Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sang kien kinh nghiệm 08-09 Dia 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.97 KB, 10 trang )

Phòng GD Hội An
Trường THCS Trần Hưng Đạo
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH VẼ CÁC DẠNG BIỂU
ĐỒ HÌNH THÀNH KĨ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÍ LỚP 9”
I. Đặt vấn đề:
- Trong xã hội ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ như hiện nay việc
học tập của học sinh cũng đòi hỏi phải có nhiều thay đổi để thích ứng. Các môn
học nói chung đều đòi hỏi người giáo viên phải phát huy tính học tập tích cực
tư duy sáng tạo nhất là hình thành cho các em kĩ năng thực hành.
- Đối với môn Địa lí thì một yêu cầu cần thiết bên cạnh việc tryuền đạt kiến thức
lý thuyết giúp các em mở mang hiểu biết các sự vật hiện tượng tự nhiên, kinh tế
xã hội trên Trái Đất chúng ta là việc hình thành kĩ năng thực hành biểu đồ về các
vấn đề đó rất quan trọng. Vẽ được các dạng biểu đồ trong Địa lí là thể hiện các em
hiểu bài sâu sắc và có khả năng nhận biết cũng như thực hành tốt các bài học trên
lớp.
- Để vẽ được các dạng biểu đồ từ đơn giản đến phức tạp không phải học sinh nào
cũng có thể thực hành một cách nhuần nhiễn được đó là cả một quá trình rèn luyện
lâu dài trên cơ sở nắm vững kiến thức lý thuyết sâu sắc. Trước yêu cầu đó vai trò
của người giáo viên là to lớn trong việc hướng dẫn kĩ năng cho các em trong từng
tiết học trên lớp nhằm tạo hướng học tập tích cực cho các em.
- Học tập là kết hợp lý thuyết với thực hành Bác Hồ đã nói “học phải đi đôi với
hành”, môn học Địa lý cũng có những yêu cầu quan trọng như trên nhằm phát huy
tốt việc hình thành kĩ năng thực hành kĩ năng cho các em nên tôi đã mạnh dạn vận
dụng sáng kiến “CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH VẼ VÀ PHÂN TÍCH
CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 9”
- Giới hạn nghiên cứu mà tôi chọn làm đề tài là chương trình luyện vẽ các dạng
biểu đồ thường gặp ở Địa lí lớp 9 nhất là trong các bài tập thực hành, các bài tập
trong SGK đi kèm sau từng bài học.Vì trong các bài tập này thường đòi hỏi các
em phải hoàn thành để hoàn thiện kĩ năng thực hành là nhận dạng và vẽ các loại
biểu đồ.


II. Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và đặc trưng của môn học là ngoài kiến thức lý
thuyết về tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội các ngành kinh tế, các phân vùng lãnh
thổ nên việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ là hết sức cần thiết vì nó sẽ theo các em
học sinh đến chương trình học Địa lí cấp III.
Đối với học sinh thì bên cạnh học tốt các kiến thức cần thiết về các ngành kinh tế,
dân cư và đặc điểm tự nhiên- kinh tế của các vùng trên lãnh thổ nước ta thì yêu
cầu các em phải vẽ được các loại biểu đồ nhằm mục đích củng cố kiến thức và
phân tích các biểu đồ đó để hiểu sâu hơn các kiến thức đã học.
Đối với người giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì việc
nâng cao kĩ năng thực hành đặc biệt là giúp các em có thể vẽ và nhận dạng tất
cả các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 là hết sức quan trọng. Quán triệt
tinh thần và đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh là “học đi đôi với hành” bản thân tôi
đã tập trung rèn luyện kĩ năng thực hành giúp các em có thể vẽ được các dạng
biểu đồ hơn nữa là các em đã hiểu sâu hơn kiến thức sau khi đã hoàn thành biểu
đồ bằng việc phân tích.
III. Cơ sở thực tiễn:
- Do điều kiện học sinh vùng ven nên trình độ hiểu sâu và hiểu sát các vấn đề
khó thì các em còn hạn chế.
- Trong thời điểm hiện nay còn rất nhiều phụ huynh và các em học sinh có tư
tưởng xem môn Địa lí là môn học phụ dẫn đến tình trạng ít quan tâm và đầu tư
nghiên cứu. Kết quả là các em chưa thật sự đạt điểm cao trong môn học, sự
hiểu biết về các kiến thức nhất là kĩ năng thực hành vẽ biểu đồ của học sinh còn
rất yếu.
- Một phần là do kiến thức lý thuyết ở các bài học Địa lí 9 có nội dung dài nên
giáo viên tập trung vào việc truyền đạt kiến thức giúp các em hiểu bài hơn làm
cho phần thời gian dành cho vẽ và nhận xét biểu đồ không đủ nên các em ít có
kĩ năng thực hành vẽ biểu đồ.
- Vẽ biểu đồ là phần không thể thiếu trong chương trình học môn Địa lí, qua vẽ
biểu đồ giúp các em có thể hiểu bài sâu hơn. Việc phân tích các dạng biểu đồ là

cơ sở để các em có thể thể hiện cái nhìn riêng của mình về vấn đề nào đó từ đó
hình thành cho các em tinh thần tự giác trong học tập và nghiên cứu.
IV. Nội dung nghiên cứu:
Việc hình thành cho các em học sinh kĩ năng vẽ và phân tích các loại biểu đồ là
không hề đơn giản vì trình độ tiếp thu của các em là khác nhau nên đòi hỏi giáo
viên phải hiểu trình độ học sinh từng lớp mình dạy để có những biện pháp truyền
đạt có hiệu quả cao nhất và nhất là đầu tư về thời gian. Người giáo viên phải biết
tận dụng triệt để thời gian trong từng tiết dạy nhất là việc giải các bài tập thực
hành sau mỗi bài học. Đối với mỗi dạng biểu đồ giáo viên phải biết cách giảng
giải hợp lí giúp các em hiểu nhanh, rõ và sâu hơn.
Về cách thức tiến hành tôi chia thời gian từng quý của năm học để đánh giá khả
năng tiếp thu của học sinh và lập bảng theo dõi các em qua thang điểm mà các
em đạt được trong các bài kiểm tra không thường xuyên.
Do phân phối và tính lô gíc trong chương trình Địa lí ở các khối lớp đi theo trình
tự từ thấp lên cao và yêu cầu thực hiện kĩ năng thực hành cũng nâng cao dần lên:
lớp 6 cho các em làm quen với biểu đồ tròn và cột, lớp 7 các em có thể vẽ các biểu
đồ đó theo một kiểu đơn giản, lớp 8 yêu cầu các em phải vẽ được các biểu đồ đó
một cách thành thạo. Nhận thức rõ các cách thức mình đang thực hiện là đang
hướng học sinh đi theo trình tự hợp lí và vững chắc nên trong chương trình Địa 9
tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp các em có thể vẽ các dạng biểu đồ khó
hơn và mang tính khoa học hơn. Các biện pháp tôi đưa ra theo từng dạng mà đề
bài yêu cầu:
1) Các dạng biểu đồ đường:
- Thường trong đề bài ở dạng này hay hướng dẫn trực tiếp học sinh là phải vẽ biểu
đồ đường thể hiện các vấn đề cần thiết.
- Bên cạnh các đề có yêu cầu sẵn vẫn có một số đề bài không thể hiện nên người
giáo viên cần hướng dẫn các em lưu ý trong đề bài có nội dung gì, có những cụm
từ nào thể hiện sự phát triển hay so sánh các số liệu cụ thể thì chúng ta có thể lựa
chọn biểu đồ đường vẽ là thích hợp.
Ví dụ: trong đề bài cho bảng số liệu cụ thể không quan trọng đơn vị mà yêu cầu

là thể hiện sự phát triển, tăng trưởng hoặc có nhiều biểu hiện không thể áp dụng
các biểu đồ tròn và cột được.
- Về cách vẽ tôi thường chú trọng tập cho học sinh các kĩ năng nhỏ nhằm tạo cho
các em khả năng phản ứng nhanh từ khi đọc đề bài đó là:
+ Xử lí số liệu nhanh chóng tuỳ thuộc vào yêu cầu của đề bài như đưa số liệu
từ đơn giản về %.
+ Chia khoảng cách của biểu đồ cho hợp lí(chiều ngang và dọc) sau khi đọc
xong đề bài là phải tính xem có bao nhiêu số liệu cần biểu diễn, tỉ lệ là bao nhiêu
từ đó chia khoảng cách biểu đồ hợp lí và mang tính khoa học tránh tình trạng tẩy
xoá làm bẩn biểu đồ.
+ Thao tác vẽ biểu đồ phải chính xác, dứt khoát đặc biệt trong biểu đồ đường là
nối các điểm sao cho thẳng không uốn lượn dẫn đến sai số liệu khi biểu diễn.
Điều này học sinh thường gặp vì các em thích vẽ đẹp chứ không thích nối các
điểm lại với nhau thẳng như vậy.
- Kĩ năng phân tích và nhận xét biểu đồ đường cũng có nhiều nét khác so với các
dạng biểu đồ khác là nó có sự lên xuống thất thường thể hiện sự tăng trưởng hay
sụt giảm các vấn đề cần giải quyết nên tôi chú ý học sinh không nhận xét tuỳ tiện
mà phải phân tích theo chu kì rõ ràng để người xem khi nhìn vào dễ hiểu ra biểu
đồ cần nói lên điều gì.
* Các dạng đề này tập trung ở các bài đầu học kì nên tôi truyền đạt tất cả các kĩ
năng cần thiết cho học sinh như bài 3 SGK trang 37, bài tập 2 bài 10 SGK qua
các bài này tôi sẽ kiểm tra vở xem các em có hoàn thành hay không, kĩ năng vẽ
đến đâu ghi vào sổ và đợt kiểm tra cuối cùng là bài tập 15 phút qua số điểm so
sánh các em có tiến bộ trong từng phần và từng yêu cầu của giáo viên đặt ra hay
chưa tìm ra các em chưa có kĩ năng để theo dõi tiếp trong các bài thực hành sau.
Khi các em đã có kĩ năng vẽ và nhận xét được các biểu đồ đường đồng nghĩa với
việc các em đã biết vận dụng tốt các tiểu xảo nhỏ trong cách vẽ và đưa ra một số
nhận định so sánh các yếu tố của vấn đề với nhau nhằm tìm ra sự tăng trưởng của
các vấn đề đó như thế nào, đã phù hợp hay chưa từ đó các em đưa ra một số biện
pháp giải quyết cụ thể hơn, hợp lí hơn.

2) Các dạng biểu đồ miền:
- Xác định đây là dạng biểu đồ khó và mới mẻ, có sự yêu cầu đối với học sinh rất
cao. Các em phải có sự kết hợp giữa các dạng biểu đồ cột và biểu đồ đường mới
có thể hoàn thành được biểu đồ này tôi đã đầu tư thời gian nhiều hơn để giúp các
em hiểu cách vẽ và phân tích nó tốt nhất.
- Thường thì trong đề bài có hướng dẫn học sinh rõ ràng yêu cầu vẽ biểu đồ miền
song quan trọng nhất là các em phải hiểu cách vẽ, kĩ năng vẽ hoàn thiện và có thể
nhận xét qua phân tích biểu đồ. Đối với dạng biểu đồ này có sự tương đồng với vẽ
biểu đồ đường nhưng khó hơn vì trong cách vẽ có yêu cầu cao hơn đó là việc thể
hiện các số liệu một cách rõ ràng hơn tránh tình trạng chồng chéo số liệu sẽ không
thể hiện được các yếu tố trong biểu đồ.
- Nhiệm vụ của người giáo viên là hướng dẫn các em các kĩ năng quan trọng để
có thể vẽ được biểu đồ này chính xác, rõ ràng và nhanh nhất:
+ Phân bố số liệu trong biểu đồ hợp lí: ví dụ bài 16 SGK tôi hướng dẫn các em
cách phân bố các số liệu sao cho rõ ràng nhất, biểu đồ sau khi vẽ phải hợp lí để
người đọc hiểu được các vấn đề cần thể hiện trong biểu đồ.
+ Cách thể hiện các đường nét trong biểu đồ: tôi yêu cầu học sinh phải nối thẳng
hàng các điểm số liệu nhằm mục đích làm cho biểu đồ mang tính khoa học bằng
các đường thể hiện mang màu sắc rõ. Các điểm số liệu trong biểu đồ phải vừa phải
không quá to và màu mè sao cho đảm bảo thể hiện các đường nét được nổi lên
trên nền của biểu đồ.
+ Biểu đồ dạng này có nhiều số liệu nên việc chia tỉ lệ trong từng cột của biểu đồ
dễ nhầm và trùng lại với nhau làm cho các em rất khó khăn trong chia số liệu. ví
dụ bài 16 SGK vẽ biểu đồ miền cơ cấu GDP có 7 cột và 3 tỉ lệ mỗi cột nên chồng
chéo các số liệu với nhau tôi đã truyền đạt cho các em kĩ thuật thể hiện các tỉ lệ
không bị lộn xộn đó là chúng ta vẽ xong đường Nông nghiệp ở dưới sau là chúng
ta sẽ vẽ đường Dịch vụ ở trên cùng. Chia tỉ lệ từ trên xuống lấy từ nhỏ đến lớn
như vậy đoạn ở giữa sẽ là Công nghiệp các em sẽ thao tác theo nhanh chóng mà
không sợ lộn số liệu các cột với nhau từ đây các en sẽ có kĩ năng vẽ các biểu đồ
khác như thế rất nhanh và chính xác.

- Về phân tích biểu đồ tôi dùng biểu đồ mẫu đã vẽ hướng dẫn các em là miền nào
có sự mở rộng càng về sau thì thể hiện cho sự tăng trưởng và phát triển còn miền
nào hẹp lại thì giảm sút từ đó chúng ta sẽ nhận xét được rõ các vấn đề cần thiết
phải thể hiện trong biểu đồ. Khi phân tích biểu đồ để nhận xét các em nên chia ra
từng mốc thời gian để các số liệu sẽ phản ánh được các nội dung chúng ta muốn
thể hiện.
* Dạng biểu đồ này được phân bố trong các tuần cận bài ôn tập và kiểm tra một
tiết nên tôi đã đưa một đề vào trong bài kiểm tra để xem các em có hình thành
được kĩ năng vẽ hay không. Đối với học sinh lớp 9 thì việc nhận xét biểu đồ sau
khi vẽ là quan trọng nên tôi cũng tập trung kiểm tra khả năng nhận thức của các
em về các vấn đề liên quan đến kiến thức bài học, sau đó tôi ghi lại trong bản ghi
chú khung điểm thực hành để theo dõi kĩ năng thực hành của các em. Việc vẽ và
phân tích được dạng biểu đồ này thì các em sẽ hình thành được kĩ năng làm việc
số liệu theo ý muốn và mang tính khoa học giúp học sinh luôn động não trước khi
muốn vẽ một dạng biểu đồ đó là vẽ cái gì và vẽ như thế nào cho đúng và hợp lí.
3) Dạng biểu đồ cột chồng:
- Đây là dạng biểu đồ cột xong có nhiều cách để thể hiện các vấn đề rất rộng, biểu
đồ có thể phản ánh nhiều khía cạnh và nhất là rất tiện lợi đối với việc vẽ các bài
tập đòi hỏi tính khoa học và tiện lợi.
- Biểu đồ cột chồng có thể thay thế nhiều biểu đồ tròn vì đôi khi có một số bài tập
thực hành đưa số liệu là % nhưng nhiều đối tượng thể hiện hoặc các bài tập như:
bài 3 SGK trang 123 ta có thể vẽ biểu đồ tròn xong phải vẽ ba biểu đồ nên
không mang tính khoa học ta chọn vẽ biểu đồ cột chồng là hợp lí nhất vẽ ba cột
đơn vị là %.
- Trong tập bản đồ thường hướng dẫn sẵn các em lựa chọn biểu đồ để vẽ nhưng
thực sự các em chưa hiểu cách vẽ, chưa có khả năng nhận dạng được lúc nào là
nên cần chọn dạng biểu đồ này để vẽ, biểu đồ thể hiện vấn đề gì trong các kì
thi nhất là dạng biểu đồ này rất hay gặp ở cấp III. Xác định tầm quan trọng này
tôi đã mạnh dạn hướng dẫn các em cách xác định được ngay trong đề bài yêu cầu
nên vẽ biểu đồ này đó là số liệu đưa ra có số liệu tổng (ví dụ: cả nước, tổng các

vùng, khu vực ) song lại có nhiều đối tượng cần thể hiện mà chúng ta có thể lựa
chọn biểu đồ tròn để vẽ. Với dạng đề bài này các em thường chọn vẽ nhiều biểu
đồ tròn nên tôi cố gắng hướng dẫn các em lựa chọn vẽ biểu đồ cho hợp lí hơn
bằng các câu hỏi gợi mở từ đó các em sẽ hiểu và lựa chọn vẽ biểu đồ cột chồng
là hợp lí nhất.
- Là biểu đồ quen thuộc nhưng vẫn có nhiều điểm khác biệt đó là: đơn vị là %,
mỗi cột có thể thay thế cho một biểu đồ tròn, các cột đều bằng nhau song số liệu
thể hiện trong biểu đồ là quan trọng thể hiện nội dung cốt lõi của bài tập. Tôi đã
đưa ra các phương pháp nhằm giúp các em có thể vẽ và phân tích biểu đồ đó là:
+ Xử lí số liệu: tất cả các số liệu đưa ra ở dạng cụ thể thì dựa vào số liệu tổng để
qui về số liệu %, làm tròn số đến hàng thập phân ít để dể vẽ.
+ Cách vẽ: mỗi cột 100%, có bao nhiêu đối tượng thì cách chia tỉ lệ giống như
cách chia khi vẽ biểu đồ đường, chú ý thống nhất các kí hiệu không có sự thay
đổi. Trục đứng đơn vị %, trục ngang tuỳ thuộc vào đề bài để có một đơn vị xác
thực nhất: ví dụ bài 1 trang 134 vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển
khai thác, cá nuôi, tôm nuôi thì tên đơn vị trục ngang sẽ là sản phẩm nếu giáo
viên không hướng dẫn học sinh sẽ chọn đơn vị là sản lượng dẫn đến sai kiến
thức vì sản lượng chung ta đã thể hiện trong số liệu của biểu đồ.
+ Về phần phân tích biểu đồ để nhận xét giáo viên xác định cho các em dựa
vào tỉ lệ % ở các cột để nhận xét cái nào tăng, chiểm tỉ lệ bao nhiêu là tăng.Cái
nào giảm tỉ lệ từ đó liên hệ kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân dẫn đến
sự tăng giảm của các đối tượng được thể hiện, các em sẽ hệ thống được kiến thức
đã học một cách lô gíc nhất đạt kết quả tối ưu trong kĩ năng thực hành Địa lí.
* Loại biểu đồ này được giảng dạy các tiết ở cuối học kì I và đầu học kì II nên
tôi đã đưa vào trong tiết thực hành có sự đánh giá cho điểm thường xuyên và
có thể lồng ghép vào bài kiểm tra học kì I tuỳ thuộc điều kiện thích hợp. Đây là
dạng biểu đồ dễ vẽ nhưng nếu không có chỉ dẫn trong đề bài thì học sinh rất khó
xác định để vẽ dẫn đến mất thời gian khi vẽ biểu đồ tròn nà lại không mang tính
khoa học cao. Cách thức phân tích biểu đồ cũng tương đối đơn giản song đòi hỏi
người thực hiện phải hiểu sâu kiến thức mới có thể nhận xét chính xác được các

vấn đề mình muốn trình bày do đó tôi luôn có sự yêu cầu cao trong phần nhận xét
để đánh giả khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết của học sinh cũng như kĩ năng
thực hành của các em. Với dạng biểu đồ này các em có thể thực hiện vẽ thay thế
nhiều loại biểu đồ tương tự vừa mang tính chính xác và khoa học, được áp dụng
trong nhiều cấp học nên đây là biểu đồ có thời gian nghiên cứu lâu nhất nhằm
tạo cho học sinh kĩ năng vẽ và phân tích một cách thành thạo nhất mới đảm bảo
yêu cầu đặt ra ngay từ đầu năm học.
V. Kết quả nghiên cứu:
Do yêu cầu của chương trình giảng dạy cũng như yêu cầu thực tiễn là tạo cho học
sinh hoàn thiện kĩ năng thực hành nhất là kĩ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ
thể hiện ở khối lớp 9. Bản thân đã áp dụng một số biện pháp nhằm giúp các em có
thể vẽ biểu đồ một cách nhanh chóng, chính xác và có tính khoa học cao trong
một thời gian dài nghiên cứu ghi chép tổng hợp các số liệu để có một kết quả toàn
diện cho quá trình áp dụng của mình.
Có thể bây giờ đánh giá kết quả mình đã đạt được cho cả một quá trình nghiên cứu
lâu dài là chưa thực tế, rõ ràng song với những tín hiệu thu được từ phía học sinh
trong thời gian lên lớp các em cũng đã có một số tiến bộ nhất định trong các tiết
thực hành và các bài tập kiểm tra thường xuyên tôi nhận thấy kĩ năng thực hành
của các em được nâng lên rõ rệt.
Tuỳ thuộc vào mức độ của từng dạng biểu đồ khó hay dễ và phân bố theo chu kì
thời gian trong phân phối chương trình khối lớp học tôi đã tổng kết được một số
kết quả tương đối khả quan phản ánh đúng tinh thần học tập của các em đặc biệt
là kĩ năng thực hành vẽ và phân tích các dạng biểu đồ:
- Đối với biểu đồ đường: nhìn chung các em đã hình dung được các kĩ năng nhất
định như: tạo khung biểu đồ hợp lí, cách thể hiện đối tượng tốt, màu sắc mang
tính trực quan sinh động, có đầy đủ các thao tác cơ bản yêu cầu của vẽ biểu đồ.
Cụ thể:
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
40% 40% 80% 20%
Khả năng vẽ của các em nhìn chung là tốt song một số học sinh vẫn chưa thể hiện

được vẽ biểu đồ như thế nào, còn thiếu sót nhiều lỗi: chia tỉ lệ chưa đúng dẫn đến
tính trực quan của biểu đồ chưa đảm bảo, tên biểu đồ chưa đúng, không thống nhất
các đơn vị….Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu 2,5 tháng thì có thể trình độ của
các em trong thời gian tới sẽ được cải thiện tốt hơn nhất là khi các em chưa đạt
điểm tối đa trong câu hỏi thực hành.
- Đối với biểu đồ miền: do đây là dạng biểu đồ khó cách vẽ cũng phức tạp và các
tiết thực hành dành cho dạng này lại ít chủ yếu là để cho học sinh làm quen với
biểu đồ này sau này lên cấp THPT các em sẽ gặp nhiều hơn sẽ hoàn thiện hơn.
Mặc dù vậy song qua kết quả của bài kiểm tra một tiết trong khung điểm thực
hành tôi nhận thấy một số học sinh vẽ rất tốt cả về kiến thức cũng như kĩ năng vẽ
cụ thể kết quả đạt được:
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
20% 30% 50% 50%
Một số hạn chế dẫn đến kết quả các em chưa đạt là do: không tập trung trong bài
học nên không hiểu cách vẽ, chưa biểu diễn được các đường, các số liệu chưa
phản ánh nội dung chính, các chỉ số đưa ra chưa thuyết phục người đọc Như vậy
với dạng biểu đồ khó này thì các em đã cố gắng nhiều trong việc tiếp thu kiến thức
cơ bản nhất định, kĩ năng thực hiện biểu đồ này cần có sự đầu tư và thời gian dài.
- Đối với biểu đồ cột chồng: như đã trình bày biểu đồ này tương đối phù hợp với
khả năng của học sinh nên yêu cầu đối với các em là cao nhất, thời gian kiểm tra
nhận xét lâu từ giữa học kì I đến nay. Kết quả thu được cũng thể hiện được sự
đầu tư to lớn của các em. Về ưu điểm nhìn chung các em thực hiện đảm bảo các
khâu cơ bản: xử lí số liệu, tạo các cột hợp lí, tỉ trọng thể hịên trong biểu đồ chính
xác cao thể hiện nội dung cần đạt, khoảng cách giữa các tỉ kệ và các cột tốt
Cụ thể như sau:
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
75% 20% 95% 5%
Lý do các em chưa đạt trong các bài thực hành rơi vào các em yếu kém không
chịu đầu tư trong việc học, một số còn mắc các lỗi nhỏ: tên biểu đồ chưa đúng,
khoảng cách các cột không chú ý chu kì năm, chưa thống nhất trong kí hiệu thể

hiện
* Đó là kết quả trong cách thức vẽ của các em và nhìn chung về phần nhận xét
thì không tốt lắm 30% số học sinh đưa ra được những phân tích rất cụ thể giải
thích các vấn đề hoàn chỉnh đạt yêu cầu, 50% các em có đưa nhận xét song chưa
giải thích nguyên nhân chỉ dừng ở các con số đơn thuần để thấy vấn đề đó tăng
hay giảm, số còn lại là chưa đưa ra phân tích hay nhận xét. Qua nghiên cứu vì
sao các em còn yếu trong kĩ năng phân tích đánh giá là: do kĩ năng vẽ hạn chế nên
thời gian để phân tích thiếu, do không hiểu nội dung chính của biểu đồ để đưa ra
nhận định, nguyên nhân to lớn nhất đó là kiến thức lý thuyết và kiến thức liên hệ
thực tiễn các em còn quá yếu nên khi tiến hành phân tích đưa ra nhận xét thì các
em bế tắc hoàn toàn. Nắm được nguyên nhân dẫn đến hạn chế lớn nhất này tôi
sẽ có sự thay đổi linh hoạt trong các bài tập thực hành tiếp theo vì khi các em
không phân tích được biểu đồ thì các em chưa nắm vững chắc các kiến thức mình
đã học dẫn đến nhiều tiêu cực về sau. Những hạn chế chưa thực hiện được sẽ là
khoảng trống để tôi sẽ vận dụng tốt hơn trong các tiết sau nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác giảng dạy đồng thời nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh.
VI. Kết luận:
Xuất phát từ thực tiễn tình hình đơn vị công tác, bản thân tôi giảng dạy Địa lí lớp
9 các năm học nhận thấy khả năng thực hành của học sinh còn nhiều vấn đề cần
khắc phục. Do mục đích xâu xa của môn học là làm thế nào để các em có thể hiểu
và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sau này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“ các phương pháp giúp học sinh vẽ và phân tích các dạng biểu đồ Địa lí 9” để áp
dụng trong quá trình giảng dạy môn học mình đảm nhiệm. Sau một thời gian thực
tế đứng lớp nhận thấy học sinh còn hạn chế trong kĩ năng thực hành, bản thân đã
đúc kết được một số phương pháp nhằm mục đích nâng cao trình độ vẽ và phân
tích biểu đồ cho các em. Qua quá trình nghiên cứu những biện pháp mình thực
hiện trong hơn 6 tháng đặc biệt là trong các tiết thực hành kết quả đem lại có nhiều
tín hiệu khả quan hơn, tỉ lệ học sinh có kĩ năng vẽ biểu đồ các loại một cách thành
thục hơn, các em đã có những bước phân tích nhận xét các vấn đề đưa ra đi vào
trọng tâm hơn, cái nhìn của các em xác thực hơn đặc biệt là việc liên hệ các kiến

thức thực tiễn có chiều sâu hơn. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khuyết điểm cần sửa
chữa để các em ngày còn hoàn thiện hơn trong kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ là
động lực để bản thân tôi có thể áp dụng rút kinh nghiệm trong các năm học đến.
Tuy một số phương pháp đưa ra tuỳ thuộc vào từng bài học cụ thể song đã tác
động đến học sinh làm cho các em thành thạo hơn trong thực hành mà còn tạo
cho các em thái độ học tập đúng đắn và có trách nhiệm hơn làm hành trang về
kiến thức, tinh thần học tập tốt hơn nhằm mục đích cao cả của sự nghiệp giáo
dục là đào tạo nên những thế hệ tương lai vừa hồng vừa chuyên.
VII. Đề nghị:




VIII. Tài liệu tham khảo:
1. Tập bản đồ Địa lí 9
Nhà xuất bản Giáo dục
2. Tài liệu hướng dẫn vẽ biểu đồ các trường THCS, THPT
Nhà xuất bản Bộ giáo dục- đào tạo

Hội An ngày 25 tháng 2 năn 2009
Người viết
Nguyễn Hữu Duy
PHÒNG GIÁO DỤC HỘI AN
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH VẼ
VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 9”
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN HỮU DUY
TỔ : SỬ- ĐỊA- THỂ DỤC

Tháng 2 năm 2009

×