Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.43 KB, 4 trang )
Cẩn thận khi dùng móc
mèo làm thuốc
Bài thuốc dân gian hạt móc mèo tán bột đang được nhiều người bệnh ở
TP.HCM và một số tỉnh thành đồn thổi là thần dược chữa được ung thư gan,
ung thư dạ dày, u tuyến tiền liệt! Giá bán mỗi ký móc mèo trên mạng hiện lên
đến gần 500.000 đồng. Điều ít ai biết là hạt móc mèo có thể gây đột tử!
Có thể làm thuốc nhưng không chữa ung bướu
Cây móc mèo còn gọi tên khác là vuốt hùm, móc diều, trần sa lực, điệp mắt
mèo, thạch liên tử… thuộc họ đậu (Fabaceae).
Về thành phần hoá học, hạt móc mèo có dầu béo 23,920%; nhựa đắng
1,888%; đường 5,452%; muối vô cơ 4,521%; chất đạm (albumin) hoà tan
3,412%; chất đạm không hoà tan 18,2%; tinh bột 37,795%. Các axít béo có:
axít palmitic, axít stearic, axít oleic, axít linoleic…; amino axít có arginin,
cystin, lysin… Rễ chứa caesalpinin, α-caesalpin, caesalpin F, caesalpin G,
caesalpin H… Lá chứa brazilin, bonducin, caesalpin F… Có tác giả cho rằng
nhựa đắng của cây là bonducin và đây chính là hoạt chất của hạt.
Theo một số sách cây thuốc Việt Nam, móc mèo có vị đắng, hơi the, tính mát,
có tác dụng khử ứ, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Bộ phận thường
dùng làm thuốc là hạt, lá, rễ. Dân gian thường dùng rễ dưới dạng thuốc sắc
hay ngâm rượu, chữa trị đau nhức, mất ngủ.
Về tác dụng dược lý, một số nghiên cứu ghi nhận dạng cao chiết từ lá móc
mèo có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung chuột cống trắng có
chửa. Cao chiết nước và cao chiết etanol 50% từ hạt móc mèo thử nghiệm
trên chuột cống trắng bình thường và chuột gây tiểu đường bởi streptozotocin
cho thấy có tác dụng chống đường huyết tăng cao, hạ lipid máu, chống
cholesterol và triglycerid tăng cao với liều 100mg/kg. Năm 2001, nhóm của
Ren-Wang Jiang (Hong Kong) đã chiết xuất từ hạt móc mèo chất