Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

báo cáo khoa học 'chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở việt nam từ năm 1986 đến nay'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.16 KB, 4 trang )


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY


ThS. BÙI THỊ VÂN
Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung quan trọng trong quá trình
CNH, HĐH đất nước đồng thời nó là một tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Kể từ khi tiến hành công nghiệp hoá theo cơ chế thị trường (năm 1986) đến nay, cơ cấu ngành
kinh tế ở nước ta đã có những biến đổi nhất định. Bài viết phân tích tổng quan chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, qua đó đề xuất một số gợi ý nhằm thúc
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Summary: The economic structural transformation is the important content in the
industrialization is the important content in the industrialization and mordernization. It is the
one standard to estimate the quality of the economy growth. The economic structural
transformation in Viet Nam has changed from carrying out of the market mechanism
This article has an overview of the economic structural transformation in Viet Nam from
1986 to now

MLN-
VTKT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH nhằm đưa đất nước về cơ bản
thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Nội dung, bản chất của quá trình CNH được
thế hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,


trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò
quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế là chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập
quốc tế của mỗi quốc gia về kinh tế trong điều
kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Việc đánh giá
thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
Việt Nam từ khi đổi mới đến nay là hết sức
cần thiết trong bối cảnh chúng ta hội nhập
ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới
như hiện nay, qua đó đề xuất những giải pháp
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
theo hướng CNH, HĐH.
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề về cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế quốc
dân là tổng thể những mối quan hệ về chất
lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành
trong một thời gian và trong những điều kiện
kinh tế xã hội nhất định. Trên bình diện vĩ mô,
có các loại cơ cấu chủ yếu như: cơ cấu vùng
lãnh thổ, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu các
quan hệ sản xuất trong nền kinh tế. Trong đó
cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng
nhất, được coi như “bộ khung xương” của nền
kinh tế.


Cơ cấu ngành của nền kinh tế là tổ hợp
các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ,

biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành trong
nền kinh tế quốc dân.
Quá trình phát triển kinh tế cũng đồng
thời là quá trình làm thay đổi các loại cơ cấu
kinh tế nêu trên, kể cả những quan hệ tỷ lệ về
số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, đối với các
nước trong thời kỳ CNH thì cơ cấu kinh tế có
sự thay đổi rõ hơn. Sự thay đổi của cơ cấu
kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác
cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã
hội, không lặp lại theo chu kỳ và các đại
lượng kinh tế không trở lại trạng thái đã tồn
tại trước đó gọi là chuyển dịch cơ cấu.
Những quan điểm kinh tế trớc đây đối
với các nứơc chậm phát triển, nhìn nhận các
vấn đề kinh tế chỉ xoay quanh chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế tức là mức độ tăng bổ sung của
GDP và GDP/người. Hiện nay, kinh tế học
phát triển coi chuyển dịch cơ cấu là một trong
những trụ cột phản ánh mức độ phát triển của
nền kinh tế, là chỉ tiêu quan trọng của sự phát
triển trong thời kỳ CNH, nó cho thấy mức độ
thành công của CNH.
MLN-
VTKT
Nội dung cụ thể của chuyển dịch cơ cấu
trong quá trình CNH là tỷ trọng của khu vực
công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong
tổng nguồn lao động xã hội tăng, trong khi tỷ
trọng khu vực nông nghiệp giảm. Đồng thời

dân cư thành thị tăng, dân cư nông thôn giảm.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là
công cụ để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí,
hiệu quả. Một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả
cho phép khai thác tối đa và hiệu quả các
nguồn lực để thoả mãn tốt các nhu cầu xã hội,
giảm chi phí lao động xã hội, giảm thất
nghiệp, lạm phát, gắn với xu thế phát triển của
thế giới và khả năng tham gia sự phân công
lao động quốc tế tốt nhất.
Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế là :
Cơ cấu GDP: trong quá trình CNH, tỷ
trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, còn
tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày
càng tăng. Trong điều kiện khoa học công
nghệ hiện đại, tỷ trọng ngành dịch vụ là cao
nhất, sau đó là công nghiệp, cuối cùng là nông
nghiệp.
Cơ cấu hàng xuất khẩu: Trong quá trình
CNH, có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu từ những mặt hàng sơ chế sang những
loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công
nghệ - kỹ thuật cao (lúc đầu là các loại sản
phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều
lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩm
dệt may, chế biến nông lâm thuỷ sản…
chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng
nhiều công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm
cơ khí chế tạo, hoá chất, điện tử…).

Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền
kinh tế: trong quá trình CNH lượng lao động
làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày
càng tăng.
2. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đến
nay
Trước đổi mới xuất phát từ tư duy cố
gắng hình thành cơ cấu ngành kinh tế dựa trên
ý chí chủ quan, không tuân theo quy luật kinh
tế đã dẫn tới sự đầu tư lãng phí, hiệu quả kinh
tế rất thấp đối với hầu như tất cả các ngành
trong nền kinh tế nước ta.
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã


đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế:
tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7% /
năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn
8 lần từ 100USD năm 1986 lến 843 USD năm
2007.
Cơ cấu ngành tính theo GDP của nền
kinh tế có sự thay đổi theo hướng công nghiệp
hóa. Tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp
đã giảm từ mức 44,1% năm 1986 xuống
19,4% năm 2007. Khu vực phi nông nghiệp
tăng từ 55,9% năm 1986 lên 80,6% năm 2007.
Trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng từ 23,9%
(năm 1986) lên 42,4%(năm 2007) ,dịch vụ
tăng từ 33,1% lên 38,2%.

Nhìn chung cơ cấu ngành sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đã chuyển dịch
theo hướng phát triển nhiều ngành nghề, sản
phẩm đảm bảo tăng trưởng liên tục, phát huy
lợi thế so sánh, gắn với nhu cầu thị trường.
Trong nông nghiệp, có sự dịch chuyển cơ
cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi…; tích cực
trồng cây nguyên liệu để phục vụ cho các cơ
sở chế biến, chăn nuôi phát triển khá nhanh,
nuôi trồng thuỷ sản tiến bộ nhanh, sản xuất
lương thực và tăng giá trị xuất khẩu, điều này
có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển kinh tế ở
nước ta, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình
CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân.
MLN-
VTKT
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, ngành
công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá cao,
đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh.
Tuy vậy cơ cấu ngành kinh tế trong
những năm đổi mới vừa qua còn bộc lộ những
yếu kém:
- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo
hướng hiện đại tương đối chậm, thể hiện ở:
các ngành công nghiệp, dịch vụ và chế biến
nông sản trình độ công nghệ cao, hiện đại kể
cả tin học, điện tử… còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong
các ngành.
- Cơ cấu nội bộ trong ngành công nghiệp
chuyển biến chậm. Đóng góp cho tăng trưởng

công nghiệp vẫn chủ yếu là ngành công
nghiệp khai thác khoáng sản; tỷ trọng xuất
khẩu ngành khai khoáng tăng từ 6,8% năm
1989 lên 22,6% năm 2005 trong kim ngạch
xuất khẩu ở nứơc ta. Điều này cho thấy Việt
Nam đang khai thác các lợi thế về mặt tài
nguyên để phục vụ mục tiêu xuất khẩu.
Nhưng trong dài hạn, để phát triển bền vững
thì ngoài các nguồn thu từ xuất khẩu tài
nguyên cần phải gia tăng các mặt hàng xuất
khẩu có tính cạnh tranh cao.
Sản phẩm công nghiệp vẫn chủ yếu là lắp
ráp các linh kiện, cấu kiện, phụ tùng điện tử
nhập khẩu (chiếm 50-70%), giá trị tỷ trọng
sản phẩm chế tạo, chế biến còn khiêm tốn. Thị
trường đầu ra của các doanh nghiệp Việt
Nam, chủ yếu là thị trường trong nước.
Nhìn chung ngành công nghiệp Việt Nam
mới đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp
hóa. Ngành công nghiệp phụ trợ (cung cấp
nguyên liệu thô đầu vào trung gian…) để sản
xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng chưa
phát triển, gây cản trở cho sự phát triển nói
chung của ngành công nghiệp .
- Ngành dịch vụ tuy có sự phát triển vượt
bậc so với trước thời kỳ đổi mới nhưng còn ở
mức thấp so với yêu cầu của sự phát triển kinh
tế và so với trình độ chung của khu vực và thế
giới, chưa phát triển được các ngành dịch vụ
theo chiều sâu và bền vững như công nghệ

thông tin, tư vấn, giáo dục.
- Mối quan hệ tương tác giữa các ngành,


các bộ phận trong cơ cấu kinh tế còn rời rạc,
kém hiệu quả. Biểu hiện ở quan hệ hợp tác,
liên kết kinh tế giữa các ngành, các doanh
nghiệp chưa phát triển. Các ngành, các doanh
nghiệp vẫn nặng nề tư tưởng khép kín trong
sản xuất kinh doanh, chưa chú trọng hợp tác,
liên kết giữa sản xuất nguyên liệu với chế
biến; giữa sản xuất và thương mại, tài chính,
ngân hàng; giữa sản xuất với đào tạo và
nghiên cứu khoa học…
Một số đề xuất nhằm thực hiện chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế trong sự nghiệp
CNH, HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập.
- Lựa chọn mô hình CNH theo hướng hội
nhập quốc tế, đẩy mạnh hướng về xuất khẩu
đồng thời đẩy mạnh tham gia phân công lao
động quốc tế.
- Tăng cường huy động vốn đầu tư, điều
chỉnh cơ cấu đầu tư đúng. Tập trung đầu tư
nhiều hơn vào những lĩnh vực, ngành có khả
năng xuất khẩu tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn Nhà nước, khắc phục những hạn chế về
đầu tư vào công trình nhiều vốn hơn là cần
nhiều lao động như hiện nay. Việc đầu tư cho
nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân

lực có trình độ cao, cũng phải hướng vào mục
tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
MLN-
VTKT
- Phát triển khoa học – công nghệ và
nguồn nhân lực, từng bước phát triển các
ngành công nghiệp và dịch vụ gắn với phát
triển kinh tế tri thức.
- Sớm tạo lập đồng bộ các loại thị trường,
việc phân bố nguồn lực theo sự điều tiết của
cơ chế thị trường. Có nhận thức đầy đủ hơn về
chính sách bảo hộ thị trường nội địa. Cần xác
định rõ những mặt hàng cung cấp cho thị
trường trong nứơc và những mặt hàng cần tập
trung đầu tư để phục vụ xuất khẩu. Nếu sản
xuất trong nước chi phí quá cao so với hàng
nhập khẩu thì hạn chế sản xuất để dành cho
các nguồn lực cho các mặt hàng xuất khẩu từ
đó nhập khẩu những mặt hàng rẻ của thế giới.
III. KẾT LUẬN
Qua việc đánh giá thực trạng chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong thời kỳ
đổi mới cho thấy cần phải đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu, hội nhập vào kinh tế
thế giới. Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế
hợp lý, hiệu quả vừa phải đảm bảo giải quyết
việc làm đồng thời từng bước hướng tới kinh
tế tri thức là yêu cầu cấp thiết đối với quá

trình CNH, HĐH ở nước ta. Yêu cầu này càng
trở nên bức thiết hơn khi thấy rằng tăng
trưởng kinh tế trong suốt những năm qua ở
nước ta chủ yếu mới chỉ đạt về mặt số lượng,
để đảm bảo tăng trưởng bền vững buộc phải
nâng cao chất lượng tăng trưởng. Trong
khuôn khổ nhất định, bài viết đã đưa ra một số
đề xuất nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trong bối cảnh nước ta đang
ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực và
thế giới.

Tài liệu tham khảo
[1]. Đảng CSVN: VKĐH ĐB toàn quốc lần thứ
VII; VIII; IX; X
[2]. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát
triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam.
NXB khoa học xã hội , H – 1996 Đỗ Hoài Nam.
[3]. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 360
[4]. Niên giám thống kê 1989, 1996, 200, 2005♦


×