Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007, 2008) đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.74 KB, 5 trang )

Tác động của khủng hoảng tài chính toàn
cầu (2007, 2008) đến hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam
March 23, 2011 By admin
Tóm tắt
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Việt Nam bị ảnh hưởng chậm hơn một nhịp so với các quốc gia
khác, lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất được coi là hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến đầu 2010 đã có những biến động mạnh, với
phạm vi bài viết này nhóm tác giả đã tổng hợp và phân tích những lĩnh vực xuất khẩu bị
ảnh hưởng đồng thời đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn hậu
khủng hoảng.
1. Những vấn đề chung về khủng khoảng tài chính toàn cầu và nguyên nhân của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu
Toàn cầu hoá bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì
đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều ngu cơ trong đó có nguy cơ khủng hoảng toàn cầu. Sự thay
đổi của các thị trường tài chính với mức độ mở cửa thương mại và tài chính của các nước,
mỗi điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều dẫn tới khả năng khủng hoảng.
Khủng hoảng kinh tế (Bách khoa toàn thư) là sự suy giảm của hoạt động kinh tế kéo dài và
trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm là
nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tài chính vì khủng hoảng kinh tế bị suy thoái, khủng
hoảng sản xuất thừa sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng tiền cho mục đích tiêu dùng hàng hóa.
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung của xã hội, nhu cầu về
tiền của nhân dân hay của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã gây ra sức ép cho hệ
thống ngân hàng và tổ chức tài chính khiến cho ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể
sụp đổ. Khủng hoảng tài chính chỉ là một phần của khủng hoảng kinh tế nhưng khủng
hoảng tài chính lại gây ra thiệt hại lớn nhất vì các nước có tự do thương mại, nguồn vốn
được di chuyển qua những nước khác nhau nên khủng hoảng tài chính là yếu tố lây lan còn
khủng hoảng kinh tế nó không có yếu tố trực tiếp lây lan.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng khái quát lại có
một số nguyên nhân chính: Theo chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Nguyên nhân của cuộc


khủng hoảng tài chính toàn cầu chính là mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu
dùng của người dân; Sự mất cân bằng phát triển trong nền kinh tế thế giới, sự nổi lên rất
mạnh của một số nền kinh tế phát triển khổng lồ như: Mỹ, Nhật, Nga, Anh, Đức, Pháp,…
bên cạnh đó là các nước đang phát triển với trình độ phát triển còn chưa cao; Do chủ
trương đẩy mạnh tư nhân hóa nền kinh tế, giảm bớt tối đa các thể chế và sự can thiệp của
nhà nước dẫn đến sự buông lỏng quản lý giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn tài
chính ngân hàng và sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Khu vực hóa và toàn cầu hóa
kinh tế dẫn đến những vấn đề kinh tế, tài chính xã hội, môi trường… vượt khỏi tầm kiểm
soát của quốc gia.
Nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 – 2009 là do những tồn
tại và bất ổn của kinh tế Mỹ như: Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài khổng lồ;
khủng hoảng nợ dưới chuẩn; khủng hoảng bất động sản. Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt
nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để
mua bất động sản qua các hoạt động cho vay không đạt tiêu chuẩn. Có thể nói một cách
đơn giản là từ lâu nay, đa số người dân vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà với thời hạn
hợp đồng từ 10 – 30 năm. Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát
triển mạnh do các ngân hàng và các tổ chức tài chính cho vay ào ạt tiếp thị tạo ra những
hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không có đủ khả
năng vay tiền để mua nhà. Ngoài ra, các tổ chức cho vay còn sáng chế ra những hợp đồng
bắt đầu với lãi suất thấp trong những năm đầu và sau đó thực hiện với lãi suất thị trường.
Hậu quả một số hợp đồng cho vay khó đòi được nợ. Việc mua bán các loại chứng khoán
phái sinh được đảm bảo bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp này chính
là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của một số nước, từ
những nước phát triển đến các nước đang phát triển. Sản xuất bị đình trệ, tiêu dùng giảm
sút do người dân “thắt lưng buộc bụng” đã làm phá sản hàng loạt tập đoàn lớn cũng như
những công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất
là các nước ở châu Âu đã tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính
vì vậy, “bong bóng” nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm cho các tổ chức tài chính này gặp
nguy cơ như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ.

Hầu hết các khu vực trên thế giới đều bị tác động mạnh và rơi vào tình trạng suy thoái toàn
cầu trong năm 2009. Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái, Nhật Bản, Tây Âu tăng trưởng âm,
các nước công nghiệp rơi vào tình trạng của Nhật Bản những năm 90 đó là lãi suất 0% và
giá cả giảm xuống không có tăng trưởng. Các nền kinh tế có mức tăng trưởng âm đứng đầu
là Anh (-1,3%), Đức (-0,8%), Mỹ và Tây Ban Nha (-0,7%), một số nước như Nga cũng chỉ
tăng trưởng khoảng 3,5%, Trung Quốc khoảng 8,5%.
2. Một số tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến kinh tế Việt Nam
Qua quá trình nghiên cứu, cuộc khủng hoảng đã có tác động nhất định đến thị trường tài
chính tiền tệ của Việt Nam, vì kinh tế Mỹ là một nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng
chu chuyển vốn của thị trường thế giới. Trong điều kiện tất cả các quốc gia đều đã hội nhập
nên bất cứ hoạt động nào của nền kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế thế
giới. Ngoài ra, trong giai đoạn này Việt Nam còn chịu tác động của lạm phát (trên
20%/năm) dẫn đến Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát vừa phải chống đỡ để thoát khỏi
khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này tác động đến kinh tế Việt Nam trên một số mảng cơ
bản: Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng dẫn đến nợ ngắn hạn của Việt Nam tại
các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tăng, làm cho người dân dự đoán đồng
USD giảm nên họ đã rút đồng USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD mua tiền Việt Nam
gửi vào,…
Nếu như cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng ngay lập tức tới các
nền kinh tế hùng mạnh khác, thì cơn bão này đến Việt Nam chậm hơn 1 nhịp. Nếu như sức
tàn phá của cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thể hiện đầu tiên và rõ nét nhất là hệ
thống tài chính, ngân hàng, thì ở Việt Nam lại thể hiện trước hết là ở lĩnh vực xuất khẩu,
nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sức ảnh hưởng mạnh nhất lại đè lên vai hàng
triệu người nông dân, thợ thủ công tham gia sản xuất hàng xuất khẩu.
3. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam
chủ yếu trong các lĩnh vực:
3.1. Hoạt động xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu
Trước khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sản phẩm dầu thô xuất

khẩu chỉ tăng nhẹ trong mấy năm đầu của giai đoạn 2001 – 2006 sau đó giảm dần. Sự sụt
giảm là do các mỏ dầu đã cạn kiệt trong khi việc thăm dò và mua các mỏ dầu mới của các
nước khác không mấy tiến triển khi xảy ra suy thoái.
Nhiều nền kinh tế lớn bắt đầu từ Nhật, Nga, EU lâm vào tình trạng suy thoái, Mỹ chính
thức lâm vào suy thoái từ tháng 12/2007 thì giá dầu thô sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu
cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng tới mặt hàng dầu của Việt Nam, đang từ ngưỡng cao
xuống còn 50 USD/thùng. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái khiến giá dầu
giảm mạnh, giá dầu giảm tác động đến nguồn thu từ dầu mỏ Việt Nam. Tuy không chịu ảnh
hưởng về thị trường nhưng chịu ảnh hưởng về giá. Kim ngạch xuất khẩu nhóm này trong
năm 2008 đạt gần 5 tỷ USD giảm 40,1% tương đương 3,35 tỷ USD, trong đó giảm do giá
giảm 4,83 tỷ USD và tăng do lượng khoảng 1,48 tỷ USD. Lượng dầu thô xuất khẩu năm
2008 là 14,5 triệu tấn và bắt đầu giảm từ năm 2009 xuống còn 12 triệu tấn, năm 2010 còn
11 triệu tấn tương đương với việc làm giảm kim ngạch từ 11,3 tỷ USD năm 2008 xuống
còn 7,2 tỷ USD năm 2009, 6,6 tỷ USD năm 2010. Mức giá dự tính dự tính sẽ giao động ở
mức trung bình khoảng 70 – 80 USD/thùng, thấp hơn 22 USD/ thùng so với giá bình quân
xuất khẩu năm 2008.
Về than đá, cũng sẽ giảm dần do chủ trương kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu tài nguyên, mức
xuất khẩu than duy trì 23 triệu tấn năm 2008 xuống mức 20 triệu tấn năm 2009 và 18 triệu
tấn năm 2010. Dự kiến kim ngạch năm 2010 đạt 1,5 tỷ USD.
3.2. Hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Do kinh tế Việt Nam đã mở cửa hội nhập khá sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới nên
không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Hoa Kỳ , EU, Trung Quốc là
những thị trường quan trọng, có sức tiêu thụ lớn hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam.
Trước khủng hoảng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi
hàng xuất khẩu cùng loại của một số nước, hơn nữa khả năng sản xuất mặt hàng nông, thuỷ
sản gặp nhiều khó khăn, còn vấp phải nhiều rào cản thương mại quốc tế và mức tăng tỷ giá
trong những tháng đầu năm 2009 đã làm cho khả năng xuất khẩu năm giảm hơn so với năm
2008.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính của Việt Nam sang Hoa
Kỳ tăng lên từ 619 triệu USD (năm 2001) đến 1,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2008.

Khi khủng hoảng tài chính, tín dụng xảy ra, kinh tế Mỹ và các nước EU gặp khó khăn sức
tiêu dùng giảm nên hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường lớn này gặp khó khăn. Những
tác động này đã bắt đầu bộc lộ từ giữa tháng 9 năm 2008, xuất khẩu chững lại giá xuất
khẩu các mặt hàng nông sản đều giảm so với các tháng trước, tổng kim ngạch xuất khẩu
nông, lâm, thủy sản tháng 9/2008 đạt 1,45 tỷ USD tăng 32,6% so với tháng 9/2007 và giảm
11% so với tháng 8/2008.
3.3. Nhóm hàng công nghiệp chế biến
Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu diễn
biến không theo quy luật, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, kim ngạch
xuất khẩu đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8 tuy nhiên đến tháng 9 xuất khẩu giảm mạnh và
tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Nhu cầu của thị trường xuất khẩu bị thu hẹp,
các đơn đặt hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì các chi phí đầu vào không giảm thậm chí
còn tăng cao. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 64,8 tỷ USD, trong đó khoảng
32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45,2% là hàng công
nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23,5% là hàng nông, lâm, thuỷ sản.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ chịu ảnh hưởng nhiều
nhất từ tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu do nhu cầu của các mặt hàng này giảm
mạnh. Trong những tháng đầu năm 2009, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ
đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ,
giày dép vào Mỹ và EU đều giảm, nhiều hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ
mậu dịch của các nước được dựng lên. Chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất vẫn tăng cao
như lương công nhân và lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên đến tháng 5, tháng 6/2009 kinh tế
thế giới đã bắt đầu phục hồi kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 đạt 20,2 tỷ USD
giảm 47% so với năm 2008. Lĩnh vực công nghiệp, mặt hàng dệt may đạt 9,06 tỷ USD
giảm 0,6% so với năm 2008, da giày đạt khoảng 4,1 tỷ USD, xuất khẩu đồ gỗ với nhiều nỗ
lực đạt khoảng 2,7 tỷ USD trong năm 2009.
4. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hậu
khủng hoảng

Chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả tăng khả năng tiếp cận vốn
cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu, điều
chỉnh chính sách thuế linh hoạt hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nước thúc đẩy kinh doanh
xuất khẩu.
Phát triển nội lực, giữ vững thị trường trong nước để làm bàn đạp cho chiến lược phát triển
xuất khẩu.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống. Đầu
tư tìm kiếm các thị trường mới nhiều tiềm năng đồng thời vẫn phải chú trọng vào thị
trường nội địa vì đây là thị trường căn bản và an toàn nhất.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở nâng cao chất
lượng giảm giá thành.
Tăng cường công tác dự báo thông tin về thị trường, mặt hàng các điều kiện thương mại.
Giảm bớt các thủ tục rườm rà trong hoạt động xuất khẩu để thu hút đầu tư và khuyến khích
xuất khẩu.
Cơ cấu lại các mặt hàng xuất khẩu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế
biến vì đây là các mặt hàng mang lại giá trị kinh tế cao.
Kết luận
Nhìn chung cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2008 – 2009 đã tác động
đến kinh tế Việt Nam, thể hiện rõ nhất qua tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 ở mức cao
nhất từ trước đến nay 8,5% nhưng đến năm 2008 kinh tế Việt Nam bắt đầu lâm vào khủng
hoảng tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống còn 6,23%, năm 2009 là 5,3%. Trong đó, hoạt
động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất, đây là hoạt động đóng góp khoảng 60% vào
tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Trong năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 56,5 tỷ
USD giảm 9,9% so với năm 2008. Mặc dù đến cuối năm 2009 nền kinh tế thế giới nói
chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã cơ bản thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa
khắc phục được hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng này để lại. Vì vậy, trong giai đoạn
tới nước ta cần thực hiện các giải pháp nhằm ổn định và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng
như tăng trưởng kinh tế.
Nhóm tác giả:
Ths. Nguyễn Thị Lan Anh – GV. Trưởng khoa Kinh tế

SV. Vũ Thị Tâm – K48KT
SV. Nguyễn Thị Phượng – K48KT

×