Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

báo cáo khoa học 'nghiên cứu phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động (đtdđ)'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.68 KB, 8 trang )


NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG (ĐTDĐ)

PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Bộ môn Kinh tế Bưu chính Viễn thông
Khoa Kinh tế Vận tải
Trường Đại học Giao thông Vận tải
ThS. TRẦN XUÂN THÁI
Ban Kế hoạch Tập đoàn BCVT Việt Nam

Tóm tắt: Năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động là một vấn đề phức tạp, do cách
hiểu về năng lực cạnh tranh có nhiều quan điểm khác nhau. Vì vậy, để đánh giá năng lực cạnh
tranh cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu về
phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ di động thông qua chỉ số năng lực cạnh
tranh.

Summary: Competitive capacity in mobile phone services is a complicated issue since
the term itself is comprehended differently, resulting in different viewpoints on the capacity
assessment. In this article we would introduce a method of assessing mobile phone competitive
capacity by means of competitive capacity indicators.



CT 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, thị trường dịch vụ ĐTDĐ ở Việt Nam phát triển rất nhanh. Với
chính sách mở cửa, khuyến khích cạnh tranh của Nhà nước, trên thị trường đã xuất hiện nhiều
nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ mới, cạnh tranh gay gắt với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
nam, khiến cho thị phần của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) bị chia sẻ đáng
kể. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, thị trường viễn thông nói


chung và thị trường dịch vụ ĐTDĐ nói riêng sẽ ngày càng sôi động hơn, VNPT sẽ phải đối mặt
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn không chỉ với các đối thủ trong nước mà còn với các
đối thủ nước ngoài . Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh mới,
VNPT cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và đặc biệt là nâng cao
năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ - dịch vụ chủ lực của VNPT.
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
2.1 Dịch vụ điện thoại di động
Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008


Dịch vụ ĐTDĐ là dịch vụ thông tin vô tuyến hai chiều cho phép thuê bao đăng ký sử dụng
dịch vụ có thể sử dụng các loại hình dịch vụ thoại và phi thoại trong phạm vi vùng phủ sóng của
nhà cung cấp dịch vụ. Các đặc điểm chính của dịch vụ ĐTDĐ là:
- Dịch vụ ĐTDĐ là loại sản phẩm tiêu dùng một lần.
- Dịch vụ ĐTDĐ mang lại hiệu quả thông tin liên lạc tới mọi nơi, mọi lúc; có tính bảo mật
cao vì thông tin trong lúc truyền đi đã được mã hoá.
- Dịch vụ ĐTDĐ được tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra nó.
- Giá thành sản xuất ra một đơn vị giá trị sử dụng của dịch vụ ĐTDĐ rất khác nhau ở
những vùng khác nhau.
- Dịch vụ ĐTDĐ là có tính chất kinh tế mạng và tính hai chiều. Do tính chất hai chiều và
tính kinh tế mạng nói trên, phát triển thuê bao là yếu tố quan trọng bậc nhất trong kinh doanh
dịch vụ ĐTDĐ.
2.2 Năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ
2.2.1 Khái niệm
Mặc dù thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được nhắc đến nhiều, nhưng để có một khái
niệm cụ thể về nó thì đây là vấn đề gây nhiều tranh luận.
Năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ của doanh nghiệp là khả năng dịch vụ ĐTDĐ của
doanh nghiệp đó được sử dụng được nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều doanh
nghiệp cùng cung cấp dịch vụ ĐTDĐ.
CT 2

Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ cũng tương tự như các chỉ
tiêu đo lường năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ nói chung, bao gồm: sản lượng,
doanh thu, lợi nhuận và thị phần.
Ngoài ra, do dịch vụ ĐTDĐ có đặc điểm là: phát triển thuê bao là yếu tố quan trọng bậc
nhất trong kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ (như đã nêu trong nội dung đặc điểm dịch vụ ĐTDĐ), nên
ngoài các chỉ tiêu nêu trên, còn sử dụng chỉ tiêu thuê bao để đo lường năng lực cạnh tranh dịch
vụ ĐTDĐ và đối với chỉ tiêu thị phần: sử dụng chỉ tiêu thị phần theo thuê bao.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ điện thoại di động
a. Các yếu tố bên ngoài
1. Môi trường quốc tế
- Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
- Xu hướng phát triển công nghệ điện thoại di động
- Xu hướng phát triển dịch vụ di động.
+ Xu hướng phát triển các dịch vụ thông tin đa phương tiện
Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008


+ Xu hướng liên kết di động và Internet
Xu hướng liên mạng di động - Internet sẽ phát triển mạnh trong tương lai khi mà thị trường
ngày càng nhiều người sử dụng ĐTDĐ và Internet.
2. Môi trường kinh tế quốc dân
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố văn hoá xã hội
- Yếu tố dân số
- Yếu tố chính trị và pháp luật
3. Môi trường cạnh tranh
Theo giáo sư Michael E.Porter môi trường cạnh tranh ngành bao gồm 5 yếu tố cơ bản: đối
thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung cấp và các dịch vụ thay
thế.
b. Các yếu tố bên trong

- Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của các nhà
khai thác. Chất lượng dịch vụ được xác định bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng. Chỉ tiêu
định tính thể hiện ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là những cảm nhận của khách hàng về
dịch vụ nhận được. Còn các chỉ tiêu định lượng được thể hiện bằng số liệu cụ thể.
CT 2
- Giá cước
Giá cước là yếu tố quan trọng thứ hai của năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động sau yếu
tố chất lượng.
- Tính độc đáo của dịch vụ
Dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) tạo ra những sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, nó
có ảnh hưởng tác động lớn tới tâm lý và quyết định lựa chọn nhà khai thác của khách hàng.
- Thời gian cung cấp dịch vụ
Khi dịch vụ có chất lượng tốt, giá hợp lý thì thời gian cung cấp dịch vụ nhanh là yếu tố
quan trọng để thu hút khách hàng.
- Năng lực mạng lưới
Để cung cấp dịch vụ kịp thời, các yếu tố năng lực mạng lưới phải có độ tin cậy cao, không
xảy ra trục trặc trong quá trình sử dụng.
- Quy trình cung cấp dịch vụ
Quy trình cung cấp dịch vụ rõ ràng, thủ tục đơn giản sẽ giúp cho doanh nghiệp cung cấp
Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008


dịch vụ có thể đưa dịch vụ đến cho khách hàng nhanh hơn.
- Kênh phân phối
Xây dựng các kênh phân phối nhằm góp phần chiếm lĩnh nhanh thị trường, đáp ứng nhanh
nhu cầu của khách hàng.
- Hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Các hoạt động xúc tiến sẽ thông báo cho khách hàng sự có mặt của dịch vụ trên thị trường,
thu hút khách hàng chú ý đến dịch vụ, thuyết phục họ về các ưu việt của dịch vụ so với các dịch

vụ cạnh tranh, xây dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp về dịch vụ trong mắt người tiêu
dùng, nhắc họ nhớ đến dịch vụ khi có nhu cầu và kích thích khách hàng mua hàng.
- Chăm sóc khách hàng
Chất lượng công tác chăm sóc khách hàng là một trong trong nhưng yếu tố quan trọng cấu
thành năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ nó quyết định đến sự trung thành của khách hàng đối
với nhà cung cấp.
2.3 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động
Để đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động chúng tôi đề xuất phương pháp
đánh giá bằng cách xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh.
Việc xác định chỉ số năng lực cạnh tranh được thực hiện theo các bước sau:
- Bước1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ và được tập
hợp thành 2 nhóm yếu tố như trên đã phân tích: các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong và
liệt kê chi tiết các yếu tố nằm trong các nhóm đó.
CT 2
- Bước 2: Xác định điểm tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Trong bước này cần xác
định các tiêu chí đánh giá và cho điểm các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã nêu
ở bước 1. Cho điểm theo 5 mức (4 điểm đến 0 điểm) tương ứng với 5 mức độ của tiêu chuẩn
đánh giá đề ra, cụ thể mức 1 – 4 điểm; mức 2 – 3 điểm; mức 3 – 2 điểm; mức 4 -1 điểm; mức 5
– 0 điểm.
- Bước 3: Xác định trọng số ảnh hưởng của các yếu tố. Việc xác định này sẽ phụ thuộc
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Thông thường có 3 nấc
trọng số là: ảnh hưởng rất lớn (3 điểm), có ảnh hưởng (2 điểm) và ảnh hưởng không đáng kể (1
điểm). Việc xác định trọng số này cần căn cứ vào đặc điểm của ngành viễn thông nói chung và
dịch vụ ĐTDĐ nói riêng, đặc điểm thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp.




Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008



Kết quả của 3 bước trên được thể hiện ở bảng 1.1.
Thang điểm xếp hạng TT Các yếu tố Điểm
trọng
số (Pi)
Tiêu chí
đánh giá
Mức 1
(4 điểm)
Mức 2
(3 điểm)
Mức 3
(2 điểm)
Mức 4
(1 điểm)
I. Các yếu tố
bên ngoài

1 Các yếu tố
môi trường
quốc tế

1.1 Xu hướng
toàn cầu
hóa và hội
nhập kinh
tế quốc tế
1 Mức độ ảnh
hưởng đến
phát triển

dịch vụ
Rất
thuận lợi
Khá
thuận lợi
Thuận
lợi
Bất lợi
1.2 Xu hướng
phát triển
công nghệ
di động
1 -nt- Rất
thuận lợi
Khá
thuận lợi
Thuận
lợi
Bất lợi
1.3 Xu hướng
phát triển
dịch vụ di
động
1 -nt- Rất
thuận lợi
Khá
thuận lợi
Thuận
lợi
Bất lợi

2 Các yếu tố
thuộc môi
trường
KTQD

2.1 Các yếu tố
kinh tế vĩ


2.1.1 Quy mô
GDP
2 Mức độ ảnh
hưởng đến
triển vọng
phát triển
dịch vụ
Triển
vọng rất
tốt
Triển
vọng tốt
Triển
vọng
trung
bình
Triển
vọng
xấu
2.1.2 GDP bình
quân đầu

người
2 -nt- Triển
vọng rất
tốt
Triển
vọng tốt
Triển
vọng
trung
bình
Triển
vọng
xấu
2.1.3 Tốc độ tăng
GDP
2 -nt- Triển
vọng rất
tốt
Triển
vọng tốt
Triển
vọng
trung
bình
Triển
vọng
xấu
2.2 Các yếu tố
chính trị và
pháp luật


2.2.1 Yếu tố
chính trị
1 Mức độ ổn
định
Rất ổn
định
Khá ổn
định
Bình
thường
Không
ổn định
2.2.2 Yếu tố pháp
luật
1 Mức độ
thuận lợi,
ổn định
Rất
thuận lợi
Thuận
lợi
Bình
thường
Bất lợi
CT 2
Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008


CT 2

Thang điểm xếp hạng TT Các yếu tố Điểm
trọng
số (Pi)
Tiêu chí
đánh giá
Mức 1
(4 điểm)
Mức 2
(3 điểm)
Mức 3
(2 điểm)
Mức 4
(1 điểm)
2.3 Các yếu tố
văn hóa xã
hội
1 Mức độ
thuận lợi
Rất
thuận lợi
Thuận
lợi
Bình
thường
Bất lợi
2.4 Các yếu tố
dân số
1 -nt- Rất
thuận lợi
Thuận

lợi
Bình
thường
Bất lợi
3 Các yếu tố
thuộc môi
trường
ngành

3.1 Áp lực từ
các đối thủ
cạnh tranh
hiện tại
2 Mức độ áp
lực
Rất thấp Thấp Trung
bình
Cao
3.2 Áp lực từ
các đối thủ
cạnh tranh
tiềm ẩn
2 Mức độ áp
lực
Rất thấp Thấp Trung
bình
Cao
3.3 Khách hàng 3 Mức độ
thiện chí
của khách

hàng
Rất tốt Tốt Trung
bình
Xấu
3.4 Áp lực từ
các nhà
cung ứng
thiết bị
1 Quan hệ với
nhà cung
ứng
Rất tốt Tốt Trung
bình
Xấu
3.5 Dịch vụ
thay thế
1 Mức độ khả
năng thay
thế
Rất thấp Thấp Trung
bình
Cao
II Các yếu tố
bên trong

1 Chất lượng
dịch vụ

1.1 Năng lực
mạng lưới

3 Khả năng
đáp ứng
yêu cầu
phát triển
dịch vụ
Rất tốt Tốt Trung
bình
Kém
1.2 Công nghệ
hiện tại
2 Trình độ
công nghệ
Rất tiên
tiến
Tiên tiến Trung
bình
Lạc hậu
1.3 Con người 3 Trình độ,
năng lực
Rất cao Cao Bình
thường
Thấp
2 Giá cước
2.1 Mức giá
cước
3 Cao/thấp Rất thấp Thấp Trung
bình
Cao
Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008



CT 2
Thang điểm xếp hạng TT Các yếu tố Điểm
trọng
số (Pi)
Tiêu chí
đánh giá
Mức 1
(4 điểm)
Mức 2
(3 điểm)
Mức 3
(2 điểm)
Mức 4
(1 điểm)
2.2 Tính linh
hoạt trong
định giá
dịch vụ
3 Mức độ
linh hoạt
Rất linh
hoạt
Khá linh
hoạt
Linh
hoạt
Không
linh hoạt
3 Thời gian

cung cấp
dịch vụ

3.1 Quy trình
cung cấp
dịch vụ
2 Mức độ
thuận lợi
cho khách
hàng
Rất
thuận lợi
Khá
thuận lợi
Thuận
lợi
Bất cập
3.2 Kênh phân
phối, bán
hàng
3 Mức độ bao
phủ
Rất bao
phủ
Khá bao
phủ
Bình
thường
Hạn chế
4 Tính độc

đáo của
dịch vụ

4.1 Công tác
nghiên cứu
phát triển
3 Mức độ tích
cực
Rất tích
cực
Khá tích
cực
Tích cực Khá thụ
động
4.2 Công tác
điều tra
nghiên cứu
thị trường
2 Mức độ
thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
Khá
thường
xuyên
Bình
thường
Hạn chế

5 Các hoạt
động xúc
tiến bán
hàng

5.1 Quảng cáo 2 Mức độ
hiệu quả
Rất hiệu
quả
Khá hiệu
quả
Hiệu quả Kém
hiệu quả
5.2 Khuyến
mại
1 Mức độ
hiệu quả
Rất hiệu
quả
Khá hiệu
quả
Hiệu quả Kém
hiệu quả
5.3 Quan hệ
công chúng
và tuyên
truyền
1 Mức độ
hiệu quả
Rất hiệu

quả
Khá hiệu
quả
Hiệu quả Kém
hiệu quả
6 Công tác
chăm sóc
khách hàng

5.1 Hình thức
CSKH
2 Tính đa
dạng
Rất đa
dạng
Khá đa
dạng
Đa dạng Đơn
điệu
5.2 Tổ chức
thực hiện
2 Mức độ
phối hợp
Rất tốt Tốt Trung
bình
Kém
Tổng số
- Bước 4: Xác định các khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã
Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008



tính đến trọng số ảnh hưởng:
+ Xác định khung điểm thể hiện năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã tính đến trọng số ảnh
hưởng của từng tiêu chí: A
j
= Σ P
i
x K
j
(trong đó: Pi là điểm trọng số của yếu tố thứ i , K
j

điểm của mức j (5 mức như ở bước 2); A
j
là tổng điểm của cột mức j))
+ Xác định khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh rất
mạnh nếu dịch vụ đạt tổng điểm ≥ A
2
; Năng lực cạnh tranh khá nếu dịch vụ đạt tổng điểm trong
khoảng từ A
3
đến A
2
; có năng lực cạnh tranh nếu đạt tổng điểm trong khoảng từ A
4
đến A
3
,
không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu nếu đạt tổng điểm ≤ A
4

.
Bước 5: Áp dụng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ như bảng 1.2.
Bảng 1.2. Xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ
Điểm thể hiện năng lực cạnh
tranh (K
ij
)
STT
Các yếu tố Trọng số
ảnh hưởng
(P
i
)
Mức1 Mức2 Mức3 Mức Mức5
Tổng
điểm
(P
i
x K
ij
)
I Yếu tố bên ngoài



II
Yếu tố bên trong

1
Chất lượng dịch vụ




Tổng

III. KẾT LUẬN
CT 2
Việc xác định chỉ số năng lực cạnh tranh cho phép nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ đánh giá
được thực trạng năng lực canh tranh dịch vụ của mình cũng như tầm quan trọng của các yếu tố
bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ, để từ đó có biến pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của mình nhằm phát triển và giữ vững thị phần trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt tại Việt nam hiện nay.

Tài liệu tham khảo
[1]. Ngô Vân Anh (2006), Xây dựng chiến lược cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động Vinaphone đến năm
2010, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.
[2]. Michael Porter (1996), Chiến lược kinh doanh, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[3]. Bùi Xuân Phong (2007), ”Suy nghĩ về năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông”, Thông tin khoa
học kỹ thuật và kinh tế Bưu điện, (1), tr. 7-10.
[4]. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, nhà xuất bản
Lao động, Hà Nội.


Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008

×