Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để có việc làm nhanh nhất doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.45 KB, 3 trang )

Để có việc làm nhanh nhất
1. Gây ấn tượng ngay từ hồ sơ
Thông thường, bạn phải mất khá nhiều thời gian "tô vẽ" hồ sơ sao cho thật
ưng ý. Thế nhưng đáng tiếc là trên thực tế, nhà tuyển dụng lại thường không
có thời gian soi kỹ hồ sơ của từng người. Hiểu được điều này, bạn nên tập
trung nhấn vào những điểm mạnh của mình, làm bật những ưu điểm nổi trội
phù hợp với yêu cầu công việc, yêu cầu của nhà tuyển dụng trong hồ sơ.
Chẳng hạn, nếu bạn đã từng có kinh nghiệm làm PR, hãy nhấn mạnh vào đó
nếu bạn ứng tuyển vào vị trí tương tự ở công ty mới.

2. Đa dạng phương thức tìm kiếm
Nếu như hồ sơ xin việc bạn đăng trên báo không có kết quả, hãy đăng cả
trên các website liên quan đến nghề nghiệp trên mạng, nhờ vả bạn bè tuyên
truyền hộ và để ý nhiều hơn đến các hội chợ việc làm. Bạn càng đa dạng
phương thức tìm kiếm, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội tiếp cận với những công
việc phù hợp, như ý muốn.
3. Đừng "chiến đấu" đơn độc
Bạn bè, người thân và đồng nghiệp cũ, mỗi người đều có những mối quan hệ
của mình. Hãy tận dụng các mối quan hệ gián tiếp này để tìm kiếm cơ hội
cho mình. Đừng ngại ngùng, hãy nắm lấy "mạng lưới" của mình và để lại
điện thoại và địa chỉ liên hệ của mình càng nhiều càng tốt.
4. Tìm kiếm công ty phù hợp
Trước khi quyết định đến với công ty nào, hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về
nó, bằng nhiều nguồn tin, từ bạn bè, từ những người quen biết đang làm việc
trong công ty. Thường các sếp rất thích nhân viên mới tuyển dụng của mình
nhanh chóng hoà hợp với các đồng nghiệp và môi trường làm việc xung
quanh.
5. Đừng nản chí
Theo tính toán của các chuyên gia, trung bình để nhận được một công việc
ưng ý, thường chúng ta phải mất từ 3 đến 10 tháng. Nhưng cuối cùng đôi khi
lại mất trắng. Trong trường hợp đó, đừng thối chí. Hãy tự nhủ: còn nhiều


việc khác cho mình làm.
6. Luôn trong tư thế sẵn sàng
Chuẩn bị trước cho cuộc gặp đầu tiên với nhà tuyển dụng không bao giờ là
thừa. Ngay trước đêm đi phỏng vấn, hãy tìm hiểu thật kỹ website của công
ty đó. Thu thập càng nhiều càng tốt thông tin về sản phẩm, về lãnh đạo, văn
hoá công ty và sẵn sàng trả lời các câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất.
7. Đúng giờ
Trong bất cứ điều kiện nào, bất cứ cuộc phỏng vấn nào, tổ chức mở hay
trang trọng, bạn cũng nên đến đó sớm hơn thời gian đã định 10 phút. Nhớ
trừ thời gian tắc đường và lý do thời tiết.
8. Ăn mặc, cư xử chuẩn mực
Điều tối quan trọng trong những buổi gặp gỡ quan trọng và trang trọng như
phỏng vấn xin việc là ăn mặc sao cho lịch sự và đúng mực. Có thể tuỳ vào vị
trí công việc và ngành nghề, tuy nhiên, mặc vest luôn là sự lựa chọn tối ưu
cho các buổi phỏng vấn xin việc.
9. Nghe nhiều hơn nói
Ngay cả khi đang rất căng thẳng, bạn cũng nên tránh nói luyên thuyên trong
buổi phỏng vấn. Hãy im lặng, lắng nghe những thông tin có giá trị về công
ty và tránh nói những câu lỡ lời.
10. Hỏi ngược
Cuối buổi phỏng vấn, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi ngược, bạn có bất cứ
câu hỏi nào không? Vì thế, hãy chuẩn bị một list câu hỏi về công ty và vị trí
công việc của bạn để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.

×