tình điệu…
Nhưng nhìn chung các nhà lí luận văn học và mĩ học trước thế kỉ XIX chưa
đề cập trực tiếp và chuyên sâu vấn đề giọng điệu trong văn chương.

Những bài nghiên cứu phê bình văn học ở nước ta trong vài thập niên qua
cho thấy giọng điệu cũng được nghiên cứu từ nhiều phía. Nhưng nhìn chung
chưa có một công trình dày dặn và độc lập về giọng điệu, mà nó thường được
bàn đến khi tìm hiểu một tác giả hoặc một giai đoạn văn học. Điều này cho
thấy rằng việc nghiên cứu giọng điệu trong văn chương ở nước ta mới chỉ lát
được những viên gạch đầu.
Trong giới nghiên cứu văn học nước ta, Trần Đình Sử là người đầu tiên phân
biệt hiện tượng giọng điệu trong đời sống và giọng điệu trong nghệ thuật, coi
giọng điệu văn chương là một phương diện cấu thành hình thức của văn học.
Theo Trần Đình Sử giọng điệu “là sự biểu thị lập trường tư tưởng, cảm xúc
chủ thể, là nguyên tắc lí giải và chiếm lĩnh hiện thực”. Nhà nghiên cứu
Hoàng Ngọc Hiến thì nhận định “cảm hứng nào giọng điệu ấy, nhưng cũng
có thể ngược lại giọng điệu định hướng hình thành cảm hứng”. Còn theo
Nguyễn Đăng Mạnh thì giọng điệu là “một yếu tố quan trọng tạo nên phong
cách nghệ sĩ”. Do chưa có tài liệu nào tập trung nghiên cứu giọng điệu như
một đối tượng độc lập nên ý kiến về giọng điệu còn tản mạn và chưa thành hệ
thống.
Cho đến nay thì đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về giá trị nội dung và
nghệ thuật các tác phẩm của tác gia Balzac. Điển hình như Đặng Anh Đào
với Ônôrê đờ Banzắc- một thế giới bước đi (NXB Trẻ-2002), Đỗ Đức Dục
với chủ nghĩa phê phán trong văn học phương Tây (NXB KHXH 1981),
Đặng thị Hạnh- Lê Hồng Sâm- Văn học lãng mạn và văn học phương Tây thế
kỉ XIX, gần nhất là tác phẩm Honore de Balzac Lão Goriot (NXB ĐHQG
HN 2001) do Lê Huy Bắc biên soạn. Nhìn chung các công trình này
đã nghiên cứu khá sâu về nội dung và về nghệ thuật cấu thành tác phẩm của
Balzac. Nhưng đi vào việc tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật của tác giả Balzac
thì hầu như chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể.
Luận văn này tập trung nghiên cứu một vấn đề khá mới mẻ và có phần phức
tạp nên chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Để hoàn
thành luận văn tôi có dựa vào một số tài liệu của các tác gia kể trên và những

tài liệu liên quan đến tác gia Balzac được liệt kê cụ thể ở danh mục tài liệu
tham khảo.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong thực tế, nhận diện chính xác giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm
không phải là việc đơn giản. Nó cần tới trực cảm nhưng đồng thời cần cái
nhìn lí tính để kiểm định và phân tích sự cảm nhận ấy một cách cụ thể.
Luận văn này cố gắng nhận ra những giọng điệu nghệ thuật mà tác giả
Balzac thừơng xử dụng trong các tác phẩm của mình, từ đó tìm hiểu tác dụng
của giọng văn trong việc cấu thành tác phẩm, thái độ của tác giả đối với xã
hội đương thời, giá trị của tác phẩm trong nền văn học hiện thực Pháp nói
riêng, nền văn học thế giới nói chung.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng chính là tiểu thuyết của nhà văn Balzac.
Để tiến hành khảo sát giọng điệu nghệ thuật của nhà văn Balzac, tôi đi sâu
vào 3 tác phẩm: Eugenie Grandet, Lão Goriot, Vỡ mộng.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Việc nghiên cứu giọng điệu văn chương không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn sự
độc đáo của các phong cách nghệ thuật mà hơn thế còn lí giải được tiến trình
vận động của văn học. Thông qua việc cảm nhận về giọng điệu nghệ thuật,
luận văn này khai thác thêm một nghệ thuật đặc sắc trong việc cấu thành tác
phẩm của Balzac nói riêng, của văn học hiện thực phê phán nói chung.
Qua giọng văn của tác giả ta thấy được thái độ của nhà văn đối với thời đại,
thấy rõ nét chân dung của cuộc sống qua những lời văn miêu tả khách quan,
thấy được sự thốt nát và sa đoạ về đạo đức của loài người qua những lời chế
giễu sâu cay, nhưng đôi khi ta cũng phải lắng lòng để nghe và hiểu những lời
văn thắm thiết tình người mà tác giả nhắn gửi.
Việc nghiên cứu giọng điệu văn chương ở nước ta vẫn đang ở những bước
đầu. Những nổ lực của chúng tôi trong việc cảm nhận giọng điệu của tác giả
Balzac chỉ là những nổ lực nhỏ bé trong quá trình tìm hiểu sâu hơn về giá trị
tác phẩm của ông .

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chủ yếu là phương pháp khảo sát và phân tích tư liệu.
Mục đích là chỉ ra những giọng điệu nghệ thuật thường được nhà văn sử
dụng trong tiểu thuyết. Từ đó đưa ra những cảm nhận về cách thức sử dụng
giọng điệu nghệ thuật của nhà văn.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ GIỌNG ĐIỆU
Chương II: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ VĂN BALZAC.
Chương III: GIỌNG LẠNH LÙNG KHÁCH QUAN CỦA NHÀ VĂN
TỰ NHẬN LÀ “THƯ KÍ CỦA THỜI ĐẠI”.
Chương IV: GIỌNG TRÀO PHÚNG CHẾ GIỄU CỦA NGƯỜI Ở ĐỊA
VỊ CAO HƠN XÃ HỘI.
Chương V: GIỌNG TRỮ TÌNH LÃNG MẠN, THẮM THIẾT TÌNH
NGƯỜI CỦA NGHỆ SĨ BALZAC.
Chương VI: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÁP
ĐẾN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG NỀN VĂN HỌC
VIỆT NAM.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT : GIỚI THIỆU VỀ GIỌNG ĐIỆU
Giọng điệu là một phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn
học. Đây là thứ hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm, nó là thước đo
không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của một nhà văn,
nhà thơ.
Giọng điệu vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng
mang một âm hưởng nào đó, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm

quy tụ lại và định hình thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh
thể giọng ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn.
Trong các tác phẩm nghệ thuật ưu tú, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chất
lượng, nó là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn. Giọng điệu văn
chương là một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ. Nhưng thực
tế là bên cạnh giọng điệu cá nhân còn có giọng điệu thời đại. Giọng điệu cá
nhân chịu sự quy định, ảnh hưởng của giọng điệu thời đại mặt khác giọng
điệu cá nhân góp phần làm phong phú thậm chí làm thay đổi cấu trúc giọng
điệu thời đại.
Giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài
năng bao giờ cũng phải tạo được một giọng điệu độc đáo. Giọng điệu gắn với
cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng giảm hiệu suất cảm xúc của tác
phẩm văn chương.
I. KHÁI NIỆM
Thế nào là giọng? Theo Từ điển Tiếng Việt thì: Giọng là:1/ Độ cao thấp,
mạnh yếu của lời nói, tiếng hát. 2/ Cách phát âm của một địa phương. 3/
Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thì một thái độ, tình cảm nhất định. 4/
Gam đã xác định âm chủ.
Như vậy trong cuộc sống hằng ngày giọng được hình dung trước hết như một
tín hiệu âm thanh có âm sắc, trường độ, cao độ. Khái niệm giọng chủ yếu nói
về người, gắn với người, là giọng nói của người dùng trong ngôn ngữ giao
tiếp của mỗi người. Không chỉ tồn tại như một âm thanh, giọng nói của người
còn hàm chứa thái độ của người nói, chính ở đây người ta thường nói đến
giọng điệu.
Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ biên soạn cho rằng giọng điệu là
“giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định”. Như vậy “giọng” là yếu tố
mang đậm tính vật lý trong khi “giọng điệu” lại được nhìn từ góc độ tâm lý.
Nhìn vào 2 định nghĩa về giọng và giọng điệu, ta thấy định nghĩa giọng điệu
trùng với nét thứ ba của định nghĩa về giọng. Vậy nên trong thực tế giao tiếp,
tùy vào hoàn cảnh, người ta thường đồng nhất hai khái niệm này. Như vậy có

thể nói có bao nhiêu hoàn cảnh giao tiếp, bao nhiêu nhân vật tham gia giao
tiếp thì có bấy nhiêu giọng điệu, ví dụ như: giọng khinh nhờn, bỡn cợt, chế
giễu, trịnh thượng, cung kính, vui sướng, thỏa mãn, chanh chua, hiền
hậu… Rõ ràng giọng điệu thường thể hiện tâm tính con người, phản ánh tâm
trạng của họ. Âm thanh giọng điệu cũng phù hợp với nội dung cảm xúc, khi
vui giọng vang rõ, khi buồn giọng lắng lại, thấp xuống…
Trong cuộc sống giọng điệu thường mang tính nhất thời, khác với giọng điệu
trong tác phẩm văn học. Trong nghệ thuật, giọng điệu bao giờ cũng được tổ
chức công phu, là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ. Giọng điệu trở
thành một yếu tố cấu thành, phụ thuộc vào hệ thống không phải là ngẫu hứng.
Không chỉ hàm chứa cảm xúc, thái độ của người nói, giọng điệu còn thể hiện
nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính của chủ thể phát ngôn. Giọng trẻ con khác
giọng người lớn, giọng người từng trải khác giọng người non nớt, giọng
người ít học khác với giọng người trí thức….
Giọng điệu như một hiện tượng nghệ thuật nhưng không nên tạo ra sự ngăn
cách giả tạo giữa giọng điệu trong đời sống với giọng điệu trong văn chương.
Trong tác phẩm văn học, giọng điệu cũng mang đặc tính âm thanh. Ngay cả
khi đọc thầm một câu thơ, câu văn, trong tâm trí người đọc vẫn vọng lên cái
âm hưởng, thậm chí đường nét của âm thanh. Chỉ có điều khi trở thành một
hiện tượng thẩm mĩ, cấu trúc và cơ chế vận hành của giọng điệu văn chương
phức tạp hơn nhiều so với giọng điệu thường ngày.
“Giọng điệu” trong tiếng Việt là một từ ghép gồm 2 thành tố: giọng và điệu,
nếu giọng chủ yếu biểu thị âm thanh, khí lực của người nói thì điệu chủ yếu
biểu thị đường nét, màu sắc của giọng. Sự kết hợp giữa chúng không mang
tính cộng sinh mà là sự kết hợp để mang một nội dung khác, hoàn chỉnh.
Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời
văn nghệ thuật. Không thể có giọng điệu nếu như không có những rung động
sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước thân phận con người, không chia
sẻ với họ niềm vui và tình yêu trong cuộc sống.
Màu sắc cảm xúc trong văn học giúp ta nhận diện thế giới rõ hơn, đồng thời

hình dung cụ thể thái độ của nhà văn về đời sống. Trong nghệ thuật ngôn từ,
giọng điệu không chỉ bộc lộ qua âm thanh, nhịp điệu mà còn bộc lộ qua màu
sắc, đường nét, hình ảnh.
Không phải lúc nào trong tác phẩm cũng chỉ có một giọng điệu thuần nhất.
Việc phân chia loại hình giọng điệu cũng khác nhau, xuất phát từ những tiêu
chí khác nhau. Theo cấu trúc thì có thể chia thành giọng chính và giọng phụ.
Căn cứ vào sắc thái tình cảm thì có thể nói đến giọng gay gắt hay tình cảm,
trang trọng hay suồng sã, mạnh hay yếu, kính cẩn hay châm biếm….Căn cứ
vào dạng thức cảm hứng chủ đạo thì có giọng bi, giọng hài, giọng anh hùng
ca….Nếu chú ý khuynh hướng tư tưởng thì có các giọng: thông cảm hay lên
án, yêu thương hay tố cáo, khẳng định hay phủ định….Có khi từ cái nhìn
ngôn ngữ học chia thành giọng trần thuật, giọng nghi vấn, giọng cảm thán.
Về cơ bản giọng điệu bộc lộ các sắc điệu tình cảm của chủ thể phát ngôn.
II. PHÂN BIỆT GIỌNG ĐIỆU VỚI NGỮ ĐIỆU, NHẠC ĐIỆU, NHỊP
ĐIỆU
Để làm nổi bật những nét riêng của giọng điệu cần phân biệt nó với các khái
niệm như ngữ điệu, nhạc điệu, nhịp điệu.
Giọng điệu khác với ngữ điệu. Ngữ điệu là một phạm trù của ngôn ngữ học
còn giọng điệu là một phạm trù của thi pháp học. Trong một phát ngôn, ngữ
điệu thường thực hiện các chức năng: phân biệt các kiểu thông báo, phân biệt
các bộ phận của phát ngôn. Ngữ điệu thường được chia thành: ngữ điệu cảm
thán, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu liệt kê… Nhiều khi ngữ
điệu trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người nói. Quan hệ giữa giọng điệu và ngữ
điệu là mối quan hệ chi phối và phụ thuộc. Mặc dù ngữ điệu có chức năng
biểu cảm: thân mật, trang trọng, mỉa mai, hài hước… nhưng rõ ràng đó là
những chức năng biểu đạt gắn với chuẩn ngôn ngữ chứ không nằm ở phạm vi
bao quát như giọng điệu.
Giọng điệu cũng khác với nhịp điệu. Nhịp điệu là sự lặp lại có tính chất chu
kì, cách khoảng hoặc luân phiên theo thời gian của các hiện tượng ngôn ngữ
nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới trong sự vận động của nó.

Trong văn xuôi nhịp điệu thể hiện qua cách phân chia chương hồi, sự lặp lại
các đơn vị câu và ngắt nhịp trong bộ phận câu. Trong chỉnh thể văn học, nhịp
điệu là một phương diện bộc lộ giọng điệu. Quan hệ giữa giọng điệu và nhịp
độ ở chỗ: nhịp điệu chịu sự chi phối của giọng điệu, giọng điệu được bộc lộ
qua nhịp điệu và ngữ điệu của câu văn.
Chúng ta cũng không nên đồng nhất giọng điệu với nhạc điệu. Chức năng cơ
bản của nhạc điệu (trong âm nhạc)là làm cho câu văn (ca từ) thêm hay, thêm
réo rắt, trầm bổng. Nhạc điệu được tổ chức nhờ yếu tố: ngắt nhịp, gieo vần,
phối thanh….Nhạc điệu chịu sự chi phối của giọng điệu.
Tóm lại, tất cả các yếu tố: nhạc điệu, ngữ điệu, nhịp điệu có liên quan chặt
chẽ với giọng điệu và nhìn chung, chúng là những thành tố góp phần tạo nên
âm hưởng và giọng điệu văn chương.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TÌM HIỂU GIỌNG ĐIỆU
VĂN CHƯƠNG
1. Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác
giả
Trong tác phẩm có thể có những nhân vật giả tạo, dối trá, giọng tác giả có
bổn phận vạch trần sự dối trá đó.
Là sản phẩm mang tính cá biệt, độc đáo, kết tinh sự sáng tạo độc đáo của nhà
văn, giọng điệu là một phương tiện bộc lộ hình tượng tác giả. Nói cách khác,
hình tượng tác giả, cái nhìn của nhà văn thể hiện hết sức rõ nét qua giọng
điệu.
GS. Trần Đình Sử, trong Dẫn luận thi pháp học cho rằng, hình tượng tác giả
bộc lộ ở 3 điểm chính sau:
1- Cái nhìn nghệ thuật
2- Giọng điệu
3- Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng
Cả 3 phương diện này không hiện lên tách rời mà luôn hòa vào nhau như một
sinh thể toàn vẹn là tác phẩm.
Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng và độc đáo. Khi đúng trước một đề tài, nếu

cái nhìn, thái độ của chủ thể khác nhau thì giọng điệu cũng khác nhau. Cái
nhìn và giọng điệu có những mặt giao thoa vì chúng là sự thể hiện chủ thể
sáng tạo, giữa chúng có sự liên quan mật thiết. Giọng điệu mang nội dung
tình cảm, thể hiện thái độ của tác giả về đời sống.
2. Phương thức biểu hiện chung của giọng điệu nghệ thuật
Tìm hiểu giọng điệu văn chương, vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm là chú ý
mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và khách thể được phản ánh. Vì giọng điệu
gắn với đặc điểm tâm hồn nghệ sĩ và đối tượng được miêu tả.
Giọng điệu còn chịu áp lực của thể loại. Mỗi một thể loại, do bản chất của
nó, mang sẵn trong mình những tiền đề để tạo ra giọng điệu phù hợp với nó.
Như giọng điệu sử thi là giọng điệu trầm hùng của lịch sử. Tiểu thuyết trái lại
mang tính suồng sã, không chấp nhận kiểu tôn ti cứng nhắc và bất biến của
sử thi.
Đọc, tri giác một văn bản, người đọc tất sẽ cảm nhận được giọng điệu của
nhà văn.
Tóm lại việc phân tích và nhận diện giọng điệu qua tác phẩm là yếu tố khá
quan trọng khi tìm hiểu giọng điệu nhà văn. Phân tích giọng điệu tác phẩm
trải qua các thao tác cơ bản như:
1- Xác định tư thế của người nói và điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm
2- Khảo sát nghệ thuật xây dựng lời văn để biểu hiện giọng điệu
3- Vai trò của hình tượng trong việc thể hiện giọng điệu
4- Lý giải chức năng và vai trò giọng điệu trong chỉnh thể tác phẩm.
Tìm hiểu giọng điệu nhà văn cần xem xét mối quan hệ giữa nhà văn- bạn đọc,
nhà văn và thời đại, có như vậy mới nắm bắt được vẻ đẹp và tiếng nói đích
thực của chủ thể sáng tạo ẩn chứa sau các lớp ngôn từ và hình tượng nghệ
thuật.
IV. NHỮNG GIỌNG ĐIỆU THƯỜNG THẤY TRONG TÁC PHẨM
CỦA BALZAC
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có ba giọng điệu chính được Balzac sử
dụng trong sáng tác của mình là:

- Giọng lạnh lùng khách quan (đây là giọng chủ đạo).
- Giọng trào phúng chế giễu.
- Giọng trữ tình lãng mạn.
CHƯƠNG II: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ
VĂN BALZAC
I. CUỘC ĐỜI
Honore de Balzac là một tác gia quan trọng của nền văn học Pháp thế kỷ
XIX.
Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 ở Tua, vào thời kì mà chính quyền
cách mạng tư sản đã lập nên chế độ Đốc chính- một nhãn hiệu mới nhưng
cũng là thời kì thoái trào của Cách mạng .
Cha của Balzac, một nhà tư sản phất lên sau những phi vụ buôn bán thời cách
mạng, cũng đã hai lần chỉnh lại họ của mình: nguyên là Banxa- một dòng họ
nông dân- sau đổi thành Balzac, cuối cùng gắn thêm một tiểu từ Đờ (có nghĩa
là thuộc dòng quý tộc). Mẹ ông xuất thân trong một gia đình tư sản giàu có
tại Pari.
Balzac có chỗ xung khắc với gia đình ngay từ nhỏ, có lúc ông tự nói mình
như một “đứa con không mẹ”, vì mẹ ông chỉ yêu thương người em trai của
ông- con riêng của bà.
Từ năm lên 8 đến năm 14 tuổi Balzac được theo học tại một trường giáo hội,
ít được về thăm nhà và chỉ được gặp mẹ hai lần. Cậu bé Balzac sớm phải chịu
kỷ luật nội trú khắc nghiệt, sớm làm quen với cuộc sống khép kín, nghiêm
túc.
Năm 1814 Balzac theo gia đình dọn về Pari, ông vẫn tiếp tục học nội trú.
Tháng 9-1816 ông tốt nghiệp trung học. Cuộc sống xa người thân tạo cho ông
thói quen suy tư độc lập, dù khó khăn đến mấy ông vẫn kiên cường giữ vững
niềm tin, chính điều này giúp ông có được nghị lực phi thường để có thể làm
việc không mệt mỏi trong sự nghiệp sáng tác sau này.
Balzac còn va chạm với gia đình về vấn đề công danh sự nghiệp. Ngày
4/11/1816, Balzac ghi tên vào học giai đoạn đầu của trường Luật và sau 3

năm học tập ông đã có bằng cử nhân luật học hai phần. Gia đình đề ra cho
Balzac một kỉ luật chặt chẽ. Cha ông yêu cầu sau khi tốt nghiệp phần luật lí
thuyết tại đại học Sarbone cần phải tốt nghiệp phần luật thực hành. Gia đình
ông hi vọng đứa con trai của mình sẽ làm nghề công chứng. Thế là ông được
đưa đi tập sự tại một văn phòng đại lý tố tụng và công chứng. Trong thời kì
này ông tiếp tục học khoa luật. Những ngày tập sự tại văn phòng ông đã
chứng kiến khá nhiều những bi kịch gia đình và “những hành động tội phạm
không gì trừng phạt”- tất cả điều đó về sau sẽ là những tư liệu quý giá trong
sự nghiệp sáng tác của ông.
Ngay thời bấy giờ Balzac đã ôm mộng triết học và văn chương. Ông vừa học
luật vừa theo các giờ giảng triết học, văn học, sử học ở trường đại học
Sorbone. Ông từng viết mấy bài luận văn về triết học. Sự hứng thú đối với
triết học có thể nói đã quán xuyến cả cuộc đời ông.
Tháng 4-1814, ông rời khỏi nơi tập sự, buông bỏ nghề pháp luật, bắt đầu
cuộc đời lao động nghệ thuật cần cù và đạm bạc trong gian gác xép nghèo ở
phố Lu-di-ghi-e (Pari) với hoài bão “được nổi tiếng và được yêu”
Khi 30 tuổi, trải qua 10 năm thử bút, Balzac vẫn chưa thành công. Song với
nghị lực phi thường ông vẫn xông vào sự nghiệp sáng tác. Mười năm không
tên tuổi không hẳn là mười năm uổng phí của Balzac. Bước đường không
may mắn đó đã là “trường học thực tế” của nhà văn, nhờ đó mà ông nắm
được cái bản chất nhất của xã hội tư sản để đưa nó vào văn học một cách sinh
động và sắc nét.
Không thành công về văn học lại phải sống trong cảnh nghèo túng, chẳng bao
lâu sau Balzac đành tạm gác bỏ nghề văn để lao vào việc kinh doanh làm
giàu. Thế là hết đi làm nghề xuất bản lại làm chủ nhà in, rồi cả kinh doanh
đúc chữ. Nhưng Balzac sinh ra chẳng phải để kinh doanh buôn bán, tính toán
tiền nong cho nên ông chỉ toàn lỗ vốn, nợ nần chồng chất.
Năm 1828 ông từ bỏ thương trường với số nợ trên mười vạn quan để quay về
với giấc mộng văn chương. Vốn kinh doanh không còn nhưng vốn sống thật
giàu có, chặng đường thất bại trong kinh doanh lại cung cấp cho Bazac một

kho tư liệu kinh nghiệm và phong phú về xã hội tư bản. Suốt cuộc đời mình,
lúc nào Balzac cũng chuyên cần sáng tác. Hằng ngày ông phải làm việc 18
tiếng đồng hồ. “Làm việc! Bao giờ cũng làm việc! Chong đèn thâu đêm nối
tiếp từ đêm này qua đêm khác, từ ngày này qua ngày khác”.
Balzac đã mắc phải bệnh tim, ông uống càfe rất nhiều, ông rất cần nghỉ ngơi
nhưng thật sự ông dành rất ít thời gian cho công việc này.
Năm 1847 ông đã cảm thấy được sự suy nhược của cơ thể và cố gắng thực
hiện nguyện vọng cuối cùng của mình là kết hôn với bà Hanska (họ đã giao
du với nhau từ năm 1832).
Đầu năm 1850, dù bệnh khá nặng nhưng ông vẫn cố gắng đến Ukraine để cử
hành hôn lễ. Sau khi trở về Pari tứ chi của ông bị sưng phù, đùi bị hoại tử và
ngày 18-8-1850 ông từ trần khi mới 51 tuổi, ông ra đi trong một đêm cô đơn
giống như khá nhiều nhân vật của ông .
Ông được chôn ở nghĩa địa Petơ Lasedo, ông được chôn giữa những ngày
mưa gió và người ta kể lại rằng những người đào huyệt phải lấy chân dậm lên
quan tài để nó khỏi nổi lên giữa hố nước. Đám tang không đông đảo, bề thế,
không tương xứng với con người đã tạo nên cả một thế giới trong “Tấn trò
đời”. Tuy nhiên đã có bài điếu văn của Hugo tiếc thương thiên tài mà hậu thế
sẽ thừa nhận.
II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1. 1. Khái quát
Balzac không thuộc loại tài năng văn chương phát lộ từ tuổi thiếu niên như
Hugo hoặc Musset, mà với ông “thiên tài là một sự cố gắng liên tục”- như
ông từng định nghĩa. Bởi lẽ cho tới năm xấp xỉ tuổi 30, trải qua 10 năm thử
bút Balzac vẫn chưa thành công. Năm 1820, chành trai trẻ trình làng vở kịch
mang tên “Cromwell”, mọi người đều nhận định tác phẩm đó thật khô khan
và vô vị, một vị viện sĩ được mời tới cho rằng: “… tác giả làm việc gì cũng
được, trừ đeo đuổi văn chương”.
Từ năm 1818 đến 1828 là giai đoạn mò mẫn của Balzac, ông viết gần 10
quyển tiểu thuyết nhưng chưa tạo nên một tên tuổi.

Tác phẩm Những người của Đảng Chouans (Les Chouens) được ông hoàn
thành vào năm 1829 mới thật sự là tác phẩm mở màn cho cả bộ “Tấn trò
đời” (La Comèdie, còn được dịch là “Kịch vui nhân gian”) vĩ đại.
Năm 1829 đến năm 1835 là giai đoạn đầu trong việc sáng tác bộ “Tấn trò
đời”. Bộ “Tấn trò đời” gồm hơn 90 tác phẩm “cung cấp một bộ lịch sử hiện
thực tuyệt vời của xã hội Pháp, đặc biệt là xã hội thượng lưu tại Pari”
(Engels). Balzac đã đề xuất một cách rõ ràng là ông muốn làm “thư kí” cho
xã hội Pháp, để hoàn thành một nhóm tác phẩm miêu tả nước Pháp vào thế kỉ
XIX”.
Năm 1845 Balzac đã phác thảo đề cương của bộ “Tấn trò đời”. “Tấn trò đời”
dự định là 143 tác phẩm, đã hoàn thành 97 tác phẩm trong thời gian từ 1829-
1848. Sau đây là thống kê một số tác phẩm tiêu biểu trong bộ “Tấn trò đời”.
PHẦN I: KHẢO LUẬN PHONG TỤC
1/ Những cảnh đời tư.
Gôpxêch nhà con mèo chơi bóng (1830); Người đàn bà ở tuổi ba mươi
(1831); Đại tá Sabe (1832); Lão Goriot I (1834); Lão Goriot II (1835); Lễ cầu
hôn của kẻ vô thần (1836); Bêatrix (1839); Nàng nhân tình hờ (1841); Kí sự
của đôi vợ chồng trẻ (1842); Onôrin (1843); Môđextow Minhông (1844).
2/ Những mảnh đời tỉnh lẻ.
Cha xứ ở Tua (1832); Ơgiêni Grangđê (1833); Bông huệ nơi thung lũng
(1835); Căn phòng chứa đồ cổ I (1836); Ảo mộng tiêu tan I (1837); Cô gái
già (1838); Căn phòng chứa đồ cổ II (1839); Ảo mộng tiêu tan II (1840);
Uyêcxuyn Miruôt (1841); Cô gái khua cá (1842); Ảo mộng tiêu tan III
(1843).
3/ Những cảnh đời Pari.
Xarazin (1831); Nữ công tước Đơ Langgie (1834); Cô gái mắt vàng (1835);
Faxino Can (1836); Xeza Birôtô (1837); Những viên chức (1837); Nhà ngân
hành Nucingen (1838); Vinh và nhục của người kĩ nữ I (1839); Mặt trái của
lịch sử hiện đại I (1842); Một tay buôn bán (1845); Chị Bett (1846); Ông anh
họ Pông (1847); Vinh và nhục của người kĩ nữ II (1847); Vinh và nhục của

người kĩ nữ III; Mặt trái của lịch sử hiện đại II; Những người tiểu tư sản.
4/ Những cảnh đời chính trị.
Một giai đoạn của thời kì khủng bố (1830); Macca (1841); Đại biểu ở Acxi
(1847).
5/ Những cảnh đời nhà binh.
Những người Suăng (Les Chouens)(1829); Mối đam mê nơi sa mạc (1830);
6/ Những cảnh đời nông thôn.
Người thầy thuốc ở nông thôn (1833); Người cha xứ nông thôn I (1838);
Người cha xứ nông thôn II (1839); Những người nông dân I (1844); Những
người nông dân II (hoặc Nông dân).
PHẦN II: KHẢO LUẬN TRIẾT HỌC
Thuốc trường sinh (1830); Kiệt tác chưa ai biết tới (1831); Miếng da lừa
(1831); Quán đỏ (1831); Gia đình Marana (1832); Lui Lambe (1833); Đi
tìm cái tuyệt đối (1834); Menmôt quy thiện (1835); Đứa con bị nguyền
rủa (1836); Maximilia Đôni (1839); Về Catơirin đơ Mêđixix (1841)
PHẦN III: KHẢO LUẬN PHÂN TÍCH
Sinh lí học hôn nhân (1829); Những nỗi phiền hà của cuộc sống vợ chồng
(1845).
“Tấn trò đời” đã có một công lao lớn trong việc phản ánh việc giai cấp tư sản
đã thay thế cho giai cấp quý tộc để phát triển lịch sử; phản ánh lịch sử suy
vong của giai cấp quý tộc; miêu tả từng màn thảm kịch xoay quanh việc tiền
bạc. “Tất cả đều bị tiền bạc quyết định” phản ánh chân thật tình trạng kinh tế
thời bấy giờ.
Hơn thế nữa với bộ “Tấn trò đời” Balzac đã đặt nền tảng cho chủ nghĩa hiện
thực, đề ra những nguyên tắc mỹ học cho chủ nghĩa hiện thực; xây dựng nhân
vật theo nguyên tắc “nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình”, cá thể
hóa ngôn ngữ….
Balzac viết khoẻ vô cùng: bản thảo đầu của “Lão Goriot” được ông hoàn
thành trong 3 ngày đêm, hay tiểu thuyết “Chị họ Bett” được viết trong 6 tuần
lễ; thời kì 1831-1835, mỗi năm ông hoàn thành 6-7 tác phẩm. Balzac viết

nhanh mà không viết ẩu, ngay đến những người không ưa ông cũng phải
công nhận Balzac đã nêu gương sáng về nhà văn có trách nhiệm, có lương
tâm. Không tác phẩm nào mà ông không sửa chửa lại nhiều lần, bởi ông rất
chú ý gọt giũa lời văn, và ông khuyến khích người viết văn luôn làm một
thứ “tổng vệ sinh văn học”.
Đó là tất cả những gì còn lại của người có khi tự nhận là “một tên khổ sai
bằng bút mực, một gã đi bán tư tưởng thật sự”, có khi tự cho mình có thể
vượt qua Napoléon “hoàn thành những thứ gì mà người không thể hoàn
thành bằng lưỡi kiếm”. Và sự thật thì cái “đế chế” mà Balzac trị vì- thế giới
của Tấn trò đời- còn tồn tại mãi đến ngày nay, trong khi đế chế của Napoléon
chỉ tồn tại trong 20 năm.
2. GIỚI THIỆU 3 TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU
EUGENIE GRANDET
Lão Grandet là thợ đóng thùng ở thị trấn Saumur nhờ “đục nước béo cò” mà
phất lên sau cách mạng 1789. Lão mua với “giá rẻ như cho” những cánh
đồng nho- tài sản bán đấu giá, lão buôn vàng, đầu cơ tích trữ rượu vang và
trở thành một tay tư sản giàu xụ nhưng lại hết sức keo kiệt. Chính bản thân
lão cùng vợ lão, cô con gái độc nhất- Eugenie, mụ quản gia Nanon phải chịu
thiếu thốn mọi bề. Lão nắm giữ tất cả chìa khóa hòm tủ trong nhà, hằng ngày
lão đích thân phát từng mẩu bánh, từng viên đường cho vợ con.
Cruchot và Des Grasims là hai gia đình có thế lực ở Saumur thường tới lui bợ
đỡ lão, hòng giành nhau cô gái thừa kế triệu phú Eugenie. Nhưng lão thì
chẳng bao giờ lo nghĩ đến hạnh phúc của con.
Em trai lão Grandet ở Pari bị phá sản, trước khi tự tử gửi con là Charles về
Saumur nhờ lão cưu mang, nhưng lão lại vội tống khứ thằng cháu đi Ấn Độ
để giữ nợ cho y sau này tự trả. Thời gian ngắn ngủi ở Saumur, giữa Charles
và Eugenie nảy nở một mối tình. Eugenie giấu cha đem số vàng của mình
tặng người yêu làm vốn kinh doanh. Khi lão biết chuyện liền giam con gái
vào buồng kín chỉ cho nước lã và bánh mì lạt. Bà Grandet vì đau buồn
mà mất. Sợ vợ chết con đòi chia gia tài lão buộc phải giảng hòa với con. Sau

khi lão mất thì chỉ còn Eugenie sống bơ vơ với một hi vọng là chờ người yêu
trở về.
Sau bảy năm sống ở Ấn Độ, Charles kiếm được số tiền lớn và biến chất. Trên
đường về Pari hắn đính hôn với một cô gái quý tộc xấu xí nhằm chen chân
vào xã hội thượng lưu và quên hẳn mối tình thơ mộng với Eugenie. Mặc dù
bị phụ bạc nhưng Eugenie vẫn đứng ra trả nợ giùm Charles, sau đó kết hôn
với một người nàng không yêu. Năm 33 tuổi Eugenie phải sống cuộc đời góa
bụa.
Tác phẩm “Eugenic Grandet” là một trong những tác phẩm được Balzac “viết
hoàn mỹ nhất”. Thành tựu quan trọng nhất của tiểu thuyết này là đã tạo dựng
được một điển hình keo kiệt bủn xỉn- lão Grandet. Balzac đã phơi bày tính
chất tham lam, xem tiền như mạng sống của giai cấp tư sản. Hình tượng
Grandet là hình tượng sinh động của giai cấp tư sản sùng bái tiền bạc như
một thứ tôn giáo. Tác phẩm phơi bày sức mạnh nghiệt ngã của đồng tiền,
chính nó đã hủy hoại tâm hồn con người, giết chết những tình cảm thiêng
liêng nhất và có thể biến con người thành ác thú.
Tiểu thuyết còn miêu tả quá trình phất lên của giai cấp tư sản sau cuộc đại
cách mạng Pháp, nói lên đặc điểm về việc vơ vét tiền để phát tài của giai cấp
tư sản trong những điều kiện lịch sử mới.
LÃO GORIOT( LE PÈRE GORIOT)
Lão Goriot là một tư sản sa sút phải đến sống trong nhà trọ của mụ Vauqueur
ở ngoại ô Pari. Sớm góa vợ, lão dồn tình thương vào hai cô con gái là
Anastasie và Delphine. Lão hết sức chiều chuộng con và tìm mọi cách để cho
con được hạnh phúc, bao nhiêu tiền của lão đều bỏ ra nhằm lo cho con có
được tấm chồng giàu sang. Nhưng các cô con gái và các chàng rể chẳng hề
yêu thương lão mà chỉ xem lão như một con bò để vắt sữa. Khi lão hết tiền
thì các con không dòm ngó tới lão.
Cùng ở nhà trọ của mụ Vauqueur còn có Rastignac- dòng dõi quý tộc tỉnh lẻ
sa sút, lên Pari học trường luật mong tìm đường tiến thân. Vautrin- tên tù khổ
sai vượt ngục thay đổi họ tên trốn tránh tại quán trọ bày cách làm giàu độc ác

bẩn thỉu cho Rastignac. Nhưng Rastignac lại muốn tiến thân theo lời khuyên
của người chị họ là làm quen và trở thành tình nhân của Delphine, mong lợi
dụng người này để bay nhảy trong giới thượng lưu xã hội.
Chẳng lâu sau, lão Goriot vì đau buồn chuyện vợ chồng con cái lục đục đâm
ra ốm nặng, chủ yếu vì thất vọng: bao nhiêu công sức đổ vào hai đứa con gái
mà vô hiệu. Lúc này lão đã hết tiền để giúp con. Các con lão chẳng thèm
quan tâm. Lúc hấp hối lão kêu gào thảm thiết với một ước vọng là gặp con
lần cuối những họ vẫn thờ ơ. Lão mất, Rastignac và anh bạn sinh viên y khoa
Bianchon góp tiền chôn cất lão. Hai cô con gái, hai chàng rể đều không đến
đưa cha vào nghĩa địa. Khi đắp xong nắm đất cuối cùng lên mộ lão Goriot,
Rastignac quay về phía thủ đô Pari lúc ấy đã lên đèn và ném lời thách thức:
“Bây giờ chỉ còn ta với mày”. Và đến ăn tối tại nhà Delphin- những kẻ mà
anh khinh bỉ! Điều đó cho thấy anh sẵn sàng hoà nhập với những kẻ ấy.
Lão Goriot rõ ràng là nạn nhân của đồng tiền tư bản. Tiền là mục tiêu cao
nhất, quan hệ bố con có nghĩa lý gì khi mà quan hệ ấy không giúp cho lũ con
bất hiếu có thêm một đồng tiền nào nữa.
Tác phẩm miêu tả quá trình trưởng thành của những nhà tư sản quý tộc có
tham vọng, đồng thời phê bình, đả kích quan điểm đạo đức của giai cấp tư
sản, vạch trần dục vọng của con người tràn ngập khắp xã hội hiện thực. Tác
phẩm cũng phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của Balzac đối với những mối quan
hệ trong hiện thực. Tiểu thuyết thông qua sự thất bại trên tình trường của phu
nhân tử tước nói lên sự thay đổi lịch sử trong giai đoạn thế lực phong kiến
ngóc đầu dậy, sau khi đã bị giai cấp tư sản thay thế.
VỠ MỘNG (LES ILLUSEONS PERDUES)
Lão Nicolas Séchard từ công nhân trở thành chủ nhà in, khi về già lão bán lại
doanh nghiệp cho con trai là David Séchard. Nhưng David lại ham mê sáng
chế bột giấy hơn việc quản lý nhà in, để mặc cho bọn tư sản Cointet trong
vùng cạnh tranh ráo riết .
David có người bạn là Lucien Chardon, nhà nghèo, sống với mẹ và chị.
David lấy chị của Lucien và giao nhà in cho nàng.

Bà quý tộc De Bargeton sính văn chương tỏ ra đam mê chàng thi sĩ Lucien.
Để được tự do yêu đương, bà bỏ chồng và rủ Lucien trốn lên Pari.Đến Pari,
bà lại bỏ rơi Lucien.
Thế là Lucien bơ vơ, chàng đem văn thơ đi dạm các nhà xuất bản thì bị từ
chối. Bấy giờ phía cộng hòa phía tả có nhóm Darthez gồm nhiều loại trí thức
(triết gia, nghệ sĩ, nhà văn, khoa học, chính trị gia) sống có lí tưởng, miệt mài
sáng tạo, phát minh với những điều gay go. Nhóm có Michel Chrestien, một
người mang chí lớn “mong thay đổi bộ mặt thế giới” đánh đổ nhà nước tư
bản, xóa chiến tranh, đã từng có mặt ở chiến lũy cách mạng những năm 1830
và hi sinh 1832 ở Xanhmer. Đó là một nhà chính trị sắc sảo và đầy dũng khí.
Những người này rủ Lucien gia nhập, nhưng vì không quen với đời sống
của đám thanh niên nghèo nên Lucien đã bỏ đi theo tay nhà báo Lousteau
gian xảo, tham gia vào làng báo tư sản với triết lí “ca ngợi hoặc chửi bới bất
kì ai miễn là được cấp nhiều tiền”. Rồi sau quen được cô đào trẻ Coralie.
Lucien mượn lời trên báo để trả thù bà Bacgiơtông. Bà phản công bằng cách
vờ lôi kéo Lucien về phía bảo hoàng, Lucien tráo trở bỏ ngay báo chí cộng
hòa và công kích bạn bè cũ. Chẳng bao lâu bọn quý tộc lại bỏ rơi Lucien.
Lucien xuống dốc rất thảm hại, phải giả tên anh rể David làm hối phiếu để
xoay tiền, tình hình không khá hơn. Sau khi cô tình nhân Coralie mất thì anh
cũng chẳng còn gì đành thất thiểu lội bộ về quê.
Ở quê nhà, sau khi Lucien đi thì David tiếp tục nghiên cứu bột giấy, khi gần
thành công thì bị bọn Cointet dựa vào những tờ hối phiếu giả do Lucien làm
mà nhẫn tâm cướp không phát minh của David. David không có tiền thanh
toán hối phiếu phải trốn chạy. Lucien lại vô tình tiết lộ chỗ ấn nấu của David
nên David đã bắt buộc phải bán phát minh cho họ.
Lucien buồn bã định tự vẫn thì gặp ngay tên Vautrin, vừa vượt ngục đội lốt
cố đạo rủ đi với hắn lên Pari. Lucien mượn tiền của Vautrin trả nợ cho David.
Ra khỏi tù vợ chồng David đành chọn cuộc sống âm thầm nơi thôn quê.
*******
Cếu nói : cả pho “Tấn trò đời” đều thấm mùi hôi tanh của đồng tiền thì ở tiểu

thuyết “Vỡ mộng”, hơn đâu hết mùi hôi tanh đó nồng nặc đến kinh người.
Balzac đã nhìn thấu cơ cấu kinh tế của thời đại mà điểm nổi bật là sự cạnh
tranh tư bản chủ nghĩa tàn bạo và David là một nạn nhân bi đát. Balzac còn
vạch trần bộ mặt xấu xa của các đảng phái chính trị, luôn kèn cự lẫn nhau vì
tiền tài và địa vị. Bên cạnh đó ông còn phơi ra ngoài ánh sáng cái hậu trường
đen tối của hoạt động văn học nghệ thuật như xuất bản, sân khấu, văn chương
và nhất là báo chí- điểm vinh quang mà cũng là “mối điên cuồng” của thời
đại.
CHƯƠNG III: GIỌNG LẠNH LÙNG KHÁCH QUAN CỦA NHÀ VĂN
TỰ NHẬN LÀ “THƯ KÍ CỦA THỜI ĐẠI”
I. TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET
1. Lão Grandet- một điển hình của giai cấp tư sản.
Tiểu thuyết “Eugenie Grandet” xoay quanh cuộc đời và số phận 3 nhân vật:
lão Grandet giàu có keo kiệt, cô gái thánh thiện Eugenie và tên bạc tình đáng
nguyền rủa- Charles. Là một nhà văn hiện thực, Balzac đã đứng ra kể cho
chúng ta nghe những gì tồn tại trong xã hội tư bản, thế nào là tình thương, thế
nào là tiền bạc. Từng trải trong xã hội đó, Balzac hiểu rõ bản chất thối nát của
nó. Balzac có thái độ lạnh lùng khách quan khi miêu tả quá trình làm giàu
của lão Grandet bởi lẽ một con người chỉ sống vì tiền và chết cũng vì tiền
như lão Grandet không phải là xa lạ với Balzac. Trong thế giới nhem nhuốc
và hôi tanh mùi tiền ấy, lão Grandet chỉ là một thành viên, và còn nhiều nhiều
lão Grandet nữa nếu xã hội ấy còn tồn tại.
Lão chọn được một người vợ vừa mang lại cho lão những khoảng tiền thừa
kế đáng kể (nhờ đó lão có của để tham gia đấu giá những cánh đồng nho sau
cách mạng 1789 và trúng thầu rất rẻ), lại vừa là một nội trợ chí tình, hết mực
ngoan đạo và tế nhị để cho chồng vét hết tiền tiết kiệm của mình đồng thời
biết tránh hỏi chồng những xu nhỏ. Balzac chẳng lấy làm lạ mà thẳng thắn
nhận xét “già cả như thế mà còn rụt rè e sợ mặt chồng”. Điều đó chứng tỏ bà
Grandet hoàn toàn toàn phụ thuộc vào chồng và khổ sở vì cảnh sống phụ
thuộc ấy. Nói thế chẳng phải Balzac lạnh lùng đâu mà bởi ông chẳng thể làm

gì thay đổi được số phận của những con người đáng thương ấy nên đành
khách quan mà nhận xét, trong sự lạnh lùng dường như ẩn chứa sự cảm
thông, chia sẻ. Tính tự trọng âm thầm dại dột ấy, cốt cách ứng xử cao thượng
ấy là điểm nổi bật trong thái độ xử thế của bà, nhưng “Grandet không hề biết
đến và luôn luôn xúc phạm”
Cả gian nhà ấy chỉ có mỗi một ngọn nến, mà khi cần thì “Grandet cầm nến đi
ra, để mặc vợ con và mụ ở ngồi lại với ánh lửa lập lòa của lò sưởi”. Bằng sự
khách quan, Balzac cho ta thấy rõ bản chất keo kiệt của lão Grandet, đáng sợ
ở chỗ lão là đại diện cho một xã hội kim tiền, có bao nhiêu người như lão thì
sẽ có bấy nhiêu con người đáng thương như vợ lão, con gái lão và mụ Nanon
Balzac dường như hiểu quá rõ tính cách của nhân vật này bởi thế trước những
hành động ích kỷ, nghĩ cho riêng mình của lão, Balzac không lấy làm ngạc
nhiên. Chứng kiến để rồi miêu tả sinh động nhân vật Grandet, Balzac sử dụng
một giọng điệu khá là khách quan, không nói thêm nói bớt cho nhân vật tí
nào, mà đó là bản chất của lão, tự thân lão thể hiện thói keo kiệt của mình.
Với giọng điệu lạnh lùng ta dễ nhận ra thái độ phủ nhận xã hội tư sản của
Balzac, đó là một xã hội mà đồng tiền là thứ quyền lực cao nhất. Bởi càng
giàu có thì trái tim Grandet càng khô quắt lại, lão “dè xẻn đến cả cử
động” của mình, lão đếm từng miếng đường, cái bánh trong bữa ăn. Ngôi nhà
không ánh sáng, không lửa ấm như chìm ngập trong tập quán keo bẩn của lão
gia trưởng Grandet.
Lão Grandet không thích tốt bụng với ai, người nhà, bà con, hay khách khứa
cũng chẳng là gì. Lão chẳng bao giờ nghĩ đến người xung quanh dù chỉ một
lần, đối với lão “đời là một công việc làm ăn” thế nên lão chỉ để cho trái tim
xúc động khi mà có đủ lí lẽ để tin rằng sự xúc động ấy “không tốn kém”.
Grandet không là một tên keo kiệt bình thường mà là tên keo kiệt đặc biệt,
với những nét riêng không giống bất kỳ tên keo kiệt nào trong văn học. Mỗi
chi tiết Balzac sử dụng đều giàu sức biểu hiện, vừa có tính khái quát cao vừa
có nét riêng biệt, độc đáo như chi tiết “ông đã mang cây đèn duy nhất trên

×