Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ứng dụng viễn thám phục vụ cho công tác đánh giá tác động môi trường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.99 KB, 5 trang )

Ứng dụng viễn thám phục vụ cho công
tác đánh giá tác động môi trường

Trong công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM), việc cần có những thông tin đầy
đủ, nhanh chóng và có độ tin cậy cao về hiện trạng cũng như biến động của môi
trường do tác động của con người hoặc do tai biên thiên nhiên gây ra là hết sức cần
thiết. Hiện nay, viễn thám đang được coi là giải pháp công nghệ thích hợp nhất để giải
quyết bài toán này.
Xin giới thiệu khái quất về một số ứng dụng viên thám phục vụ công tác ĐTM và
giám sát môi trường được thực hiện trong những năm qua ở Trung tâm Viên thám
quốc gia.
Ứng dụng viễn thám để xác định ô nhiễm và ĐTM do sự cố tràn dầu
Trong khuôn khổ Dự án "Đánh giá hiểm họa về môi trường biển" được thực hiện năm
1994 - 1995, Trung tâm Viễn thám (Tổng cục Địa chính cũ) đã tiến hành thành lập bộ
bản đồ nhạy cảm môi trường đối với sự cố tràn dầu ở tỷ lệ 1: 100.000 bằng tư liệu ảnh
vệ tinh SPOT 4. Nội dung chính của bản đồ bao gồm các vùng có mức độ nhạy cảm ở
các cấp độ khác nhau đối với ô nhiễm dầu, phân theo 3 nhóm vùng:
Nhóm vùng nhạy cảm của các hệ sinh thái ven biên: Rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển,
vùng nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp, đầm lầy, khu dân cư, bãi bồi, đầm phá,
sông suối, ao hồ, bãi nông ven bờ, bãi cát, ruộng cói, rừng, ruộng muối, đảo nhỏ, vùng
biển nông cồn cát, đất trống.
Nhóm vùng nhạy cảm của cấc loại đường bờ: Đường bờ được che chắn kín, trung
bình và thuộc các bãi cát thô, cát mịn, cát lẫn cuội, đá cuội, bãi bùn, bãi phù sa, bờ đá,
vách đá.
Nhóm vùng nhạy cảm của các khu đặc dụng: Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển,
khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo vệ cảnh quan và các khu du lịch, nghỉ mát.
Bộ bản đồ này lần đầu tiên được thành lập ở Việt Nam cũng như trong khu vực, cho
phép sử dụng để xây dựng kế hoạch ứng phó, đánh giá những tác động về môi trường
và lượng tính được những thiệt hại kinh tế do sự cố tràn dầu gây ra.
Năm 2007, dọc ven biển Việt Nam xuất hiện các vệt dầu loang trôi dạt vào bờ không
rõ nguyên nhân. Theo sự chỉ đạo của Bộ TN&MT, Trung tâm Viễn thám quốc gia đã


tiến hành nghiên cứu xác định nguồn gốc phát sinh dầu tràn bằng việc sử dụng các
loại ảnh radar (ảnh vệ tinh Envisat Asar và Alos Palsar). Bằng việc phân tích ảnh đa
thời gian có tính đến tác động của sóng, gió, thủy triều đã xác định được vị trí không
gian của vệt dầu và đưa ra kết luận: Nguồn gây ô nhiễm dầu từ các mỏ khai thác,
giếng khoan thăm dò của Trung Quốc ở khu vực phía Tây Bắc đảo Hải Nam, ở tọa độ
108°45 kinh tuyến Đông, 20°50 vĩ tuyến Bắc và từ điểm cố định nằm ở phía Tây Nam
đảo Hải Nam (có thể là dàn khoan) ở tọa độ 109°0047 kinh tuyến Đông, 17°2957 vĩ
tuyến Bắc. Nguồn gây ô nhiễm dầu từ phía Nam đảo Đài Loan ở tọa độ 115° 15 kinh
tuyến Đông, 19°31 vĩ độ Bắc. Nguồn gây ô nhiễm dầu do tàu xả dầu trên vùng biển
miền Trung (trên tuyến đường hàng hải quốc tế), điển hình là vệt dầu cách bờ
biển Bình Định 40 km ngày 22/4/2007, dài khoảng 57 km.
Ứng dụng viễn thám trong quy trình ĐTM
Năm 2003 - 2004, Trung tâm Viễn thám đã tiến hành thực hiện Dự án sử dụng viễn
thám phục vụ công tác ĐTM đối với các dự án đầu tư. Công việc này được tiến hành ở
khâu "sàng lọc" còn gọi là "lược duyệt" Dự án. Trong thực tê, có 2 cách được dùng để
"sàng lọc" Dự án, đó là xác định theo danh mục các dự án và xác định theo bộ chỉ
tiêu. Trong bộ chỉ tiêu gồm có chỉ tiêu về ngưỡng, kiểu Dự án và chỉ tiêu về các vùng
nhạy cảm môi trường. Như vậy, việc ứng dụng viễn thám ở đây chỉ dừng lại ở việc
xác định chỉ tiêu về vùng nhạy cảm môi trường đôi vói các dự án đầu tư. Chỉ tiêu này
không những xác định được thông tin thuộc tính, mà còn cả thông tin về phân bố
không gian.
Kết quả thử nghiệm Dự án tại khu vực Hải Phòng đã xác định được các vùng nhạy
cảm môi trường theo 4 nhóm, vùng sau đây:
Nhóm các vùng sinh thái quan trọng dễ bị tổn thương: Vườn quốc gia, khu dự trữ
thiên nhiên, khu bảo tồn loài và noi cư trú, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng phòng hộ,
khu rừng đặc dụng, rừng ngập mặn, rừng tự nhiên nguyên sinh, khu vực có các loài
động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, bãi triều lầy, bãi bồi cửa sông -
ven biển, vùng nước cửa sông, rạn san hô, thảm cỏ biển, hệ thống đảo nhỏ, đầm phá,
hồ lớn.
Nhóm các vùng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội: Khu di tích lịch sử - văn

hóa, khu danh lam thắng cảnh, khu vục khai quật khảo cổ, làng nghề truyền thống,
khu có di sản văn hóa, trung tâm các tôn giáo, khu dân cư đô thị đông đúc, khu vực
quân sự - an ninh quốc gia, khu vực có xung đột về phân chia tài nguyên - tranh chấp
lãnh thổ, nguồn nước chính cho sinh hoạt, vung có tiềm năng cao về khoáng sản, vùng
có cây dược liệu - cây đặc sản quý hiếm, khu công nghiệp -khu chế xuất, sân bay, bến
cảng.
Nhóm các vùng có địa hình đặc biệt, các vùng dễ xảy ra tai biến thiên nhiên: Vùng núi
đá, vùng địa hình có độ dốc cao, vùng dễ bị ngập lụt, vùng thường xuyên bị khô hạn,
vùng bị xói lở - xói mòn - trùm đất.
Nhóm các vùng bị ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép: Vùng có môi
trường nước, không khí, đất bị ô nhiễm hoặc thoái hóa nghiêm trọng.
Trong số các nhóm vùng nêu trên, 3 nhóm vùng đầu tiên được xác định chủ yếu bằng
tư liệu ảnh vệ tinh SPOT 5 và kết quả điều tra ở ngoài thực địa kết họp với các nguồn
tài liệu khác; còn nhóm vùng thứ 4 chủ yếu là dùng các tài liệu điều tra về ô nhiễm
môi trường có sẵn ở dạng bản đồ hoặc ở dạng tài liệu khác (trong thực tế, loại tài liệu
này có rất ít và thiếu đồng bộ).
Các vùng nhạy cảm môi trường đối vói Dự án đầu tư còn được phân cấp theo mức độ
nhạy cảm, trên cơ sở đánh giá theo các thang điểm và sử dụng phép phân tích nhân tố
(Factor score).
Ứng dụng viễn thám để giám sát và ĐTM của các hoạt động công nghiệp đến môi
trường sinh thái
Trong khuôn khổ các đề tài khoa học công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm năm
2009 - 2010, Trung tâm Viễn thám quốc gia đã thực hiện một số công trình nghiên
cứu khoa học liên quan đến việc ứng dụng viễn thám để giám sát tài nguyên và ĐTM.
Hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác lộ thiên luôn gây ra những tác
động tiêu cực đến môi trường và các hệ sinh thái xung quanh. Bằng thông tin ảnh viễn
thám đa thòi gian có thể giám sát nhanh, thường xuyên để đưa ra những đánh giá về
những tác động như biến động của địa hình, lóp phủ rừng, mạng lưới thủy văn, cảnh
quan - sinh thái; phát hiện các sự cố sạt lở, trôi trượt đất, lún sụt bờ moong, sườn
bãi ; tình trạng đất đai bị suy thoái, hoang hóa; xác định và tính toán được phạm vi

các khu vực đất canh tác, đất ở bị lấn chiếm; theo dõi được quá trình hoàn thổ và hoàn
nguyên môi trường sau khai thác. Ngoài ra, còn có thể phát hiện và giám sát được
những khu vực khai thác nhỏ lẻ, phân bố không tập trung như các điểm khai thác
khoáng sản trái phép nằm sâu trong vùng rừng núi, vói diện tích khoảng vài trăm m2
trở lên.
Ngoài việc sử dụng viễn thám để tham gia vào phát hiện nguồn nước thải bị ô nhiễm
tại các khu công nghiệp, khu đô thị đưa đặt ra trong Dự án, theo nguồn kinh phí sự
nghiệp môi trường được triển khai năm 2010 - 2011. Bằng việc sử dụng phép tổ hợp
ảnh theo nhiều mức khác nhau để tìm ra hàm tuông quan giữa bức xạ phổ ảnh với mức
độ ô nhiễm được đo theo mẫu lấy ngoài thực địa, cho phép tìm ra các hệ số để xác
định các vùng nước bị ô nhiễm. Kết quả ban đầu cho thấy, có khả năng xác định được
trên ảnh vệ tinh SPOT 5 các vùng nước mặt có chỉ tiêu BOD, COD, TSS vượt tiêu
chuẩn cho phép.
Ứng dụng ảnh viễn thám để nghiên cứu ô nhiễm không khí lần đầu tiên được thực
hiện ở Việt Nam trong khuôn khổ của 1 đề tài khoa học - công nghệ cấp Bộ. Bản chất
của phương pháp là xác định sự tương quan giữa các thành phần ô nhiễm không khí từ
số liệu quan trắc hoặc đo được ở ngoài thực địa, với giá trị soi khí (bụi khí) bằng phép
hồi quy tuyên tính. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xác định được mức độ ô
nhiễm không khí của 4 thành phần là TSP, CO,SO2, NO2 bằng tư liệu viễn thám, đảm
bảo được độ tin cậy cần thiết. Từ đây, đặt ra Ì vấn đề, có thể sử dụng kết họp phương
pháp viễn thám với phương pháp truyền thống, quan trắc tại các trạm mặt đất để tăng
cường chất lượng giám sát, đáp ứng yêu cầu nhanh và giảm được chi phí.
Việc ứng dụng viễn thám ở Việt Nam phục vụ các lĩnh vực quản lý của Bộ TN&MT
được lãnh đạo Bộ rất quan tâm và ủng hộ. Hiện nay, trạm thu ảnh vệ tinh của Việt
Nam do Trung tâm Viễn thám quản lý hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu về
ảnh vệ tinh độ phân giải từ 2,5 - 300 m với các loại ảnh quang học và ảnh radar, cho
phép sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

×