Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

báo cáo nghiên cứu khoa học ''''định tội danh trong trường hợp một hành vi thỏa mãn dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.76 KB, 23 trang )

ĐỊNH TỘI DANH TRONG TRƯỜNG HỢP MỘT
HÀNH VI THỎA MÃN
DẤU HIỆU CỦA NHIỀU CẤU THÀNH TỘI
PHẠM
PHAN ANH TUẤN
Giảng viên khoa Luật Hình sự – ĐH Luật TP.HCM

Khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự
(BLHS) và thực tiễn xét xử chúng ta thường hay gặp
các trường hợp một hành vi phạm tội thỏa mãn dấu
hiệu của nhiều cấu thành tội phạm (CTTP). Vấn đề
đặt ra là định tội danh và xác định khung hình phạt áp
dụng trong các trường hợp này như thế nào? Về vấn
đề này, hiện nay về mặt lý luận cũng như thực tiễn
xét xử ở nước ta chưa được giải quyết một cách thỏa
đáng. Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề này về mặt
lý luận có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn, giúp
các cơ quan bảo vệ pháp luật xét xử đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các CTTP mà hành vi
phạm tội thỏa mãn dấu hiệu, chúng ta có thể chia các
hành vi phạm tội thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm thứ nhất, các CTTP có mối quan hệ giữa cấu
thành chung và cấu thành riêng.
- Nhóm thứ hai, các CTTP không có mối quan hệ
giữa cấu thành chung và cấu thành riêng.
I. Trường hợp các CTTP có mối quan hệ giữa cấu
thành chung và cấu thành riêng:
Cấu thành chung là CTTP phản ánh những dấu hiệu
có tính chung của hành vi phạm tội và cấu thành


riêng là CTTP phản ánh những trường hợp đặc thù
của hành vi phạm tội. Trong trường hợp này, hành vi
phạm tội thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành riêng thì
cũng đồng thời thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành
chung. Chẳng hạn: cấu thành tội vô ý làm chết người
(Điều 98) là cấu thành chung so với cấu thành của
các tội: vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề
nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99 BLHS), vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ (Điều 202 BLHS), vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
(Điều 208 BLHS), vi phạm các quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 212
BLHS); hoặc cấu thành tội giết người (Điều 93
BLHS) là cấu thành chung so với cấu thành các tội:
giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS), giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95
BLHS), giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng (Điều 96 BLHS), v.v…
Cơ sở lý luận để định tội danh trong các trường hợp
này là lý luận của triết học Mác – Lênin về mối quan
hệ của cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Theo đó
thì “cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái
riêng không gia nhập hết vào cái chung”1. Do đó, các
cấu thành riêng bao giờ cũng chứa đựng tất cả các
dấu hiệu của cấu thành chung và ngoài ra nó còn
chứa đựng các dấu hiệu khác chỉ có ở nó. Chính vì
vậy, trong trường hợp này, chúng ta xác định tội danh
của hành vi phạm tội theo tội có cấu thành riêng.
II. Trường hợp các CTTP không có mối quan hệ giữa

cấu thành chung và cấu thành riêng:
1. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể nêu một
vài ví dụ sau đây:
- Ví dụ 1: Hành vi sử dụng vũ khí để thực hiện tội
phạm thì theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số
01/TTLN ngày 7/1/1995 của Tòa án nhân dân tối cao,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ thì đều bị
truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về 2 tội: “Tội
sử dụng vũ khí trái phép quân dụng” và tội phạm đã
thực hiện theo điều luật tương ứng của BLHS. Nếu
tội phạm đã thực hiện mà điều luật có quy định “sử
dụng vũ khí” là tình tiết định khung hình phạt, thì
phải truy cứu TNHS về khoản tương ứng của điều
luật”.
- Ví dụ 2: Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01-
89/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi dùng vũ lực để
tẩu thoát sau khi thực hiện các tội trộm cắp, cướp
giật… thì xét xử theo các tội tương ứng với tình tiết
định khung tăng nặng là “hành hung để tẩu thoát”.
Nếu việc dùng vũ lực dẫn đến hậu quả là chết người
thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người. Nếu
hậu quả của việc dùng vũ lực là gây thương tích dẫn
đến chết người thì bị kết án thêm về tội cố ý gây
thương tích dẫn đến chết người.
- Ví dụ 3: Hành vi cố ý gây thương tích cho người
khác từ 11% trở lên nhằm chiếm đoạt tài sản: đều
thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích
và tội cướp tài sản nhưng chỉ bị xét xử về tội cướp tài
sản. Tuy nhiên, trong trường hợp giết người để cướp

tài sản thì lại xét xử về tội 2 tội: tội giết người (Điều
93 BLHS) và tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS).
2. Vấn đề đầu tiên đặt ra là trong trường hợp nào thì
xét xử một tội, trường hợp nào xét xử nhiều tội? Cơ
sở lý luận để giải thích vấn đề này như thế nào?
Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần phải xuất phát
từ cơ sở triết học Mác – Lênin về vấn đề chất – lượng
của sự vật, hiện tượng. Theo triết học Mác – Lênin
thì chất là sự tổng hợp các thuộc tính vốn có của sự
vật và mỗi sự vật có muôn vàn chất. Tuy nhiên “Ở
mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản, đó là loại chất mà
sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay
mất đi của bản thân sự vật”2.
Như vậy, một sự vật, hiện tượng chỉ có một chất căn
bản và có thể có nhiều chất không căn bản. Và theo
đó, trong mối quan hệ giữa chất căn bản và chất
không căn bản của sự vật, hiện tượng thì chất căn bản
phải “mạnh” để chi phối và thu hút các chất không
căn bản “yếu hơn”. Chất căn bản của sự vật, hiện
tượng không thể thu hút vào sự vật, hiện tượng một
chất khác “mạnh” tương đương hoặc mạnh hơn để trở
thành chất không căn bản.
Dựa trên cơ sở đó, nếu xem một tội phạm cụ thể là
một chất và tội nào có mức cao nhất của khung hình
phạt cao hơn thì tội phạm đó mạnh hơn, chúng ta có
thể giải quyết vấn đề định tội đối với trường hợp một
hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều CTTP như sau:
- Trường hợp thứ nhất: nếu một tội phạm cụ thể
mạnh hơn một tội khác thì tội mạnh hơn sẽ thu hút tội
yếu hơn và do đó chúng ta chỉ xét xử về một tội: tội

mạnh hơn. Trong trường hợp này, tội yếu hơn sẽ bị
thu hút thành tình tiết định khung của tội mạnh hơn
hoặc tình tiết của vụ án. Chẳng hạn: trong trường hợp
hành vi cố ý gây thương tích cho người khác từ 11%
trở lên nhằm chiếm đoạt tài sản thì tội cướp tài sản
thu hút tội cố ý gây thương tích thành tình tiết định
khung tăng nặng của tội cướp tài sản.
(Lưu ý: đây mới chỉ là điều kiện cần khi xét xử về
một tội, còn điều kiện đủ đề nghị bạn đọc xem thêm
mục II.3).
- Trường hợp thứ hai: nếu một tội cụ thể không đủ
mạnh để thu hút một tội khác mạnh tương đương thì
sẽ xét xử về nhiều tội. Chẳng hạn: trong trường hợp
giết người để cướp tài sản vì tội cướp và tội giết
người mạnh tương đương nhau nên không thể thu hút
lẫn nhau, do đó chúng ta xét xử về tội 2 tội: tội giết
người (Điều 93 BLHS) và tội cướp tài sản (Điều 133
BLHS).
3. Vấn đề thứ hai là khi chúng ta xét xử, có trường
hợp xét xử một tội, có trường hợp xét xử nhiều tội thì
có đảm bảo mức hình phạt đối với từng trường hợp
tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội hay không, có đảm bảo
công bằng hay không đối với người phạm tội?
Trong trường hợp chúng ta xét xử về một tội hay
nhiều tội thì hành vi phạm tội trên thực tế bao giờ
cũng là một chỉnh thể thống nhất được cấu tạo bởi sự
liên kết giữa các chất (các tội) trong hành vi phạm tội
đó. Chính sự liên kết này giữa các chất (các tội) trong
cùng một hành vi phạm tội đã làm cho hành vi phạm

tội có tính nguy hiểm cao hơn so với tổng tính nguy
hiểm của từng chất (từng tội) độc lập cộng lại với
nhau. Về mặt triết học, đây chính là sự thể hiện của
quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Chúng
ta có thể thể hiện điều này bằng công thức sau:
a = b + c + D
và do đó a > b + c
Trong đó:
a: Tính nguy hiểm của hành vi phạm tội
b: Tính nguy hiểm của tội 1
c: Tính nguy hiểm của tội 2
D: Độ tăng tính nguy hiểm do các chất (các tội) liên
kết với nhau trong hành vi phạm tội.
Trong công thức này, D có độ lớn như thế nào phụ
thuộc vào sự liên kết giữa các chất (các tội) trong
hành vi phạm tội. Sự liên kết càng chặt chẽ thì độ
tăng tính nguy hiểm của D càng cao.
Và vì hình phạt là thước đo tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội cho nên công thức a = b + c
+ D có thể viết lại dưới dạng hình phạt như sau:
A = B + C + D
Do đó: A > B + C
Trong đó:
A: Mức hình phạt của hành vi phạm tội
B: Mức hình phạt của cấu thành cơ bản tội thứ nhất
C: Mức hình phạt của cấu thành cơ bản tội thứ hai
D: Độ tăng mức hình phạt do sự liên kết của các tội
với nhau trong cùng hành vi phạm tội.
Trong mọi trường hợp độ tăng mức hình phạt D được

chuyển hóa vào trong các tình tiết định khung tăng
nặng. Cụ thể là:
a. Trong trường hợp xét xử một tội: nếu tội yếu hơn
bị thu hút thành tình tiết định khung hình phạt thì độ
tăng mức hình phạt (D) thể hiện ở mức hình phạt
nghiêm khắc hơn của cấu thành tăng nặng của tội thu
hút so với hình phạt của tổng 2 cấu thành cơ bản của
tội thu hút và tội bị thu hút. Điều này được thể hiện
bằng công thức sau:
A = B + C + D = B1 (Giả sử tội thứ hai bị thu hút vào
tội thứ nhất)
=> D = B1 – (B + C)
Do đó: A = B1 > B + C (Công thức )
Trong đó:
A: Mức hình phạt của hành vi phạm tội
B1: Mức hình phạt của cấu thành tăng nặng tội của
tội thu hút.
B: Mức hình phạt của cấu thành cơ bản của tội thu
hút.
C: Mức hình phạt của cấu thành cơ bản của tội bị thu
hút.
D: Độ tăng mức hình phạt do sự liên kết của tội thu
hút và tội bị thu hút trong cùng hành vi phạm tội.
Ví dụ: Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác
từ 11% đến 30% nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi
này thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội cố ý gây
thương tích (Điều 104 BLHS) và tội cướp tài sản
(Điều 133 BLHS) nhưng chúng ta chỉ xét xử 1 tội là
tội cướp tài sản theo khoản 2 Điều 133 BLHS với
tình tiết định khung là “gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật
từ 11% đến 30%”. Trong trường hợp này tội cố ý gây
thương tích bị thu hút thành tình tiết định khung của
tội cướp tài sản. Và ta có:
A = B1 = mức hình phạt của khoản 2 Điều 133
BLHS (Cấu thành tăng nặng của tội cướp tài sản) là
phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
B = Mức hình phạt của khoản 1 Điều 133 BLHS
(Cấu thành cơ bản tội cướp tài sản) là phạt tù từ 3
năm đến 10 năm.
C = Mức hình phạt K1 Điều 104 BLHS (Cấu thành
cơ bản tội cố ý gây thương tích) là phạt tù từ 6 tháng
đến 3 năm.
Có nghĩa là:
3 năm £ B £ 10 năm
6 tháng £ C £ 3 năm
3 năm 6 tháng £ B + C £ 13 năm
Và do đó: A = B1 > B + C
Từ công thức (*) A = B1 > B + C này có thể rút ra
kết luận: trong trường hợp cấu thànnh tăng nặng của
tội mạnh hơn có mức hình phạt được luật quy định
không đảm bảo công thức (*) nói trên thì sẽ không
thu hút tội yếu vào tội mạnh hơn để xét xử một tội mà
xét xử về hai tội. Ta có thể lấy ví dụ sau đây để
chứng minh kết luận trên.
Ví dụ: Hành vi sử dụng vũ khí quân dụng để cướp tài
sản. Giả sử trong trường hợp này chúng ta chỉ xét xử
một tội là tội cướp tài sản thì:
A = B1: Mức hình phạt của K2 Điều 133 BLHS (tình
tiết định khung là “sử dụng vũ khí”) là phạt tù từ 7

năm đến 15 năm.
B: Mức hình phạt của K1 Điều 133 BLHS (cấu thành
cơ bản của tội cướp tài sản) là phạt tù từ 3 năm đến
10 năm.
C: Mức hình phạt của K1 Điều 230 BLHS (cấu thành
cơ bản của tội sử dụng vũ khí trái phép) là phạt tù từ
2 năm đến 7 năm.
=> 5 năm £ B + C £ 17 năm
Do đó, không đảm bảo công thức: A = B1 > B + C
(vì 17 năm > 15 năm) nên chúng ta phải xét xử về 2
tội: tội cướp tài sản và tội sử dụng vũ khí trái phép
chứ không thu hút tội sử dụng vũ khí trái phép vào tội
cướp tài sản. Điều này phù hợp với hướng dẫn tại
Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7/1/1995 của
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ nội vụ là hành vi này sẽ bị truy cứu TNHS về
2 tội: Tội sử dụng vũ khí trái phép quân dụng và tội
cướp tài sản.
Từ các lập luận trên, có thể rút ra kết luận là trong
trường hợp một hành vi thỏa mãn dấu hiệu của nhiều
CTTP thì chỉ xét xử một tội khi thỏa mãn cùng một
lúc 2 điều kiện cần và đủ sau:
- Điều kiện cần: Có một tội mạnh hơn thu hút tội nhẹ
hơn.
- Điều kiện đủ: trường hợp tội nhẹ hơn bị thu hút
thành tình tiết định khung thì phải đảm bảo công thức
(*).
Còn ngược lại, trong trường hợp không thỏa mãn các
điều kiện trên thì chúng ta xét xử về nhiều tội.
b. Trong trường hợp xét xử nhiều tội: thì độ tăng mức

hình phạt (D) được chuyển hóa thành các tình tiết
định khung tăng nặng ở các tội: có trường hợp độ
tăng mức hình phạt (D) được chuyển hóa thành một
tình tiết định khung tăng nặng, có trường hợp nó
được chuyển hóa thành nhiều tình tiết định khung
tăng nặng.
Trong trường hợp này thì công thức: A = B + C + D
được biến đổi dưới các dạng sau:
* Nếu D chỉ chuyển hóa thành một tình tiết định
khung hình phạt (ở tội thứ nhất chẳng hạn) thì:
A = B + C + D = B1 + C
Do đó trong trường hợp này: D = B1 – B
Trong đó B1 là mức hình phạt của cấu thành tăng
nặng của tội thứ nhất.
Ví dụ: Hành vi sử dụng vũ khí quân dụng để cướp tài
sản sẽ bị xét xử về 2 tội: tội cướp tài sản với tình tiết
định khung tăng nặng là “Sử dụng vũ khí” (điểm đ.
K2 Điều 133 BLHS) và tội sử dụng vũ khí trái phép
theo K1 Điều 230 BLHS.
Trong trường hợp này D chính là độ tăng mức hình
phạt do tình tiết định khung “sử dụng vũ khí” được
quy định tại K2 Điều 133 BLHS tạo ra so với K1
Điều 133 BLHS (cấu thành cơ bản của tội cướp tài
sản).
* Nếu D được chuyển hóa thành hai tình tiết định
khung hình phạt (ở cả tội thứ nhất và cả tội thứ hai)
thì:
A = B + C + D = B1 + C1
Do đó trong trường hợp này: D = (B1 – B) + (C1 –
C)

Trong đó:
B1 là mức hình phạt của cấu thành tăng nặng của tội
thứ nhất.
C1 là mức hình phạt của cấu thành tăng nặng của tội
thứ hai.
Ví dụ: Hành vi giết nhiều người để cướp tài sản, thì
sẽ bị xét xử về 2 tội: tội giết người ở K1 Điều 93
BLHS (với 2 tình tiết định khung tăng nặng là “giết
nhiều người” và “để thực hiện một tội phạm khác”)
và tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng
được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 133 BLHS
“Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Trong trường
hợp này, độ tăng mức hình phạt (D) được chuyển hóa
thành 2 tình tiết định khung tăng nặng là “để thực
hiện một tội phạm khác” ở tội giết người và “gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng” ở tội cướp tài sản.
Như vậy, dù xét xử một tội hay nhiều tội thì mức
hình phạt đối với hành vi phạm tội (A) vẫn được bảo
toàn là A = B + C + D, chỉ có điều nó được chuyển
hóa thành các công thức khác nhau mà thôi:
A = B + C + D = B1 (trong trường hợp xét xử một
tội);
A = B + C + D = B1 + C (trong trường hợp xét xử
nhiều tội mà D chuyển hóa thành một tình tiết định
khung tăng nặng);
A = B + C + D = B1 + C1 (trong trường hợp xét xử
nhiều tội mà D chuyển hóa thành hai tình tiết định
khung tăng nặng).
Hay nói cách khác, dù xét xử một hay nhiều tội thì
mức hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội vẫn

tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội, vẫn đảm bảo sự công bằng đối với
người phạm tội.
4. Vấn đề thứ ba được đặt ra là trong trường hợp độ
tăng mức hình phạt (D) được chuyển thành các tình
tiết định khung thì có phải các tình tiết đó được sử
dụng nhiều lần hay không? Chẳng hạn, ở ví dụ trên,
tình tiết “sử dụng vũ khí quân dụng” một mặt được
sử dụng là tình tiết định tội của tội sử dụng vũ khí
quân dụng trái phép (Điều 230 BLHS), mặt khác lại
được sử dụng làm tình tiết định khung tăng nặng của
tội cướp tài sản (điểm đ. Khoản 2 Điều 133 BLHS).
Vậy tình tiết “sử dụng vũ khí” được sử dụng nhiều
lần dưới các dạng tình tiết (tình tiết định tội, tình tiết
định khung) khác nhau có trái với quan điểm một tình
tiết không được sử dụng nhiều lần trong Luật hình sự
hay không?
Theo tôi, trong trường hợp này tình tiết “sử dụng vũ
khí” được sử dụng làm tình tiết định khung của tội
cướp tài sản phản ánh tính nguy hiểm cao hơn của
hành vi sử dụng vũ khí trái phép để cướp tài sản so
với tổng tính nguy hiểm của các trường hợp sử dụng
vũ khí trái phép để cướp tài sản tách rời độc lập,
không có liên hệ gì với nhau. Do vậy, tình tiết “sử
dụng vũ khí trái phép” được nhà làm luật quy định
thành tình tiết định khung của tội cướp tài sản như
vậy là hợp lý. Và từ các phân tích ở trên, tác giả cho
rằng một tình tiết có thể được sử dụng nhiều lần đối
với nhiều tội khác nhau nhưng không được sử dụng
nhiều lần đối với cùng một tội.

5. Từ các lập luận trên có thể rút ra một số kết luận
sau:
- Trong trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn dấu
hiệu của nhiều CTTP mà giữa những CTTP này lại
có mối quan hệ giữa cấu thành chung và cấu thành
riêng thì chúng ta định tội danh theo cấu thành riêng.
- Độ tăng tính nguy hiểm (và do đó là độ tăng tính
hình phạt) D là khách quan khi các tội liên kết với
nhau trong cùng một hành vi phạm tội. D được
chuyển hóa vào trong các tình tiết định khung tăng
nặng khi xét xử.
- Chúng ta chỉ xét xử một tội khi thỏa mãn cùng một
lúc 2 điều kiện cần và đủ sau:
+ Điều kiện cần: có một tội mạnh hơn thu hút một tội
nhẹ hơn.
+ Điều kiện đủ: trường hợp tội nhẹ hơn bị thu hút
thành tình tiết định khung thì phải đảm bảo công thức
(*).
Còn ngược lại, trong trường hợp không thỏa mãn các
điều kiện trên thì chúng ta xét xử về nhiều tội.
- Một tình tiết có thể được sử dụng nhiều lần đối với
nhiều tội khác nhau nhưng không được sử dụng nhiều
lần đối với cùng một tội.
Vấn đề định tội danh và xác định khung hình phạt
trong trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu
của nhiều CTTP là một vấn đề phức tạp đang còn
tranh luận trong thực tiễn cũng như lý luận khoa học
Luật Hình sự. Do đó, quan điểm của tác giả về giải
quyết vấn đề này chỉ có ý nghĩa tham khảo bước đầu.


1 Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà nội, 1999, Tr.243
2 Sđd, tr. 308


×