Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.23 KB, 5 trang )
Người cao tuổi cẩn thận khi dùng thuốc:
“Không nên uống thuốc cả nắm”
Người lớn tuổi có nhiều bệnh nên khi họ uống chung nhiều loại thuốc cùng
lúc rất nguy hiểm. Ảnh: C.T.V
Khi người cao tuổi uống chung những loại thuốc khác nhau, các thuốc này
có thể sẽ tương tác với nhau theo một cách vô cùng nguy hiểm
Một cụ bà 78 tuổi được một người hàng xóm phát hiện nằm bất tỉnh trên
sàn nhà. Cụ bà không nhớ tại sao mình bị té ngã nhưng bảo với bác sĩ rằng trước
khi đi ngủ, cụ đã phải trải qua một ca đau bụng nghiêm trọng kèm theo ói mửa và
đi cầu phân đen, sau đó cụ cảm thấy có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh và cảm
thấy đầu óc quay cuồng.
Thuốc “thập cẩm”
Cụ bà có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim sung
huyết và viêm khớp, cụ cũng đang bị cảm kèm theo những cơn ho dữ dội. Với mỗi
căn bệnh, cụ được kê những loại thuốc chuyên biệt, tuy nhiên, cụ cũng tự tìm đến
nhà thuốc tây để tự chữa bệnh cho mình.
Danh sách những loại thuốc mà cụ bà cung cấp cho bác sĩ bao gồm 12 loại
thuốc từ kiểm soát huyết áp, kiểm soát tim, đau khớp, thuốc trị trầm cảm lo âu,
thuốc ngủ, trị ho...
Hỗn hợp thuốc kiểu như trên được gọi là thuốc “thập cẩm”, đôi khi được
gọi là “cốc tai độc chất”. Những loại thuốc này có thể tương tác với nhau vô cùng
nguy hiểm và gây nên những tác dụng phụ có thể còn nguy hiểm hơn cả căn bệnh
đang được điều trị. Người cao niên càng dễ bị ảnh hưởng vì họ thường mắc phải
một lúc nhiều chứng bệnh, mỗi bác sĩ sẽ kê cho họ một toa thuốc khác nhau mà
không cần biết rằng bệnh nhân đang sử dụng những loại thuốc khác. Cụ bà kể trên
bị bất tỉnh bởi vì cụ bị xuất huyết bao tử, do thuốc “thập cẩm” gây kích ứng dạ dày
gồm celebrex, ibuprofen và aspirin. Cụ bà được hồi tỉnh sau khi được truyền hồng
huyết cầu và được chuyển về nhà với một chỉ định nghiêm ngặt là ngừng sử dụng
một vài loại thuốc.
Sự ảnh hưởng của tuổi tác đối với thuốc