Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lựa chọn hợp lý các giải pháp tiết kiệm điện năng trong hệ thống chiếu sáng công cộng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.68 KB, 3 trang )

Lựa chọn hợp lý các giải pháp tiết kiệm điện năng trong
hệ thống chiếu sáng công cộng
Có nghĩa là lượng điện năng cấp cho hệ thống chiếu sáng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
lượng tiêu thụ điện. Tiết kiệm điện năng (TKĐN) trong hệ thống chiếu sáng nói chung,
trong hệ thống chiếu sáng công cộng (HTCSCC) nói riêng, là một yêu cầu cấp bách đặt ra
cho các nhà tư vấn thiết kế chiếu sáng, các đơn vị chủ quản, chủ đầu tư công trình chiếu
sáng… phải quan tâm và chú trọng.

Có nhiều giải pháp thực hiện TKĐN trong HTCSCC đã và đang được áp
dụng hoặc đang được thử nghiệm. Việc lựa chọn giải pháp phù hợp không
những đảm bảo HTCSCC đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn, trong kỹ thuật
chiếu sáng mà còn có khả năng TKĐN một cách hiệu quả.

Một số giải pháp TKĐN chính trong hệ thống chiếu sáng công cộng đã và
đang được triển khai như sau: Bố trí hợp lý hệ thống chiếu sáng, sử dụng các
thiết bị chiếu sáng có chỉ số IP cao, có đường cong phân bố phù hợp với
tuyến đường; Sử dụng nguồn sáng có hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ lớn;
Thực hiện cắt chế độ trong giờ thấp điểm; Tiết giảm điện năng tiêu thụ tại
các bộ đèn (dimming tại đèn); Tiết giảm điện năng tiêu thụ tại các tủ điện
(dimming tại tủ).

Trong từng giải pháp cụ thể đều có nguyên lý hoạt động và có các ưu, nhược
điểm khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp bố trí hợp lý hệ thống chiếu sáng kết
hợp dimming được áp dụng phổ biến hơn cả. Người tư vấn kỹ thuật cần phải
nắm rõ tính năng vượt trội của giải pháp này để áp dụng vào thực tế một
cách hiệu quả nhất. Theo đó, cần lưu ý đến một số yếu tố sau:

Hoạt động của hệ thống là giảm điện áp đầu vào từng bộ đèn dẫn tới giảm
công suất tiêu thụ điện của bộ đèn; thời gian điều chỉnh thông qua cách đặt
tại balast. Tiết giảm điện áp thông qua bộ balast có nhiều mức công suất
khác nhau (chủ yếu sử dụng bộ balast 2 mức công suất như 400 W/250 W;


250 W/150 W; 150 W/100 W…).

Ưu điểm của giải pháp này là tiết kiệm điện năng tiêu thụ trên 30%, đảm bảo
các thông số đáp ứng theo tiêu chuẩn, hiệu quả chiếu sáng cao, không gây ra
các hiệu ứng “ổ gà” hay khoảng sáng – tối trên tuyến đường, đảm bảo an
toàn giao thông.

Tuy nhiên, giải pháp này có nhược điểm là nếu có hiện tượng sụt áp nên
điện áp vào bóng đèn không đảm bảo đạt được giá trị tối thiểu để bóng đèn
phóng điện có thể hoạt động được (>180 V). Điều này thường xảy ra với các
bóng đèn mà thời gian sử dụng còn lại không nhiều. Do đó yêu cầu mức độ
duy tu phải thường xuyên hơn.

Hiện nay phương pháp dimming đang được áp dụng khá rộng rãi trong các
đơn vị tỉnh, thành phố của cả nước. Cụ thể: dự án thay đèn, thay bộ điện tiết
kiệm năng lượng trên gần 300 tuyến phố, các dự án hạ ngầm, cải tạo hệ
thống chiếu sáng hướng tới Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của
thành phố Hà Nội do công ty HAPULICO thực hiện; một số tuyến chiếu
sáng tại Vũng Tàu, Nha Trang, Quảng Ninh…

Áp dụng phương án tiết kiệm điện tối ưu, phù hợp với điều kiện phát triển,
với quá trình vận hành hệ thống chiếu sáng là một yêu cầu cấp bách đối với
nhà đầu tư, người thiết kế. Tiết kiệm điện trong hệ thống chiếu sáng công
cộng cũng là góp phần vào việc xây dựng đất nước ngày một giầu đẹp

×