Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dấu hiệu của doanh nghiệp thất bại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.56 KB, 4 trang )




Dấu hiệu của doanh
nghiệp thất bại

Chúng ta hay được kể, được giới thiệu về những cách để tối ưu hóa thành
công, tìm hiểu về những biểu hiện của người thành công, tuy vậy thực tế số
người thất bại nhiều hơn rất nhiều. Thậm chí, có những người thành công
trong hôm qua nhưng khi bước sang ngày mới lại nhanh chóng "đóng cửa" để
lại tiếc nuối vì đã không nhận ra "điểm yếu chết người" luôn tồn tại.

Dấu hiệu của doanh nghiệp thất bại
Do vậy, hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu của thất bại, có thể từ đó nhà quản
trị sẽ có cái nhìn thông thái hơn giúp doanh nghiệp không đi lệch hướng.

1. Những tình thế bất khả kháng

Đa số những người làm kinh doanh thường tự nhủ rằng việc đó, mối làm ăn
đó, tình huống đó là bất khả kháng khi không thể dự trù và hành động gì cả.
Đó là biểu hiện đầu tiên của sự xuống dốc, luôn nhớ rằng dù khó khăn thế nào
thì bạn phải sẵn sàng những phương án và sự lựa chọn. Đừng đổ lỗi cho các
tác nhân bên ngoài như khách hàng khó tính, nhân viên thiếu năng lực hay
mục tiêu đề ra chưa cần thiết. Nếu nhìn kỹ hơn thì bản thân nhà quản lý góp
phần tạo ra những khó khăn đó, chính nhà quản lý đào tạo và chỉ dẫn cho
nhân viên, chính họ đặt ra mục tiêu và cũng chính họ thương thuyết với khách
hàng.

Nói như vậy không hẳn là đổ toàn bộ trách nhiệm cho nhà quản lý, điều bài
học này muốn nói tới đó là nhà quản trị cần nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng
khách quan và có sự linh hoạt trong công tác điều hành. Đừng vội nhân


nhượng và "cho qua" những điều tưởng chừng là bất khả kháng, phải tìm ra
hướng giải quyết cho mọi vấn đề dù khó khăn đến đâu, luôn tồn tại cơ hội
trong đó!

2. Bỏ quên những cột mốc đã đặt ra

Khi đạt được đến thành công nào đó chẳng hạn như đứng trong top 20 doanh
nghiệp xuất sắc năm, được bầu chọn là sản phẩm chất lượng cao… nhiều
doanh nghiệp đã "ngủ quên" trên chiến thắng và bỏ quên những cột mốc quan
trọng xác định hướng đi lâu dài của doanh nghiệp. Những cột mốc đó được
đặt ra khi bạn bắt đầu kinh doanh và nó xác định chính xác điểm đích mà bạn
muốn đạt tới, có thể trong quá trình bạn thay đổi chúng nhưng nó vẫn là thước
đo chính xác nhất cho thành công của bạn, chỉ biết mỗi tăng trưởng và lợi
nhuận mà thiếu đi các cột mốc quan trọng thì sẽ không bền vững.

Những cột mốc có thể hướng tới 5 – 10 năm tiếp theo của doanh nghiệp, phác
họa những thành tựu và bước đường mà doanh nghiệp sẽ phấn đấu để đạt tới.
Tuy nhiên, đừng biến những cột mốc đã vượt qua thành những "tượng đài quá
khứ" và mãi tựa vào nó để không có ý chí bước tiếp. Hãy tổ chức ăn mừng
khi đạt đến một cột mốc và cũng là lúc cả doanh nghiệp xác định tiếp điểm
đến tiếp theo.

3. Thành công thiếu người kế cận

Những lãnh đạo giỏi sẽ đưa doanh nghiệp đến đỉnh thành công, nhưng bạn
muốn trở thành người lãnh đạo xuất sắc thì bạn phải có đội ngũ kế cận để tiếp
nối những gì đang làm. Có thể cách diễn đạt trên có phần "già cả" và "lo xa"
nhưng thực tế ngay cả một doanh nghiệp mới nổi từ những ý tưởng kinh
doanh khác biệt chỉ phụ thuộc vào những người sáng lập sẽ không thể đi tới
cùng nếu thiếu những nhân tố kế cận tâm huyết. Một chiến lược dài hạn khi

đề ra cần phải được những người thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo thống
nhất và có cái nhìn chung một hướng.

Có những doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng bởi chính ảnh hưởng từ đội ngũ
lãnh đạo tiếp theo, bất đồng trong tầm nhìn, mâu thuẫn trong các quản lý sẽ
dẫn dắt doanh nghiệp đến bờ vực thất bại. Lời khuyên ở đây là đừng chần chừ
tìm kiếm những người sẽ tiếp tục vận hành công trình của mình ngay từ hôm
nay. Sự chủ quan vào các thành quả có được mà bỏ qua việc xem xét toàn
diện doanh nghiệp ngầm kéo doanh nghiệp trượt dốc nhanh chóng.

×