Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phân biệt cỏ ngọt với cỏ ngọt Sa Pa có độc pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.66 KB, 2 trang )

Phân biệt cỏ ngọt với cỏ
ngọt Sa Pa có độc
- Sau khi thông tin cỏ ngọt có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng nhiều bạn đọc
thắc mắc, nhầm lẫn giữa cỏ ngọt stevia với cỏ ngọt Sa Pa (Lào Cai).
Kienthuc.net.vn xin cung cấp các thông tin về vấn đề này.

(Cỏ ngọt Sapa)
ThS Ngô Đức Phương, nguyên cán bộ Viện Dược liệu T.Ư, người cũng đã
từng tìm hiểu và dùng thử hai loại cây cỏ ngọt cho hay, cây cỏ ngọt stavia và
cây cỏ ngọt Sa Pa hoàn toàn là hai giống khác nhau.
Cỏ ngọt stevia có tên khoa học là Stevia rebaudiana thuộc họ Cúc. Lá dạng
cây thảo, cao 20 – 50cm, có khi cao tới 100cm. Lá mọc đối, hình thuôn, có
kích thước 4 – 8 x 0,8 – 1,5cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc ở đầu cành. Khi thu
hoạch, lá hoặc cả cây được băm nhỏ, phơi hoặc sấy đến khô. Cây được bán ở
các đầu mối dược liệu và một số cửa hàng dược liệu trên toàn quốc.
Trong khi đó, cỏ ngọt Sa Pa có tên khoa học: Hydrangea macrophylla Seringe
var. thunbergii Makino, thuộc họ cẩm tú cầu. Cây có dạng bụi nhỏ, cao 50 –
100cm. Lá mọc đối, hình bầu dục, nhọn 2 đầu, có kích thước 15 – 20 x 8 –
10cm. Cụm hoa dạng ngù ở đầu cành, hoa màu tím. Lá khi hái về, rải ra sàn
gạch, vẩy nước cho ẩm, phủ bạt kín lại ủ trong vòng 7 – 10 ngày cho toàn bộ
lá lên men và chuyển màu vàng đen, sau đó dùng chân đạp trộn đều rồi phơi
đến khô. Cây chủ yếu chỉ thấy bán ở Sa Pa như trong chợ và các cửa hàng bán
đồ lưu niệm, cửa hàng dược liệu ở Sa Pa.
Theo ThS Ngô Đức Phương, cây cỏ ngọt stevia lành tính trong khi cỏ ngọt Sa
Pa lại chứa nhiều chất độc. Điều này hoàn toàn không đúng như quảng cáo
“miệng” là có tính năng hạ huyết áp… Cụ thể, chỉ cần uống một cốc cỏ ngọt
Sa Pa có thể cảm giác thấy chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt, người nôn
nao khó chịu và rất mệt mỏi. Nhiều người lúc đầu bị cho rằng do mình uống
đặc, chưa quen nhưng khi pha loãng hơn uống thử lại vẫn có các triệu chứng
trên.


×