TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN
NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI
V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI
CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI
CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI
VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI
CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI
CẤP
CẤP
CHƯƠNG III:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
•
Khái niệm giai cấp
Theo Lênin : “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người
to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì
những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với
những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã
hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của
cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng”.
1.Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự
phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp
a. Khái niệm giai cấp, tầng lớp xã hội
Xét về thực chất : “Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn
này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập
đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế-xã hội nhất
định”. Lênin.
Phân tích: Các giai cấp khác nhau về địa vị trong nền kinh tế là do có
sự khác nhau về :
+
Quyền sở hữu tư TLSX.
+
Vai trò tổ chức, quản lý trong sản xuất.
+
Phương thức và quy mô thu nhập sản phẩm làm ra.
•
Khái niệm tầng lớp xã hội
Tầng lớp xã hội là khái niệm dùng để chỉ sự phân tầng xã
hội thành các nhóm người khác nhau về địa vị kinh tế-xã hội, về
phương thức lao động trong cùng một giai cấp (như tầng lớp công
nhân làm thuê lao động giản đơn, tầng lớp công nhân lao động phức
tạp, tầng lớp công nhân chuyên gia trong giai cấp công nhân) hoặc ở
các giai cấp khác nhau (như tầng lớp trí thức, tầng lớp công
chức…).
“Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn
phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”(C.Mác).
-
Trong xã hội nguyên thủy, kinh tế kém phát triển, thiên nhiên
là của chung, mọi người “cùng tước đoạt thiên nhiên” (cùng làm
phương hướng) để tồn tại, nên chưa xuất hiện giai cấp.
b. Nguồn gốc giai cấp
- CNTB phát triển ngày càng cao (LLSX mang tính xã hội hóa ngày
càng cao), sẽ dần dần tạo điều kiện cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu
(một tất yếu khách quan, tuy còn rất lâu nữa mới thành hiện thực),
xã hội phát triển thành xã hội CSCN (mà giai đoạn đầu là XHCN),
sẽ không còn sự phân chia giai cấp nữa.
- Kinh tế phát triển nhờ con người biết “tái tạo thiên nhiên” (chăn
nuôi, trồng trọt), phân công lao động xã hội được hình thành, sản
xuất đạt tới mức có của cải dư thừa tương đối, xuất hiện chế độ tư
hữu, tập đoàn người này có thể dùng bạo lực chiếm đoạt lao động
thặng dư của tập đoàn người khác, dần hình thành những giai cấp
đối kháng nhau về lợi ích. Các chế độ xã hội có đối kháng giai cấp
lần lượt thay thế nhau: CHNL, PK, TBCN.
c. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát
triển của xã hội có đối kháng giai cấp
•
Đấu tranh giai cấp
+
Đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết
quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặt lợi, bọn áp
bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm
thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai
cấp tư sản”-Lê-nin.
+
Đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn
về lợi ích giữa giai cấp thống trị và các giai cấp, tầng lớp bị trị. Mâu
thuẫn xã hội là biểu hiện của mâu thuẫn kinh tế giữa LLSX và QHSX
đang kìm hãm sự phát triển của LLSX đó.
+
Hình thức đấu tranh giai cấp rất phong phú, đa dạng: đấu tranh
kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị; ngoài ra còn có đấu
tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa…
•
Vai trò của đấu tranh giai cấp
Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương
thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương
thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản
xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển
của toàn bộ đời sống xã hội.
-
Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu,
đồng thơi cải tạo bản thân giai cấp cách mạng.
-
Đấu tranh giai cấp giữa GCVS và GCTS là cuộc đấu tranh khác về
chất so với các cuộc đấu tranh trước đó bởi vì mục tiêu của nó là thay
đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
-
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn
hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo
định hướng XHCN, khắc phục tình trạng đói nghèo, kém
phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất
công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những hành động tiêu
cực, sai trái làm thất bại âm mưu của kẻ thù, bảo vệ độc lập
dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn
vinh.
Nhà nước – công cụ chuyên chính giai cấp:
Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả tất yếu của đấu tranh
giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp. Để khống chế và đàn
áp những người nô lệ, những người làm thuê, duy trì và thực
hiện sự bóc lột, các giai cấp thống trị trong lịch sử (chủ nô, địa
chủ, tư sản) tất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ
chức – đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và hệ
thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của sự thống trị giai cấp. Vì
vậy, vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản
của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội.
Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết mâu
thuẫn giai cấp mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâu
thuẫn không giải quyết được.
Nhà nước là công cụ bạo lực để trấn áp giai cấp, duy trì địa vị
của giai cấp thống trị, do đó nó là công cụ chuyên chính giai
cấp của giai cấp bóc lột trong lịch sử đối với nô lệ hay lao
động làm thuê. Trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều kiểu nhà
nước khác nhau: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà
nước tư sản nhưng bản chất giai cấp của nó đều là công cụ
chuyên chính giai cấp của các giai cấp bóc lột. Trái lại, với sự
xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản, đó là nhà nước
kiểu mới, nhà nước “nửa nhà nước” tồn tại trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành công cụ bạo lực có tổ chức
và công cụ quản lý kinh tế xã hội của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động.
2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển
của xã hội có đối kháng giai cấp
a. Khái niệm cách mạng xã hội và nguyên nhân của nó
- Cách mạng xã hội
+
Nghĩa hẹp: là việc lật đổ chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết
lập chế độ chính trị mới tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.
+
Nghĩa rộng: là bước ngoặt đi lên nhằm biến đổi căn bản về
chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là
phương thức chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội lỗi thời lên
hình thái kinh tế-xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.
CÁCH MẠNG PHÁP 1789 CÁCH MẠNG NGA 1917 CM THÁNG TÁM 1945
Đảo chính là sự tranh giành địa vị quyền lực nhà nước của các
lực lượng chính trị (thường là trong cùng một giai cấp), mà
không thay đổi bản chất của chế độ chính trị.
LƯU Ý: cách mạng ≠ tiến hóa ≠ cải cách ≠ đảo chính.
Tiến hóa là sự biến đổi đi lên dần dần về chất một cách tự phát.
Cách mạng và tiến hóa có quan hệ biện chứng: Tiến hóa tạo tiền
đề cho cách mạng. Cách mạng mở đường cho tiến hóa.
Cải cách là sự thay đổi đi lên về chất cục bộ một cách tự giác
trong phạm vi một hình thái kinh tế-xã hội nhất định, như cải
cách hành chính, cải cách thể chế kinh tế, cải cách giáo dục…
-
Nguyên nhân của cách mạng xã hội
+
Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn kinh tế: LLSX phát triển
không ngừng, mâu thuẫn với QHSX lỗi thời, đòi hỏi phải xóa
bỏ QHSX cũ, thiêt lập QHSX mới tiến bộ cho phù hợp.
+
Mâu thuẫn kinh tế biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn
xã hội giữa giai cấp cách mạng, đại diên cho LLSX tiên tiến
với giai cấp thống trị xã hội, đại diện cho QHSX đã lỗi thời.
Có mâu thuẫn giai cấp thì có đấu tranh giai cấp.
+
Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là
bước nhảy tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp.
b. Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triền
của xã hội có đối kháng giai cấp:
-
Cách mạng xã hội là một trong những phương thức, động lực
của sự phát triển xã hội. Là phương thức của sự phát triển xã hội,
vì trong lịch sử nếu không có cách mạng xã hội thì không thể
diễn ra sự thay thế hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái
kinh tế xã hội cao hơn. Là động lực của sự phát triển xã hội, vì
thông qua cách mạng xã hội mà các mâu thuẫn trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội,… được giải quyết về căn bản. Trong
thời kỳ cách mạng, sức mạnh sáng tạo của quần chúng được phát
huy cao độ, khiến có thể “một ngày bằng hai mươi năm”. “Cách
mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử”( C.Mác).
-
Thông qua các cuộc cách mạng xã hội, nhân loại đã thực hiện
việc chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội thấp lên hình thái kinh tế
xã hội cao hơn: CSNT, CHNL, PK,TBCN và XHCN.
-
Cách mạng vô sản-khác với các cuộc cách mạng trước-là cuộc
cách mạng xã hội sâu sắc nhất, triệt để nhất,toàn diện nhát, lâu
dài nhất, phức tạp nhất, do đó cũng vĩ đại nhất; vì các cuộc cách
mạng trước đó chỉ là sự thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu
tư nhân, thay thế giai cấp thống trị này bằng giai cấp thống trị
khác, thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác,
trong khi cách mạng vô sản nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp,
xã hội, con người một cách triệt để, xây dựng một xã hội mới mà
trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của mọi người”.
VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA
DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON
NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO
LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG
NHÂN DÂN
a/ Khái niệm con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự
thống nhất biên chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai khía cạnh
sau đây:
1. Con người và bản chất của con người
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, đồng thời
giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người”, (giữa con
người và tự nhiên có quan hệ biện chứng).
Thứ nhất, con người là kết quả tiến
hóa và phát triển lâu dài của giới tự
nhiên (từ một loài vượn người tiến hóa
thành con người).
Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các khía cạnh
sau:
- Xét về nguồn gốc hình thành con người, thì chính nhờ lao động
con người mới có thể vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát
triển thành con người.
- Xét về sự tồn tại và phát triển của con người, thì từng cá thể
người và cộng đồng người (xã hội) không thể tách rời nhau, mà có
quan hệ biện chứng với nhau. Một cá thể người nếu tách khỏi đời
sống xã hội thì chỉ là vật mang “hình hài người”, “thân xác người”
chứ không bao giờ trở thành con người theo đúng nghĩa của nó.
b. Bản chất của con người
-
Ở con người, bản tính tự nhiên và bản tính xã hội không thể
tách rời nhau. Song, nếu xét con người với tư cách “con người
hiện thực”, thì bản tính xã hội mới đích thực là cái bản chất
nhất của con người. Vì vậy mà C.Mác cho rằng: “Bản chất con
người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa những quan hệ xã hội”.
-
Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm lịch sử của mình:
+
Con người là chủ thể của lịch sử
Con người chủ động tạo ra các quan hệ xã hội, tạo ra lịch
sử của chính mình. Khác con vật, để tồn tại con người biết
chủ động tạo ra cái ăn. Lao động sản xuất ra của cải vật
chất là hành vi lịch sử đầu tiên của con người. Bằng lao
động và các hoạt động khác, con người tự làm ra lịch sử
của chính mình, nghĩa là con người là chủ thể của lịch sử.
+
Con người là sản phẩm của lịch sử
Thật vậy, trong tiến trình lịch sử, thông qua lao động, bàn tay
con người ngày càng khéo léo, bộ óc con người ngày càng
tinh khôn, nghĩa là con người cũng cải biến ngay chính bản
thân mình, làm cho mình ngày càng tách rời khỏi giới động
vật để người hơn. Mặt khác, nếu xét con người theo từng thế
hệ, mọi thế hệ ra đời đều là sản phẩm của thế hệ trước, sau đó
mới vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của chính thế hệ mình.
C.Mác khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho
rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo
dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm
thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải
được giáo dục.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người,
có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về
con người phải căn cứ cả vào phương diện tự nhiên và phương
diện xã hội, trong đó vấn đề có tính quyết định là phương diện
bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế xã hội của nó.
Hai là, động lực cơ bản của tiến bộ và phát triển của xã
hội là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy
năng lực sáng tạo của mỗi con người là phát huy nguồn động lực
quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát
huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải hướng vào việc
giải phóng những quan hệ kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó có
thể khẳng định giá trị căn bản nhất của cách mạng xã hội
chủ nghĩa là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế
xã hội áp bức, bóc lột nhằm giải phóng con người, phát huy
cao nhất năng lực sáng tạo của con người, đưa con người
tới sự phát triển tự do và toàn diện.
Quần chúng nhân dân là một cộng đồng liên kết những
con người trong xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những
cá nhân hay tổ chức chính trị xã hội nhất định nhằm giải
quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa của xã hội.
2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo
lịch sử của quần chúng nhân dân.
a. Khái niệm quần chúng nhân dân