Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

đề tài những khó khăn khi học môn viết tiếng pháp của sinh viên lớp kĩ sư chất lượng cao trường đại học bách khoa đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.05 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
299
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC MÔN VIẾT TIẾNG PHÁP
CỦA SINH VIÊN LỚP KĨ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG
SOME COMMON DIFFICULTIES IN LEARNING A SUBJECT
OF STUDENT LEGAL WRITING ENGINEERING HIGH QUALITY CLASS
– POLYTECHNIC UNIVERSITY OF DANANG

SVTH: Phạm Thị Linh
Lớp 06CNP01, Khoa tiếng pháp, Trường Đại học ngoại ngữ
GVHD: TS. Đỗ Kim Thành
Khoa tiếng pháp, Trường Đại học ngoại ngữ

TÓM TẮT
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đề cập đến một số khó khăn thường gặp trong
khi học môn viết tiếng pháp của sinh viên lớp kĩ sư chất lượng cao trường Đại học Bách khoa Đà
Nẵng với mục tiêu khảo sát tình hình học ngoại ngữ 2 (tiếng pháp) của sinh viên lớp kĩ sư chất
lượng cao trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, và hi vọng là có thể cải thiện được hiệu quả trong
việc học tiếng pháp đặc biệt là trong bộ môn viết ở sinh viên. Qua đó, một vài khuyến nghị sẽ được
nêu ra nhằm giúp sinh viên nâng cao chất lượng học tập của mình.
ABSTRACT
In this study, we wanted to mention some common difficulties in learning a subject of
student legal writing engineering high quality class - Polytechnic University of Da Nang with the aim
to survey the situation of learing second foreign language (French) of the student in engineering
high quality class - Polytechnic University of Da Nang, and we hope we can be effective in
improving French learning, especially in student writing. By the way, some recommendations will
be raised to help students improve their learning.
1. Đặt vấn đề
Trong tình hình hiện nay, việc làm chủ một hay nhiều ngôn ngữ là một vấn đề đáng
quan tâm đối với chúng ta. Điều đó giúp chúng ta có thể tiếp cận được với nhiều nền văn


hóa khác nhau và làm phong phú thêm vốn hiểu biết của mình. Ngôn ngữ có thể giúp con
người rút ngắn khoảng cách và gần nhau hơn. Do đó việc học nhiêu ngoại ngữ trong thời
đại ngày nay trở nên vô cùng quan trọng.
Trong tiếng pháp có một câu châm ngôn như sau: ‘La parole s’envole, il n’y a que
les écrits qui restent’, có nghĩa là lời nói sẽ bay đi mất chỉ có chữ viết mới tồn tại được lâu
mà thôi. Do đó chúng ta phải biết tận dụng mọi trường hợp để viết và tập viết, bạn cũng có
thể viết cả những suy nghĩ đang hiện ra trong đầu bạn vì biết đâu sau nay nó sẽ giúp ích
cho bạn thì sao. Học viết nghe có vẻ khá đơn giản nhưng liệu chúng ta có chắc chắn rắng
bản thân mình đã viết tốt chưa, và làm thế nào mới có được một bài viêt hoàn hảo? Đó là
điều không hề đơn giản.
Trong suốt bốn năm học đại học tôi nhận thấy rằng sinh viên chúng ta khi học viết
tiếng pháp thường có xu hướng dịch từ tiếng việt sang. Khi các bạn muốn diễn đạt một ý
nào đó thì cắc chắn rằng các bạn sẽ hình dung trước tiên những câu tiếng việt, sau đó tra
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
300
trong từ điển những tù có nghĩa tương đương rồi ghép chúng lại với nhau thế là thành một
câu.
Đối với sinh viên các lớp kĩ sư chất lượng cao của trường Đại học Bách khoa Đà
Nẵng (đối tượng chính trong bài nghiên cứu này), ngoài việc học tiếng Anh sinh viên còn
học thêm ngoại ngữ hai là tiếng pháp. Và tất nhiên họ cũng gặp rất nhiếu lỗi trong khi viết.
Hầu như tất cả sinh viên đều có một khoảng thời gian tiếp xúc với tiếng anh rất lâu
và ngược lại với tiếng pháp, thậm chí có những sinh viên chưa từng tiếp xúc với tiếng
pháp. Thêm vào đó giữa tiếng anh và tiếng pháp có tồn tại những điểm có lúc tương đồng
có lúc lại rất khác biệt. Hơn nữa, phương pháp học ngoại ngữ chưa thật sự hiệu quả nên
dẫn đến việc sinh viên khi học tiếng pháp thường mắc phải nhiều lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ
pháp…
Do đó, bài nghiên cứu này nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên các lớp
không chuyên ngoại ngữ như các lớp kĩ sư chất lượng cao trường Đại học Bách khoa Đà
Nẵng bắt được nguyên nhân và tìm cách khắc phục những nhầm lẫn khi học tiếng pháp.
2. Những khó khăn thường gặp khi học môn viết tiếng Pháp của sinh viên lớp kĩ sư

chất lượng cao trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
2.1. Một số lỗi thường gặp
Chắc chắn rằng tiếng Pháp có nhiều điểm khác biệt đặc trưng so với tiếng Việt hay
với bất kì một ngôn ngữ nào khác cả về mặt cấu trúc, ngữ pháp, từ vựng … cho nên việc
người học tiếng Pháp vấp phải những sai lầm trong quá trình học là điều không tránh khỏi,
nhất là đối với bộ môn đòi hỏi sự chính xác về từ vưng, cấu trúc câu, chia động từ, văn
phong… như môn viết. Môn viết tiếng Pháp yêu cầu người học phải học cả cấu trúc cú pháp
và ngữ pháp, và phải học cách phân biệt sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ trong cùng hệ ngôn
ngữ Latin này (tiếng Pháp – tiếng Việt). Vấn đề rắc rối thường gặp nhất ở sinh viên cũng như
những người mới học tiếng Pháp chính là sự đa dạng và phức tạp trong cách hợp gióng hợp
số đối với tính từ, danh từ, đại từ… trong khi tiếng Việt thì đơn giản hơn nhiều. Hơn nữa,
phần lớn các quy tắc về chia động từ, dùng giới từ, vị trí của đại từ, đại từ nhân xưng đều có
ngoại lệ. Cho nên viết đúng chính tả tiếng Pháp là điều rất khó và phức tạp.
Theo kết quả thống kê của sinh viên hai lớp 07CLC và 08CLC trường Đại học
Bách Khoa Đà Nẵng, chúng tôi thống kê được 7 lỗi thường gặp nhất trong khi học tiếng
Pháp là:
Viết lạc đề
Sai cấu trúc câu
Lỗi chia động từ
Sai từ vựng
Lỗi dùng sai giới từ đi kèm với động từ
Lỗi dùng từ nói
Lỗi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp theo văn nói

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
301
:

Câu sai



Lỗi dịch
từ tiếng
Việt sang
tiếng Pháp
theo văn
nói
nam cher,
Cher Nam,
Nam thân mến,
ça fait longtemps toi et ta
famille. comment ça va ?
Ça fait longtemps que je
n’ai pas eu de ta nouvelle.
?

Qu’est ce que tu a fait
depuis la dernière fois
qu’on s’est vu ?
Qu’est ce que tu (as fait)
deviens depuis la dernière
fois qu’on s’est vu ?
Bạn đã làm gì kể từ lần
gặp cuối của chúng ta?

moi, maintenant je suis
troisième étudiant de
l’école de technologie de
danang
, maintenant je

suis étudiant en t
Polytechnique de Danang.
Còn tôi bây giờ đang là
sinh viên năm ba của
trường Đại học Bách khoa
Đà Nẵng.
as-tu des intentions dans
cet été ?
As-tu des projets pour cet
été ?
Hè này bạn có dự định gì
không?
Lỗi dịch
từ tiếng
Việt sang
tiếng Pháp
theo văn
nói
tu veux aller et passer tes
vacances dans ma
campagne.
je ne sais pas si tu veux
aller passer tes vacances
dans ma campagne.
Bạn có thích về quê tôi
chơi không?

tu connais phongnha -
Kebang
tu connais la grotte de

phongnha -Kebang.
Bạn biết động Phong Nha
– Kẻ Bàng chứ?

C’est le héritage naturel
du monde.
C’est un héritage naturel du
monde.
Đó là một kì quan thế
giới.

je pense que des grottes
mervelles vont te séduire
je pense que les grottes
merveilleuses vont te
séduire.
Tôi nghĩ bạn sẽ bị cái
động tuyệt đẹp này cuốn
hút đó.
Et autour de P-nha c'est
la foret tropicale
naturelle avec beaucoup
des animaux.
Et autour de Phong Nha,
c'est la forêt tropicale
naturelle avec beaucoup des
animaux sauvages.
Xung quanh động Phong
Nha có một khu rừng
nhiệt đới với nhiều loài

động vật hoang dã.

Certains d’entre eux sont
le livre rouge du monde.
Certains d’entre eux sont
inscrits dans le livre rouge
du monde.
Một số trong đó có tên
trong sách đỏ của thế giới.

Je souhaite que je vais te
revoir dans ces vacances.
Je souhaite te revoir
pendant ces vacances.
Tôi hi vọng được gặp bạn
vào kì nghỉ này.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
302
2.2. Nguyên nhân
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi liệt kê được một số nguyên nhân gây
cản trờ đến chất lượng việc học môn viết tiếng Pháp ở sinh viên như sau:
* Nguyên nhân chủ quan:
Sinh viên lười học bài và lười tập viết tiếng Pháp hoặc không có động lực, sự thích
thú khi học môn này.
Phương pháp dạy học của giảng viên ở trường chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.
* Nguyên nhân khách quan.
Tiếng Pháp và tiếng Việt khác nhau hoàn toàn về mặt cấu trúc, ngữ pháp, cách hợp
giống hợp số, cách chia động từ vị trí của đại từ trong câu…Hơn nữa trong tiếng
Pháp có quá nhiều ngoại lệ mà những người mới học như trường hợp của sinh viên
lớp kĩ sư chất lượng cao khó mà nắm bắt được.

Phần lớn sinh viên lớp kĩ sư chất lượng cao ở trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
đều bắt đầu học tiếng Pháp khi vào Đại Học, hoặc chỉ học tiếng Pháp trong một
thời gian rất ngắn.
2.3. Một số kiến nghị đưa ra
Viết là một cách truyền tải thông điệp, nếu muốn người khác hiểu được những gì
mình muốn truyền đạt thì phải viết cho tốt. Chúng ta nên biết rằng, viết tốt không phải là
viết ra những câu dài loằng ngoằng, mà viết sao cho có nghĩa và dễ hiểu. Cho nên không
chỉ đơn giản là một chuỗi các câu ghép lại với nhau là đã tạo ra một văn bản có nghĩa.
Phần lớn sinh viên lớp chất lượng cao trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng không học
tiếng Pháp vì sở thích mà học tiếng Pháp vì yêu cầu giảng dạy của nhà trường (đọc hiểu
các tài liệu bằng tiếng Pháp). Họ thường xuyên mắc phải những lỗi mà chúng ta đã liệt kê
ở trên, do đó chúng ta có thể khắc phục tình trạng này theo 2 hướng:
Nâng cao vai trò của giảng viên ở lớp: giảng viên nên tìm cách tạo ra động lực học
tập cho sinh viên và khuyến khích họ bằng cách đưa ra các chủ đề viết theo ý thích
của sinh viên. Giảng viên nên động viên, khuyến khích sinh viên thay vì phê bình
sinh viên khi sinh viên mắc phải các lỗi trong khi viết và quan tâm hơn đến việc
học viết của sinh viên ở lớp cũng như ở nhà.
Sinh viên phải biết cách học như thế nào cho hiệu quả: bản thân người học đóng vai
trò quyết định trong kết quả học tập của mình do đó việc sinh viên tự học là vô
cùng quan trọng. Muốn làm chủ một ngoại ngữ thì trước tiên phải học cách làm chủ
ngôn ngữ mẹ đẻ. Sinh viên phải tăng cường học từ vựng và ngữ pháp mọi lúc mọi
nơi vì chúng ta không thể biết được các quy luật, quy tắc, ngoại lệ trong cấu trúc
câu của ngoại ngữ mà ta đang học. Ngoài ra, bản thân mỗi người nên tập thói quen
đọc nhiều và viết nhiều để học hỏi những cách viết hay và nâng cao kĩ năng viết
của bản thân.
Mọi khó khăn mà sinh viên vấp phải trong khi học đều có thể khắc phục được nếu
như giữa sinh viên và giảng viên có sự hợp tác với nhau và mỗi người làm tròn trách nhiệm
và bổn phận của mình. Mặc dù việc học viết tiếng Pháp ở sinh viên còn nhiều hạn chế
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
303

nhưng chúng tôi hy vọng rằng bài viết này có thể giúp giảng viên hiểu được mong muốn
của sinh viên để có thể đưa ra phương pháp giảng dạy tốt hơn trong tương lai.
3. Kết luận
Ngày nay việc học ngoại ngữ trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội, thông
thường khi học một ngoại ngữ nào đó, chúng ta thường chú trọng đến 4 kĩ năng: nghe nói
đọc viết, trong đó viết chiếm một vị trí không kém phần quan trọng. Việc học môn viết
tiếng Pháp cũng giống như các ngôn ngữ khác đều yêu cầu sự chính xác cao về chính tả và
ngữ pháp. Ngay cả người bản địa hoặc những người học tiếng Pháp với nhau đều có thể
mắc sai lầm trong khi viết, cho nên việc sinh viên các lớp không chuyên ngoại ngữ như các
lớp kĩ sư chất lượng cao trường Đại học Bách Khoa gặp nhiều khó khăn khi học môn này
là điều rất dễ hiểu. Chính vì vậy bài nghiên cứu này muốn tìm hiểu về tình hình thực tế
việc học viết tiếng Pháp của sinh viên trường Đại học Bách Khoa đặc biệt là sinh viên lớp
kĩ sư chất lượng cao. Chúng tôi hy vọng rằng những vấn đề mà chúng tôi đã đặt ra có thể
góp phần giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn đâu là những khó khăn mình gặp phải và tìm
cách khắc phục để cải thiện việc học của bản thân, đặc biệt là cải thiện chất lượng các bài
viết của mình trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHAO

[1] Grammaire Français Syntaxe de la Phrase _ Trần Thế Hùng. Maison d’édition de
l’université nationale de Hà Nội.
[2] Ngô Kim Thảo, Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp, Đại học Cần Thơ (2004),
[3] Lê Viết Dũng (2002) Du comportement dans la communication en langue maternelle
au comportement dans l’apprentissage d’une langue étrangère: le cas vietnamien, Acte
du séminaire, Vientianne et Phnom Penh.
[4] GALISSON R (1980), D’hier à aujourd’hui: la didactique générale des langues
étrangères, CLÉ International, Paris

×