TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH
***********
TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHỦ ĐỀ: Viết về một vụ bạo hành trẻ em ở trường phổ thông.
Giáo viên : Thạc Sĩ. Trần Thị Thu Giang
Sinh viên : Lâm Thị Hướng
Lớp : QN18.06
Mã SV : 13111462
- Hà Nội, 5/14 -
MỤC LỤC
1. Mở đầu………………………………………………………… 2
2. Nội dung:……………………………………………………… 3
2.1 Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về bạo hành trẻ em
ở trường phổ thông………………………………………….3
2.2 Bình luận về nạn bạo hành trẻ em ở trường phổ thông
theo tư tưởng Hồ Chí Minh…………………………………4
2.2.1 Tóm tắt sự việc:……………………………………….4
2.2.2 Nguyên nhân và hậu quả………………………………5
2.2.3 Bình luận theo tư tưởng Hồ Chí Minh……………… 8
3. Kết luận………………………………………………………….9
2
NỘI DUNG
1. Mở đầu:
Tuổi học trò được được xem là lứa tuổi đẹp nhất, hồn nhiên nhất. Trong
từng thời kỳ của đời sống mỗi con người, sự phát triển về thể chất, tâm lý và
nhân cách có quy luật riêng. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng
đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và những chuyển biến tâm lí hết
sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lí cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn
thiện đầy đủ khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng
hoảng về tâm lí, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệt.
Giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu của nhà nước, việc
phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế xã hội. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng.
“Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai” là câu nói bao năm đầy đủ ý
nghĩa về thế giới trẻ thơ. Trẻ em phải được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất,
đấy không phải là nhiệm vụ của riêng các cấp hay các ngành nào, mà đó
chính là nhiệm vụ của toàn dân. Hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc
trồng người.
Bác Hồ thân yêu của chúng ta thường nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Ngày nay trẻ em được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Các em được vui
chơi, học tập trong một môi trường thân thiện- tích cực, trong một xã hội tràn
ngập tình thương với những điều tốt đẹp luôn hiện diện xung quanh. Từ
những bài giảng của thầy cô, các em được học và hiểu thêm về thiên nhiên, về
cuộc sống, về mọi người quanh mình.
Vậy mà trong nhà trường những năm gần đây đã trở thành một đề tài
nóng bỏng, gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo
dục. Bởi tình trạng bạo lực học đường. Một số báo chí đã phản ánh về tình
trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực học đường, đặc biệt là học sinh
trung học phổ thông. Có một số vụ đã gây ra tâm lý lo lắng, bức xúc trong dư
luận xã hội. Vấn đề bạo lực học đường là một trong những biểu hiện của tình
trạng đạo đức của học sinh xuống cấp nghiêm trọng.
3
Chính vì vậy hôm nay tôi có một bài bình luận về bạo lực học đường
ở giới trẻ ngày nay. Cụ thể tôi sẽ đi sâu vào một vụ bạo lực tại trường
“trường Trung tâm giáo dục thường xuyên - Dạy nghề Lục Nam”.
2. Nội dung:
2.1. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về bạo lực học đường.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là toàn bộ những quan điểm đạo đức
về chính trị, bắt nguồn từ con người với nhu cầu được giải phóng đất nước,
được độc lập, con người được tự do, hạnh phúc. Đạo đức Hồ Chí Minh là tư
tưởng vì con người, cho con người.
Suốt cuộc đời đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc -
giai cấp - con người. Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến luân lý cách mạng, đạo
đức làm người. Người nêu những tiêu chuẩn đạo đức sống và chính Người là
một kiểu mẫu về đạo đức lối sống đó.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập đến số phận con người. Phản ánh tâm
trạng, nguyện vọng của con người muốn được giải phóng khỏi những bế tắc
trong cuộc sống đời thường, giải phóng khỏi ràng buộc hà khắc, ngặt nghèo
của tự nhiên - xã hội và chính bản thân con người.
Thể hiện ở nhiều mức độ trình độ khác nhau, tiếp nhận từ những giác
ngộ và bình diện khác nhau.
Nhân văn là giá trị mang tính phổ quát, tổ hợp các yếu tố chân - thiện -
mỹ, thuộc bản chất người và là hiện thân của thiên hướng vươn lên và hướng
thiện không ngừng của chính con người. Vì thế nhân văn bao giờ cũng là lý
tưởng và mục tiêu mà loài người hằng vươn tới, nó tồn tại và biến thiên ngày
càng thể hiện sức sống mãnh liệt của mình trong suốt tiến trình đi lên của xã
hội loài người.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao gồm nhiều bộ phận hợp thành,
nội dung tư tưởng thật rộng lớn, bao quát hết các mặt bản chất con người, đời
sống cá nhân và cộng đồng, môi trường tồn tại, các nhu cầu thể hiện và khát
vọng làm chủ mọi mặt cuộc sống.
Hình thức tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cũng rất phong phú, đa dạng
và rất cô đọng, khái quát, lại rất cụ thể mà không trừu tượng, gần gũi với cuộc
sống làm người ai cũng có thể áp dụng để tự hoàn thiện nhân cách làm người.
4
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cũng như con sông phải nguồn mới có
nước, không có nguồn thì sông cạn; Cây phải có gốc, không có gốc thì cây
héo”. Cũng như làm người thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài
giỏi mấy cũng không dạy bảo được người khác. Làm cha mẹ, làm thầy cô mà
không có đạo đức thì cũng không quản lý được con cái, học trò của mình.
Bác từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Qua đó cho thấy tài tuy quan trọng
nhưng đức còn cần thiết hơn.
Với Hồ Chí Minh, đạo đức không phải là một lý thuyết trừu tượng. Nói
để mà làm chứ không phải chỉ để mà nghe, nói ít làm nhiều và lời nói phải đi
đôi với hành, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đạo đức.
Trong bài Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh có viết:
Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tích sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Như vậy theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc đạo đức của một con
người tốt hay xấu, hung hay hiền chủ yếu bắt nguồn từ người dậy. Tính lương
thiện của con người bởi yếu tố xung quanh. Chính cha mẹ - anh chị - thầy cô
là những người có ảnh hưởng sâu sắc nhất, nó tác động trực tiếp đến nhận
thức, thái độ và hành động của trẻ em.
Nếu giáo dục sai, trẻ sẽ tiếp thu sai, dẫn tới trẻ có cách nhìn nhận sai về
lối sống - đạo đức làm người.
Cụ thể dẫn tới những hành vi bạo lực học đường đáng tiếc xảy ra như
câu chuyện của một em nữ sinh tại trường Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
- Dạy nghề Lục Nam năm 2013 vừa qua.
2.2. Bình luận về nạn bạo hành trẻ em ở trường phổ thông theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
2.2.1. Tóm tắt tình huống:
Ngày 18/1, Hoa đi xe đạp đến Trung tâm Giáo dục Thường xuyên -
Dạy nghề Lục Nam học thì gặp Hiền (1997) bạn học cùng lớp. Do nghi ngờ
Hoa nói xấu chuyện tình cảm của mình với người khác nên hai bên lời qua
5
tiếng lại. 10 giờ 30 phút cùng ngày, trên đường về nhà, Hoa gặp Hiền và
Đông, Hạnh, Đức đều là bạn học. Do Hiền có nói chuyện Hoa nói xấu mình
với em họ là Thân Thị Hồng Hà (1996, lớp 11A3 trường THPT Dân lập Lục
Nam) nên Hiền yêu cầu Hoa cùng cả nhóm quay lại cổng trường đợi Hà để
nói rõ mọi chuyện. 11 giờ 30 phút Hà tan học. Trong câu chuyện thấy Hoa
một mực từ chối, Hà lao vào tát Hoa thì được Nguyễn Văn Lâm (1993) học
sinh lớp 12A4 THPT Dân lập Đồi Ngô - Lục Nam kịp thời can ngăn.
Tuy nhiên, sau đó Hiền lại hành hung Hoa. Ngay lúc này Hoa lấy con
dao loại dùng gọt hoa quả để ở trong túi ra đâm vào ngực trái Hiền, Hà lao
vào định đánh trả cũng bị Hoa đâm vào vai và ngực.
Sau khi dùng dao đâm bạn, Hoa bỏ dao vào giỏ xe đạp rồi đạp xe về
nhà. Dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, Hà đã
chết tại bệnh viện. Hiền được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 14
giờ 15 phút cùng ngày, Hoa đến Công an huyện Lục Nam đầu thú và khai báo
toàn bộ hành vi phạm tội.
2.2.2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc ở trên là do đâu?
Ở góc độ học đường và lứa tuổi vị thành niên, ông Lê Ngọc Bảo lưu ý
một hiện tượng bạo lực đang trở thành xu thế đáng lo ngại: “Bạo lực giữa giới
học sinh, các em bây giờ đã học các trào lưu mới qua việc quay phim để đăng
lên mạng khoe thành tích đánh được bạn, cái này có xu thế hướng tăng so với
một vài năm gần đây; Giới học sinh cấp 3 thường xuyên có những hành vi là
các em cho rằng mình phải xuất sắc hơn các bạn.
Ở thời điểm nào đó các em có thể nghĩ như thế, ngay cả trong các vụ đánh
bạn, hay lột quần áo bạn để quay phim rồi đăng tải lên website thể hiện bản lĩnh
của mình, thì đó cũng là một vấn đề xã hội cần phải giải quyết ở Việt Nam”.
Hiện tượng quay phim các em học được từ một số bộ phim dùng máy
điện thoại, máy ghi hình quay và tung clip đó lên mạng mục đích nhằm làm
mất danh dự, xúc phạm thân thế, nhân phẩm của cá nhân bị hại; Thứ hai các
em có thể khoe thành tích bạn mình chiến thắng chiến thắng trong cuộc giằng
co đó. Đây là động lực tiếp tay mạnh, gián tiếp khiến các em càng hăng chiến
và tái diễn nhiều hơn; Thứ ba chủ nhân ghi hình muốn thể hiện mình là người
6
có tiền, để khoe mình có máy xịn, mình là con nhà giàu có… Những nguyên
nhân trên đều xuất phát từ cách nhìn nhận, tiếp thu, lĩnh hội trong quá trình
học của các em bị sai lệch. Có thể do người truyền đại thiếu hiệu quả hoặc
ảnh hưởng bởi một cá nhân khác.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường do nhiều yếu tố tâm lý của
con trẻ, tâm lý sinh học học sinh, sinh sống, không ưa thì đánh, bị khiêu
khích, đánh vì lý do tình cảm hoặc người khác nhờ đánh.
Thứ hai do cha mẹ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm và phương pháp giáo dục
sai lầm sẽ là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học sinh.
Nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc kể trên của bạn Hoa theo thông
tin từ những người xung quanh, nơi xảy ra án mạng:
“Trưa ngày 18/1, đó là giờ tan học, bỗng có một tốp nữ sinh tụ tập trước
cửa quán nước đối diện, người dân nơi đây nghĩ chúng lại đánh cãi nhau như
mọi khi, chứ ai ngờ sự việc lại nghiêm trọng như vậy. Vì ở trường này chuyện
học sinh đánh nhau ở cổng trường sau giờ tan học xảy ra như cơm bữa. Cách đây
mấy hôm, một nhóm nam sinh cũng đánh nhau gây náo loạn cả khu vực nhưng
chẳng thấy công an, bảo vệ hay thầy cô can ngăn. Vả lại ở cái tuổi này các em
hung hãn và dễ hư hỏng nên gia đình phải quan tâm nhưng vì gia đình khó khăn,
cha mẹ phải lo kiếm miếng ăn, lại nghĩ con mình đã lớn nên không để ý.
Một người dân khác cho hay: học sinh ở khu vực này ngỗ ngược lắm,
chỉ cần mâu thuẫn nhỏ chúng cũng có thể dùng gậy gộc, nắm đấm hành xử
với nhau. Một người khác nữa cho biết thêm: Đã nhiều lần chứng kiến sau giờ
tan học buổi trưa và chiều học sinh của trường Trung tâm Giáo dục Thường
xuyên, thậm chí cả ở nơi khác đến đây tụ tập đánh nhau. Đã có nhiều vụ xô
xát giữa các học sinh nữ với nhau, tuy là con gái nhưng phải nói là các em rất
nghịnh ngợm, đánh bạn rồi quay cả clip để gây sự chú ý của các bạn khác,
cho mình như thế là anh hùng. Vì cái tuổi các em có lớn nhưng chưa có khôn,
nên ở lứa tuổi 15-16 cha mẹ phải theo dõi, kèm cặp đến nơi đến chốn. Sự việc
đáng tiếc xảy ra ở trên có phần lỗi lớn là từ phía gia đình (theo ý kiến của
người kể). Gia cảnh nhà nạn nhân Thân Thị Hồng Hà rất éo le, cha phải đi
làm thuê tận trong Nam, mẹ làm ruộng. Còn Hiền mẹ đi lao động ở nước
ngoài, ở nhà có ba bố con. Từ khi Hiền nhập viện chỉ có mình người cha tất
tật chạy ngược, chạy xuôi chăm sóc, lo lắng cho em.
7
Nguyễn Văn T, hàng xóm cạnh nhà Nguyễn Thị Hoa cho biết: “Bố mẹ Hoa
phải đi phụ hồ, gánh gạch thuê nên ít có thời gian để mắt đến con cái. Gia đình
Hoa có hai chị em, chị gái Hoa đi làm xa, Hoa sống hòa đồng, vui vẻ với người
xung quanh, chưa hỗn láo với ai ở làng xóm. Vì thế khi hay tin Hoa cầm dao tước
đi mạng sống của bạn học và đâm trọng thương một bạn khác, ai cũng sốc”.
Bà T, mẹ Hoa nói trong nghẹn ngào: “Ngay sau khi biết con gây vụ án, vợ
chồng tôi đã đưa con đến công an xã đầu thú và nhờ người đến hỏi thăm, mong
chia sẻ phần nào nỗi đau mất mát đối với gia đình cháu H và Hải. Con dại cái
mang, bây giờ chúng tôi chẳng biết làm sao. Tôi ân hận lắm cũng chỉ vì cuộc sống
khó khăn, vợ chồng mải mê làm ăn không quan tâm đến coi cái. Mới học được
một kỳ, nhưng cháu đã nhiều lần xô xát với bạn bè, bị đánh sưng tím mặt mày,
chúng tôi cũng chủ quan không để ý tới, nghĩ là những hành động nghịch ngợm,
dại dột của tuổi học trò nên không sát sao, dẫn đến cháu có suy nghĩ lệch lạc, hành
xử thiếu suy nghĩ. Giờ chúng tôi có nghĩ được thì đã quá muộn chăng…”.
Giá như không có sự vô cảm!
Ông Phương, Hiệu trưởng trường Trung tâm giáo dục thường xuyên,
nơi Hoa và Hiền đang học tập cho biết: "Hoa và Hiền có lực học trung bình,
hơi nghịch nhưng không phải học sinh cá biệt. Hiền còn được tín nhiệm bầu
làm lớp trưởng.
Riêng Hoa, học kỳ I bị hạ một bậc hạnh kiểm do có xô xát với bạn học
khác dịp đầu năm, song từ đó đến nay chưa có biểu hiện gì. Một điều đáng
buồn mà tôi phải nói thật là, trong khi xảy ra sự việc trên: “Người lớn và cả
các em học sinh có mặt đều không căn ngăn, cũng không có học sinh nào báo
cáo tới Ban giám hiệu nhà trường. Nếu như không có sự vô cảm ấy, chắc
chắn sự việc đã không đi quá xa".
Qua những lời kể trên, ta thấy rõ nguyên nhân là do sự dạy dỗ của gia
đình chưa chu đáo, thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, cha mẹ vô trách
nhiệm với con cái… Phía nhà trường cũng thiếu kỷ luật đối với những trường
hợp đánh nhau trước cổng trường, cơ quan chức năng thiếu cảnh giác dẫn tới
học sinh nơi đây thường xuyên đánh cãi nhau, thỏa sức xô xát và tái diễn bởi
không có sự can ngăn của ai, và nghiêm trọng nhất là sự việc vừa kể trên.
8
Học sinh đánh nhau là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả cả về thể chất
lẫn tinh thần, tâm lý cho các em. Nó không những làm các em lo lắng, đau
khổ nhất thời mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển về tình cảm, xã hội và
thể chất ở học sinh và ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Những học
sinh đánh nhau với bạn nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp thời sẽ hình
thành tính cách hung hăng, hay giận dữ, bốc đồng, thích bạo lực, thiếu kiên
nhẫn và luôn thiếu tôn trọng người khác.
2.2.3. Bình luận, phê phán của cá nhân về khía cạnh bạo lực học đường theo
quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình - tương lai của nhà nước. Mà chốn
học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ đây đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi học sinh hành xử theo kiểu xã hội đen.
Nạn bạo lực học đường đang khiến nhiều người lo ngại. Vấn nạn này
khiến các ngành chức năng hết sức quan tâm, nỗi lo lắng của gia đình và cả
một thế hệ tương lai của đất nước. Với những lý do trên thì việc khẩn trương
đưa ra các giải pháp của các ngành chức năng, nhà trường, gia đình và toàn
thể xã hội vào vấn nạn bạo lực học đường là hết sức cần thiết.
Chúng ta cần nhận diện chính xác vấn đề bạo hành trong nhà trường,
phát hiện và phân tích những nguyên nhân một cách khoa học và khách quan
nhất nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để phòng chống những hành vi
tiêu cực này tái diễn, góp phần xây dựng môi trường thân thiện trong nhà
trường, gia đình và xã hội.
Qua đây tôi phê phán cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc chăm lo con
cái, thiếu quan tâm, tìm hiểu và ràng buộc con cái, dạy dỗ con cái chưa chưa
đến nơi đến chốn. Yêu cầu phía cha mẹ phải quan tâm, chia sẻ, lắng nghe và
dạy bảo con cái chu đáo, tích cực hơn nữa.
Phía nhà trường thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục sát các em,
thiếu quan tâm, can thiệp tới những hành vi tiêu cực của các em và phương
pháp giảng dạy chưa hiệu quả. Để nghị nhà trường xem xét lại và quan tâm
tới các em nhiều hơn nữa, hành xử đúng mực với hành động sai lầm của các
em và thay đổi phương pháp dạy tích cực hơn để tránh các em đi vào lối xe
cũ.
9
3. Kết luận
Bạo hành trong xã hội đang có chiều hướng phức tạp và khó lường
trong xã hội ngày nay ở Việt Nam.
Bạo lực đến từ nhiều hướng và đáng lo ngại, đặc biệt là bạo lực học
đường, nhất là góc trung học phổ thông.
Trên đây là nội dung tình huống có thực kể về bạo lực học đường ở
giới trung học phổ thông. Qua đó tôi muốn gửi gắm tới các em học sinh cần
phải thiết thực trong việc nhìn nhận, tiếp thu một cách tích cực, tránh bị lôi
kéo, dụ dỗ, rủ dê từ bạn bè để đi sai lệch con đường chính nghĩa trong sáng
của mình, cần phải hành xử đúng đắn bình tĩnh trong mọi tình huống để
tránh kết cục bi thảm và đáng tiếc để rồi không phải ân hận như tình huống
trên. Khi mọi sự đã lỡ, dù đã muộn không lấy lại được nhưng ta vẫn phải
bình tĩnh và ăn năn hối lỗi, biết sai để sửa, vấp ngã phải biết tự đứng dậy.
Trên đời không có ai hoàn hảo cả, vì vậy khi lỡ bước sai rồi hãy quay lại và
đi lại con đường đó một lần nữa cho đúng, đó mới là điều đáng học hỏi và tự
hào nhất.
Tục ngữ có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.
Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó
khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược
lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và luôn
hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi, tốt đẹp.
Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất
bại mới có thành công. “Thất bại là mẹ thành công” mang một ngụ ý đó là:
Đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ
dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn, tốt đẹp hơn và tránh đi vào con đường
lạc lối đó thêm một lần nữa.
Nhân đây, tôi muốn cả nhân loại hiểu được tư tưởng đạo đức, lối sống của
Bác Hồ: “Con sông phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo”. Bác muốn nói rằng: Con người cũng như cây cối,
vạn vật. Làm người phải có đạo đức, lương tâm, không có đạo đức, lương tâm thì
dù có tài giỏi mấy cũng không được xã hội công nhận, tôn trọng, noi gương học
10
hỏi. Làm cha mẹ phải gương mẫu, giáo dục con cái theo lối tích cực. Làm thầy,
làm cô phải độ lượng, có đạo đức, nắm được tình hình học sinh để từ đó có
phương pháp dạy phù hợp và tốt nhất. Có như vậy trẻ mới phát huy được điểm tốt
và có lối sống lành mạnh tích cực, tránh những vết xe đổ cũ, tránh đi vào con
đường tội lỗi, để trẻ được học hành đến nơi đến chốn, không phải hối tiếc trước
những gì không đáng có. Để đất nước ta mãi hòa bình, phát triển bền vững, đi lên
xã hội chủ nghĩa, xứng đáng vói ông cha ta đổ mồ hôi, nước mắt để lại.
Non sông Việt Nam có trẻ nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
được vẻ vang sánh vai với cường quốc năm châu được hay không chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình
Để gìn giữ hòa bình
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh
4. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tài liệu Thơ ca của Hồ Chí Minh.
- Mạng Internet.
- Kết hợp sự hiểu biết tìm tòi của bản thân với bạn bè và cô giảng dạy
trong quá trình học.
5. Cam kết
Đây là cuốn tiểu luận do chính bản thân em sưu tầm và bình luận lại.
Không sao chép, nhờ người viết hộ. Nếu sai em xin nhận điểm 0.
Ký tên
11