Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.07 KB, 5 trang )

Tìm hiểu về Cổ phiếu và Trái phiếu do Công ty
Cổ phần phát hành
Lê Ngân – C 47/15.07
Công ty cổ phần (CTCP) là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn nên các
quy định về vốn và chế độ tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Khoản 3 điều
77 LDN 2005 quy định: “công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán
các loại để huy động vốn”. Điều này được xem là ưu điểm vượt trội của loại
hình doanh nghiệp này trong tình hình kinh tế thị trường với sự phát triển của
thị trường chứng khoán hiện nay. Chính vì vậy, tìm hiểu về cổ phiếu và trái
phiều do CTCP phát hành là vấn điều thiết thực để từ đó rút ra những nhận xét
cơ bản nhất về ưu nhược điểm của chúng với tư cách là người phát hành và
người sở hữu và có thể ứng dụng nó vào việc tham gia vào thị trường chứng
khoán.
Công cụ của thị trường vốn là các chứng khoán trung hạn và dài hạn.
Các loại chứng khoán trên thị trường vốn rất phong phú và đa dạng như: cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…tuy nhiên, loại chứng khoán dài hạn chủ yếu
là cổ phiếu và trái phiếu. Khoản 2 và 3 điều 6 luật chứng khoán 2006 định
nghĩa: “CP là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành” và “TP
là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”. Như vậy, cả cổ phiếu và
trái phiếu đều là những giấy tờ có giá mà tổ chức kinh doanh sử dụng để huy
động vốn và có tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính.
Theo LDN 2005, chỉ có CTCP mới có quyền phát hành cổ phiếu. Người
sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông. Lợi tức mà CTCP trả cho cổ đông gọi là
lợi tức cổ phần hay còn gọi là cổ tức. cổ phiếu bao gồm: cổ phiếu thường và
cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu mang lại cho người sở hữu
nó những quyền lợi thông thường như: quyền được nhận cổ tức theo kết quả
hoạt động của công ty và theo tỷ lệ phần trăm vốn góp; quyền bỏ phiếu bầu ra
hội đồng quản trị; quyền kiểm tra sổ sách công ty; quyền được chia số tiền do
giải thể sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và các khoản ưu đãi khác


(được quy định tại điều 79 LDN 2005). cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu mang lại
cho người sở hữu nó những khoản ưu đãi nhất định so với cổ phiếu thường.
Những ưu đãi đó là: quyền nhận lợi tức trước các cổ đông có cổ phiếu khác
(điều 82 LDN 2005); quyền được chia tài sản do giải thể công ty trước các cổ
đông có cổ phiếu khác (điều 83 LDN 2005); quyền biểu quyết các vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông (điều 81 LDN 2005).
Theo LDN 2005, CTCP và công ty TNHH có quyền phát hành trái
phiếu. Trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn trong nền kinh tế tài trợ
cho các nhu cầu lớn, có tính chất dài hạn, chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố
định. Có rất nhiều trái phiếu công ty (phân biệt với trái phiếuChính phủ và trái
phiếucủa Ngân hàng) khác nhau như: trái phiếu có tài sản cầm cố, trái phiếu
có thể thu hồi, trái phiếu có thể chuyển đổi.
Như vậy, xét về góc độ chủ thể phát hành mà cụ thể là CTCP, cả trái
phiếu và cổ phiếu đều là những phương tiện để huy động nguồn tài chính dài
hạn nhưng chúng có những đặc trưng khác nhau.
- Cổ phiếu hay còn gọi là chứng khoán vốn là phương tiện huy động
vốn dài hạn với thời hạn không xác định, là phương thức hình thành,
tăng thêm vốn tự có của CTCP. Chính vì vậy phát hành cổ phiếu huy
động vốn có hạn chế là làm pha loãng quyền sở hữu của các cổ đông
lớn, ngoài ra sử dụng vốn của CTCP trong hoạt động kinh doanh thì
sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế trước khi chia cổ tức cho cổ
đông. Tuy nhiên, phát hành cổ phiếu sẽ không phải trả nợ mà chỉ
phải trả lãi, lãi này không cố định và có thể ở nhiều hình thức, CTCP
có thể linh hoạt chủ động điều chỉnh.
- Trái phiếu hay còn gọi là chứng khoán nợ là phương tiện huy động
vốn dài hạn với thời hạn xác định và lợi tức quy định trước. Chính vì
vậy phát hành TP, CTCP sẽ phải trả nợ, trả lãi, phải lo quy hoạch
luồng doanh thu để đến kỳ đến hạn mà thanh toán. Tuy nhiên vốn
vay sử dụng được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp nên được miễn thuế. Bên cạnh đó quyền sở hữu của

các cổ đông lớn không hề bị ảnh hưởng.
Như vậy, tùy từng giai đoạn, tùy từng mục tiêu mà ban lãnh đạo CTCP sẽ lựa
chọn phương án nào hợp lý hơn cả.
Đứng trên bình diện của người sở hữu chứng khoán có thể thấy:
- Về mặt rủi ro, sở hữu cổ phiếu có nguy cơ mất vốn cao hơn do thứ
tự ưu tiên thanh toán cuối cùng nếu công ty phá sản, trong khi đó
người nắm giữ trái phiếuvới tư cách là chủ nợ sẽ nhận được đầy đủ
quyền lợi của mình ( vốn và lãi ) trước tất cả các đối tượng liên qua
khác (theo quy định luật phá sản 2004).
- Về lãi suất, cổ phiếu thường cao hơn (phụ thuộc vào tình hình sản
xuất kinh doanh, lợi nhuận), chia theo tỷ lệ, còn trái phiếu lãi thấp
hơn và lãi suất cố định.
- Bên cạnh đó, người mua cổ phiếu thì nắm quyền sở hữu trong công
ty, có quyền quản lý và kiểm soát công ty,đồng thời chịu trách
nhiệm khi công ty gặp rủi ro. Còn người mua trái phiếu thì ko có
quyền kiểm soát và quản lý công ty và cũng ko phải gánh chịu khi
công ty gặp rủi ro.
Có thể nói, hoạt động phát hành chứng khoán của CTCP đã góp phần
thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN và áp dụng thông lệ tốt nhất trong quản
trị CTCP, rong đó việc công khai thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh
và quản trị doanh nghiệp, thu hút nguồn vốn lớn từ xã hội có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, tạo tiền đề phấn đấu cho sự phát triển vững chắc của CTCP, đây
chính là ưu thế vượt trội của mô hình này so với các mô hình doanh nghiệp
khác trong thời buổi thị trường tài chính đang ngày một phát triển. Vì vậy,
việc nhà nước tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, cụ thể cho hoạt động phát hành
cổ phiếu, trái phiếu của CTCP và duy trì một chế độ chính trị xã hội định sẽ
đảm bảo cho sự an toàn trong môi trường đầu tư. Điều đó tạo sự thu hút các
nguồn đầu tư không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài, thúc đẩu sự phát
triển của mô hình CTCP cả về chất và lượng.
Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình lý thuyết tài chính - Học viện tài chính.
2. Luật doanh nghiệp 2005.
3. Luật chứng khoán 2006.
4. Luật phá sản 2004.
5. Nghị định của Chính phủ số 52/2006-NĐ-CP quy định về việc phát hành trái phiếu
doanh nghiệp.

×