Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số đề thi và ĐA vào 10 Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.23 KB, 30 trang )

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009-2010, KHĨA NGÀY 24-6-2009
MƠN THI: NGỮ VĂN CHUN (tại TP.HCM)
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (8 điểm):
“Bước vào thế kỉ mới,... nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát
triển của đất nước”. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Suy nghĩ của em về vấn đề
trên.
Câu 2 (12 điểm):
Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại
trong chương trình Ngữ văn 9.

BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 (8 điểm):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các u cầu sau:
1. Giải thích câu nói:
- Thế kỷ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là
nhóm từ chỉ thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học cơng nghệ, của sự hội nhập tồn cầu…
- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ, tẩy
chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ngoại” là các
yếu tố nước ngồi.
- Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận
được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
2. Chứng minh:
- Thế kỷ mới (thế kỷ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế
nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế
kỷ mới). Bước chân vào thế kỷ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội
(hịa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng nghệ...) nhưng cũng đứng
trước khơng ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền
thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội
nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.


- Nếp nghĩ nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập,
gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra:
+ Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn
đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, khơng có ý thức phát
huy lịng tự tôn dân tộc.


+ Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ,
lạc hậu...
(Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh).
3. Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân:
- Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước
trong giai đoạn mới.
- Trong thời kỳ hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mỗi người Việt Nam (trong đó có học
sinh, thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập, hịa nhập một cách sâu
rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản
sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những hành trang bước vào thế kỷ mới.
Câu 2 (12 điểm):
Đây là một dạng đề bài tổng hợp, yêu cầu học sinh chứng minh, trình bày suy nghĩ, đánh giá,
cảm nhận về hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn
học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Các em có thể trình bày bằng những cách khác
nhau, song cơ bản cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:
1. Giới thiệu sơ lược về các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9:
- Văn học thời trung đại: là thời kỳ văn học lớn của dân tộc (từ thế kỷ Xđến hết thế kỷ XIX). Đây
là thời kỳ văn học ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, theo quy
luật phản ánh của văn học nói chung, văn học trung đại Việt Nam là tấm gương phản chiếu xã
hội phong kiến Việt Nam
- Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của
Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVIII),Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái, một số trích đoạn

trongTruyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỷ XVIII), một số trích đoạn trong Truyện Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX). Đây là những tác phẩm văn học trung đại ra đời trong
thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện thực được phản ánh chủ yếu
trong các tác phẩm này chính là những mặt trái của xã hội. Đó là sự rối ren, sự xấu xa, vô nhân
đạo của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người - nạn
nhận của chính xã hội ấy.
2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến Việt
Nam:
Tập trung vào những phương diện chính sau đây:
* Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến:
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: phản ánh chế độ nam quyền, chiến tranh
phong kiến phi nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ: phản ánh cuộc
sống xa hoa của tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.


- Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái: sự rối ren của xã hội phong kiến được phản ánh
thông qua số phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân ; sự đại bại của
bè lũ xâm lược.
- Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): phản ánh bản chất bất nhân, phi
nghĩa của bọn buôn người.
- Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu): phản ánh sự tàn ác,
toan tính thấp hèn của kẻ bất nhân.
* Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ:
- Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ), bị chồng nghi ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải tìm đến cái chết ở
bến Hồng Giang.
- Là số phận chìm nổi Thúy Kiều, một người con gái tài sắc, đang sống trong cảnh ấm êm, bỗng
chốc rơi vào thảm cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với bao nhiêu bẽ bàng, chua xót (Kiều ở
lầu Ngưng Bích); trở thành món hàng trong tay bọn buôn người (Mã Giám Sinh mua Kiều).

- Là Lục Vân Tiên nhân hậu nhưng trở thành nạn nhân của những toan tính thấp hèn, âm mưu
hiểm độc (Lục Vân Tiên gặp nạn).
3. Đánh giá chung, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân:
- Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm nói trên được thể hiện
vừa sâu sắc (trên nhiều phương diện), vừa sinh động (dưới nhiều hình thức thể loại, các kiểu
dạng nhân vật phong phú). Hiện thực ấy đã giúp các tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong
kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt làm nên giá trị hiện thực - một
trong những phương diện tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
- Thông qua hiện thực ấy, các tác giả (Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du...) đã lên tiếng tố
cáo đanh thép xã hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất lên tiếng nói đồng
cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ con người.
- Thông qua hiện thực ấy, ta hiểu được tài năng và cả tấm lòng của các tác giả văn học thời
trung đại.
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
NĂM HỌC 2009-2010, KHĨA NGÀY 24-6-2009
MƠN THI: NGỮ VĂN (tại TP.HCM)
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm): Hoàng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái và Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề
hai tác phẩm trên.
Câu 2 (1 điểm): Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan
đến phương châm hội thoại nào:
a. ơng nói gà, bà nói vịt
b. nói như đấm vào tai


Câu 3 (3 điểm): Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.
Câu 4 (5 điểm): Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.


GỢI Ý BÀI GIẢI
Câu 1 (1 điểm):
HS cần giải thích được nhan đề :
- Hồng Lê nhất thống chí: ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
- Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu mới (về nỗi đau) đứt ruột.
Câu 2 (1 điểm):
HS cần:
Giải thích được ý nghĩa của thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan đến thành
ngữ đó. Cụ thể là:
a. ơng nói gà, bà nói vịt:
- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói khơng khớp với nhau, không hiểu nhau.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ.
b. nói như đấm vào tai:
- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.
Câu 3 (3 điểm):
Đề bài yêu cầu HS viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê
hương. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) với hình thức khá “mở”,
tạo điều kiện cho HS có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của mình xoay quanh chủ đề quê hương
(như vai trò của quê hương đối với đời sống con người, tình u, sự gắn bó đối với quê
hương...). Tuy vậy, HS cần đáp ứng được hai yêu cầu chính sau đây:
* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận có đủ ba phần
(mở bài, thân bài, kết luận), và không quá một trang giấy thi.
* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:
- Giải thích khái niệm quê hương: có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ
niệm thời thơ ấu...
- Vị trí, vai trị của q hương trong đời sống của mỗi con người:


+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt

đẹp của q hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho q hương ở mỗi con người là tình cảm có
tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm,
tình cảm q hương, gia đình sâu nặng...).
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ,
động viên, là đích hướng về của con người.
(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)
- Bàn bạc mở rộng:
+ Phê phán một số người khơng coi trọng q hương, khơng có ý thức xây dựng quê hương,
thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở.
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
- Phương hướng, liên hệ:
+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách
nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.
+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê
hương.
Câu 4 (5 điểm):
HS trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người
con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ dưới
xã hội phong kiến. Có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần
đáp ứng được một số ý chính sau:
1. Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam
Xương và nhân vật Vũ Nương:
- Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi
sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.
- Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong số 20
truyện của Truyền kỳ mạn lục - một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là “thiên cổ kỳ
bút”.
- Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh
nhưng phải chịu một số phận bi thảm.

2. Trình bày cảm nhận về phẩm chất và số phận nhân vật Vũ Nương:
a. Là người có phẩm chất tốt đẹp:
- Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.


- Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện
trong những cư xử khéo léo để gia đình khơng lâm vào cảnh thất hịa, dù người chống có tính đa
nghi; trong lời dặn dị ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt
ba năm giữ gìn một tiết”).
- Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình ni dạy con thơ vừa làm trịn phận sự của một
nàng dâu (chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu tất khi bà qua đời).
b. Là người có số phận bất hạnh:
- Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân
của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận.
- Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ
Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà khơng được, đau khổ tuyệt vọng khi bị
chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang
để bảo toàn danh dự).
- Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn khơng làm mờ đi bi
kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
3. Từ nhân vật Vũ Nương, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ dưới xã
hội phong kiến:
- Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm bật lên phẩm
chất và cả sự bất hạnh của nàng. Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan xen các yếu
tố kỳ ảo với những yếu tố thực khiến cho nhân vật vừa mang những đặc điểm nhân vật của thể
loại truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực.
- Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.
Lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng, đau đớn. Phẩm
chất và số phận bi thảm của nàng gợi phẩm chất tốt đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến xưa kia.

- Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thơng cảm, bênh vực người phụ nữ đồng
thời phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.
Người giải đề thi: ThS TRIỆU THỊ HUỆ

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009-2010, KHĨA NGÀY 24-6-2009
MƠN THI: NGỮ VĂN (Hà Nội)
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I (4 điểm):
Cho đoạn văn sau: (…) “Gian khổ nhất là là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở
đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa
tay ra tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vấn thấy là khơng đủ sáng. Xách
đèn ra vươn, gió tuyết và lặng im ở bên ngồi như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xơ tới. Cái lặng
im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn


muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.” (…). (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - sách Ngữ
văn 9, tập 1).
Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hồn cảnh nào? Những lời tâm
sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói
đến trong đoạn trích trên, hồn cảnh sống của nhân vật cịn có điều gì đặc biệt?
Câu 2: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hồn cảnh ấy, điều gì đã giúp
nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Câu 3: Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.
Phần II (6 điểm):
Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:
“Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy?
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận
tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình
thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch
dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).
Câu 3: Cũng trong bài thơ trên có câu:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng”
Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng”
lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”?

GỢI Ý BÀI GIẢI
Phần 1 (4 điểm):
Câu 1: Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyệnLặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long kể về cơng việc làm của mình cho ơng họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp
trẻ, qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên
Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.
- Những lời tâm sự đó giúp em hiểu: Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh
năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.
Cơng việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước
thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà”


bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên
kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc
nghiệt.
- Ngồi khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hồn cảnh sống và làm việc của nhân vật
cịn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đang hừng hực sức

sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn.
Trong bốn năm đó, ơng họa sĩ và cơ gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy,
cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có
một mình trên đỉnh núi cao khơng một bóng người. Cơng việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một
mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Cơng việc ấy địi hỏi
phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.
Câu 2: Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống
yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:
- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc
đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đơi, sao gọi là một mình
được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Cơng
việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
- Anh thấy được cơng việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã
thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh
đã góp phần vào chiến thắng của khơng qn ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm
Rồng.
- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như
lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngồi cơng việc: Đó là niềm vui
đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trị chuyện.
- Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thạt ngăn nắp, chủ động: Nuôi
gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc
Câu 3: Chép một trong hai câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn:
- “ Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngồi như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”.
- Hoặc là câu “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì
giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”.
Phần II (6 điểm):
Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:
“Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.


Bài thơ được viết vào tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm yêu
mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống hiến của tác giả.
Câu 2: Đoạn văn viết phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
a. Về hình thức: Là đoạn văn tổng - phân - hợp, đúng số câu dề bài quy định (khoảng từ 10-12
câu), không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, chữ viết sạch sẽ, rõ nét.
b. Về nội dung:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài Mùa xuân nho nhỏcủa Thanh Hải.
- Ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ
đẹp ấy.
- Thân bài: Đảm bảo được rõ hai mạch ý:
- Ý 1: Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dịng sơng xanh, bơng
hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng cùa dịng
sơng xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm thanh rộn rã của chim chiền
chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bơng hoa mọc lên từ nước, giữa dịng sơng xanh. Bức tranh
xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ
và đứng đầu khổ thơ.
- Ý 2: Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng tràn trề sức sống
của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “Ơi”, “hót chi”; qua sự chuyển đổi cảm giác,
cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ: cảm nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành “từng
giọt”, có hình, khối, cảm nhận bằng thị giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có
thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tơi đưa tay tơi hứng”.
Kết đoạn: Hình ảnh mùa xn được khắc hoạ thật đẹp ở khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, được
viêt vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông giá rét. Tác giả đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một

tháng ơng qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống tha thiết của nhà thơ - người có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ
những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
c. Về ngữ pháp:
- Sử dụng đúng, thích hợp thành phần tình thái và phép nối trong đoạn.
- Gạch chân, chú thích rõ ràng thành phần tình thái được sử dụng trong một câu và những từ
ngữ dùng làm phép nối trong đoạn văn
Câu 3: Từ “lộc” trong câu thơ là từ có tính nhiều nghĩa.
- Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bào vệ đất nước trong
những ngày đầu xuân.


- Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường
hành qn, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những
lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội
như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó.
Cách diễn đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất nước
thật cụ thể và sinh động.

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN THPT
TẠI TP.HCM NĂM HỌC 2008-2009
MƠN: NGỮ VĂN (mơn chun)
Câu 1 (2 điểm): Nêu ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo trong Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ?
Câu 2 (8 điểm): Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những lồi cây vẫn mọc lên và nở những
chùm hoa thật đẹp. Viết một văn bản nghị luận (không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của
em được gợi ra từ hiện tượng trên.
Câu 3 (10 điểm): Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn

Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ)
Suy nghĩ về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ
sở.

GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 (2 điểm):
Học sinh cần trình bày được:
- Kể ra những chi tiết kỳ ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương: Phan Lang nằm mộng, thả
rùa; lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương - người cùng làng đã chết,
rồi được sứ giả của Linh Phi đưa về dương thế; Vũ Nương hiện ra với kiệu hoa, võng lọng... lúc
ẩn lúc hiện sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
- Nêu ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo trên:
+ Là yếu tố nghệ thuật độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lung linh của thiên truyện, đáp
ứng được yêu cầu của thể loại truyền kỳ.
+ Góp phần thể hiện giá trị tư tưởng của tác phẩm, đặc biệt là giá trị nhân đạo: tô đậm thêm vẻ
đẹp phẩm chất của Vũ Nương - vẫn khao khát trở về dương thế, phục hồi danh dự; khiến câu
chuyện có màu sắc như cổ tích với kết thúc có hậu, nói lên khát vọng, ước mơ của tác giả cũng
như của nhân dân về sự công bằng, tốt đẹp trong cuộc đời. Ở một góc độ khác, chi tiết kỳ ảo ở
cuối truyện cũng đồng thời cũng tô đậm bi kịch của Vũ Nương - hạnh phúc dương thế mà nàng
khao khát chỉ là ảo ảnh, hiện ra trong thoáng chốc rồi biến mất, thể hiện niềm cảm thương của
tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.
Câu 2 (8 điểm):
Cần đáp ứng được các yêu cầu:


- Về hình thức: trình bày thành bài văn nghị luận ngắn, có bố cục ba phần rõ ràng (mở bài, thân
bài và kết luận), không quá hai trang giấy thi.
- Về nội dung:
+ Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả sức chịu đựng, sức
sống kỳ diệu của những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp ngay trong một

vùng sỏi đá khơ cằn (có thể đi từ việc giải thích từ ngữ: vùng sỏi đá khơ cằn chỉ sự khắc nghiệt
của mơi trường sống; lồi cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức
chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp).
+ Trình bày suy nghĩ: hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của những con
người - trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng
và sức sống kỳ diệu nhất. Đối với họ, nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hồn cảnh lại chính
là mơi trường để tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống. Những chùm hoa thật đẹp những chùm hoa trên đá (thơ Chế Lan Viên), thành công mà họ đạt được thật có giá trị vì nó là
kết quả của những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi. Vẻ đẹp của những cống
hiến, những thành công mà họ dâng hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn, càng rực
rỡ hơn…
+ Liên hệ với thực tế (trong đời sống và trong văn học) để chứng minh cho cảm nhận, suy nghĩ
nói trên.
+ Nêu tác dụng, ảnh hưởng, bài học rút ra từ hiện tượng: những con người với vẻ đẹp của ý chí,
nghị lực ln là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai
chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống…
Câu 3 (10 điểm):
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo đựơc một số ý chính:
* Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ:
- Giải thích từ ngữ:
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng
của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác
cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội,
để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được cơng chúng đón
nhận, mới đi vào cuộc sống.
+ Nhưng nghệ sĩ khơng những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác
phầm khơng chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà cịn là nơi thể
hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người
nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ ln xuất hiện trong sáng tác của họ.
- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể
hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn

gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là
đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng
nói của văn nghệ.


* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ
sở:
Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó
chứng minh hai vấn đề chính:
- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống ln
được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt
trái của nó - xã hội vơ nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi
thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào
bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; khơng khí sơi nổi, hào
hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc
sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính của Phạm Tiến Duật…)…
- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm
nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét
sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vơ hạn của nhà văn đối với
những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những
người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp;Làng của Kim Lân chẳng những thể
hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà cịn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình
cảm của người nơng dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm
suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
(Lưu ý: học sinh cần chú ý đến tính tồn diện, tiêu biểu của dẫn chứng).
* Đánh giá chung:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ
nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm
đúng đắn và sâu sắc.

- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà
cịn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.
ThS TRIỆU THỊ HUỆ
(tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008-2009
Khóa ngày 18, 19-6-2008
Đề thi mơn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (1 điểm):
Chép nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Câu 2 (1 điểm):
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ
sau:


Đuề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3 (3 điểm):
Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hy sinh.
Câu 4 (5 điểm):
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở : sao lùa nứơc Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lịng mẹ
Ni lớn đời ta tự buổi nào.
(Huy Cận, Đồn thuyền đánh cá)

GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 (1 điểm):
Học sinh cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Chép đúng và đủ nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…
- Khơng sai chính tả, nhớ chính xác từ ngữ trong đoạn thơ.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
Câu 2 (1 điểm):


Học sinh xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in
đậm trong các câu thơ. Cụ thể là:
- Trường hợp thứ nhất:
a. Đuề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ chân: được dùng theo nghĩa gốc.

- Trường hợp thứ hai:
b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ chân: được dùng theo nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ.
Câu 3 (3 điểm):
Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy
nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng,
đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, các em cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
* Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: không quá một trang giấy thi.
* Có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:
- Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì người khác,
vì cộng đồng. Người có đức hy sinh khơng chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt
quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình…
- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người có
đức hy sinh ln được moi người yêu mến, trân trọng.
- Liên hệ thực tế để thấy:
+ Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, qn mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì
nhân dân, vì dân tộc.
+ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng cịn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi
của cá nhân mình…
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo lý của con người, dân
tộc Việt Nam… Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa
hơn, tốt đẹp hơn.
Câu 4 (5 điểm):


Trên cơ sở những kiến thức khái quát về tác giả Huy Cận, về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, học
sinh có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ về đoạn thơ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần

đáp ứng được một số ý chính sau:
* Cảm nhận, suy nghĩ về nội dung đoạn thơ:
- Khung cảnh đánh cá giữa biển đêm được khắc họa bằng nhiều vẻ đẹp:
+ Vẻ đẹp của con người: được miêu tả ở nhiều góc độ: khỏe khoắn, đầy hứng khởi (được thể
hiện qua không khí lao động - hoạt động đánh bắt cá - khẩn trương sơi nổi (Ra đậu dặm xa dị
bụng biển / Dàn đan thế trận lưới vây giăng ; Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ thuyền đã có nhịp
trăng cao); tư thế, tầm vóc lớn lao, thậm chí sánh ngang cùng vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm
trăng / Lướt giữa mây cao với biển bằng); tình u, lịng biết ơn đối với biển cả (Biển cho ta cá
như lịng mẹ/ Ni lớn đời ta tự buổi nào).
+ Vẻ đẹp - giàu của thiên nhiên: không gian bao la, rộng mở, vừa kỳ vĩ vừa nên thơ với biển,
trăng, sao, mây, gió (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng; Đêm
thở : sao lùa nước Hạ Long...); với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy tựa như vẻ đẹp của tranh sơn
mài (Cá nhụ cá chim cùng cá đé / Cá song lấp lánh đuốc đen hồng / Cái đuôi em quẫy trăng
vàng chóe…); với sự giàu có, phong phú của các loài cá trên biển.
+ Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên hài hịa, hơ ứng nhau tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ,
vừa gần gũi với con người. Đặc biệt vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng làm tơn lên vẻ đẹp và
tầm vóc của con người.
* Cảm nhận, suy nghĩ về nghệ thuật đoạn thơ:
- Nét nổi bật là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Chính bút pháp lãng mạn với
cảm hứng say sưa, bay bổng, với các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người,
vũ trụ... đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ cũng như bài thơ này.
- Sự sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ: vừa kỳ vĩ, vừa lung linh, huyền ảo, được tạo nên
bởi trí tưởng tượng bay bổng và những liên tưởng phong phú, bất ngờ.
- Âm hưởng, giọng điệu trong đoạn thơ vừa sôi nổi, khỏe khoắn vừa bay bổng, nhịp thơ biến hóa
linh hoạt...
* Đánh giá chung:
Đây là đoạn thơ đặc sắc của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, kết tinh vẻ đẹp, thể hiện giá trị nội
dung và nghệ thuật của tồn bài thơ, góp phần khiến cho bài thơ trở thành khúc tráng ca khỏe
khoắn, say sưa, bay bổng ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới, cuộc sống mới động thời
thể hiện sự biến chuyển về tư tưởng, tình cảm trong thơ Huy Cận.

Người giải đề thi: ThS TRIỆU THỊ HUỆ
(Tổ trưởng tổ Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM)

GỢI Ý BÀI GIẢI MÔN NGỮ VĂN
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT thành phố Đà Nẵng


Ngày thi 19-6-2008
Đề thi:
Câu 1: (1 điểm)
Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được
dùng theo nghĩa chuyển ?
- Ngang lưng thì thắt bao vàng,
- Cái chân thoăn thoắt
Đầu (1) đội nón dấu, vai mang súng dài.
Cái đầu (3) nghênh
nghênh.
(Ca dao)
(Tố
Hữu,
Lượm)
- Đầu (2) tường lửa lựu lập lịe đơm bơng
- Đầu (4) súng trăng treo.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(Chính Hữu, Đồng chí)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết
tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó.
Ngồi cửa sổ bấy giờ những bơng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa
ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã

vãn trên cành, cho nên mấy bơng hoa cuối cùng cịn sót lại trở nên đậm sắc
hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ
văn 9, tập hai)
Câu 3: (1 điểm)
Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng
trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân,
nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ
tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn
trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trị và cán bộ phải cố gắng hơn
nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, dẫn theo
Ngữ văn 9, tập hai)


Câu 4: (2 điểm)
Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trị. Em sẽ làm gì để có
được một mùa hè thực sự vui tươi và bổ ích ?
(Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn khơng q 20 dịng)
Câu 5: (5 điểm)
....
Thình lình đèn điện tắt
Phịng buyn – đinh tối ơm
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng trịn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái nhìn rưng rưng
Như là đồng là bể

Như là sơng là rừng
Trăng cứ trịn vành vạnh
Kể chi người vơ tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
TP. Hồ Chí Minh. 1978
(Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một)
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên .

Gợi ý giải:
Câu 1:
- Từ in đậm được dùng với nghĩa gốc: đầu (1) và đầu (3)
- Từ in đậm được dùng với nghĩa chuyển: đầu (2) và đầu (4)
Câu 2:
- cái giống hoa mà khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt : thành phần phụ
chú
- có lẽ
: thành phần tình
thái
Câu 3:


- Phép liên kết câu
: Phép lặp “trường học của chúng ta”
- Phép liên kết đoạn văn: Phép thế “như thế” ở đoạn sau thế cho câu
cuối của đoạn trước.
Câu 4:
Học sinh có thể nêu nhiều việc làm, nhiều hoạt động hè vui tươi, bổ
ích. Tuy vậy cần chú ý các nội dung cơ bản đảm bảo cho yêu cầu bài nghị
luận ngắn về một sự việc, hiện tượng đời sống :

- Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trị vì được nghỉ ngơi, giải
trí sau chín tháng học tập căng thẳng.
- Để mùa hè thật sự thú vị, vui tươi và bổ ích, có thể tổ chức hoặc
tham gia các hoạt động sau:
+ Tổ chức nhóm bạn đi picnic, dã ngoại ở những khu du lịch sinh
thái, các thắng cảnh ở địa phương, hoặc cùng gia đình đi du lịch trong và
ngồi nước.
+ Tham gia các hoạt động hè ở địa phương cúng các bạn trẻ, các bạn
học sinh ở những trường khác trong phương (xã), trong quận (huyện)...Giải
trí bằng các hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi lành mạnh khác
+ Sắp xếp thời gian cho việc ôn luyện kiến thức cũ, chuẩn bị cho
năm học mới
Câu 5::
Học sinh có thể có nhiều cách tiếp cận, phân tích và trình bày khác
nhau, nhưng cần đảm bảo các nội dung chính sau:
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, ba
năm sau ngày giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước. Một thế
hệ người Việt Nam vừa trải qua bao gian khổ hi sinh, từng gắn bó với thiên
nhiên, núi rừng nay được sống trong hồ bình, với tiện nghi đầy đủ. Hồn
cảnh sống thay đổi, con người dễ quên đi quá khứ gian khổ nhưng nghĩa tình
đã trải qua. Nhà thơ đứng giữa hơm nay mà nhìn lại, suy ngẫm về một thời
đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông như một lời nhắc nhở, một lời
cảnh tỉnh đối với tất cả mọi người.
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo thứ tự thời
gian, từ quá khứ đến hiện tại. Xuyên suốt cả thời gian đó là hình ảnh vầng
trăng với ý nghĩa mang tính biểu tượng. Ba khổ thơ đầu là những kỉ niệm
đẹp giữa người lính với vầng trăng từ thuở ấu thơ cho đến khi trở thành
người chiến sĩ . Trăng và người lính là đơi bạn tri kỉ, nghĩa tình. Nhưng khi
hịa bình, người lính về thành phố, vầng trăng vơ tình bị lãng quên. Ba khổ

thơ sau tập trung thể hiện rõ nhất ý nghĩa biểu tượng và chủ đề của bài thơ.


- Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ
tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, chủ đề của tác phẩm.
Bốn câu thơ với các từ thình lình, vội, đột ngột đầy biểu cảm, biểu đạt một
sự thay đổi bất ngờ, nhanh chóng của hồn cảnh, sự ứng phó của con người
với hành động khẩn trương và sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng. Hai câu
thơ cuối khổ thơ đối lập giữa hai cảnh : một căn phòng tối om với một bầu
trời đầy ánh trăng. Chính sự bất ngờ và đối lập đó gợi ra bao điều liên tưởng,
gợi lại bao nhiêu quá khứ nghĩa tình.
- Mặt người đối diện với mặt vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa thuở xưa.
Cái tâm thế lặng im ngửa mặt lên nhìn mặt có phần thành kính của con
người bộc lộ một cảm xúc thiết tha. Quá khứ chợt dậy, cả tuổi thơ rong chơi
trên đồng, trên sông, trên bể với vầng trăng; cả thời chiến tranh gian khổ ở
rừng có vầng trăng bầu bạn, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước hiền
hồ, bình dị hiện về trong nỗi nhớ, trong nỗi xúc động rưng rưng đầy xót xa
ân hận. Với biện pháp so sánh, cách sử dụng điệp từ và điệp cấu trúc, hai câu
thơ cuối khổ thơ song hành làm bật lên tất cả cảm giác xốn xang, day dứt
của con người đang sám hối để tự hoàn thiện, tự vươn lên, hướng tâm hồn ra
ánh sáng. Cảm xúc chân thành, giọng đầy tâm sự, ngôn ngữ hàm súc giúp
cho ý tưởng của đoạn thơ đi vào lịng người một cách nhẹ nhàng mà thấm
thía.
- Bài thơ kết thúc bằng một khổ thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo.
Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho q khứ nghĩa tình, hơn thế cịn là vẻ
đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Nó cứ trịn vành vạnh như quá khứ
ân nghĩa, thuỷ chung mãi nguyên vẹn, đẹp đẽ chẳng phai mờ, là biểu tượng
cho tấm lòng bao dung độ lượng của nhan dân. Ánh trăng im phăng phắc
chính là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở
nhà thơ và cả chúng ta về thái độ sống của mình. Con người có thể vơ tình,

có thể lãng qn, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình q khứ thì ln trịn đầy,
bất diệt.
- Vận dụng ưu thế của thể thơ năm chữ, kết hợp hài hồ, tự nhiên giữa
tự sự và trữ tình, với giọng điệu tâm tình, khi thì ngân nga, thiết tha cảm xúc,
khi thì trầm lắng đầy chất suy tư, ba khổ thơ cuối và bài thơ có sức truyền
cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh ở người đọc. Từ câu chuyện riêng của nhà
thơ, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những
năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình
dị, hiền hồ. Bài thơ khơng chỉ có ý nghĩa đối với một thế hệ đã từng trải
trong chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, sống với nhân dân tình nghĩa
giờ được sống trong hồ bình, được hưởng những tiện nghi hiện đại dễ lãng
quên q khứ, bài thơ cịn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời, bởi nó đặt
ra vấn đề thái độ sống với quá khứ, với những người đã khuất và với cả


chính mình. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn “ góp
phần giáo dục đạo lí sống thuỷ chung, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta.
TRẦN VĂN
QUANG
(Giáo

viên

trường

THCS

Nguyễn Khuyến


ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2006-2007 TẠI TP.HCM
A. VĂN - TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Du).
Câu 2 (1 điểm): Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm):
- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
- Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
B. LÀM VĂN (7 điểm)
Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách
mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
Thí sinh phải nêu được 4 ý sau:
- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, một người có tính đa nghi cả ghen. Biết tính chồng,
nàng ăn ở khn phép nên gia đình êm ấm thuận hịa.
- Buổi giặc giã nhiễu nhương, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Thị đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà ni mẹ gìa, sinh
con trai đặt tên là Đản. Chẳng may mẹ chồng qua đời, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp.
- Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo cha. Trương Sinh về nghi ngờ vợ. Không phân giải được, nàng nhảy
xuống sơng tự vẫn. Cảm động vì tấm lịng của nàng, Linh Phi (vợ vua Biển) cứu vớt và cho nàng ở lại Thủy cung.
- Mãi về sau chàng Trương mới biết sự thật, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Mặc dù vậy nàng chẳng bao giờ có thể trở về trần
gian để có thể sống hạnh phúc bên chồng con được nữa.


Câu 2 (1 điểm): Cho biết hàm ý trong các câu sau:
"Kẻ cắp, bà già gặp nhau": “Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đọan mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão
luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được.
Hàm ý của câu thơ có thành ngữ “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa
mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều khơng cịn non nớt, ngây ngơ như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng.

"Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều": Câu thơ đưa ra một so sánh tương quan giữa “cay nghiệt” và “oan trái”.
Hàm ý của câu thơ: Thúy Kiều “đe dọa” Họan Thư sẽ phải lãnh hậu quả "tương đương” với những “oan trái” mà Hoạn Thư đã
gây ra cho người khác.
Câu 3 (7 điểm): So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Tiểu đội xe khơng kính”.
Thí sinh cần nêu được 3 ý sau:
Ý 1: Giới thiệu chung
- Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất
nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong
văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
- Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu
trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe khơng kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở
tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành cơng về đề tài người lính.
- Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp,
đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.
Ý 2: Phân tích lịch sử
1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:
- u nước, u q hương u đồng chí:
+ Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu
đội xe khơng kính).
+ Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài
thơ.
+ Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.
- Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội
kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan,
khí phách anh hùng.


2. Những điểm riêng khác nhau

- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nơng dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị,
mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hịa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
- Bài thơ “Tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ
trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng
mang chất “lính”đáng u. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Ý 3: Đánh giá chung
- Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của
“anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động
lịng người.
- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân
thật và sinh động.
TỔ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG TP.HCM

A. VĂN - TIẾNG VIỆT:
Đề 1:
Câu 1:
Học sinh chép lại nguyên văn khổ thơ đầu, bài thơ "Viếng lăng Bác"
Yêu cầu học sinh:


- Chép đúng khổ thơ đầu.
- Tránh sai:
+ Trật tự dịng thơ.
+ Từ, chính tả.
+ Dấu câu.

- Tránh thiếu tên tác giả, tác phẩm.
Câu 2:
Yêu cầu học sinh:
- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 câu đến 7 câu.
- Nội dung: học sinh tự chọn chủ đề, có thể làm những chủ đề: quê hương, bạn bè, học tập...
- Trong đọan văn, có sử dụng 2 phép liên kết câu đã học.
Có thể sử dụng 2 phép liên kết trong số các biện pháp liên kết:
+ Phép thế.
+ Phép nối.
+ Phép lặp từ ngữ.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
- Học sinh phải xác định được 2 phép liên kết đã sử dụng trong đọan văn vừa viết (có thể bằng
gạch chân hoặc ghi chú những phương tiện liên kết).
Đề 2:
Câu 1:
Học sinh cần nêu được 3 tên tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9, có nội dung viết về
người lính Cách mạng:
Gợi ý:
- "Đồng chí" (Chính Hữu)
- "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính" (Phạm Tiến Duật)
- "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng)
...


Câu 2:
Yêu cầu học sinh:
- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 đến 7 câu.
- Nội dung: Học sinh có thể tự chọn chủ đề gần gũi , thân thiết trong cuộc sống.
- Đoạn văn có chứa 2 thành phần biệt lập (trong số 4 thành phần biệt lập đã học):
+ Thành phần tình thái.

+ Thành phần cảm thán.
+ Thành phần gọi – đáp.
+ Thành phần phụ chú.
- Học sinh phải gạch chân xác định 2 thành phần biệt lập trong đoạn văn đã viết
B. LÀM VĂN:
Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
I. Yêu cầu về kỹ năng:
1. Phương pháp: biết cảm nhận kết hợp nghệ thuật - nội dung.
2. Bố cục bài làm chặt chẽ.
3. Diễn đạt tốt, có cảm xúc chân thành.
II. Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài:
Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát .
(Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang
thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại
hết sức mới mẻ).
2. Thân bài:
Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngơn từ, hình ảnh... cụ
thể:
a. Khổ 1:
Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:


Khơng có lá rụng của thơ xưa, khơng có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa
thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
* Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ)
---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
* Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuângqua các từ “bỗng”, “hình như".
---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế
như vậy.

b. Khổ 2:
Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung
quanh.
Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu
vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những
từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên,
vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.
c. Khổ 3:
Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.
Hai dịng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa.
Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý
nghĩa về con người và cuộc sống.
Tóm lại:
- Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa
làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
- Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
- Nêu cảm xúc khái quát.

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN
Tại TP.HCM - năm học 2007-2008
Câu 1 (2 điểm): Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược
ngà (Nguyễn Quang Sáng).


×