Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Văn hóa của Ai Cập doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.59 KB, 10 trang )

I. Phân tích cá yếu tố văn hóa của Ai Cập
1. Ngôn ngữ:
Ai Cập là nước thuộc giới A-rập và ngôn ngữ của họ là tiếng A-rập. Lối nói của
họ có phần chỉn chu, hoa mỹ, họ cũng ít khi muốn làm người nghe phật lòng vì lối nói
của mình. Khi giao dịch, bạn cần hết sức tránh sử dụng tiếng lóng và những thành ngữ
không phù hợp với văn hoá nơi đây.
Ngôn ngữ chính thức ở Ai Cập là tiếng Ả Rập. Tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ
thứ hai.
Bạn nên ghi danh thiếp bằng tiếng A-rập bên cạnh tiếng Anh.
2. Giáo dục:
Theo một số liệu thống kê mới nhất, có khoảng 17 triệu người dân nước này
không biết đọc biết viết.
Ai cập là một trong những quốc gia nghèo có ít điều kiện để học sinh có thể
đến trường và đi học đầy đủ. Người ta ước tính trẻ em đường phố tại Ai Cập đã lên
trên 1,5 triệu người và lao động trẻ em trong nông nghiệp chiếm đến 70%, do đó việc
được đến trường đối với các em là điều đáng mơ ước.
Hiện giáo dục công hoàn toàn miễn phí ở Ai Cập. Đối với những người không
đủ tiền theo học ở trường tư thì giáo dục công là lựa chọn duy nhất của họ. Trong điều
kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nền giáo dục công bộc lộ những điểm yếu
nhất định. Người học thường than phiền môi trường học tập nghèo nàn, phương pháp
giảng dạy lạc hậu, kỹ thuật thiếu thốn, lớp học quá tải. Ở một số lớp, sĩ số lên đến 80.
Trẻ em nước này còn thiếu hiểu biết trầm trọng về những vấn đề giới tính do chính
văn hóa khép kín của họ cũng như việc xóa bỏ toàn bộ những chương trình dạy học có
liên quan đến giáo dục giới tính, di truyền học và nhân giống.
Hiện Ai Cập có khoảng 750.000 sinh viên nước ngoài đang theo học. Môi
trường thân thiện và chất lượng giáo dục cũng có sức hút mạnh mẽ.Có đến 38 trường
đại học lớn, 1.115 trường cao đẳng cũng như rất nhiều các học viện khác tạo cho sinh
viên những cơ hội có một không hai nghiên cứu những chuyên ngành hiện đại.
Nổi bật là Al-Azhar - trường đại học hàng đầu Ai Cập được coi là ngôi trường
cổ xưa nhất thế giới nhưng năm 2004, các nhà khảo cổ đã tìm thấy “tháp ngà” đầu tiên
trên thế giới - trường Alexandria nổi tiếng trong truyền thuyết.


Cho đến ngày nay, Ai Cập vẫn là điểm đến của rất nhiều học giả quốc tế, đặc
biệt từ các quốc gia Ả Rập, châu Phi, châu Á và châu Âu.
Theo nhà tư vấn giáo dục Ai Cập, ông Sami E. Omara thì sự pha trộn giữa trí
tuệ thông thái cổ xưa và kiến thức hiện đại chính là điểm mạnh của nền giáo dục đại
học nước này.
3. Thói quên và cách ứng xử
a. Giờ làm việc
Các công ty thương mại: từ chủ nhật đến thứ 5: từ 8:00 đến 16:00
Các cơ quan chính phủ: từ chủ nhật đến thứ 5: từ 8:00 đến 14:00
b. Trang phục
Ai Cập cũng có những người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng đại bộ phận
người Ai Cập đều theo đạo Hồi giáo cũng giống như các nước thuộc giới A-rập khác.
Chính vì theo đạo Hồi giáo nên việc ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là
với phụ nữ, mặc dù ngày nay các quy định với phụ nữ đã thông thoáng và cởi mở hơn.
Bởi vậy, khi giao dịch với các đối tác Ai Cập bạn phải nhớ ăn mặc sao cho thật kín
đáo, giản dị.
Cả nam giới và nữ giới đều phải thận trọng trong ăn mặc nhưng phù hợp hơn
cả vẫn là bộ comple hay những bộ quần áo giao dịch lịch thiệp như áo sơ mi hay bộ
vét nhẹ nhàng, cũng cần hết sức hạn chế mặc áo cộc tay. Phụ nữ cần mặc những trang
phục hết sức kín đáo và đơn giản, không được mặc váy ngắn.
c. Cử chỉ giao tiếp, chào hỏi
Người Ai Cập có thói quen gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng/ngồi gần nhau
để trao đổi, nói chuyện. Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên của người
Ai Cập. Tên người Ai Cập được viết bằng tiếng A-rập, không sử dụng hệ chữ latinh
như tiếng Anh nên thường khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác. Cũng có khi cách
phát âm cũng làm bạn hiểu sai ý nghĩa về tên của họ.Vì vậy, nên chắc chắn về tên
riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ. Phụ nữ và nam giới không bao giờ bắt tay.
d. Gặp gỡ, đàm phán
Có thể nói rằng tác phong làm việc trong những cuộc gặp gỡ, đàm phán của
người Ai Cập rất dễ làm cho bạn mất kiên nhẫn vì tác phong làm việc của họ rất chậm.

Việc trễ hẹn hay không đến cuộc hẹn là thường xuyên diễn ra. Để đưa ra một quyết
định, đối tác Ai Cập có thể cần nhiều thời gian hơn bình thường. Để đạt được mục tiêu
của mình khi làm ăn với đối tác Ai Cập bạn thực sự phải là người rất kiên nhẫn và biết
cách thông cảm với lề lối, thói quen làm việc của họ.
Cũng cần phải lưu ý rằng giờ làm việc ở Ai Cập thường có sự thay đổi và khác
nhau giữa các công ty.Họ sẽ không đàm phán về công việc kinh doanh vào ngày thứ 6,
đây là điều kiêng kỵ của người Hồi giáo. Các công ty sẽ nghỉ làm 2 ngày vào thứ 5 và
thứ 6 hoặc thứ 6 và thứ 7. Mùa đông thường phải làm việc ít hơn mùa hè.

e. Trong ăn uống
Theo luật Hồi giáo, người theo đạo Hồi sẽ không được ăn thịt lợn và uống rượu
(tuy nhiên họ vẫn được ăn cá và các loại thịt đã được giết mổ theo đúng quy trình của
đạo Hồi)
Khác với một số nước, ở Ai Cập bạn không được ăn hết thức ăn ở trên đĩa mà
phải để lại một ít, điều này cho thấy bạn đã ăn đủ, thể hiện sự lịch thiệp với chủ nhà.
Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào thức ăn là một điều cấm kỵ, nó đồng
nghĩa với việc chê món ăn không ngon.
4. Văn hóa vật chất.
a. Cở sở hạ tầng kinh tế.
• Giao Thông :Nổi bật nhất cần chú ý là hệ thống Kênh Đào Xuy-Ê
- Vị trí và đặc điểm: Là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía
Nam, đi ngang qua eo XUY-Ê tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung
Hải với Vịnh Xuy-Ê, một nhánh của Biển Đỏ. Kênh dài 195 km(121 dặm)
khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m. Kênh thiết kế cho tàu 150
nghìn tấn tổng trọng tải chở đầy hàng qua được. Thời gian qua kênh trung
bình 11-12 giờ.Giòng kênh Xuy-Ê có chiều sâu 20 mét và chiều ngang di
chuyển được giữa các phao nổi là 180 mét. Tầu thuyền có thể di chuyển hai
chiều tại 4 đoạn kênh dài hơn 67 cây số. Để tránh các tai nạn có thể xẩy ra,
các tầu thuyền phải di chuyển với tốc độ cố định, cách khoảng trước sau và
hai bên cố định. Các đoàn tầu được tính toán cẩn thận để chạy ngược chiều

nhau trên hồ lớn Bitter.Kênh đào Xuy-Ê dài gấp hai lần kênh đào Panama.
Kênh đào ban đầu (năm 1869)chỉ sâu 8m, bề rộng chỗ hẹp nhất là 22m,
rộng nhất là 58m.Năm 1967, kênh được nâng cấp với chiều sâu 12m, và chỗ
hẹp nhất là 55m, dự kiến năm 2020 kênh sẽ được nạo vét để tăng chiều sâu
lên 22m.
- Ý nghĩa lợi ích của kênh đào Xuy-ê:
o Rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các khu vực trên thế giới
o Nối liền các trung tâm kinh tế với nhau, làm tăng mối quan hệ giữa
các nước các quốc gia.
o Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh
đào.
o Thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa.
o Tích kiệm được năng lượng thời gian vận chuyển, bảo đảm được an
toàn hằng hải
o Kênh đào Xuy-ê hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc góp
phần tạo nên tuyến đường biển nối châu Âu với châu Á, Đại Tây
Dương và Ấn Độ Dương, giúp cho tàu thuyền ko phải mất thời gian
đi qua mũi Hảo Vọng.
• Năng Lượng:Ai Cập sẽ có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
Hãng thông tấn nhà nước Ai Cập MENA thông báo nhà máy điện hạt
nhân đầu tiên của nước này sẽ được xây dựng tại khu vực ven biển el-Dabaa
thuộc thành phố cảng Alexandria ở Địa Trung Hải.
Người phát ngôn Tổng thống Ai Cập, ông Sulaiman Awad cho biết Tổng
thống Hosni Mubarak đã thông qua địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân này tại
một cuộc họp bàn về chiến lược bảo đảm các nguồn cung điện năng và phát
triển năng lượng hạt nhân dùng cho mục đích hòa bình.
Ước tính chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân có công suất 1.000
MW này vào khoảng 4 tỷ đôla Mỹ và dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ
năm 2019. Ngoài ra, Ai Cập cũng có kế hoạch xây dựng 3 lò phản ứng hạt nhân
khác, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2025.

Bộ Điện lực và năng lượng Ai Cập cho biết sẽ mở một cuộc mời thầu
cho dự án và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối năm nay. Sau khi
nhà máy này khánh thành và hòa vào lưới điện quốc gia, Ai Cập sẽ là nước thứ
tư tại khu vực Trung Đông có nhà máy điện hạt nhân, sau Các tiểu vương quốc
Arập thống nhất, Israel và Iran.
Ai Cập khởi động chương trình hạt nhân đầu tiên vào những năm 1980
của thế kỷ trước. Song, nước này đã ngừng các hoạt động này sau thảm họa tại
Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 ở Ukraine./.
Ngoài ra ở Ai cập năng lượng Mặt Trời và Gió còn được ưu tiên sử
dụng.
Từ nhiều thập niên qua, Ai Cập đã đưa ra nhiều dự án khai thác năng
lượng mặt trời và gió. Theo cơ quan năng lượng tái tạo của Ai Cập (AEER),
trực thuộc Bộ Năng lượng và Điện lực, nhấn mạnh, dù các nhà máy sản xuất
năng lượng tái tạo tại Ai Cập, mà phần lớn là năng lượng gió, mới chỉ góp 1%
vào sản lượng điện cả nước, nhưng AEER đã đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ này lên
20% vào năm 2020.
Hiện nay, ốc đảo Al-Gara, tỉnh Marsa Matrouh, cách thủ đô Cairo
550km về phía Tây Bắc, đã hoàn toàn có điện nhờ nguồn năng lượng mặt
trời.những ngôi làng khác tại Ai Cập sẽ được sử dụng năng lượng mặt trời để
sản xuất điện. Một nhà máy điện mới sẽ được khánh thành tại Koraymatt, cách
thủ đô Cairo 92km về phía Nam, với công suất 140 MW, trong đó sử dụng 20%
năng lượng mặt trời.
b. Cở sở hạ tầng kinh tế.
• Kiến trúc (nhà ở , đền thờ):
Người Ai Cập cổ đại đặc biệt quan tâm tới những ngôi đền của họ như là
“nhà” của Chúa trời hay một vị thần tương ứng.
Những ngôi đền này có thể chỉ là một gian nhà đơn sơ hay những tòa
nhà bề thế cầu kỳ, nhưng thành phần quan trọng nhất đối với bất kỳ một ngôi
đền nào là gian thờ cúng ở trong cùng hay bàn thờ, nơi đặt tượng ảnh của Chúa
trời hay thần tương ứng. Những hoạt động của một ngôi đền xoay quanh việc

thờ cúng và thực hiện các nghi lễ sùng bái qua tượng ảnh của vị thần đó mà họ
đặt trong điện thờ.
Các ngôi đền cũng được sử dụng cho những nghi lễ tôn giáo, đó là
những cuộc diễu hành của các thầy tư tế, thông thường liên quan tới Chúa trời
hay thần. Theo tôn giáo Ai Cập cũng như những gì ghi lại trong đền: vào tháng
thứ 3 của mùa hè, các giáo sĩ của ngôi đền thờ thần Hathor ở Dendera sẽ dùng
con thuyền này rước bức tượng của thần Hathor từ Dendera về đền Horus ở
Edfu để "vợ chồng tái hợp", lo chuyện sinh con đẻ cái. Nghi lễ này được ghi lại
trên tường của đền Horus ở Edfu, cũng như đền Hathor ở Dendera.
Những ngôi đền cũng được xem như là những thí dụ điển hình của kiểu
kiến trúc phản ánh sự tạo thành vũ trụ. Nền của đền thờ được xây theo kiểu dần
dần từ thấp đến cao, đi qua xuyên qua những cây cột to lớn và được lợp mái
bởi ảnh của những chòm sao hay hình hạt đậu.
Đền cũng là nhân tố quan trọng của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội Ai Cập
cổ đại, bên cạnh việc sử dụng nô lệ làm lực lượng lao động chính, thu lợi từ
việc canh tác nông nghiệp và những mỏ vàng. Xung quanh ngôi đền có những
tòa nhà phụ như kho thóc và lò sát sinh, nơi hằng ngày dùng để dự trữ cũng
như tiến hành dâng của lễ cho đấng tối cao của họ.
Việc quản lý các đền thờ được chứng minh bằng tài liệu từ những cuộc
khai quật tại đây và trong những tài liệu lưu trữ nhất định còn tồn tại trên giấy
papirus - một tư liệu tốt nhất được khám phá cho đến lúc này từ những lăng mộ
triều đại Neferirkara và Raneferef tại kim tự tháp vĩ đại ở Abusir.
Ai Cập nổi tiếng với những kim tự tháp.Một trong những Kim tự tháp
lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ nhật, hai cạnh
dài 126 m và 106 m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công
trình này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều của nhà
vua vương triều thứ 3, năm 2770 trước Công nguyên.Ngoài Kim tự tháp này
còn có Kim tự tháp ở Meidum và ở Dashur là những loại có ba bậc cấp.
Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển thành Kim tự tháp trơn,
tiêu biểu nhất là quần thể Kim tự tháp ở Giza.Quần thể này bao gồm ba Kim tự

tháp lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400
Mastaba. Ba Kim tự tháp trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn tại
Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự tháp Mykerinos. Các Kim tự tháp này
mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự tháp nhỏ hơn là của
các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác tại
chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở
Tourah, trên hữu ngạn sông Nil, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất.
Ngoài ra còn 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại của người Ai Cập:
- Đền Mortuary: Đền Mortuary của Hatshepsut (người phụ nữ đã cai trị Ai
Cập từ năm 1479 trước Công nguyên đến năm 1458 trước Công nguyên). Tọa
lạc dưới các vách đá tại Deir el Bahari ở phía Tây sông Nile, Mortuary được
thiết kế theo cấu trúc dạng dãy cột do kiến trúc sư Hoàng gia của Hatshepsut
tên là Senemut thiết kế. Đây được coi là nơi thờ cúng Hatshepsut sau khi bà
qua đời và thể hiện lòng tôn kính đối với thần Amun. Ngôi đền được xây
dựng với 3 bậc thềm có chiều cao 30 m. Những bậc thềm này được kết nối
với nhau bằng con đường dốc. Xung quanh con đường dốc là những vườn
cây cỏ xinh đẹp.
- Kim tự tháp Bent: Kim tự tháp Bent nằm ở Dahshur là kim tự tháp thứ hai
được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu. Đây là Kim tự tháp duy nhất ở Ai Cập
có phần đá vôi bóng ở bên ngoài còn nguyên vẹn và không bị biến dạng
- Kim tự tháp bậc thang của Djoser: Djoser ở khu nghĩa địa Saqqara là Kim
tự tháp được xây dựng đầu tiên bởi người Ai Cập cổ.Nó được tể tướng Vizier
Imhotep xây dựng trong suốt thế kỷ 278 trước Công nguyên để chôn cất
Pharaoh Djoser.Công trình này cao 62 m với nhiều khu chôn cất bậc thang
nằm dưới lòng đất, ẩn giấu trong một đường hầm rối rắm.
- Đền Luxor: Luxor nằm bên bờ phía Đông của sông Nile trong thành phố cổ
của Thebe và được tìm thấy vào năm 1400 trước Công nguyên.Ngôi đền được
dâng hiến cho 3 vị thần Ai Cập là Amun, Mut và Chons.Ngôi đền cổ này là
trung tâm các lễ hội của Opet - lễ hội quan trọng nhất của Thebe. Đây là
điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.

- Tượng Great Sphinx: Tượng Great Sphinx nằm ở Giza Plateau, Ai Cập. Đây
là một trong những bức tượng lớn và cổ nhất thế giới.Sự thật về khuôn mẫu,
thời gian xây dựng và người thiết kế ra nó đang là vấn đề tranh luận của các
nhà khoa học. Mặc dù vậy, phần lớn các nhà khảo cổ học Ai Cập đương đại
cho rằng tượng Great Sphinx được xây dựng vào năm 2500 trước Công
nguyên bởi Pharaon Khafre.
- Kim tự tháp đỏ: Kim tự tháp đỏ được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu .Đây
là thành công đầu tiên của nhân loại khi xây dựng được một Kim tự tháp có
bề mặt trơn mịn. Kim tự tháp đỏ có độ cao 104 m, đứng vị trí thứ 4 trong số
các kim tự tháp cao nhất được xây dựng ở Ai Cập. Lối kiến trúc độc đáo của
nó là điểm thu hút cáckhách du lichđến đây tham quan hàng năm.
- Thung lũng của các vị vua: Thung lũng của các vị vua là nơi có nhiều ngôi
mộ được xây dựng trong khoảng 500 năm từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước
Công nguyên, dành cho các vị vua và các quý tộc. Thung lũng chứa 63 ngôi
mộ được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp với hơn 120 phòng. Các ngôi mộ
hoàng gia được trang trí các hình tượng Ai Cập thần thoại thể hiện sự tín
ngưỡng tôn giáo và nghi thức lễ tang của thời đại này. Tất cả các ngôi mộ
dường như bị mở nắp và bị đánh cắp từ thời xa xưa.Chỉ có ngôi mộ nổi tiếng
của Tutankhamun là không bị xâm phạm.Chắc chắn khách du lich sẽ thực sự
thích thú khi đến với điểm tham quan này.
- Abu Simbell: Abu Simbell là khu di tích khảo cổ học gồm 2 ngôi đền đá đồ
sộ nằm bên hồ Nasser, phía Nam Ai Cập. Hai ngôi đền này được đục khoét
vào núi đá trong suốt triều đại của Pharaoh Ramesses. Kim tự tháp của thế kỷ
13 trước Công nguyên này là công trình cuối cùng của ông và nữ hoàng
Nefertari.Vẻ đẹp và tinh xảo của kiến trúc Ai Cập cổ trong ngôi đền này sẽ
giúp khách du lich khám phá thêm lịch sử văn hóa độc đáo của người Ai Cập
xưa.
- Karmak: Karmak là khu di tích tôn giáo cổ và rộng nhất thế giới. Hầu hết
các công trình kỷ niệm của Karmak được xây dựng bởi các Pharaoh từ năm
157 – 1100 trước Công nguyên. Ngôi đền ở khu di tích Karmak gồm 3 ngôi

đền chính kèm theo những ngôi đền nhỏ hơn và nhiều ngôi đền khác nằm bên
ngoài, cách Luxor khoảng 2.5 km về phía Bắc. Một trong những di tích nổi
tiếng nhất của Karmak là quảng trường Hypostyle, có diện tích 5000 m2 với
134 cột đồ sộ sắp xếp thành 16 hàng.
- Kim tự tháp ở Giza: Kim tự tháp ở Giza được xây dựng bởi 3 thế hệ (Khufu,
Khafre và Menkaure). Tòa Kim tự tháp vĩ đại của Khufu là cổ xưa nhất và là
công trình duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới còn lại. Hơn 2 triệu khối đá tảng
được sử dụng để xây dựng Kim tự tháp này trong suốt 20 năm, hoàn thành
vào năm 2560 trước Công nguyên.Kim tự tháp cao 139 m, được xem là Kim
tự tháp cao nhất Ai Cập mặc dù gần nó có Kim tự tháp của Khafre cao hơn
(vì được xây dựng trên nền đất cao hơn).
c. Cơ sở hạ tầng tài chính.
• Dịch vụ bảo hiểm: Khởi nguồn từ những thuyền buôn
Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong đời
sống kinh tế - xã hội.Nhưng ít ai biết rằng, bảo hiểm đã manh nha xuất hiện từ
thời cổ đại nhằm đáp ứng nhu cầu giảm thiểu rủi ro của các thương nhân trên
biển.Và cùng với sự phát triển của ngành hàng hải, các quy tắc của bảo hiểm
hàng hải ngày càng hoàn thiện và làm nền tảng cho các loại hình bảo hiểm
khác ra đời.
Trên thế giới, ngành bảo hiểm manh nha xuất hiện ở Babylon, Ai Cập
vào khoảng năm 1.700 trước Công nguyên. Trước những rủi ro khó lường xảy
ra với các thương thuyền, thương nhân Ai Cập thời bấy giờ đã phát minh ra
một phương thức hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ bớt rủi ro, đó là “cho vay mạo hiểm
lớn”.
Theo hình thức này, các thương nhân có thể vay một khoản tiền lớn để
mua hàng. Trong trường hợp những loại hàng hóa được mua bằng khoản tiền
vay nợ gặp rủi ro, bất trắc trong quá trình vận chuyển trên biển (như bão tố
hoặc cướp biển), người đi vay sẽ không phải hoàn tiền cho chủ nợ; ngược lại,
nếu số hàng này tới bến an toàn, người vay sẽ phải thanh toán với lãi suất từ 40
- 50%. Hình thức này đã được áp dụng trong nhiều thế kỷ và được coi như

nguyên tắc bảo hiểm thương mại đầu tiên.
II. Một số lưu ý khác
Người Ai Cập phần lớn theo đạo Hồi giáo, vì thế họ là những người rất sùng tín
ngưỡng, họ luôn coi số phận của một người là do Chúa an bài, không có gì có thể thay
đổi được, vì thế mà họ có tâm lý bằng lòng với chính mình, chấp nhận số phận. Hồi
giáo là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người dân, họ luôn làm theo luật Hồi giáo và
tin rằng đó là cách để giải quyết vấn đề tốt nhất.
Cá nhân luôn phải tận tâm với gia đình, cộng đồng và phải phục tùng theo
nhóm, số đông.
Ở Ai Cập, nữ giới thường ít được coi trọng hơn nam giới. Tuy nhiên nếu một
người phụ nữ có chức vụ cao thì bạn có thể nhận thấy ngay phong cách rất phương
Tây của cô ta.
Việc sử dụng tay trái là điều cấm kỵ vì họ quan niệm rằng tay trái là tay không
sạch sẽ, vì thế bạn nên sử dụng tay phải trong mọi trường hợp, hoặc ít ra là phải sử
dụng cả 2 tay.
Bạn không được để ngón cái chỏ lên trên, cũng không được để lộ bàn chân ra,
vì đó là cử chỉ xúc phạm họ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×