Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề tài: VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC THỦ THUẬT SỬA LỖI KHI THỰC HÀNH NÓI TIẾNG ANH TẠI LỚP CHO HỌC SINH LỚP 8 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.59 KB, 12 trang )

1

1.Tên đề tài: "VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC THỦ THUẬT SỬA LỖI
KHI THỰC HÀNH NÓI TIẾNG ANH TẠI LỚP CHO HỌC SINH LỚP 8"
2.Đặt vấn đề:
Trong bối cảnh nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới
(WTO),Tiếng Anh càng được xem là công cụ để thu nhận thông tin,là phương
tiện phát triển các mối quan hệ quốc tế. Hơn thế nữa, Tiếng Anh cịn là chìa khố
mở ra thế giới tri thức. Nhờ có Tiếng Anh mà con người đã có được những bước
tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực.Việc dạy và học Tiếng Anh cần đạt đến mục
tiêu "người học sử dụng được Tiếng Anh như một công cụ nghiên cứu ,trong
công tác cũng như trong cuộc sống hằng ngày".
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, đã nhiều năm nay,
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quyết định môn Tiếng Anh là một trong những mơn
học chính khố ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tiếng Anh ngày
càng được đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, càng có nhiều học sinh ,
có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu với môn học.
Tuy nhiên, để việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả cao thì các nhà quản
lí giáo dục cũng như những người làm cơng tác giảng dạy phải xét đến vấn đề
gây trở ngại cho q trình của người học. Trong đó việc phát hiện lỗi, nguyên
nhân gây lỗi và cách chữa lỗi trong khi người học thực hành nói Tiếng Anh có
thể xem là một trong những vấn đề then chốt nhất của người dạy và học. Qua
thực tế cho thấy học sinh trường THCS nói chung và các học sinh ở trường tơi
nói riêng gặp rất nhiều lỗi khi nói Tiếng Anh,đặt biệt là ở khối lớp 8,9, Ở lứa tuổi
mà các em đã biết ngại khi nói và khi mắc lỗi. Tại sao học sinh lại mắc quá nhiều
lỗi như thế? Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi là gì? Sửa lỗi và giúp học sinh
sửa lỗi như thế nào cho hiệu quả? Là những suy nghĩ, trăn trở của bản thân tôi
qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS. Trong
phạm vi bài viết này, tôi xin nêu ra một số một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân
về việc vận dụng có hiệu quả các kĩ thuật sửa lỗi Tiếng Anh trong giờ thực hành
nói ở lớp cho học sinh lớp 8 .


3.Cơ sở lí luận:
Có lỗi là chuyện rất bình thường là một vấn đề lành mạnh, bổ ích , bởi từ
những lỗi sai chúng ta mới tìm được cái đúng, cái chính xác và với cái chính xác
đó dẫn đến q trình học tập. Người học càng mắc nhiều lỗi thì càng có được
nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng , thì việc học lại càng diễn ra . Chúng ta
thường học được nhiều điều từ những sai lầm của chúng ta hơn là từ những
thành công.
Việc chỉ ra lỗi sai và chữa lỗi cho học viên là vô cùng cần thiết trong các
mơn học khác nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Nếu giáo viên cứ để mặc học
sinh phạm lỗi, tức là họ đã vơ tình ủng hộ các lỗi sai mà các em phạm phải. Rất


2

nhiều giáo viên cũng cho rằng nếu họ không sửa lỗi họ sẽ càng làm tăng việc
"sản sinh" ra lỗi , tạo thành một lối mòn trong cách sử dụng ngơn ngữ, rất khó
sửa sau này.
Quan điểm nên chữa lỗi cũng được nhiều học sinh ủng hộ bởi các em luôn
mong muốn giáo viên chữa lỗi để tránh phạm phải cho các lần học sau.
Chúng ta biết rằng kĩ năng nói là kĩ năng sinh sản (productive skill).Học
sinh học và luyện tập đều vì mục đích là có thể dùng ngơn ngữ để diễn đạt ý của
mình nên việc xuất hiện lỗi trong q trình sử dụng ngơn ngữ là điều hết sức
bình thường và khơng thể tránh khỏi. Chính vì vậy, mỗi một giáo viên dạy Tiếng
Anh chúng ta cần nhận thức được điều này để có thái độ đúng đắn khi học sinh
của chúng ta mắc lỗi, và quan trọng hơn là để có phương pháp chữa lỗi phù hợp,
hiệu quả và khuyến khích được các em hăng hái hơn trong giờ học ngoại ngữ.
4.Cơ sở thực tiễn:
Tiếng Anh là mơn học khó cho nên học sinh nếu khơng có phương pháp
học đúng, giáo viên khơng kịp thời phát hiện, giúp đỡ sẽ dẫn đến việc học sinh
“mất gốc”.Và đó là nguyên nhân dẫn đến việc một số học sinh khối 8, 9 ngại nói

tiếng Anh, điều này cũng là nguyên nhân của chất lượng môn Tiếng Anh ở
trường còn thấp.Qua những năm giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS ,tôi nhận
thấy rằng học sinh khối 8,9 hầu như ít hứng thú với mơn học này hơn so với học
sinh ở khối 6,7. Khi bước lên lớp 8, tâm sinh lí thay đổi cùng với kiến thức ngơn
ngữ ngày càng đa dạng của môn học, các em dường như ít mạnh dạn phát biểu ,
nhất là khi thực hành nói Tiếng Anh, các em rất ngại vì sợ mắc lỗi. Các em sợ
sai, sợ mắc lỗi, sợ xấu hổ với bạn bè khi mắc lỗi. Đó là nhận thức vơ cùng sai
lầm của các em. Chính vì thế tôi càng cố gắng hơn trong việc giúp các em một
lần nữa nhận ra được rằng việc mắc lỗi sai là một tất yếu trong q trình thực
hành nói. Đồng thời tôi luôn tạo cho các em cảm giác gần gũi, thoải mái, tự
nhiên và trong giờ học .Để làm được điều này tơi đã tìm tịi , rút kinh nghiệm về
một số phương pháp chữa lỗi cho học sinh khi học sinh mắc lỗi mà không tạo
cảm giác “mất mặt” (loosing face) cho các em,đồng thời giúp khắc phục, hạn chế
những lỗi thường gặp khi nói .
* Một số khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Kiểm tra kĩ năng nói: Unit 4(English 8) Speak
Tơi chú ý kiểm tra cách phát âm cũng như cách dùng động từ khi nói về thói
quen trong quá khứ :


3

Lớp

Số học sinh
tham gia

8.1
8.2


8
9

Số học
sinh nói
đúng
4(50%)
5(55,6%)

5.Nội dung nghiên cứu:
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sửa lỗi trong giờ thực hành nói
Tiếng Anh cho học sinh lớp 8, tôi xin chia sẻ một số vấn đề sau:
a.Các dạng lỗi thường gặp khi nói:
Có rất nhiều kiểu lỗi sai mà các em thường gặp. Và sau đây là một số lỗi mà
giáo viên cần sửa cho giờ học tiếng Anh:
- Lỗi từ vựng (vocabulary mistakes): việc kết hợp từ , cách sử dụng ngữ cố
định ...
- Lỗi ngữ pháp (grammatical mistakes): lỗi chia thì động từ, lỗi giới từ,đại từ
,cú pháp...
- Lỗi phát âm (pronunciation mistakes): lỗi phát âm cơ bản
(pronunciation), trọng âm (stress), …
b.Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân sản sinh ra lỗi trong quá trình dạy học sử dụng
ngơn ngữ.Tơi có thể đưa ra một số ngun nhân như sau:
b.1.Về phía học sinh:
b.1.1.Sự ảnh hưởng của ngơn ngữ mẹ đẻ:
Đây là loại lỗi khá hệ thống trong quá trình học tiếng Anh.Học sinh khi
học ngoại ngữ thường áp dụng một cách máy móc cú pháp ngơn ngữ mẹ đẻ vào
ngơn ngữ mà người đó đang học, nhưng thực tế là có rất nhiều điểm khác biệt về
cú pháp giữa các ngơn ngữ khác nhau.

-Ví dụ về ảnh hưởng của cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ (Tiếng Việt) vào việc
học Tiếng Anh: Có rất nhiều học sinh nói “She has hair curly” vì trong Tiếng
Việt tính từ thường đi sau danh từ cịn trong Tiếng Anh thì gần như ngược lại,
câu đúng phải là : “He has curly hair ”.
b.1.2.Lỗi do bất cẩn:
Các yếu tố về tâm lý như bất cẩn, mệt mỏi, hoặc quên qui tắc ngữ
pháp....cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình sử dụng ngơn ngữ.
Ví dụ: Có rất nhiều học sinh khi nói “She live in Quang Nam with her
family” .Ở đây có thể học sinh quên quy tắc ngữ pháp đó là thêm “s” vào sau
động từ khi chia ở ngơi thứ ba số ít ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn giản,
cũng có lúc do bất cẩn trong phát âm hoặc cũng có thể giải thích cho hiện tượng


4

này là “ảnh hưởng khơng tích cực của ngơn ngữ mẹ đẻ”, bởi lẽ trong Tiếng việt
động từ khơng có sự khác biệt về hình thức khi thay đổi ngối số.
b.2.Về phía giáo viên:
-Thực tế khi học sinh thực hành nói tiếng Anh, giáo viên khơng sửa lỗi
được hết cho mọi đối tượng học sinh vì thường là lớp đơng, thời gian có hạn.
- Việc khơng tích cực trong q trình dạy học cũng có thể là một trong
những ngun nhân gây ra lỗi. Thừa nhận rằng “thật không dễ dàng để xác định
các lỗi ngoại trừ những thiết bị học kỹ năng, thủ thuật dạy học mà được áp dụng
với người học”-nói cách khác việc áp dụng phương pháp học khơng phù hợp với
học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của q trình học ngơn ngữ
c.Các phương pháp sửa lỗi cơ bản:
Việc chữa lỗi cho học sinh là một trong những nhiệm vụ của người giảng
dạy ngoại ngữ. Chính vì thế, vấn đề đặt ra khơng dừng lại ở câu trả lời có nên
hay khơng mà phải làm thế nào để việc sửa lỗi trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, giáo
viên không nhất thiết phải sửa tất cả các lỗi có thể xuất hiện trong suốt giờ

học.Tuỳ theo mục đích của hoạt động mà chúng ta có những phương pháp sửa
lỗi khác nhau, đồng thời phải mang tính khuyến khích, xây dựng chứ khơng nên
mang tính chỉ trích nhằm khích lệ học sinh sử dụng tiếng Anh hơn là lo lắng vì
đã phạm lỗi quá nhiều.Sau đây là một số phương pháp sửa lỗi cơ bản mà có thể
các đồng nghiệp dạy mơn Tiếng Anh thường áp dụng :
c.1.Giáo viên sửa:
Tôi thấy rằng giáo viên chữa lỗi cho học sinh là phương pháp tiêu biểu mà
nhiều giáo viên thường áp dụng trong quá trình giảng dạy. Phương pháp này
gồm có hai loại: Chỉnh sửa trực tiếp và chỉnh sửa gián tiếp. Loại chỉnh sửa gián
tiếp có nhiều hình thức thực hiện hơn. Chúng ta cần lựa chọn hình thức phù hợp
với đối tượng học sinh của mình.
c.2.Học sinh tự sửa:
Trong thực tế học sinh khơng thích cách chữa lỗi trực tiếp của giáo viên.
Các em mong muốn có liên quan đến q trình chữa lỗi. Nói cách khác là giáo
viên chỉ làm một phần của công việc, chỉ ra các lỗi, tạo cơ hội cho học sinh vận
dụng kiến thức, trí não của mình để tìm ra cách sửa chữa sai sót. Chính nổ lực
này của học sinh làm cho quá trình chữa lỗi của học sinh có ý nghĩa hơn và có
lợi cho học tập bởi thông qua cách làm này học sinh lại một lần nữa ghi nhớ và
khắc sâu hơn kiến thức đã gặp.
c.3.Học sinh sửa lẫn nhau:
Đây cũng là một cách chữa lỗi rất dễ gây được hứng thú cho học sinh. Học
sinh làm việc theo nhóm, vừa luyện tập, vừa chửa lỗi. Cách chửa lỗi theo nhóm
sẽ làm cho giờ học nói và viết của học sinh trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.
c.4.Học sinh sửa lỗi cả lớp:


5

Giáo viên có thể cho học sinh nói tự do, ghi lại những lỗi cơ bản sau đó
sửa chung cho cả lớp, tránh tình trạng nêu lỗi của một ai vì làm như thế dễ gây

cảm giác “mất mặt” cho học sinh.
*Trong các phương pháp sửa lỗi được nêu trên thì phương pháp tự sửa lỗi là
hiệu quả nhất trong việc học Tiếng Anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác. Khi
học sinh nhận ra và tự sửa lỗi một cách chính xác thì các em càng tiếp thu ngơn
ngữ một cách hiệu quả.
d.Một số thủ thuật sửa lỗi:
Có rất nhiều giáo viên lo lắng rằng chữa lỗi sẽ khiến các em trở nên rụt
rè, làm mất đi sự tự nhiên, trơi chảy, trái với những gì họ đang cố gắng khuyến
khích học sinh. Vậy giáo viên phải làm thế nào để cho việc sửa lỗi sai một mặt
giúp các em sửa lỗi, một mặt động viên các em tiếp tục mạnh dạn sử dụng ngôn
ngữ. Làm thế nào để các em khơng có quan niệm: việc duy nhất của cô giáo là
“soi” ra lỗi. Sau đây là một số kĩ thuật sửa lỗi hiệu quả mà tôi rất tâm đắc:
d.1/Finger Corection:
Thủ thuật này thường áp dụng đối với những câu ngắn , có ít từ.
+ Cách thực hiện : Giáo viên qui định mỗi ngón tay ở bàn tay trái tượng trưng
cho một từ của câu, đặt lòng bàn tay về phía mình. Ngón tay ngắn nhất tượng
trưng cho từ đầu tiên trong câu . Dùng bàn tay phải để chỉ “từ”, di chuyển từ phải
sang trái để học sinh ngồi dưới lớp có thể đọc từ trái sang phải.
Trong q trình nói, học sinh thường mắc một số lỗi như: phát âm thiếu hình
thức rút gọn (missing contraction), thiếu từ trong câu (missing word) hoặc thừa
từ trong câu (too many words).Sau đây là một số ví dụ :
 Missing contraction:
Ví dụ : “I've hurt my arm ”
- Giáo viên vừa nói vừa dùng các ngón tay nhằm qui ước từ đầu tiên
(I) là ngón tay nhỏ nhất và ngón tay kế tiếp là từ thứ nhì (have)
- Rồi đính 2 ngón tay lại với nhau lại thành một để chỉ dạng rút gọn
(I've) , rồi thêm một ngón thứ ba (my) rồi đến ngón thứ tư (arm) để
chỉ hai từ cịn lại .
 Missing word:
Ví dụ : “ They used ^ to work hard."

- Giáo viên chỉ vào ngón tay tượng trưng cho từ cịn thiếu trong câu
và hỏi “what’s this?” để gợi mở từ còn thiếu “to”.
 Too many words:
Ví dụ : “Let me to help you”
Giáo viên chỉ vào ngón tay tượng trưng cho từ khơng cần thiết trong
câu (to) và kéo ngón tay ấy xuống ám chỉ “loại bỏ từ không cần thiết trong
câu”.
d.2/Question mark:


6

Khi phát hiện học sinh (HS) nói câu sai, giáo viên (GV) có thể biểu lộ sự
nghi ngờ qua giọng nói hoặc trên khn mặt .
-Ví dụ 1: Khi học sinh thực hành với tình huống đưa ra lời yêu cầu .
HS : Could I get me a bandange ?
GV: I ? (Gv có thể biểu lộ bằng cách nghiêng mặt qua
một bên , có thể cau mày)
HS : Oh. Yes. Could you get me a bandange ?
-Ví dụ 2: HS thực hành nói về thói quen trong quá khứ với "used to", có
trường hợp sau:
HS: I didn't used to go to school in the morning.
GV: didn't ? (gợi ý để học sinh tự chữa lỗi)
HS: Ah! I didn't use to go to school in the morning.
GV: Good! (khen ngợi)
d.3/Alternatives:
Cũng tương tự như thủ thuật trên, GV có thể đưa ra hai khả năng để học
sinh lựa chọn : một cụm từ đúng và một cụm từ sai đồng thời biểu lộ sự nghi ngờ
qua giọng nói và HS chọn cụm từ đúng.
-Ví dụ 1: Khi học sinh luyện nói về sự thay đổi với "get/become", các em

thường quên dùng động từ "be" trong câu nói của mình.
HS : The town getting more beautiful.
GV : getting or is getting ?
HS : getting.
GV : Say it again.
HS : The town is getting more beautiful.
- Ví dụ 2: Học sinh thường lẫn lộn giữa vị trí của tính từ và "enough" bởi
sự khác nhau giữa cú pháp của tiếng Việt và tiếng Anh.
HS : I am enough strong to lift this table.
GV : Strong enough or enough strong ?
HS : strong enough
GV : Again please.
HS : I am strong enough to lift this table.
GV : OK
- Ví dụ 3: Học sinh tơi thường mắc phải những lỗi phát âm cơ bản khi nói ,
nhưng nếu giáo viên khơng kịp thời sửa, lâu ngày sẽ trở thành một thói quen.
Chẳng hạn như : HS : Put them in fabric /'fabrik/
GV : /'fæbrik/ or /'fabrik/
HS : Ah.Yes. /'fæbrik/. Put them in fabric
d.4/”S” card /"ING" card:
Học sinh tôi thường phát âm thiếu “s” tận cùng của từ đối với danh từ số
nhiều hoặc động từ chia ngơi thứ ba số ít của thì hiện tại đơn, nên tôi luôn chuẩn


7

bị một tấm giấy cứng nhỏ trên đó có viết một chữ “S” to,đẹp (Tiếng Anh gọi là
“S Card ”). Mỗi khi học sinh phát âm bỏ qua “s” ở tận cùng từ , thì tơi lại đưa
thẻ “S” về phía em.
-Ví dụ 1: HS : The concert start at seven fifteen.

GV : (hướng chữ “S” về phía em)
HS : The concert starts at seven fifteen.
GV : Good.
Tương tự như thẻ "S", tôi cũng sử dụng thẻ “ING ” để sửa lỗi khi chia
động từ thêm "ING" ở thì hiện tại tiếp diễn , thì quá khứ tiếp diễn hoặc câu yêu
cầu với "mind" .
-Ví dụ 2: Khi học sinh mắc lỗi về động từ thêm ING khi dùng câu yêu
cầu với “mind”, tôi đã sử dụng thẻ “ING” để dạy :
Phương pháp làm như sau:
Lúc đầu tôi gọi một học sinh đứng dậy nhìn vào tranh để nói về các
hoạt động mà những người trong tranh đang làm, kết quả là HS này nói thiếu
“ing” 4/6 câu. Sau đó tôi đặt thẻ “ING ” của tôi ngay dưới động từ và yêu cầu
cả lớp đọc lại .
Hầu hết học sinh đều rất ấn tượng với cái thẻ "ING"/thẻ "S" của tơi, và ít
học sinh gặp phải lỗi tương tự .
d.5/BB Prompt:
Chắc hẳn đã có nhiều giáo viên thực hiện thủ thuật này khi sửa lỗi cho học
sinh, bởi nó rất dễ thực hiện. GV chỉ cần chỉ tay vào câu mẫu sẳn có trên bảng
để học sinh tự sửa lỗi.
Ví dụ : Sau khi dạy xong thì hiện tại hoàn thành với “since” và “for” và
bước sang hoạt động luyện tập, HS thường lẫn lộn giữa “since” và “for”.
HS: I’ve been here since two years.
GV: (GV chỉ vào chữ “for” trên bảng)
HS: Oh! Sorry! I’ve been here for two years.
d.6.Student-to-Student Correction:
Tôi thường áp dụng các thủ thuật trên, bởi chúng đơn giản mà hiệu
quả.Tuy nhiên, nếu đã thử các thủ thuật trên nhưng HS vẫn chưa tự sửa lỗi được,
GV có thể gọi những HS khá ,giỏi khác trong lớp giúp bạn sửa lỗi.
Ví dụ :
HS1: How can help you ?

GV : (GV dùng thủ thuật “finger correction” để gợi mở từ còn
thiếu “I”)
HS1: How can help you ?
GV : (chỉ vào HS2 , rồi chỉ vào HS1 ) Help him/her !
HS2: How can I help you ?
HS1: How can I help you ?


8

Qua nhiều lần áp dụng thủ thuật này, tôi nhận thấy rằng cách làm này khơng
những tạo cho HS có cảm giác tự tin, khơng cịn phụ thuộc vào GV mà các em
lại rất vui khi được học hỏi giúp đỡ lẫn nhau.
d.7/Backchaining:
Thủ thuật này thường được áp dụng đối với các trường hợp sai về ngữ âm
hoặc câu quá dài. Tuy nhiên việc áp dụng thủ thuật này thường mất nhiều thời
gian hơn. Vì thế, khi phát hiện HS mắc lỗi, tôi vẫn sử dụng các thủ thuật trên.
Nếu không thành công , tôi làm mẫu lại hoặc đối với câu quá dài tôi cho học sinh
nhắc lại bắt đầu từ những từ cuối.
Ví dụ : HS: Let put the chair
GV: Let put ?
HS: (im lặng)
GV: Who can help her ?
HS: (cả lớp im lặng)
GV: OK.Listen to me. Let’s put the armchair opposite the couch.
HS: Let put the armchair
GV: -The couch. Repeat.
HS: -The couch
GV: -opposite the couch.
HS: -opposite the couch.

GV: - the armchair opposite the couch.
HS: -the armchair opposite the couch.
GV: -put the armchair opposite the couch.
HS: - put the armchair opposite the couch.
GV: - Let’s put the armchair opposite the couch.
HS: -Let’s put the armchair opposite the couch.
d.8/Indirect Correction:
Trong thời gian HS luyện tập tự do hoặc hoạt động theo cặp/nhóm,
GV di chuyển từ cặp/nhóm này sang cặp/nhóm khác để lắng nghe các em thực
hiện đồng thời ghi lại những lỗi nhất định tùy theo mục đích của bài tập thực
hành cụ thể .Lúc này, GV chưa thể sửa ngay được bởi nó sẽ làm ngắt quảng sự
trơi chảy ,nguồn cảm hứng tự nhiên của người nói (HS) và HS sẽ mất đi sự sản
sinh trong quá trình này.
Việc sửa lỗi sẽ được thực hiện ở phần phản hồi cuối bài học.Nếu khơng cịn
thời gian thì đến đầu tiết sau, GV viết những lỗi sai đã thu thập được trên bảng
phụ hoặc có thể đọc to cho cả lớp nghe để các em sửa.
Có rất nhiếu thủ thuật sửa lỗi cho học sinh. Tuy nhiên, việc lựa chọn các thủ
thuật phù hợp với từng tình huống là rất quan trọng, có ảnh khơng nhỏ đến hiệu
quả của hoạt động. Vì vậy, để khơng khí lớp học khơng căng thẳng cũng như
giúp cho việc sửa lỗi trở nên sinh động và hiệu quả hơn thì mỗi chúng ta nên áp


9

dụng đa dạng và linh hoạt các kĩ thuật sửa lỗi cho học sinh nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất.
6. Kết quả nghiên cứu:
Vận dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy, tơi thấy đa số học sinh có tiến bộ
về kĩ năng nói, các em đã dần mất đi cảm giác sợ bị mắc lỗi khi nói, các lỗi sai
cũng dần được khắc phục . Ngược lại, các thủ thuật nhỏ đã giúp tôi rất nhiều,

giúp cho học sinh tôi trở nên tự tin, hứng thú hơn trong giờ thực hành nói. Khơng
khí lớp càng trở nên sơi nổi và đạt hiệu quả cao .
Sau đây là kết quả nghiên cứu về kĩ năng nói của từng học sinh qua một học
kì:
*Một số khảo sát sau khi thực hiện đề tài:
Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận kết quả về kĩ năng nói những
khối lớp tơi trực tiếp giảng dạy đã có sự chuyển biến tốt, cụ thể như sau:
Kiểm tra kĩ năng nói: Unit 11(English 8) Speak
Tôi chú ý kiểm tra cách phát âm cũng như cách dùng động từ trong câu yêu
cầu với "mind":
Lớp
8.1
8.2

Số học
sinh tham
gia
11
13

Số học sinh
nói đúng
9(76,9%)
10(80%)

7. Kết luận:
Qua thực tế giảng dạy tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi sửa
lỗi như sau :
- Khi chuẩn bị bài, GV cần suy nghĩ xem học sinh có thể mắc những điển
hình lỗi nào, sửa những lỗi nào, sửa như thế nào , sửa khi nào và sửa bao nhiêu

cho phù hợp.
- Trong q trình sửa lỗi, GV cần có thái độ đúng đắn, tích cực, phù hợp với
học sinh mắc lỗi khi sử dụng ngôn ngữ, không quá tập trung sửa lỗi vào một học
sinh hoặc một nhóm học sinh tránh tình trạng để học sinh bị “mất mặt”.
- GV cần tạo khơng khí vui tươi gây hứng thú học tập cho học sinh , giúp
học sinh có được cảm giác thoải mái và xem việc mắc lỗi khi nói tiếng Anh là
điều khơng thể tránh khỏi.
- Giúp cho học sinh có được dữ liệu ngơn ngữ chính xác, và học Tiếng Anh
qua các lỗi sai. (Learning English through the errors) để kĩ năng nói Tiếng Anh
của học sinh ngày một tốt hơn.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ về kỹ năng sửa lỗi mà bản thân tôi
đúc rút được qua những năm trực tiếp giảng dạy học sinh ở trường THCS .


10

Để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động luyện nói một cách hứng thú,
tích cực chủ động theo tinh thần của việc đổi mới phương pháp dạy học phần lớn
phụ thuộc vào các thủ thuật và sự linh hoạt của mỗi giáo viên.
Trong phạm vi đề tài này tơi mong muốn giúp cho học sinh tích cực, chủ
động hơn khi mắc lỗi đồng thời có thể khắc phục, hạn chế những lỗi thường
gặp. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp để đề tài
này hiệu quả hơn nhằm nâng dần chất lượng và hiệu quả trong việc học
Tiếng Anh của các em học sinh THCS.
8.Đề nghị:
Trên đây chỉ là một số gợi ý nhỏ giúp hạn chế những lỗi sai thường gặp trong giờ
luyện nói khơng những cho học sinh khối 8 mà cịn có thể áp dụng cho tất cả các
khối lớp 6,7,9.
Để giúp khắc phục những lỗi sai khi sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, bản thân
mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ vai trị của mình, đầu tư thích đáng cho việc

soạn giảng, thường xuyên quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém, đặc biệt
phải thật u thương học sinh và phải có một đức tính kiên trì.
Ngồi tiết học ở trên lớp, nhà trường cũng nên tạo điều kiện tổ chức một số
tiết thực hành ngồi giờ, câu lạc bộ nói Tiếng Anh để tạo cơ hội giao tiếp cho
học sinh giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi sử dụng ngơn ngữ.
Ngồi ra, tơi cũng rất mong phịng GD, nhà trường cùng các ban ngành
đoàn thể tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên giảng dạy tốt hơn như trang bị
thêm cơ sở vật chất, tranh ảnh trong từng bài và tranh phục vụ thêm, tài liệu
tham khảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


11

9.Tài liệu tham khảo:
a. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức ,kĩ năng môn tiếng Anh trung
học cơ sở ........................................................... Nhà xuất bản Giáo Dục
b. English Language Teaching Methodology …………….. Nguyễn Bàng
(đồng tác giả)
c. Sổ Tay Người Dạy Tiếng Anh …………………... Thái Hoàng Nguyên
d. Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 8 ……….......................... Nguyễn Văn Lợi
(đồng tác giả)
e. Sách Giáo Viên Tiếng Anh 8 ………………………………….. Ái Nhi
(đồng tác giả)
f. Teach English …………………………………..………… Adrian Doff
g. Tài Liệu Tập Huấn Giáo Viên Cốt Cán Môn Tiếng Anh Trường Trung
Học Cơ Sở …………………………………..Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.


12


10. Mục lục:
1.Tên đề tài ………………………………………………………. Trang 1
2.Đặt vấn đề …………………………………………………...….Trang 1
3.Cơ sở lí luận …………………………………………...………. Trang 1
4.Cơ sở thực tiễn ………………………………………………… Trang 2
5.Nội dung nghiên cứu ……………………………………..……. Trang 3
6. Kết quả nghiên cứu …………………………………..….….…. Trang 9
7. Kết luận ………………………………………………….……. Trang 9
8. Đề nghị …………………………………………………..…… Trang 10
9. Tài liệu tham khảo ..................................................................... Trang 11



×