TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ
THANH NIÊN
THÀNH VIÊN NHÓM :
1. NGUYỄN VĂN ĐÔNG
2. NGUYỄN VĂN HÙNG
3. TRƯƠNG THANH TÙNG
4. PHAN THỊ KIỀU OANH
5. BÙI VĂN HIẾU
6. NGUYỄN QUANG TÀI
7. BÙI THỊ PHƯỢNG
8. LÊ QUANG VINH
GVBM : LÊ VĂN HÙNG
THÁNG 3/2013
DANH SÁCH NHÓM
HỌ TÊN
MSSV
ĐÁNH GIÁ
NGUYỄN VĂN ĐÔNG
11358001
A
NGUYỄN VĂN HÙNG
11145081
A
TRƯƠNG THANH TÙNG
11064871
A
PHAN THỊ KIỀU OANH
11351551
A
BÙI VĂN HIẾU
11066841
A
LÊ QUANG VINH
11313641
A
BÙI THỊ PHƯỢNG
11234531
B
NGUYỄN PHƯƠNG TÀI
12087381
B
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………… 3
NỘI DUNG………………………………………………………… 4
I. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH………………… 4
II. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THANH
NIÊN……………………………………………………… 4
1.VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH……………… 5
2.VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THANH NIÊN TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH……………………………………… 6
3.GIÁO DỤC THANH NIÊN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH………………………………………………………… 8
4.GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH
NIÊN……………………………………………………………16
5.PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THANH NIÊN TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH…………………………… 19
KẾT LUẬN………………………………………………………… 22
BÁO CÁO CÔNG TÁC ĐOÀN PHƯỜNG ĐÔNG HƯNG
THUẬN 2012 ……………………………………………………… 23
Page | 3
LỜI MỞ ĐẦU
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên
nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc quan trọng của đất nước. Trong
quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh
niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng => công tác thanh
niên là vấn đề sống còn của dân tộc.
Vì thế công tác giáo dục thanh niên là vô cùng quan trọng, và nhóm
chúng em quyết định tìm hiểu về những chủ trương của nhà nước về thanh –
cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên để có thể hiểu thêm về thanh
niên trong tư tưởng của Bác, hiểu thêm về Bác, và sự quan tâm của Bác đối
với thanh niên, và thanh niên cần có những phẩm chất gì, cần chuẩn bị gì để
có thể là lực lượng nồng cốt của đất nước trong tương lai.
Page | 4
NỘI DUNG
I – KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả
của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí
tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng
Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.
II – NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ THANH NIÊN :
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố
quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu
trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian
khổ, sức khỏe và sáng tạo. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta
luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực
Page | 5
lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là
đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của
dân tộc.
Có thể khẳng định rằng, nhất quán trong tư tưởng và chính sách
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự quan tâm đặc biệt đến các "công việc đối
với con người", là sự quan tâm đặc biệt đối với việc giáo dục, bồi dưỡng
con người, trong đó, việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ thanh niên chiếm
một vị trí quan trọng. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công
tác giáo dục thanh niên được thể hiện trên các mặt sau:
Ủ Ư
ƯỞ Ồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng : "tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc
đời", tuổi trẻ (thanh niên) là lực lượng quyết định vận mệnh của dân tộc
và sự phát triển của đất nước.
Người sớm phát hiện được và tin tưởng ở tiềm năng, sức mạnh to
lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh cách mạng và sự phát triển xã
hội.
Người nhận thấy tuổi trẻ Việt Nam là lực lượng đông đảo, hùng
hậu, dũng cảm, có những ưu thế nổi trội: trẻ, khoẻ, chiếm số đông trong
xã hội, hăng hái nhiệt tình, nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới. Thế hệ trẻ
tiêu biểu cho sức sống, sức phát triển của dân tộc, nếu được chăm sóc,
Page | 6
rèn luyện có thể đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc.
Người còn chỉ ra rằng : chỉ có thể dành độc lập dân tộc khi giác ngộ
được quần chúng nhân dân, mà trước hết là thức tỉnh, giác ngộ thanh
niên, hướng cuộc đấu tranh của họ đi đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản,
từ đó thức tỉnh dân tộc - trước đó với tư tưởng này - nhà yêu nước
Phan Bội Châu cũng đã đề xướng và thực hiện, nhưng cái con đường mà
nhà cách mạng tiền bối hướng cho họ đi không phải là con đường cách
mạng vô sản .
Người cũng chỉ rõ, hạt nhân để tập hợp thanh niên, giáo dục thanh
niên là Đoàn thanh niên Cộng sản, vì thế Người rất quan tâm đến việc
thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản. Và chỉ một năm sau khi Đảng
Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) ra đời, Đoàn thanh niên Cộng sản đã
được thành lập vào ngày (26/03/1931) .
Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đoàn
thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dìu dắt
nhi đồng". Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Đoàn thanh niên cần phải
thường xuyên quan tâm công tác xây dựng Đoàn vững mạnh, Đoàn phải
tìm ra nhiều phương thức hoạt động để tổ chức, tập hợp rộng rãi thanh
niên. Đảng phải chăm lo giáo dục cho họ, đào tạo họ trở thành người kế
thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ủ Ụ
Ư ƯỞ Ồ
Tin tưởng vào bản chất và sức mạnh của thanh niên nhưng phải
giáo dục họ để trở thành lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng.
Page | 7
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thanh niên phải được giáo dục vừa
"hồng", vừa "chuyên" - một tư tưởng hết sức ngắn gọn nhưng cũng hết
sức đầy. Bồi dưỡng thế hệ thanh niên là công việc hết sức công phu và
bền bỉ, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Hơn một tháng sau khi dành được chính quyền, Bác Hồ đã yêu cầu
Chính phủ thực hiện cấp tốc việc nâng cao dân trí, xem diệt “giặc dốt”
cũng cấp bách như “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Bồi dưỡng thế hệ
thanh niên là công việc hết sức công phu và bền bỉ,là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân.
Thanh niên phải được giáo dục một cách toàn diện. Bác yêu cầu:
"Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách
mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất".
Bác đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, xem đó là cái nền tảng
của con người cách mạng.
Tiếp đến là giáo dục lý tưởng cách mạng. "Những người Cộng
sản chúng ta không được một phút nào quên được lý tưởng cao cả của
mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội
hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới".
Bác chỉ rõ, giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ tức là phải dạy cho
họ biết yêu nước thương nòi, biết tự lực tự cường, không chịu thua
kém ai - làm cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - xây dựng niềm tin ở
Page | 8
tương lai của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng - giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin
Bác căn dặn: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có máy móc, có kỹ
thuật, có văn hoá thanh niên phải học và học cho giỏi". và yêu cầu nhà
trường trong khi giảng dạy phải coi trọng các môn khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội, các môn kỹ thuật để có kiến thức toàn diện tham gia
vào sự nghiệp xây dựng nước nhà. Phải giáo dục thế hệ trẻ tình yêu lao
động, quý trọng người lao động, có thái độ trân trọng đối với người lao
động.
Ụ Ư ƯỞ
Ồ
Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Người
thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước
nhà.
Để phát huy vai trò và sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành
giáo dục thanh niên một cách toàn diện và chu đáo. Hiểu sâu sắc tầm
quan trọng của vấn đề này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, Bác đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ.
Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước Bác đã lập ra tổ chức
Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội – để tập hợp, giáo dục
và giác ngộ cách mạng cho thanh niên .
Page | 9
Trong "Di chúc” thiêng liêng, Bác còn ân cần căn dặn: "Đoàn viên
và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây đựng
chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
Trong số những vấn đề cần giáo dục cho thanh niên, Hồ Chí Minh
đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước. – ta có thể thấy
được qua “năm điều Bác Hồ dạy” thiếu niên và nhi đồng, điều thứ nhất
là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào", đối với thanh niên, "Trước hết phải yêu
Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần
quốc tế đúng đắn”.
Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta
đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã trong lịch sử. Nó được hun
đúc từ bao đời và đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt
Nam. Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, tinh thần ấy cần được đề cao
Page | 10
và khơi dậy một cách mạnh mẽ để đưa chúng ta vượt qua đói nghèo, tụt
hậu.
Trong công cuộc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước, Hồ
Chí Minh nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện - "Nhà nước
chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục".
Một con người có trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là
một người chủ xứng đáng của đất nước, của Tổ quốc.
Vấn đề giáo dục toàn diện là một vấn đề hết sức quan trọng. Theo
Bác thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy, ngay từ hiện
tại, "… thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải
ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và
thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa…".
Đúng như tư tưởng của Bác, để hoàn thành tốt vai trò người chủ nước
nhà, thanh niên phải được giáo dục, đào tạo một cách chu đáo, phải
được chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết nhất. Trước hết, họ phải
là những con người gương mẫu về đạo đức, có ý thức đạo đức hoàn
thiện, đầy đủ, đồng thời, có thể chất cường tráng, mạnh mẽ. Đặc biệt, họ
phải là những người có trí tuệ cao, thông minh, sáng tạo, có ý chí khám
phá, tìm tòi "dám nghĩ, dám làm", biết vận dụng những thành quả của
khoa học - công nghệ hiện đại vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc.
Để trở thành những con người phát triển hài hoà và toàn diện, con
đường duy nhất của thanh niên là không ngừng ra sức phấn đấu, rèn
Page | 11
luyện, học tập trên tất cả các lĩnh vực, "phải ra sức học tập chính trị, kỹ
thuật, văn hoá, phải thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa".
Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng
cho thế hệ trẻ. Người chỉ rõ: "Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo
đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với
Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.
Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: "Đâu cần thanh
niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng
thụ sau mọi người".
Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công,
không tự phụ.
Được ví như mùa xuân của xã hội, nhiệm vụ của thanh thiếu niên
không chỉ là học tập, rèn luyện, mà còn phải biết cống hiến và hy sinh.
Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ bảo: "Nhiệm vụ của thanh niên không
phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì
cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn?
Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?". Lời nói của
Bác tuy giản dị mà thật sâu sắc biết bao.
Ngày nay, còn nhiều bạn trẻ đang mải mê theo đuổi những giá trị
vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao
của mình đối với Tổ quốc, với non sông đất nước. Thói quen đua đòi,
hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đang
Page | 12
làm hư hỏng một số thanh, thiếu niên vốn không tự giác học tập, rèn
luyện. Họ đang sa vào một cuộc sống thiếu lý tưởng, không có niềm tin,
không có sự định hướng một cách đúng đắn. Không có lý tưởng cao cả
để phấn đấu, cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, tầm thường, thậm
chí vô nghĩa. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
gia tăng những hiện tượng rất đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay, như
đua xe máy, nghiện ngập ma túy…
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh niên cần phải có tinh thần và
gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt
mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng". Dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào, người thanh niên cũng phải sống xứng đáng với truyền thống
vẻ vang của dân tộc.
Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, đất nước đang đứng
trước những thời cơ và những thử thách lớn lao, hơn bao giờ hết, vai trò
và trách nhiệm của thanh niên, của tuổi trẻ lại càng vinh dự và nặng nề.
Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm trong tay thế hệ trẻ.
“Chúng ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?
Chúng ta có thể đi tắt, đón đầu thời đại được hay không? Chúng ta có thể
vượt ra khỏi đói nghèo, tụt hậu để trở thành một quốc gia giàu có, vững
mạnh, phát triển về mọi mặt được hay không?” - Tất cả đang trông chờ
vào ý chí, nghị lực và bản lĩnh của tuổi trẻ, tất cả đang được quyết định
bởi những việc làm, những hành động cụ thể của tuổi trẻ hôm nay.
Chúng ta không thể quên lời căn dặn thiết tha của Người: "Thanh
niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách
Page | 13
nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ
nghĩa cá nhân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin lớn vào thế hệ trẻ, quan tâm đặc
biệt đến sự phát triển toàn diện của họ, trong đó có sự phát triển về thể
chất. Người đã nêu một tấm gương sáng về rèn luyện thể dục, thể thao,
đồng thời kêu gọi mọi người, nhất là thanh niên, phải thường xuyên rèn
luyện sức khoẻ, coi đó là trách nhiệm và bổn phận của thanh niên. Họ
cần có những hoạt động vui chơi lành mạnh: "Thanh niên phải chuyên
tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành
mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên”.
Rõ ràng, trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc nhở đó của Bác có ý
nghĩa rất quan trọng. Có lẽ, một phần do thiếu những sân chơi lành
mạnh, bổ ích mà không ít bạn trẻ đã và đang lao vào những trò chơi dại
dột, vô cùng nguy hiểm, như đua xe trái phép, cá độ bóng đá, cờ bạc,
nghiện ngập, hút xách. Hoặc có không ít nam nữ thanh niên mải mê truy
tìm những cảm giác xa lạ trên sàn nhảy, vũ trường với đủ các loại thuốc
kích thích. Vui chơi, giải trí là điều không thể thiếu được đối với lứa tuổi
thanh niên, song các hoạt động đó phải mang tính giáo dục, tính văn hoá
và lành mạnh. Vui chơi để có thêm niềm tin và ý chí trong học tập, rèn
luyện. Hổ Chí Minh đã từng nhắc nhở: "Trong vui chơi cũng có giáo dục.
Cần có những thú vui chơi văn hoá, thể dục có tính chất tập thể và quần
chúng".
Để giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh rất chú trọng tới vai trò của
nhà trường, của ngành giáo dục - đào tạo. Có thể nói, trường học là môi
Page | 14
trường thuận lợi nhất để giáo dục thanh niên trên mọi phương diện. Nhà
trường là nơi tuổi trẻ tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm để
chuẩn bị bước vào đời, trau dồi đạo đức ý chí, luyện rèn những phẩm
chất cần thiết cho một tương lai tươi sáng. Trong Đời sống mới, Hồ Chí
Minh đã nhấn mạnh vai trò của nhà trường trong chế độ mới: "Cốt nhất
là phải dạy học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập
tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ"
Hiện nay, do cơ chế, chính sách chưa thực sự hoàn thiện, đồng bộ
nên trong bản thân các trường học, các cơ quan, bộ phận của ngành giáo
dục - đào tạo vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Những căn bệnh
phổ biến, như "bệnh thành tích", hiện tượng tiêu cực, bất công, gian lận
trong thi cử, ngồi "nhầm" chỗ, "nhầm" lớp… vẫn chưa được khắc phục
một cách triệt để. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta càng phải quán
triệt tư tưởng có tính chỉ đạo của Hồ Chí Minh: dù khó khăn đến đâu
cũng phải quyết tâm dạy thật tốt, học thật tốt.
Bên cạnh trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh cũng có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục, bồi dưỡng thanh
niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức cách mạng
do chính Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, rèn luyện, là
đội ngũ của những người thanh niên Việt Nam ưu tú.
Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Đây vừa là tổ chức, vừa là môi trường cho người
thanh niên yêu nước rèn luyện và cống hiến. Để phát huy vai trò của tuổi
Page | 15
trẻ, Hồ Chí Minh căn dặn: "Trung ương Đoàn cần phải tăng cường hơn
nữa việc giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ giai cấp và đạo đức cách
mạng cho đoàn viên và thanh niên". Trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc
nhủ đó của Người lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh biết bao xương máu cho
dân tộc được độc lập và tự do, cho Tổ quốc được hòa bình thống nhất,
cho lãnh thổ Việt Nam được vẹn toàn. Trong hai cuộc kháng chiến
trường kỳ chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam nói
chung và thanh niên Việt Nam nói riêng đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý
chí kiên cường, bất khuất, thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu sống cuộc đời nô lệ.
Con người Việt Nam vĩ đại nhất, tiêu biểu nhất cho tinh thần và ý chí đó
chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là nhà ái quốc vĩ đại, cuộc đời cao cả của
Người chính là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo và
học tập.
Việc giáo dục tuổi trẻ thông qua những tấm gương cách mạng là
một vấn đề hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh là người rất thấu hiểu điều
này và Người đã từng nhắc nhở: "Có số thanh niên tưởng xây dựng chủ
nghĩa xã hội ngày nay là trên trời rơi xuống, không biết sự gian nan, cực
khổ cũ. Các đồng chí già phải kể lại cho họ nghe. Đó là một cách giáo dục
thanh niên".
Đối với những tấm gương anh hùng cách mạng, với những chiến
công của các anh hùng dũng sĩ đã lập nên trong công cuộc cứu nước và
giữ nước, Người căn dặn: "Chúng ta phải ghi chép và thường nhắc lại
Page | 16
những sự tích ấy… để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên
quyết quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương
lai tươi sáng của Tổ quốc".
Người thanh niên có giáo dục phải là người "Uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đạo lý này được lưu giữ từ nghìn đời
nay và đã trở thành một lẽ sống quý báu của dân tộc ta. Với những anh
hùng liệt sĩ đã cống hiến máu xương mình cho Tổ quốc, chúng ta phải
đời đời ghi nhớ công ơn của họ.
Trong “Di chúc", Bác căn dặn: "Đối với các liệt sĩ mỗi địa phương
(thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh
anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân
dân ta". Những tư tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục
thanh niên sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử của dân tộc
Việt Nam. Trong bối cảnh thời đại và quốc tế ngày nay, những tư tưởng
đó lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Thấm nhuần và quán triệt một
cách sâu sắc những lời dạy đó sẽ giúp thanh niên có thêm niềm tin và
sức mạnh. Đó cũng là biểu hiện sinh động của phong trào toàn dân,
trong đó có thanh niên "sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương
Bác Hồ vĩ đại".
Ụ Ạ Ứ Ạ
Page | 17
Có đạo đức cách mạng thì mỗi thanh niên có thể tự phấn đấu hoàn
thiện mình, hình thành năng lực để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang. Vì vậy, đạo đức cách mạng là nền tảng vững chắc để thanh niên
hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình. Trong 5 điểm Bác dạy thanh
niên và 5 điều Bác dạy thiếu nhi, đều toát lên một sự quan tâm đặc biệt
sâu sắc về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Người đã nêu lên
những nội dung cụ thể về giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
thanh niên như sau: ” Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc, với Đảng và hiếu với nhân dân” .
Khi nói tới giáo dục đạo đức cách mạng, vấn đề quan trọng hàng
đầu được Hồ Chí Minh quan tâm là làm cho thanh niên nhận thức được
rằng: đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với
Đảng và hiếu với nhân dân. Bác còn nói thêm : “ Tuy Khổng Tử là
phong kiến và trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng,
song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Trung, hiếu là khái
niệm quan trọng mà Nho giáo đưa ra. Nhưng trung, hiếu của Nho giáo chỉ
Page | 18
bó hẹp trong phạm vi hết lòng thờ vua, thờ cha mẹ trong bất kỳ điều kiện
nào”.
Bác cũng sử dụng khái niệm trung, hiếu, nhưng được nâng cao,
phát triển mang tính giai cấp sâu sắc để giáo dục thanh niên. Đó là lòng
trung với Tổ quốc, với Đảng và hiếu với nhân dân. Muốn có lòng trung
với nước phải giáo dục cho thanh niên tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu
sắc.
Về nội dung này, Bác nói rất rõ: “ yêu Tổ quốc là cái gì trái với
quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại “. Tư tưởng quán
xuyến của Bác là Tổ quốc luôn gắn liền với nhân dân, yêu nước hay
trung với nước là làm sao cho “dân giàu, nước mạnh” - khái niệm hết sức
thiết tha, gần gũi mà Hồ Chí Minh đã đưa ra rất sớm từ sau khi miền Bắc
nước ta được hoàn toàn giải phóng.
Trung với Đảng, theo Bác là phải giáo dục cho thanh niên có được
những đức tính trung thực, ngay thẳng, không tà dâm, không làm
việc bậy. Ngoài lợi ích của Đảng không có lợi ích riêng. Lúc được giao
việc thì bất kỳ to nhỏ đều ra sức làm cẩn thận, có hiệu quả, và phải biết
làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng. Đó là những nội dung hết sức
sinh động, cụ thể vừa là thước đo, vừa là chỉ dẫn không chỉ riêng đối với
thanh niên, mà còn cho tất cả những ai tự nguyện chiến đấu dưới ngọn
cờ của Tổ quốc, của Đảng.
"Những người Cộng sản chúng ta không được một phút nào quên
được lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc
Page | 19
lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên
toàn thế giới" - giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ tức là phải dạy cho họ
biết yêu nước thương nòi, biết tự lực tự cường, không chịu thua kém ai;
làm cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; xây dựng niềm tin ở tương lai
của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; giáo dục chủ nghĩa
Mác - Lênin
Người căn dặn: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có máy móc, có kỹ
thuật, có văn hoá thanh niên phải học và học cho giỏi". Hồ Chí Minh
yêu cầu nhà trường trong khi giảng dạy phải coi trọng các môn khoa học
tự nhiên, khoa học xã hội, các môn kỹ thuật để có kiến thức toàn diện
tham gia vào sự nghiệp xây dựng nước nhà. Phải giáo dục thế hệ trẻ tình
yêu lao động, quý trọng người lao động, có thái độ trân trọng đối với
người lao động.
ƯƠ Ụ
Ư ƯỞ Ồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, học phải đi đôi với hành, giáo dục
gắn liền với xã hội. Học để hành, để phục vụ cuộc sống. Người phê phán
lối học vẹt. Học phải có suy nghĩ, thực hành, thí nghiệm. Giáo dục thanh
niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu
tranh của xã hội -"Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó
do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển cũng cố. Cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" .
Page | 20
Bác cũng luôn đánh giá cao vai trò của gia đình trong việc giáo
dục thanh và coi việc giáo dục thanh niên là cả một khoa học. Người
nói: "Óc của người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm
xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ" – ý là giáo dục thanh niên
phải có nội dung, chương trình phù hợp.
Bác đã chỉ rõ những nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ đối với mỗi cấp
học. Đối với thanh niên, Người yêu cầu phải tự giác, tự động "cần phải
làm đầu tàu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Đâu Đảng
cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên".
Bác nghiêm túc chỉ rõ bệnh ham chuộng hình thức, thiếu thực
tế, bệnh cá nhân, anh hùng của thanh niên - Trích 2 câu nói của Bác :
"Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh
hoạt riêng của mình Chống thói quen xem khinh lao động, nhất là lao
động chân tay. Chống lười biếng xa xỉ. Chống cách sinh hoạt uỷ mị. Chống
kiêu ngạo, giả dối khoe khoang".
"Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một
anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng
những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa.
Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng
không lợi ích gì cho người".
Bác cho rằng: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục
lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng
các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” - Lấy
Page | 21
những người tốt làm gương để học hỏi và phấn đấu để phát triển cho
chính bản thân mình cũng như đất nước .
Để động viên khuyến khích những việc làm tốt của thanh niên,
Bác Hồ đã gửi hàng ngàn huy hiệu, viết và trả lời hàng ngàn bức thư,
tiếp hàng ngàn thanh, thiếu nhi tiêu biểu cho những gương người tốt
việc tốt. - các anh hùng, dũng sĩ ngoài mặt trận, những tấm gương cứu
bạn, hành động dũng cảm, đến những việc làm tốt như chăm sóc trâu bò
của hợp tác xã, nhặt được của rơi trả lại
Đồng thời, Bác còn nhắc nhở thanh niên luôn luôn trân trọng, lắng
nghe, tìm hiểu, suy ngẫm các gương tốt, ý hay của nhân dân - “Dân mình
rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần
mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi” .
Hồ Chí Minh còn đòi hỏi những người lớn tuổi phải là tấm gương
và có trách nhiệm dìu dắt, giúp đỡ thanh niên: “Các đồng chí già là rất
quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí
trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ”. Bác nhắc nhở và
kêu gọi cán bộ Đoàn cần nêu cao tấm gương của bản thân mình cho
thanh niên lớp sau học tập.
Bác chỉ ra lý tưởng độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội
đã trở thành niềm tin, lẽ sống của nhiều thế hệ kế tục nhau và luôn
nhắc nhở phải giáo dục cho thanh niên nhận thức đúng và hiểu sâu sắc
rằng : “vì lý tưởng cao đẹp ấy, mà biết bao chiến sĩ cộng sản, biết bao
người con yêu quý của giai cấp công nhân và của dân tộc đã hy sinh, biết
bao lớp tuổi thanh niên đã lên đường chiến đấu. Con đường đi đến lý
tưởng cao đẹp là con đường phải đổ nhiều mồ hôi, xương máu, nhưng
cũng đầy vinh quang và sự tích anh hùng. Có giác ngộ lý tưởng cách
Page | 22
mạng, thanh niên mới đảm đương được sứ mệnh đưa lá cờ bách chiến,
bách thắng của Đảng và của dân tộc đến thắng lợi cuối cùng”.
Đó là phương pháp giáo dục cơ bản vừa mang tính khoa học
và tính thực tiễn do chính Hồ Chí Minh đề xướng.
Qua đó cũng cho chúng ta thấy được niềm tin yêu và sự lạc quan
của Bác đối với thanh niên .
KẾT LUẬN
- Có thể nói rằng, giáo dục lý tưởng và giáo dục đạo đức cách
mạng cho thanh niên là một nội dung cốt lõi nhất trong tư tưởng Hồ
Chí Minh
- Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ
tương lai của nước nhà.
- Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo
đức cách mạng cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ
thành người làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là
khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp. Nghĩa là đào tạo họ trở thành
những con người vừa hồng, vừa chuyên.
- Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là đội
quân chủ lực của cách mạng.
- Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục thanh
niên là một hệ thống hoàn chỉnh. Những quan điểm đó thể hiện một sự
Page | 23
quan tâm đặc biệt đối với thanh niên, thể hiện một tầm nhìn chiến lược
đối với lực lượng quan trọng này.
- Có thể khẳng định rằng, giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên
theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm đặc biệt quan trọng và có tác
dụng sâu xa ngay đến bối cảnh ngày nay - nó tiếp thêm nguồn sức mạnh,
trí sáng tạo cho hàng triệu thanh niên đang ngày đêm chiến đấu, lao
động, cống hiến trên mọi lĩnh vực vì sự vững bền của đất nước, cho sự
thăng hoa của dân tộc, cho dáng đứng Việt Nam tạc sâu vào thiên niên
kỷ. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để chống lại những thế lực ngoại xâm và
bảo vệ chủ quyền biển đảo .
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TP. HỒ CHÍ MINH – QUẬN 12
BCH ĐOÀN PHƯỜNG ĐÔNG HƯNG THUẬN
Số : /BC – ĐTN Đông Hưng Thuận, ngày 30 tháng 10 năm 2012
BÁO CÁO
CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI
NĂM 2012
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
Phường Đông Hưng Thuận là đơn vị đang trên đà đô thị hóa.
Toàn phường có 8 khu phố với 105 tổ dân phố. Hoạt động Đoàn và
Page | 24
phong trào thanh thiếu nhi đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước
khẳng định được vai trò của mình trong việc phát triển tổ chức Đoàn
góp phần không nhỏ trong việc củng cố niềm tin giữa các tầng lớp nhân
dân đối với phong trào thanh niên.
1. Thuận lợi:
- Tổ chức thanh niên phát huy tính xung kích, tình nguyện, nhận
được nhiều hơn sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền giúp
thanh niên phát triển toàn diện.
- Sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng ủy – UBND, sự ủng hộ của các
Ban, Ngành, Đoàn thể là nguồn động viên rất lớn cho tổ chức Đoàn, luôn
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi
của chính quyền các cấp.
2. Khó khăn:
Sự biến động của đoàn viên ảnh hưởng đến công tác tập hợp của
tổ chức Đoàn.
Với sự cố gắng và nỗ lực chung của tập thể các cấp bộ Đoàn, hoạt
động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi phường Đông Hưng Thuận đã
đạt được những kết quả như sau:
B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN :
I. CÔNG TÁC GIÁO DỤC:
1. Giáo dục chính trị tư tưởng:
Trong năm 2012, Đoàn phường đã tổ chức được 03 đợt sinh hoạt
chủ điểm cấp phường đồng thời chỉ đạo cho các chi đoàn tổ chức sinh
hoạt kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(3/2/1930 – 3/2/2012), chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày