Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.9 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe người dân đang được đặt ra ngày càng
nóng bỏng, trong đó nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng, nhất là
tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung các cấp chính
quyền cũng như các cơ quan ở địa phương cũng đã quan tâm rất nhiều đến chương trình
sản xuất rau an toàn tại thành phố.Chương trình này đã được đông đảo bà con nông dân
và các HTX đón nhận và sản xuất một cách tích cực vì nhờ có chương trình này không
những cung cấp một lượng lớn rau sạch tiêu thụ trên địa bàn thành phố,các tỉnh lân cận
,xuất khẩu một lượng nhỏ ra nước ngoài mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người
lao động nơi đây Tuy nhiên,việc sản xuất rau an toàn hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh
vẫn còn tồn tại một số những khó khăn nhất định như thực hiện quy hoạch diện tích trồng
rau an toàn chưa được tốt, sản lượng rau sạch chưa cung cấp đủ cho thị trường, chưa có
sự liên kết giữa các hộ gia đình và các HTX trồng rau sạch.Đặc biệt là sự nhận thức của
người tiêu dung vẫn còn nhiều yếu kém….
Chính vì thế mà nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng phân tích SWOT để đánh giá hiện
trạng ngành sản xuất rau an toàn của TPHCM. Từ đó đề ra một phương án chiến lược
khả thi để phát triển mặt hàng rau an toàn đến năm 2020” qua đó thấy được thực trạng
sản xuất và có thề đề ra phương hướng phát triển lâu dài và bền vững.
Đây là một trong những chương trình trọng điểm của thành phố với quy mô tương đối
lớn và thực sự cần thiết khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và cải thiện
từng ngày đóng góp tích cực vào sức khỏe cộng đồng ,bảo đảm chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm.
2. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng những điểm mạnh,điểm yếu,cơ hội và thách thức để thấy được thực trạng của
ngành sản xuất rau an toàn của thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thục trạng của ngành sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố với nhu cầu tiêu thụ
trong dân và xuất khẩu.
4. Mục đích nghiên cứu


+ Hiểu rõ những khái niệm: rau an toàn, cách phân tích SWOT với thực trạng ngành sản
xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố.
+Thấy được thực trạng của ngành sản xuất rau an toàn hiện nay trên địa bàn thành phố
với những dẫn chứng cụ thể để có thể đánh giá được tình hình thực tế và từ đó có thể đề
ra những phương án chiến lược khả thi giúp đẩy mạnh việc sản suất rau an toàn tại thành
phố Hồ Chí Minh.
.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KHÁI NIỆM
PHÂN TÍCH SWOT
I. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố
Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km².
Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 2,095,239 km
2
. Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp là 68,692 ha chiếm 32.7 % diện tích đất tự nhiên. Đất đai thành phố HCM
mang đặc tính chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long,
tuy độ phì nhiêu không bằng các tỉnh trong khu vực nhưng bù lại so với các vùng
trong cả nước khí hậu thành phố Hồ Chí Minh tương đối ôn hòa, ít gặp thiên tai.
Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân
năm là 1,979 mm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm. Nhiệt độ trung bình năm
27.55
0
C, không có mùa đông. Với điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi, thành phố
Hồ Chí Minh là một nơi lí tưởng để phát triển sản xuất rau an toàn.
2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009
thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ
trung bình 3.419 người/km². Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê,

dân dố thành phố tăng lên 7.382.287 người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị
sản xuất công nghiệp của cả quốc ga. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố
Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông
Nam Á, bao gồm cả đường bô, đường sắt, đường thủy và đường không, thành phố
đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các
lĩnh giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan
trọng bậc nhất.
Mặc dù do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nên thành phố Hồ Chí Minh phần lớn
đi theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, đô thị hóa cao. Đất nông nghiệp
thành phố từng bước thu hẹp dần nhưng chính quyền thành phố luôn tạo điều kiện để
mở rộng đất nông nghiệp trong đó có mở rộng diện tích trồng rau sạch ngày càng
tăng trong những năm sắp tới,nhờ đó ngành sản xuất rau sạch sẽ phát triển tốt hơn.
II. Khái niệm SWOT:
Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các
điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro
(Threats).
Điểm Mạnh và điểm Yếu, gọi nôm na là sở trường và sở đoản là những yếu tố nội bộ tạo
nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài sản, kỹ năng hoặc những nguồn
lực nào đó của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
Cơ hội và Rủi ro là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty mà
nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Cơ hội và Rủi ro nảy sinh từ môi trường kinh
doanh cạnh tranh, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn
hóa.
SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng
của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân
tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược,
đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ
Phân tích SWOT nhằm vào việc đánh giá các dữ liệu được tổ chức kiểu SWOT theo một
thứ tự logic, để hiểu được, trình bày được, thảo luận được, và ra quyết định được. Bốn

chiều đánh giá của SWOT là mở rộng của hai chiều “điểm mạnh” và “điểm yếu.” Phân
tích SWOT có thể sử dụng được cho mọi kiểu ra quyết định, và khuôn mẫu SWOT cho
phép tư duy một cách tích cực, vượt ra khỏi khuôn khổ thói quen hay bản năng.
Khi làm phân tích SWOT, điều đầu tiên người ta phải làm là xác định chủ đề một cách
thật rõ ràng. Chỉ khi đó mới có thể mong đợi người khác đóng góp được vào quá trình
phân tích, và những ai xem kết quả phân tích có thể hiểu được mục đích của phép đánh
giá và quan hệ giữa các thành tố SWOT.
III. Đặc điểm tự nhiên của rau và khái niệm rau sạch
1. Đặc điểm tự nhiên của rau
Ngành trồng rau tương đối khác biệt với các ngành trồng trọt khác:
Rau có khả năng canh tác ngoài trời và trồng trong điều kiện có bảo vệ. Trong
điều kiện nhà kính, nhà lưới, tiểu khí hậu nhân tạo thích hợp nhất được thành
lập, do đó cho phép cây rau phát triển trong điều kiện tự nhiên ngoài trời không
cho phép canh tác rau (mùa đông ở các sứ ôn đới). Rau trồng trong điều kiện
bảo vệ thường cho năng suất rất cao, 250-300t/ha/năm, tuy nhiên chi phí canh
tác cũng rất cao vì tốn nhiều công lao động, năng lượng và nhu cầu thâm canh
cao.
Rau có nhiều loại, nhiều giống, nhiều biến chủng khác nhau. Mỗi loại điều có
đặc tính sinh loại khác biệt và yêu cầu điều kiện sinh trưởng nhất định để sinh
trưởng và phát triển, do đó tiến trình kĩ thuật sản xuất cây rau rất phong phú,
đa dạng. Nhiều phương pháp canh tác được thực hiện trong ngành trồng rau
mà ít khi hay không sử dụng cho ngành trồng trọt khác, chẳng hạn như phương
pháp gieo ương cây con ở rau họ cải và phương pháp tạo giống củ bi trên khoai
tây, phương pháp ức chế sinh trưởng của cây vào mùa đông trong điều kiện bảo
vệ…
Rau là loại cây thích hợp với chế đọ trồng xen, trồng gối, gieo lẫn nhờ có hình
thái, chiều cao, độ phân cành và sự phân bố rễ khác nhau. Trồng xe, trồng gối là
biện pháp kĩ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng rau.
Rau có thời gian sinh trưởng ngắn do đó một năm có thể trồng từ 2-3 vụ đến
4-5 vụ, do đó rau cần nhiều công lao động đơn vị diện tích và đòi hỏi chăm sóc tỉ

mỉ, thường xuyên.
2. Khái niệm rau sạch
Trong chương trình phát triển Rau An Toàn, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn đã thống nhất đưa ra khái niệm về rau an toàn như sau:
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có
chất lượng đúng như đặc tính của nó. Hàm lượng các hoá chất độc và mức độ
nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho
người tiêu dùng và môi trường., thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, gọi tắt là “rau an toàn”.
Một khi nông dân trồng rau đi vào qui trình sản xuất đúng qui cách, tuân thủ đầy
đủ các qui định về sản xuất rau an toàn thì việc nắm bắt được khái niệm chính xác
và thực hiện đúng yêu cầu là điều không thể thiếu.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH TRỒNG RAU SẠCH TẠI TPHCM
1. Diện tích và sản lượng ngành
Theo thống kê, trung bình một ngày có 1.200 tấn rau lưu thông trên thị trường
thành phố, nhưng chỉ có 20% được sản xuất từ khu vực ngoại thành và 80% còn
lại từ các tỉnh khác như Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long
Diện tích trồng rau tăng theo các năm, tuy nhiên sản lượng vẫn chưa đủ đáp đáp
ứng nhu cầu trong địa bàn. Đến cuối năm 2010, thành phố có 102 xã, phường sản
xuất rau , diện tích canh tác RAT đạt 2.874 ha, tăng 41,9%, diện tích gieo trồng rau
các loại là 13.000 ha, tăng 40,8%, năng suất trung bình đạt 22 tấn/ha, tăng 15,8%,
sản lượng đạt 289.900 tấn/năm, tăng 64,4%, doanh thu trung bình đạt 200 triệu
đồng/ha/năm, tăng 117% so với năm 2006.
Bảng: diện tích canh tác rau an toàn qua các năm
Đơn vị: ha
2 Sản phẩm ngành
Theo sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiện nay các loại chính trên địa
bàn thành phố được chia thành 6 nhóm sau: (nguồn 7, phụ lục 10)
• Rau ăn lá ngắn ngày gồm : rau dền, rau muống cạn, rau tần ô, cải bẹ xanh, cải bẹ dún,

xà lách, mồng tơi, cải ngọt, bạc hà; ước sản lượng khoảng 65,000 tấn/ năm.
• Rau ăn lá dài ngày có cải bắp, cải thảo, cải bông; ước sản lượng khoảng 9,000 tấn/
năm
• Rau ăn củ, quả ngắn ngày như dưa leo, khổ qua, mướp khía, đậu cove, đậu đũa, củ
cải; ước sản lượng khoảng 35,000 tấn/ năm.
• Rau ăn củ quả dài ngày như đậu bắp, cà chua, cà tím, cà pháo, ớt, bầu, bí, ước sản
lượng khoảng 10,000 tấn/ năm
• Rau muống nước ước sản lượng hàng năm khoảng 50,000 tấn ( chiếm 40% các loại)
• Rau gia vị như ngò rí, ngò gai, ớt cay, hành lá, húng cây
3 Chuỗi cung ứng
Sơ đồ : Chuỗi cung ứng rau an toàn Hồ Chí Minh
Nông dân
Chợ lẻ
Hợp tác xã/ thương lái
Cty, Cöûa Haøng cung ứng rau quả hoặc chế biến
Siêu thị, Metro
Xuất khẩu
Người tiêu dùng
Khách sạn, nhà hàng, bếp ăn
20%
75-80%
1 -5%
70 – 75%
2 -5%
15 – 20%
con đường phân phối chính từ nông dân và thương lái
70-75%
1%%
Đặc điểm
Chuỗi cung ứng rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh tương đối chặt chẽ. Các đối

tượng giữa các khâu có mối quan hệ m ật thiếtvới nhau, trong đó vai trò của thương
lái – hợp tác xã là chủ lực. Tuy nhiên, có thể thấy phân phối rau khá phức tạp, qua
nhiều kênh, do đó giá đến tay người tiêu dùng thường cao, trong khi người trồng rau
không thu được với giá cao như vậy.
Người sản xuất quen với tập quán tự cung tự cấp, tiêu thụ nội địa qua hệ thống
thương nhân tự phát, giá cả phụ thuộc vào từng buổi chợ. Do vậy có khi giá cao với
những chủng loại quý và có lúc rớt giá tồi tệ nếu gặp hàng thừa, dội chợ. Các chợ đầu
mối rau tại Tp.HCM chưa được phát huy đúng như chức năng là thu mua, sơ chế và
cung ứng cho siêu thị, cửa hàng hoặc các đơn vị có nhu cầu xuất khẩu, đồng thời là
người đặt hàng cho nông dân sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Một số công ty rau quả có chuỗi cửa hàng, cung cấp cho các Nhà hàng, khách sạn
thường mua trực tiếp từ các hộ nông dân hay các tổ rau an toàn. Phần còn lại (hợp tác
xã và các công ty không thu mua hết) các nông dân tự mang sản phẩm của mình bán
tại các chợ lẻ cho người tiêu dùng nhưng giá của rau an toàn lúc này không cao.
Riêng về các công ty chế biến, do hiện nay trên thành phố việc sản xuất rau an toàn
quy mô còn nhỏ, lẻ, do đó việc chế biến rau an toàn chưa được đẩy mạnh, những
công ty chế biến thường chỉ sản xuất ở qui mô nhỏ với nguồn rau chủ yếu từ Đà
Lạt .Vì phải tuân thủ theo qui trình của nước được nhập khẩu nên phần lớn họ tự
trồng tại các nông trại hoặc hợp tác với người nông dân một cách chặt chẽ.
4. Chất lượng rau sạch
Theo đánh giá, chất lượng rau tại thành phố Hồ Chí Minh chưa cao, toàn TPHCM
hiện mới có khoảng 10% số hộ nông dân đăng ký trồng rau sạch theo tiêu chuẩn
VIETGAP. Số hộ tham gia sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP còn quá ít.
Điển hình như tại Xã Nhị Bình là vùng chuyên canh rau lớn nhất huyện Hóc Môn, có
khoảng 150 hộ trồng rau muống nước nhưng chỉ mới có 13 hộ tham gia. Lý giải cho
điều này là do tâm lý người nông dân cho rằng sản xuất rau theo kiểu truyền thống sẽ
chủ động hơn, ít bị quản lý về chất lượng rau đầu ra sẽ có thể giảm chi phí đầu tư.
Mặt khác, muốn đăng ký sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP, hộ trồng rau
phải có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên, đây quả là một yêu cầu bất cập với đa
số nông dân . Trong thời gian tới, cần có những biện pháp quản lý tốt để nâng cao

chất lượng rau sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về sản phẩm, đây là con đường duy nhất
để ngành trồng rau thành phố xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường trong và
ngoài nước.
5 . Thị trường ngành
5.1 Thị trường trong nước
Tính đến năm 2010, các hợp tác xã rau an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết
được 24 hợp đồng tiêu thụ rau với các chợ đầu mối, Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Metro Cash&Carry, siêu thị Lotte, Sài Gòn Coop, Công ty Tâm Tấn Phát,… bình
quân các đơn vị này tiêu thụ khoảng 2.500 tấn rau quả/tháng. Trong đó, các Hợp tác
xã Thỏ Việt, Phước An, Ngã Ba Giòng, Liên tổ rau Tân Phú Trung ký hợp đồng tiêu
thụ khoảng 366 tấn rau quả các loại với Sài Gòn Coop.
Nếu các HTX sản xuất rau an toàn có những kế hoạch phối hợp với các cơ
quan, ban ngành, các trường học, bệnh viện… với các hợp đồng cung ứng rau an toàn
thì đây sẽ là một trong những thị trường tiêu thụ chính, là nguồn đầu ra tốt cho ngành
trồng rau.
5.2 Thị trường ngoài nước
Hiện nay rau an toàn chưa được xuất khẩu theo dạng tươi hoặc cấp đông, mà chủ
yếu là các sản phẩm được chế biến do chưa có kho lạnh và kĩ thuật chế biến cấp
đông hiện đại nên rất khó giữ sản phẩm trong thời gian lâu (hiện chỉ 3-5 ngày)
Việc xuất khẩu diễn ra nhỏ lẻ chủ yếu cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài như
Úc…hay một số nước Châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… Phương tiện
chủ yếu bằng tàu thủy, máy bay.
Theo Cán bộ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh
cho biết giá trị xuất khẩu rau an toàn của thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm
khoảng gần 1%, chủ yếu là rau gia vị.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau còn nhiều hạn chế như manh mún, không đáp
ứng nhu cầu thành hàng hóa cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
mặt hàng rau quả. Chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đều, sản lượng rau an toàn
có kiểm soát còn khá thấp. Quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo. Do đó, vẫn còn rất nhiều
hạn chế trong công tác tìm đầu ra cho rau.

6 Tầm nhìn ngành
Rau ngày càng trở nên quan trọng trong bữa ăn của mọi người, vì vậy nhu cầu tiêu
thụ rau ngày càng gia tăng, khổng chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới.
Do vậy, để phát triển ngành trồng rau sạch tại địa phương, đẩy mạnh hiệu quả sản
xuất nông nghiệp cũng như tăng thu nhập cho người nông dân, trong thời gian tới,
Thành phố chủ trương mở rộng diện tích canh tác cũng như diện tích gieo trồng
Bảng 1: Kế hoạch phát triển rau giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Diện tích canh tác (ha) 3.200 3.700 4.200 4.900 5.630
Diện tích gieo trồng (ha) 13.284 13.700 14.200 14.700 15.000
Diện tích rau an toàn (ha) 13.000 13.400 13.800 14.300 14.600
Năng suất (tấn/ha) 23,6 23,6 24 24,5 25
Sản lượng (tấn) 280.280 323.320 340.800 360.150 375.000
Phấn đấu đến 2015 diện tích gieo trồng rau đạt 15.000 ha, năng suất đạt 25 tấn/ha,
sản lượng đạt 375.000 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 220 triệu đồng/ha/năm. 100% diện
tích sản xuất rau tại các Hợp tác xã, Tổ hợp tác được chứng nhận rau VietGAP; 100%
xã có sản xuất rau thực hiện chương trình nông thôn mới có mô hình sản xuất rau
được chứng nhận VietGAP. Tầm nhìn đến năm 2025 sẽ có 90% diện tích trồng rau
đạt tiêu chuẩn VIETGAP.
Bảng 2: Kế hoạch phát triển rau của các quận, huyện giai đoạn 2011 - 2015
Năm Củ Chi Bình Chánh Hóc Môn Khác Tổng Tăng
2011 6.400 4.200 1.300 1.384 13.284
2012 6.700 4.250 1.300 1.450 13.700 416
2013 7.000 4.400 1.300 1.500 14.200 500
2014 7.300 4.450 1.300 1.650 14.700 500
2015 7.500 4.500 1.300 1.491 15.000 300
Nguồn: sở nông nghiệp tp HCM
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH SWOT VÀ GIẢI PHÁP
1. Phân tích SWOT:
 Strength:

o Tp HCM có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu thích hợp cho việc
trồng cây nông nghiệp đặc biệt là cây rau.
Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh tương đối ôn hòa, ít gặp thiên tai.
Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa
bình quân năm là 1,979 mm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm. Nhiệt
độ trung bình năm 27.55
0
C, không có mùa đông. Với điều kiện đất đai và
khí hậu thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh là một nơi lí tưởng để phát triển
sản xuất rau an toàn. Nếu biết khai thác theo hướng nông nghiệp sạch và
bền vững thì sản lượng và lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể.
o Vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển cả về đường bộ đường thủy
và đường hàng không
Thành phố Hồ Chí Minh và xung quanh thành phố cũng là nơi tập
trung nhiều nhất các nhà chế biến (nói chung) và rau củ (nói riêng), với
nguồn nguyên liệu được chở đến từ khắp nơi, là nơi xuất khẩu rau củ dễ
dàng bằng nhiều con đường nhất: Đường thủy, hàng không, đường bộ.
o Lực lượng lao động chăm chỉ và chi phí lao động thấp
Là thành phố đông dân và lớn nhất nước Việt Nam, Hồ chí Minh là
nơi hội tụ nhiều dân tộc khác nhau như: Việt, Hoa, Khơ Me, Chăm…Là
thành phố công nghiệp đàu tàu của cả nước, tại đây quy tụ một lực lượng
lớn lao động nhập cư, từ các tỉnh lẻ hay vùng nông thôn do đó lực lượng
lao động khá dồi dào, chi phí cho lao động thấp.
o Nông dân có kinh nghiệm trong việc trồng và cung cấp nhiều loại sản
phẩm quanh năm
Nông dân ngoại thành có truyền thống trồng rau lâu đời (Hóc Môn,
Củ Chi…)
Được sự quan tâm và ủng hộ của các Sở, Ngành, lãnh đạo thành phố
cũng như các viện nghiên cứu, trường đại học trong chương trình phát triển
rau an toàn

 Opportunity
o Nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ở khu vực thành phố và đặc biệt là khu vực
nội thành ngày càng tăng.
Theo thống kê hàng năm ,lượng rau tiêu thụ của TP.HCM khoảng
trên 400 ngàn tấn. Nhu cầu sử dụng rau quả tại TP.HCM một ngày cần
đến 1600 tấn nhưng sản lượng rau sạch chỉ cung ứng được khoảng 20-
30%. Trong đó có 20% được sản xuất từ khu vực ngoại thành và khoảng
80% còn lại từ các tỉnh khác như Lâm Đồng,Tây Ninh, Đồng Nai, Bà rịa
vũng tàu,Tiền Giang, Long An,Vĩnh Long…Trong đó, chỉ có 5-6 tấn rau
là được sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn, chủ yếu cung cấp cho hệ
thống các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố.Trong khi đó rau
an toàn do nông dân TP sản xuất chủ yếu được đưa vào các siêu thị, bếp
ăn tập thể , xí nghiệp rau quả của công ty Vissan, những nơi có hợp đồng
rau sạch với các cơ sở, hợp tác xã sản xuất rau an toàn của TP ,còn
những nơi khác không có. Theo ông Võ Trần Ngọc, Phó Giám đốc thu
mua Saigon Co.op, cho biết: Mỗi ngày hệ thống siêu thị Co.opMart tiêu
thụ từ 40-45 tấn rau củ. Lượng thu mua tại TP chỉ chiếm 20%, số còn lại
phải lấy hàng từ các tỉnh. Vấn đề là các hộ trồng rau ở TP chỉ tập trung
vào một số loại như mồng tơi, rau dền, rau muống nên số lượng dư thừa,
không thể bao tiêu hết được. Trong khi những loại rau củ có giá trị cao
(đậu cô ve, bông cải ) lại không được trồng.
o Nhu cầu rau sạch cho công nghiệp chế biến ngày càng tăng
Nhu cầu ngày càng tăng trong khi đó nguồn cung lại không thể đáp ứng
được.
o Tiêu thụ rau sạch ở các nước đang phát triển ngày càng cao
Nhu cầu rau quả chế biến trên thế giới đặc biệt là Mỹ và EU còn rất
lớn và có xu hướng tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang thị trường EU năm 2010 đạt 69,2 triệu USD, tăng 29% so với năm
2009. Mặc dù nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của EU là rất lớn nhưng xuất
khẩu của Việt Nam vào EU còn rất hạn chế do những quy định kiểm dịch

khắt khe của EU, Việt Nam chưa đáp ứng được, các thị trường của Việt
Nam cũng tương đối nhỏ, xuất khẩu chủ yếu vào Hà Lan.
o Có sự hỗ trợ của các ban ngành,tổ chức
Nhờ có sự nghiên cứu của các viện, sự hỗ trợ của các ban ngành
có liên quan, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, rau an toàn Hồ Chí Minh
là sản phẩm tiềm năng có cơ hội mở rộng diện tích, đa dạng về chủng
loại và tăng năng suất hơn nữa. Để sản xuất rau an toàn trên địa bàn
thành phố ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nhân dân,chính quyền đã
áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật , ứng dụng công nghệ sinh học
và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản suất và sơ chế rau nhằm
tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm rau làm tăng hiệu quả, góp
phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Chính sách mở cửa của Chính Phủ
Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới
như ASEAN, APEC, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO) đã tác động rất lớn cho xuất khẩu nông sản của
việt nam mà đặc biệt là các sản phẩm về rau sạch. Việt Nam có lợi thế để
phát triển rau tươi, nhưng khả năng cạnh tranh của rau chế biến còn thấp do
công nghệ chế biến chậm đổi mới, khả năng cung cấp nguyên liệu thấp nên
chất lượng còn nhiều hạn chế, giá thành sản xuất cao. Không những thế, khi
nhà nước có sự mở của với bên ngoài sẽ thu hút được nhiều nguồn lực về
vốn đầu tư, các trang thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất sẽ làm tăng năng
suất cây trồng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
 Weakness:
o Tình hình sản xuất rau an toàn còn mang tính tự phát, chưa sát với yêu
cầu thực tế, chưa mang tính quy mô, hiệu quả kinh tế thấp.
Còn nhiều hạn chế như manh mún, không đáp ứng nhu cầu hàng hóa, sản
lượng rau cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Đa số các đơn vị sản
xuất rau an toàn không đủ năng lực cung cấp và đáp ứng đủ chủng loại sản phẩm
theo yêu cầu của các đơn đặt hàng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các

doanh nghiệp thu mua.
Chưa có sự liên kết giữa các HTX với nhau cũng như các doanh nghiệp
thu mua rau an toàn, chưa có đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Rau an toàn chưa có thị trường xuất khẩu do chưa có thế mạnh chủ lực,
chưa có quy hoạch, định hướng cụ thể.
o Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ trong sản xuất rau an toàn.
Trong sản xuất rau an toàn áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới thấm dẫn
nước bằng ống nhựa. Cách tưới này không chỉ hiệu quả đối với vùng thiếu
nước mà ở đâu nếu áp dụng cũng góp phần hạn chế sâu bệnh hại do giảm
ẩm độ xung quanh cây trồng. Sử dụng nhà lưới dùng vỉ để ươm cây con
trong canh tác rau là xu thế phát triển mạnh. Các biện pháp dù đơn lẻ hay
đồng bộ cũng đều nằm trong khuyến cáo của quy trình sản xuất rau an toàn
trong nhà lưới với 2 dạng:
-Sản xuất rau trong nhà lưới không sử dụng các hoá chất, chỉ sử dụng nông
dược hữu cơ.
- Sản xuất trong nhà lưới có sử dụng hạn chế các hoá chất bảo vệ thực vật
và phân khoáng.
Do yêu cầu về quá trình sản xuất cũng như chất lượng đầu ra sản phẩm
khá khắc khe, đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư đáng kể, do đó, từng vùng,
từng địa phương có phương pháp canh tác riêng, làm cho mẫu mã, chất
lượng sản phẩm đầu ra thiếu đồng bộ, khó tiêu thụ.
o Giá rau an toàn đến với người tiêu dùng là khá cao, khó tìm được đầu ra
cho sản phẩm:
Thực tế, giá thành cao là nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng
xa lánh rau sạch. Theo các HTX, sở dĩ giá rau cao là do các khoản chi phí
ngoài sản xuất (vận chuyển, bao bì, nhãn mác, phân phối ) mà rau thường
không có, hoặc chi phí rất thấp.
o Do lao động thiếu khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật và thiếu hiểu biết
về tiêu chuẩn rau an toàn.
Rau sạch trồng theo tiêu chuẩn VietGAP rất khắt khe, không

được xịt thuốc trừ sâu, chỉ ngừa bệnh theo kiểu thủ công, bón phân vi
sinh giá rất đắt, công đoạn sơ chế rất công phu, rau thu hoạch thấp, chỉ
bằng 1/2 năng suất rau trồng bình thường, tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn vì
phụ thuộc vào thời tiết nên giá thành sản phẩm cao hơn nhiều lần so
với rau thường Hiện rau sạch phần lớn được bán trong hệ thống siêu
thi, nhiều người nội trợ cho rằng rau sạch chủ yếu phục vụ cho những
người có thu nhập tương đối cao trong xã hội.
o Chưa đẩy mạnh xây dựng thương hiệu “rau an toàn”:
Mức độ hiểu biết về rau an toàn của người tiêu dùng vẫn còn hạn
chế, rau an toàn vẫn còn xa lạ với người tiêu dùng. Tuy họ không thích rau
“không an toàn”, nhưng khi dùng hàng ngày vẫn thấy bình thường nên nhu
cầu về rau an toàn trở nên không cần thiết. Sự phân biệt giữa rau an toàn và
không an toàn vẫn chưa hoàn toàn được rõ ràng, chỉ dựa trên cảm nhận là
chính.
 Threatness:
o Yêu cầu cao của các nhà nhập khẩu đối với sản phẩm rau sạch:
Sẽ khó khăn cho việc sản xuất khi mà việc sản xuất chưa thực sự
hiện đại và công việc kiểm tra rất mất thời gian.
o Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trên sân nhà
Các doanh nghiệp trong nước chúng ta không tập trung vào lợi
thế sản phẩm của mình mà cạnh tranh nhau trên sân nhà, việc tranh
mua tranh bán làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng rất lớn, gây thiệt
hại cho nông dân và doanh nghiệp.
o Tham gia vào WTO, Việt Nam mở cửa thị trường và giảm thuế một số
mặt hàng.
Trước hết là cam kết giảm thuế nhập khẩu nông sản, bãi bỏ trợ cấp
xuất khẩu nông sản, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép
thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia dịch vụ phân
phối hàng hoá, trong đó có mặt hàng nông sản và rau quả. Điều này
khiến cho sự cạnh tranh càng gay gắt ngay trên sân nhà.

3.2. Ma trận SWOT:
S
S1:Điều kiện tự nhiên,
W
W1: sản xuất mang tính
khí hậu, đất đai thuận lợi
cho việc trồng rau
S2 vị trí địa lý thuận lợi
giao thông phát triển cả
về mặt đường hàng
không, đường bộ, thủy
S3: Lực lượng lao động
chăm chỉ và chi phí lao
động thấp
S4: nông dân có kinh
nhiệm trong việc trồng
và cung cấp nhiều loại
sản phẩm rau sạch
tự phát, manh mún,
chưa sát với yêu cầu
thực tế, không có tính
quy mô, hiệu quả thấp
W2: Cơ sở hạ tầng chưa
đồng bộ
W3: giá cao, khó tìm
đầu ra
W4: người lao động
thiếu khả năng áp dụng
khoa học kĩ thuật và
hiểu biết về các tiêu

chuẩn rau sạch vào thực
tế
W5: chưa đẩy mạnh xây
dựng thương hiệu
O
O1: nhu cầu tiêu thụ
rau an toàn ở khu
vực thành phố Hồ
Chí Minh và đặc
biệt là khu vực nội
thành ngày càng
tăng.
O2: tiêu thụ rau
sạch ở các nước
phát triển ngày càng
cao
O3: có sự hỗ trợ của
các viện ban ngành
tổ chức
O4: chính sách mở
cửa của chính phủ.
Tận dụng cơ hôi để
phát huy điểm mạnh
S1S2S3S4O2O4:tập
trung sản xuất, thâm
dụng lao động, đẩy mạnh
xuất khẩu
Nắm bắt cơ hôi để
khắc phục điểm yếu
W1W3O1O2O3O4: tái

quy hoạch vùng rau, tìm
nguồn ra cho sản phẩm
W2O4: Đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng
T
T1: yêu cầu cao của
các nhà nhập khẩu
đối với sản phẩm
rau sạch
T2: các doanh
Tận dụng điểm mạnh
hạn chế nguy cơ
S2S3T1T3: nâng cao
Ngăn chặn nguy cơ
giảm thiểu điểm yếu
nghiệp cạnh tranh
nhau trên sân nhà
T3: tham gia WTO,
Việt Nam mở cửa
thị trường và giảm
thuế một số mặt
hàng
chất lượng sản phẩm
S2T3: tăng khả năng
cạnh tranh với nước
ngoài
W5T1: Nâng cao chất
lượng, đẩy mạnh
thương hiệu
W4T1T3: Phát triển

nguồn nhân lực, nâng
cao các nhận thức, kĩ
năng của người trồng
rau sạch về chất lượng,
an toàn thực phẩm
W3T3: Mở rộng quy
mô, giảm chi phí
3. Các giải pháp:
3.1. Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh:
3.2. Nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu:
1. Tái quy hoạch vùng rau và tìm nguồn ra cho sản phẩm
Phát triển mạnh các vùng trồng rau an toàn và rau công nghệ cao ở các
vùng trồng rau tập trung của thành phố chủ yếu ở các huyện Hóc Môn,Bình
Chánh,Củ Chi,và số ít ở quận 9,quận 12.Củ Chi. Đề nghị Ủy ban nhân dân các
quận huyện triển khai thực hiện quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009
của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2025”. Theo đó, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung, chuyên canh đến
năm 2015 diện tích gieo trồng là 16.890 ha, trong đó: Huyện Củ Chi: 9.630 ha,
Bình Chánh: 4.500 ha, Hóc Môn: 1.290 ha và các quận huyện còn lại là 1.470 ha.
Tìm đầu ra cho sản phẩm rau sạch thì trước hết phải liên kết các hộ gia đình
, các HTX trồng rau sạch để tìm nguồn cung ứng rau hiệu quả. Liên kết với các xí
nghiệp,các công ty chế biến rau và đặc biệt là các siêu thi,coocmac để tìm đầu ra
cho sản phẩm.
2. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng:
Các chính sách mở của của chính phủ đã thu hút rất nhiều sự đầu tư của bên ngoài
về công nghệ kỹ thuật,các trang thiết bị hiện đại và cầu vê sử dụng nguồn rau sạch
ngày càng tăng nhưng cơ sở hạ tầng của thành phố còn chưa đồng bộ ,nhiều nơi
còn không đáp ứng được tiêu chuẩn để sản xuất rau an toàn .Vì vậy để nâng cao
chất lượng nguồn rau sạch,tăng năng suất cây trồng thì phải xây dựng hệ thống cơ

sở hạ tầng tốt nhất.Đó là sự kết hợp W2,O5:đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng.
- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ các công trình hạ tầng cơ sở về thủy
lợi, giao thông nông thôn, điện,… phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nhất
là các xã thực hiện chương trình nông thôn mới.
- Bổ sung các chế tài nhằm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày
24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ một cách hiệu quả trong việc gắn kết giữa lợi
ích doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu; Xây dựng các chuỗi sản xuất,
tiêu thụ rau an toàn, phát triển mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu
thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời và quyền lợi các bên.
- Xây dựng các Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm kiểm soát
chất lượng hàng rau quả xuất, nhập khẩu theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3. Tận dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ
1. Nâng cao chất lượng rau an toàn:
Những mô hình sản xuất rau quả duy trì sản xuất theo GAP thành công còn quá
khiêm tốn, vẫn còn quá nhiều cơ sở trồng rau lạm dụng thuốc hóa học có độ độc
cao, chất kích thích sinh trưởng và phân đạm hóa học, đã làm ô nhiễm sản phẩm
và môi trường đến mức báo động. Trong những nguyên nhân dẫn tới điều này,
quan trọng nhất vẫn là khâu tổ chức thị trường tiêu thụ rau quả an toàn trong nước
và xuất khẩu chưa có hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, năng cao chất lượng
rau an toàn là một biện pháp cấp thiết rất cần được chú trọng, quan tâm.
Chú trọng tuân thủ quá trình sản xuất rau an toàn phù hợp theo tiêu chuẩn
VietGAP: Hiệp hội rau quả Việt Nam cần phổ biến, tuyên truyền cho các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, xuất khẩu rau quả tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực
vật và an toàn thực phẩm. Vận động và khuyến khích các doanh nghiệp liên kết
với các địa phương và nông dân phát triển các vùng sản xuất rau, quả tập trung
theo hướng GAP phục vụ cho xuất khẩu.
Chọn tạo và nhân giống rau chất lượng cao; ứng dụng công nghệ cao để sản xuất
rau an toàn; xây dựng cơ sở bảo quản chế biến rau quả.

Chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học côngnghệ vào sản xuất như: nghiên cứu
nhập nội, chọn lọc nhân nhanh giống tốt; áp dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến;
phổ cập kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp; sử dụng phân bón cân đối và hợp lý
Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến cho người sản xuất, nông dân về
bảm đảm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật trong sản xuất và xuất khẩu
rau, nhất là rau quả xuất khẩu.
Nâng cao hiểu biết của người trồng rau về khoa học kĩ thuật cũng như nhận thức
được tầm quan trọng của việc sản xuất rau an toàn đúng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên sản phẩm trồng
trọt theo “chuỗi rau, quả an toàn” từ sản xuất đến lưu thông, hỗ trợ tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh rau quả đảm bảo tiêu chí tham gia “chuỗi rau, quả an
toàn”.
2. Tăng khả năng cạnh tranh với nước ngoài: Tận dụng lợi thế về chi phí sản xuất
cũng như chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu, thị trường.
- Việt Nam có nhiều thế mạnh: khí hậu đa dạng (nhiệt đới, ôn đới), lao động
nhiều. Sản lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam còn quá thấp so với nhu cầu
nhập khẩu của các nước. Vì vậy, cần chú trọng mở rộng sản xuất theo quy mô
lớn, đáp ứng được số lượng dồi dào hơn, chất lượng đảm bảo hơn, độ đồng đều
lớn, đồng thời luôn tuân thủ những cam kết thương trường, giao hàng đúng
hẹn.
- Chú trọng sản xuất rau an toàn đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu, dựa
trên tiêu chuẩn VietGAP.
- Tận dụng chi phí sản xuất rẻ và là thành viên của WTO, tạo ưu thế khi tiếp cận
gần người tiêu dùng nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhà nước có thể tổ chức, quản lý rau quả an toàn một cách hiệu quả, cùng với đó, đẩy
mạnh xuất khẩu rau quả ra các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, vệ sinh an
toàn, bên cạnh thị trường xuất khẩu dễ tính theo mậu biên Trung Quốc.
Đối với xuất khẩu rau quả có chất lượng cao, an toàn sang thị trường khó tính, vai trò
của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, vì hầu hết người sản xuất nông nghiệp Việt
Nam chưa đủ sức vươn ra thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường khó tính mà lại

có đối tượng kiểm dịch.
- Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm rau quả xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Tổng cục Hải quan phối hợp với
Cục Bảo vệ thực vật trong việc kiểm tra chặt chẽ các lô hàng rau và quả xuất khẩu;
Chỉ đạo các cơ quan hải quan chỉ thông quan khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực
vật xuất khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật cấp.
- Ưu tiên xây dựng các dự án đầu tư phát triển hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông) tại
các vùng chuyên canh, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm rau quả (xuất xứ
địa lý, nhãn hiệu hàng hoá, triển lãm, xây dựng văn phòng đại diện và giới
thiệu sản phẩm ở nước ngoài )
-
3. 4. Ngăn chặn nguy cơ giảm thiểu điểm yếu
1. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh thương hiệu:
Để vào được những thị trường khó tính như châu Âu, Mĩ, Nhật thì vấn đề về
chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu cũng như là vấn đề xây dựng thương
hiệu cho các sản phẩm rau sạch của Việt Nam nên được quan tâm nhiều hơn.
Để làm được cần một cơ chế quản lý nghiêm ngặt cùng đó là sự kiểm tra
trong suốt quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm được làm theo đúng quy
trình. Hơn nữa, để tồn tại lâu dài trong những thị trường khó tính thì việc xây
dựng thương hiệu sẽ hạn chế được những sản phẩm không đảm bảo chất
lượng cùng với đó là giá bán sản phẩm cũng được cải thiện hơn.
2. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao các nhận thức, kĩ năng của người
trồng rau sạch về chất lượng, an toàn thực phẩm:
Việt Nam có lượng lao động dồi dào và giá rẻ nhưng lại thiếu nguồn lao động
có chất lượng cao có khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật vào thực tiễn. Khi
tham gia vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng, lượng lao động này chưa
thể đáp ứng được nhu cầu to lớn của thị trường trong và ngoài nước khi cung
chưa theo được cầu. Vì vậy, đào tạo lượng lao động này là một điều cấp bách
trong chiến dịch dài hạn của chính phủ. Để giảm bớt chi phí đào tạo người
mới, ta có thể sử dụng chính những người nông dân có kinh nghiệm trong

việc sản xuất rau quả, đào tạo họ những chương trình miễn phí theo tiêu
chuẩn quốc tế để tạo ra thói quen sản xuất an toàn theo hướng hiện đại. Đồng
thời tạo mối liên kết giữa nhà nông với nhà nước để kịp thời kiểm thời và hạn
chế bớt thiệt hại cho người sản xuất.
Khi tham gia vào WTO, ngay trên sân nhà lượng rau sẽ phải cạnh tranh gay
gắt với nhiều nước khác nhau, đào tạo được những kĩ sư hóa sinh trong lĩnh
vực nông nghiệp nhạy cảm với sự thay đổi của khoa học công nghệ phần nào
hạn chế được những mất mát do cạnh tranh mang lại.
3. Mở rộng quy mô, giảm chi phí:
Những sản phẩm rau sạch của Việt Nam đa phần chi phí quá cao, cao hơn từ
20-30% s với giá rau thường, do vậy mà giá bán ra thị trường sẽ tương đối
cao. Việt Nam tham gia WTO điều này đồng nghĩa phải cạnh tranh với rất
nhiều nước. Việc giảm thuế trong cam kết với WTO sẽ khiến giá cả thấp hơn,
do vậy mà sự cạnh tranh sẽ ngày càng ác liệt hơn. Vì vậy giảm chi phí sản
xuất là cách để hạ giá thành sản phẩm. Xây dựng hình thức sản xuất theo mô
hình trang trại sẽ giảm được chi phí theo quy mô. Để thực hiện được cần có
sự ưu đãi của nhà nước đối với các vốn vay để xây dựng trang trại hay hỗ trợ
kiến thức cho nông dân, cung cấp nguồn cung hạt giống chất lượng và các sự
giúp đỡ khác.
Nếu tổ chức theo hình thức hợp tác xã, thì nên quyến khích xây dựng hợp tác
xã có quy mô như là trang trại thì như vậy mới giảm được chi phí biên trên
mỗi đơn vị.
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Khi thế giới ngày càng phát triển thì vấn đề về sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm
nhiều hơn, do vậy thị trường rau sạch là một thị trường có tiềm năng, là mảng thị trường
mang lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, cơ hội thì mặt hạn chế
và thách thức cũng tương đối nhiều làm cho các doanh nghiệp, các tổ chức khó có thể
thâm nhập vào thị trường này. Chính phủ cũng có những biện pháp để phát triển ngành
này nhưng lại còn ở mức tương đối ít ỏi so với các ngành như trồng trái cây hay các
ngành lương thực, thực phẩm. Để thâm nhập có hiệu quả, bản thân chính phủ đóng một

vai trò quan trọng trong việc tạo ra đầu ra cho sản phẩm trong giai đoạn đầu xây dựng
thương hiệu:
Thứ 1: giai đoạn đầu trồng rau sạch, đa phần là dưới hình thức hợp tác xã, nguồn cầu chủ
yếu là vào các siêu thị cho nên chưa tạo được thói quen cho người tiêu dùng dùng sản
phẩm rau sạch. Để tạo nên thương hiệu tiêu dùng thì trước tiên phải xây dựng một
thương hiệu mà có chính phủ đảm bảo để thu hút người tiêu dùng, khi thương hiệu đã có
phát triển thì có thể chuyển nhượng hay bán lại thương hiệu với các cá nhân kinh doanh
khác.
Thứ 2: Các chính quyền cấp địa phương chỉ có nhiệm vụ khuyến khích tuyên truyền
nhưng chưa chịu trách nhiệm trong việc xác định giá cả cho người sản xuất, làm cho sản
phẩm chưa thể bán được giá cao, do đó chỉ chấp nhận giá thấp ở các chợ, người dân tự
bươn chải kiếm đầu ra. Cần có sự liên kết giữa nhà nước và nhà nông để giảm bớt gánh
nặng cho người sản xuất.
Thứ 3: Chất lượng là yếu tố hàng đầu để quyết định sự thành bại của sản phẩm, sản xuất
rau sạch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cần có một trung tâm quản lý chất lượng
nghiêm ngặt trong suốt quá trình sản xuất cho tới các khâu bảo quản chế biến khác,
không đủ tiêu chuẩn ngăn cấm ra thị trường. Đối với hàng hóa xuất khẩu, cần xây dựng
khu sản xuất riêng để đảm bảo chất lượng lương rau sạch xuất khẩu .
Thứ 4: Quy hoạch lại khu sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho vận
chuyển và bảo quản:
• Khu sản xuất: Tình trạng trồng rau riêng lẻ và chưa quy hoạch khiến cho việc
kiểm tra trở nên khó khăn hơn, chất lượng rau chưa được đảm bảo. Vì vậy, thành
phố nên tập trung vào vùng Củ Chi hay Hóc Môn. Mỗi khu vực hợp tác xã nên
tập trung cho những người trồng rau sạch, không nên trộn lẫn với người trồng rau
bình thường để rau sạch tránh bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hay phân bón hóa
học của rau sản xuất bên cạnh. Hơn nữa diện tích cũng nên có quy mô lớn để giảm
chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.
• Cơ sở hạ tầng: Nên đồng bộ và bê- tông hóa các tuyến đường nơi sản xuất để cho
giảm bớt chi phí vận chuyển và thời gian bảo quản hàng hóa được ngắn hơn . Đới
với hàng hóa xuất khẩu, nên giảm các loại giấy tờ hành chính để hàng hóa nhanh

đến nơi tiêu dùng đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm chi phí lưu kho, lưu bãi.
Kết luận:
Ngành sản xuất rau sạch là ngành tương đối mới trong những năm gần đây nhưng
cũng ngành mang lại lợi ích rất lớn cho người sản xuất khi thị trường đã chấp nhận
những sản phẩm của ngành. Phân tích SWOT là một trong nhiều cách để tìm hiểu
những cái thành phố Hồ Chí Minh đã có và chưa được, từ đó để tìm hướng đi phát
triển cho ngành rau. Tính chất và đặc điểm của ngành rau rất khác với các ngành khác
nên việc thực hiện, ứng dụng các vấn đề vào thực tế sản xuất cũng khác nhau, do vậy
đòi hỏi sự chuyên nghiệp cũng khác nhau trong vấn đề quản lý. Quản lý của nhà nước
chiếm một vị trí quan trọng trong việc ra quyết định đối với sự phát triển của ngành
rau sạch trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
1. T.S. Ngô Thắng Lợi, giáo trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội, nxb thống
kê,
2. sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn
3. xepdo.com/tin-tuc/937-gia-tri-xuat-khau-rau-qua-viet-nam-co-co-hoi-tang-vot
4.







×