Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

báo cáo nghiên cứu khoa học 'thực trạng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nghệ an'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.9 KB, 9 trang )




Báo cáo nghiên cứu
khoa học:

"Thực trạng Công
nghiệp hoá - Hiện đại
hoá nông nghiệp
Nghệ An"



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009


63

THựC TRạNG CÔNG NGHIệP HOá - HIệN ĐạI HOá
NÔNG NGHIệP NGHệ AN

Nguyễn Thị Trang Thanh
(a)


Tóm tắt. Trong quá trình phát triển, nông nghiệp Nghệ An đã đạt đợc nhiều
thành tựu: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hớng sản xuất hàng hoá, hình thành các
vùng chuyên canh, kinh tế trang trại phát triển và đạt hiệu quả, các mặt hàng xuất
khẩu tăng tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở phân tích
thực trạng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ngành nông nghiệp, bài viết này đa ra
một số giải pháp phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hớng bền vững.



1. Đặt vấn đề
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sản
xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế
biến và thị trờng, ứng dụng các thành
tựu khoa học công nghệ vào các khâu
sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao
năng suất, chất lợng, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên
thị trờng.
Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao
gồm nông - lâm - thủy sản) là ngành
kinh tế cơ bản của tỉnh Nghệ An. Năm
2007 số dân sống trong khu vực nông
thôn của Nghệ An chiếm 88,8% tổng
dân số toàn tỉnh; lao động trong nông
nghiệp chiếm 66,4% tổng số lao động và
tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành
nông nghiệp chiếm tới 31,0% GDP của
tỉnh. Vì vậy, phát triển nông nghiệp
theo hớng Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá là một trong những mục tiêu quan
trọng trong đờng lối phát triển kinh tế
của tỉnh.
Trong những năm qua, nông
nghiệp Nghệ An đã có sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hớng sản xuất hàng
hóa. Bên cạnh những thành tựu đạt

đợc vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra
trong quá trình phát triển nông nghiệp.
Bài viết này phân tích thực trạng Công

nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp
Nghệ An, từ đó đa ra một số giải pháp
phát triển nông nghiệp Nghệ An theo
hớng bền vững.
2. Thực trạng Công nghiệp hoá -
Hiện đại hoá ngành nông nghiệp
Nghệ An
2.1. Những kết quả đạt đợc
2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo ngành
Mặc dù tỷ trọng của nhóm ngành
nông - lâm - thuỷ sản (NLTS) không
ngừng giảm xuống từ 49,1% năm 1995
xuống còn 31% năm 2007, từ vị trí đứng
đầu xuống vị trí thứ ba sau dịch vụ và
công nghiệp - xây dựng, nhng giá trị
sản xuất của NLTS tăng nhanh, từ
3.513,2 tỷ đồng năm 2000 lên 7.190,9 tỷ
đồng năm 2007. Tốc độ tăng trởng
bình quân của NLTS giai đoạn 2000 -
2007 là 5,1%, trong đó có những năm
tốc độ tăng khá cao: năm 2004 là 7,7%,
năm 2006 là 6,1%.
Trong cơ cấu nông - lâm - thuỷ sản,
nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao
nhất (82,7%) và cha có chiều hớng

giảm. Trong khi đó tỉ trọng của ngành
lâm nghiệp giảm 2,3%, ngành thuỷ sản
tăng thêm 2,1% trong giai đoạn 2000 -
2007.
Nhận bài ngày 29/09/2008. Sửa chữa xong 07/05/2009.



Nguyễn Thị Trang Thanh THựC TRạNG CÔNG NGHIệP HOá , tr. 63-70


64

Bảng 1: Cơ cấu giá trị sản xuất của NLTS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị:%
Năm 2000 2003 2005 2007
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông nghiệp 82,5 80,6 81,9 82,7
Lâm nghiệp 10,7 11,1 9,3 8,4
Thuỷ sản 6,8 8,3 8,8 8,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2008)
Trong giai đoạn 2000 - 2007, giữa
ba ngành: nông - lâm - thuỷ sản, ngành
thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh nhất,
trung bình 10,5%/năm; tiếp đến là nông
nghiệp 5,8% và lâm nghiệp 3,8%. Với
tiềm năng của tỉnh và xu thế phát triển
kinh tế của thời đại, của cả nớc, sự
chuyển dịch trên là đúng hớng, tuy tốc
độ chuyển dịch còn chậm. Trong từng

ngành cũng có sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hớng Công nghiệp hóa -
Hiện đại hóa.
*Ngành nông nghiệp
Trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất
trong nông nghiệp và có xu hớng giảm
khá rõ: 8,5%. Trái lại, tỷ trọng của
ngành chăn nuôi tăng khá nhanh: 7,8%.
Điều đó phản ánh rõ xu hớng đa
chăn nuôi trở thành ngành chính.
Bảng 2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2000 - 2007

Đơn vị:%
Năm 2000 2003 2005 2007
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Trồng trọt 71,9 66,4 62,8 63,4
Chăn nuôi 26,7 32,3 35,9 34,5
Dịch vụ 1,4 1,3 1,3 2,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2008)
- Trồng trọt:
Cơ cấu sản xuất của trồng trọt đã
giảm đợc diện tích trồng lúa năng suất
thấp sang sản xuất các loại cây trồng có
giá trị hàng hóa cao hơn. Đó là sự tăng
tỉ trọng của cây công nghiệp, cây ăn quả
và rau, đậu, gia vị, trong khi đó tỉ trọng
của cây lơng thực giảm xuống. Điều
này thể hiện rõ sự đa dạng hoá cây
trồng, phát huy các tiềm năng và lợi thế

của tỉnh trong sản xuất những mặt
hàng nông sản xuất khẩu.
Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị:%
Năm 2000 2003 2005 2007
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Lúa 42,9 45,7 43,2 39,6
Cây lơng thực khác 10,8 14,0 15,9 14,7
Cây công nghiệp 12,4 14,7 14,6 16,4
Cây ăn quả 9,2 9,3 9,4 10,9
Rau, đậu, gia vị 6,4 6,5 7,8 8,6
Các cây khác 18,3 9,8 9,1 9,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2008)



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009


65

Lúa chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
trồng trọt nhng có xu hớng giảm tỉ
trọng trong cơ cấu. Tuy diện tích trồng
lúa giảm từ 186.838 ha (năm 2000)
xuống 181.245 ha (năm 2007), nhng
sản lợng lúa tăng nhanh từ 753.634
tấn (năm 2000) lên 846.879 tấn (năm
2007) do phát triển các giống lúa lai và
đầu t thâm canh. Cơ cấu giá trị sản

xuất của các cây lơng thực khác tăng
nhanh chủ yếu do sự tăng diện tích và
sản lợng của cây ngô và cây sắn. Diện
tích ngô tăng từ 37.437 ha (năm 2000)
lên 59.598 ha (năm 2007) và sản lợng
từ 78.672 tấn (năm 2000) lên 206.850
tấn (năm 2007) do nhu cầu thức ăn
chăn nuôi tăng lên. Diện tích và sản
lợng cây sắn tăng từ 11.170 ha (năm
2000) lên 16.197 ha (năm 2007) và
68.525 tấn (năm 2000) lên 324.826 tấn
(năm 2007) phục vụ nhu cầu làm
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
tinh bột sắn ở Thanh Chơng, Yên
Thành
Tỉ trọng giá trị sản xuất của cây
công nghiệp tăng nhanh do việc phát
triển cây công nghiệp mang lại hiệu quả
cao hơn và có đầu ra ổn định. Trong
vòng 7 năm (2000 - 2007) tỉ trọng của
cây công nghiệp tăng thêm 4%. Trong
số cây công nghiệp hàng năm chỉ có cây
mía là diện tích trồng tăng nhanh (từ
16.887 ha lên 30.281 ha) còn các loại
cây khác có chiều hớng giảm diện tích.
Tuy nhiên, phần lớn sản lợng của các
loại cây công nghiệp hàng năm đều
tăng do đầu t thâm canh và trồng
những giống mới năng suất cao. Cây
công nghiệp hàng năm của tỉnh chủ yếu

là: mía, lạc, đậu tơng, vừng
Các cây công nghiệp lâu năm chủ
yếu là chè, cà phê, cao su và hồ tiêu.
Diện tích của cây chè tăng nhanh do
phù hợp với điều kiện của vùng miền
núi Nghệ An, tăng từ 3.728 ha (năm
2000) lên 6.122 ha (năm 2007), trong
khi đó diện tích cây cà phê lại có xu
hớng giảm.
Cùng với chủ trơng đa dạng hoá
cây trồng, diện tích của rau, đậu và cây
ăn quả tăng lên, toàn tỉnh đẩy mạnh
trồng các cây ăn quả đặc sản của vùng,
đặc biệt là cây cam diện tích và sản
lợng không ngừng tăng lên: từ 2.150
ha (năm 2000) lên 3.224 ha (năm 2007)
và sản lợng từ 13.904 tấn (năm 2003)
lên 26.601 tấn (năm 2007). Riêng cây
dứa, trớc năm 2005 diện tích trồng
dứa của tỉnh tăng lên rất nhanh, sau đó
lại giảm xuống do thị trờng tiêu thụ
gặp khó khăn, nhất là do hoạt động của
các nhà máy chế biến dứa ở tỉnh.
- Chăn nuôi:
Tỉ trọng của chăn nuôi gia súc trong
giai đoạn này tăng nhanh do phát triển
mạnh đàn bò thịt và bò sữa. Trong khi
đó, tỷ trọng của ngành chăn nuôi gia
cầm giảm do bị ảnh hởng của dịch cúm
gia cầm. Hiện nay, đàn bò của tỉnh có

445.304 con (năm 2000 là 283.050 con),
đàn trâu không tăng nhiều, đàn lợn
tăng từ 961.178 con (năm 2000) lên
1.182.885 con (năm 2007).
Ngoài gia súc truyền thống, một số
vật nuôi khác cũng đợc chú trọng phát
triển: đàn dê từ 56.900 con (năm 2003)
lên 119.389 con (năm 2007); đàn hơu
từ 4.376 con (năm 2003) lên 6.476 con
(năm 2007).
Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị:%
Năm 2000 2003 2005 2007
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Gia súc 45,4 52,9 58,7 61,1
Gia cầm 21,2 22,1 18,6 18,9
Chăn nuôi khác 33,4 25,0 22,7 20,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2008)



Nguyễn Thị Trang Thanh THựC TRạNG CÔNG NGHIệP HOá , tr. 63-70


66

*Ngành lâm nghiệp
Sự phát triển của ngành lâm
nghiệp trong những năm gần đây thể
hiện đợc sự chuyển dịch hợp lý, đó là

xu hớng chuyển từ khai thác là chủ
yếu sang trồng mới, khoanh nuôi, chăm
sóc và bảo vệ rừng. Tỷ trọng của ngành
trồng và nuôi rừng tăng 1,6% trong
vòng 7 năm (2000 2007). Tính đến
năm 2007, diện tích rừng trồng của tỉnh
đạt 93.013 ha, tăng so với năm 2000 là
29.534 ha và chiếm 12,7% diện tích
rừng toàn tỉnh. Hoạt động dịch vụ lâm
nghiệp bắt đầu đợc chú ý, tỉ trọng tăng
thêm 2,1% trong cùng giai đoạn.
Bảng 5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị:%
Năm 2000 2003 2005 2007
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Trồng và nuôi rừng 18,5 18,2 19,9 20,1
Khai thác lâm sản 70,3 70,9 68,6 66,6
Dịch vụ và các hoạt động
lâm nghiệp khác
11,2 10,9 11,5 13,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2008)
*Ngành thuỷ sản
Thuỷ sản là ngành có tốc độ tăng
trởng nhanh, giá trị sản xuất tăng từ
352.393 triệu đồng năm 2000 lên
1.050.256 triệu đồng năm 2007. Tốc độ
tăng trởng trung bình 10,5%/ năm. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
của thuỷ sản cha thật rõ nét. Trong
vòng 11 năm (từ 1996 đến 2007), tỉ

trọng của phân ngành khai thác giảm
3,6%; ngành nuôi trồng tăng thêm
0,9%. Tuy nhiên, xu hớng chuyển dịch
này vẫn còn bấp bênh, không ổn định,
nhất là giai đoạn gần đây.
Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị:%
Năm 1996 2000 2003 2005 2007
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nuôi trồng thuỷ sản 28,3 30,9 27,1 25,7 29,2
Khai thác thuỷ sản 71,1 67,9 70,1 70,7 67,5
Dịch vụ 0,6 1,2 2,8 3,6 3,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2008)
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh
thổ
Trong những năm qua, cơ cấu lãnh
thổ nông nghiệp Nghệ An đã có những
chuyển biến rõ rệt. Trong tỉnh đã hình
thành những vùng sản xuất chuyên
môn hoá: vùng lúa ở các huyện đồng
bằng: Quỳnh Lu, Diễn Châu, Nghi
Lộc, Hng Nguyên ; vùng mía ở các
huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ,
Quỳ Châu, Anh Sơn ; vùng chè ở các
huyện miền núi: Thanh Chơng, Anh
Sơn, Kỳ Sơn, Con Cuông ; cà phê ở
Nghĩa Đàn, Quỳ Châu ; cao su ở Nghĩa
Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp ; dứa ở huyện
Quỳnh Lu, Yên Thành, Nghĩa Đàn ;
vùng sắn làm nguyên liệu cho các nhà

máy chế biến ở các huyện miền núi
Tại các huyện ven biển, xuất hiện
các khu vực nuôi trồng thuỷ sản: nuôi
tôm, cá, cua, ngao
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp đã phát triển mạnh, trong
đó rõ nét nhất là hình thức trang trại



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009


67

nông nghiệp. Theo số liệu thống kê của
Cục Thống kê Nghệ An tính đến ngày
01 tháng 7 năm 2008 toàn tỉnh hiện có
1.133 trang trại, trong đó 381 trang trại
trồng cây hàng năm (34%), 92 trang
trại trồng cây lâu năm, 158 trang trại
chăn nuôi (14%), 194 trang trại nuôi
trồng thuỷ sản (17%), 178 trang trại
lâm nghiệp, số còn lại là 130 trang trại
kinh doanh tổng hợp. So với số liệu tổng
hợp tháng 7 năm 2007 tăng 154 trang
trại (44 trang trại trồng cây hàng năm,
6 trang trại trồng cây lâu năm, 38 trang
trại lâm nghiệp, 31 trang trại nuôi
trồng thuỷ sản, 38 trang trại tổng hợp,

giảm 3 trang trại chăn nuôi). Tổng số
vốn sản xuất của các trang trại là
281.079 triệu đồng, bình quân vốn của
một trang trại là 248,08 triệu đồng; giá
trị sản lợng hàng hoá và dịch vụ bình
quân một trang trại là 105,05 triệu
đồng; thu nhập bình quân một trang
trại là 62,11 triệu đồng. Tổng số lao
động hoạt động sản xuất kinh doanh
trong trang trại là 9.706 ngời.
Kinh tế trang trại phát triển góp
phần đa nền nông nghiệp Nghệ An
phát triển theo hớng sản xuất hàng
hoá, khai thác những tiềm năng lợi thế
của địa phơng, khai thác diện tích mặt
nớc, đất hoang hoá, ven sông, ven
biển, đất trống, đồi núi trọc đa vào
sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, tạo ra những vùng sản xuất tập
trung với khối lợng hàng hoá lớn, thúc
đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi; góp phần phân công lại
lao động, tạo thêm việc làm cho hàng
vạn lao động trên địa bàn, xoá đói, giảm
nghèo ở vùng nông thôn, tạo ra xu thế
và nhu cầu hợp tác mới trong nông
nghiệp. Đa số trang trại có lợi thế phát
triển ở vùng trung du miền núi, dựa vào
tiềm năng đất đai. Điều này thúc đẩy
kinh tế khu vực trung du miền núi của

Nghệ An phát triển, giảm bớt sự chênh
lệch vùng trong quá trình phát triển
kinh tế.
Việc phát triển kinh tế trang trại,
tạo điều kiện cho ngời nông dân tiếp
cận nhanh hơn với nền kinh tế thị
trờng, biết không chỉ sản xuất những
cái mình có mà phải sản xuất những cái
thị trờng cần. Nhiều chủ trang trại đã
có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và
sản xuất kinh doanh, có ý chí vơn lên
làm giàu chính đáng trong cơ chế thị
trờng.
2.1.3. Nhiều thành tựu khoa học -
công nghệ đã đợc ứng dụng trong lĩnh
vực nông nghiệp
Khoa học công nghệ phục vụ sản
xuất nông nghiệp ở Nghệ An đã có bớc
phát triển và ngày càng đợc ứng dụng
nhiều hơn. Số lợng máy móc nông
nghiệp trang bị cho nông dân ngày càng
tăng, nhiều công việc sản xuất đã đợc
cơ giới hoá. Nhiều loại giống mới có
năng suất, chất lợng và chống chịu
đợc sự khắc nghiệt của thời tiết đợc
triển khai trên diện rộng, tạo điều kiện
luân canh, xen canh, tăng vụ. Nhiều vật
nuôi cho năng suất cao cũng đợc nuôi
phổ biến nh: bò Lai Sind, bò sữa, tôm
càng xanh, lợn siêu nạc

2.1.4. Giá trị các mặt hàng xuất
khẩu của ngành nông nghiệp tăng
nhanh
Tỷ trọng giá trị hàng nông lâm thuỷ
sản trong cơ cấu hàng xuất khẩu của
tỉnh tăng nhanh. Năm 2000, trị giá
hàng xuất khẩu NLTS đạt 11.095 nghìn
USD, chiếm 48,3% tổng giá trị hàng
xuất khẩu của tỉnh, đến năm 2007 tăng
lên 60.670 nghìn USD, chiếm 53,0%,
trong đó hàng nông sản chiếm tỷ trọng
cao nhất (72,7% trong cơ cấu hàng
NLTS). Sản lợng một số mặt hàng
xuất khẩu tăng cao: lạc nhân từ 3977
tấn năm 2000 lên 9627 tấn năm 2007;
chè từ 2.500 tấn lên 5.390 tấn; cà phê hạt
từ 131 tấn lên 5.522 tấn cùng thời kỳ.



Nguyễn Thị Trang Thanh THựC TRạNG CÔNG NGHIệP HOá , tr. 63-70


68

Bảng 7: Giá trị hàng xuất khẩu NLTS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị: Nghìn USD
Năm 2000 2003 2005 2007
Tổng số 11.095 38.997 46.627 60.670
- Hàng nông sản 4.681 33.335 38.810 44.096

- Hàng lâm sản 2.164 2.928 7.363 15.955
- Hàng thuỷ sản 4.250 2.734 454 619
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2008)
2.2. Những khó khăn, thách thức
trong quá trình phát triển nông nghiệp
Nghệ An
Bên cạnh những thành tựu đạt
đợc, nông nghiệp Nghệ An còn gặp rất
nhiều khó khăn, thách thức.
- Trớc tiên, tốc độ chuyển dịch của
hầu hết các ngành còn chậm, nhất là
ngành thuỷ sản mặc dù có tốc độ tăng
trởng nhanh nhất, năng suất lao động
xã hội cao hơn so với ngành nông và
lâm nghiệp (năm 2007 năng suất lao
động của ngành thuỷ sản là 9,88 triệu
đồng/ngời trong khi đó ngành nông -
lâm nghiệp là 6,24 triệu đồng/ngời),
nhng tỷ trọng tăng chậm so với lợi thế
của mình. Trong sản xuất nông nghiệp,
giá trị ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao,
tỷ trọng ngành chăn nuôi có tăng
nhng không nhiều. Trong nội bộ
ngành trồng trọt thì cây lơng thực vẫn
giữ vị trí chủ yếu, cây công nghiệp, cây
ăn quả và cây thực phẩm cha phát
triển tơng xứng với vị trí của nó và
tiềm năng của địa phơng.
- Dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản chiếm tỉ trọng quá nhỏ (2,1%

năm 2007), tuy có xu hớng tăng,
nhng tốc độ rất chậm. Đây là nguyên
nhân cản trở tốc độ phát triển nông
nghiệp theo hớng sản xuất hàng hóa,
phản ánh mức độ gắn với thị trờng của
nông nghiệp Nghệ An còn thấp.
- Một số cây trồng là thế mạnh của
tỉnh, nhng diện tích và sản lợng còn
bấp bênh, có xu hớng giảm nh lạc, cà
phê Nguyên nhân là do vấn đề tiếp
cận thị trờng của nông dân còn kém,
mặt khác, chất lợng sản phẩm cha
cao.
- Sự chênh lệch về trình độ phát
triển giữa các vùng còn lớn. Lãnh thổ
của tỉnh gồm ba vùng sinh thái thì
trình độ phát triển của các vùng khác
nhau. Tác động của công nghiệp hoá
nông nghiệp và nông thôn mới chỉ đến
đợc khu vực đồng bằng, còn vùng ven
biển, nhất là vùng miền núi, trung du
sự phát triển rất hạn chế.
- Một trong những khó khăn của
nông nghiệp Nghệ An là cha có sự gắn
kết với công nghiệp chế biến hoặc có
nhng còn lỏng lẻo. Nhiều vùng nguyên
liệu còn bấp bênh do năng lực sản xuất
của các nhà máy chế biến nông sản
cũng nh mối liên kết giữa các nhà máy
với ngời nông dân. Hiện nay, tình

trạng phổ biến là khi giá nông sản
xuống thấp, thì nông dân (ngời trực
tiếp sản xuất) là ngời chịu thiệt đầu
tiên và nhiều nhất. Nhiều vùng nguyên
liệu đến vụ thu hoạch vẫn cha bán
đợc do nhà máy hoạt động quá công
suất, ngời nông dân phải bán rẻ hàng
hoá của mình, nhiều nông sản bị mất
giá trị do khó hoặc không bảo quản
đợc nh: mía, sắn, dứa Công nghệ
chế biến và công nghệ sau thu hoạch
cha theo kịp tốc độ phát triển sản xuất
nguyên liệu và yêu cầu nâng cao chất
lợng của sản phẩm.
- Số lợng trang trại tăng nhanh
trong thời gian qua, nhng chủ yếu là
trang trại tổng hợp. Nh vậy, tính



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009


69

chuyên môn hoá trong sản xuất trang
trại cha cao, mặt khác, các trang trại
tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn thấp
hơn nhiều so với các loại hình trang trại
khác. Bên cạnh đó, số lợng trang trại

tăng, nhng quy mô bình quân diện
tích từng trang trại lại giảm (do quy mô
đất sản xuất của hộ gia đình nhỏ bé,
manh mún) vì vậy, việc ứng dụng khoa
học kỹ thuật tiên tiến là rất khó khăn,
làm hạn chế khả năng chuyên môn hoá,
cũng nh việc sản xuất ra những sản
phẩm có khối lợng lớn, có khả năng
cạnh tranh cao
- Tác động của khoa học - công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp còn yếu. Số
lợng máy móc nông nghiệp trang bị
tính bình quân trên một ha diện tích
đất canh tác ít, tỷ lệ cơ giới hoá trong
sản xuất nông nghiệp rất thấp. Công
nghệ chế biến còn thô sơ, nhất là những
mặt hàng thuỷ sản nên giá trị hàng hoá
còn thấp và khó cạnh tranh với thị
trờng bên ngoài.
- Mặc dù giá trị và tỷ trọng hàng
xuất khẩu tăng lên, nhng chủ yếu là
mặt hàng nông sản, giá trị xuất khẩu
và tỷ trọng của hàng thuỷ sản giảm
nhanh chóng do khâu chế biến và chất
lợng sản phẩm cha đáp ứng đợc yêu
cầu của thị trờng. Một số mặt hàng là
lợi thế của tỉnh nhng sản lợng xuất
khẩu lại bấp bênh nh lạc nhân (năm
2003 xuất khẩu 24.918 tấn, nhng năm
2007 chỉ còn 9.627 tấn), thuỷ sản đông

lạnh (năm 2000 là 772 tấn, năm 2005:
70 tấn và 2007: 478 tấn)
2.3. Một số giải pháp
Để thực hiện thành công Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp
ở tỉnh Nghệ An, chúng tôi xin đề xuất
một số giải pháp sau:
2.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu ngành NLTS theo hớng
tăng nhanh tỷ trọng của ngành thuỷ
sản, ngành chăn nuôi và những cây
trồng có giá trị hàng hoá cao bằng cách
đầu t vốn, có những chính sách
khuyến khích phát triển các ngành
trên.
2.3.2. Tập trung đầu t có trọng
điểm nhằm tạo ra những sản phẩm chủ
lực của tỉnh có khả năng cạnh tranh cao
để xuất khẩu: mía, lạc, chè, cà phê,
tôm
2.3.3. Thực hiện chính sách dồn
điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, hình
thành những vùng sản xuất có quy mô
lớn tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công
nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá.
2.3.4. Tăng cờng tập trung phát
triển công nghiệp chế biến và hoạt động
kinh doanh dịch vụ trong sản xuất nông
nghiệp. Cần có giải pháp chia sẻ rủi ro

về tiếp thị và tiêu thụ trong sản xuất
chế biến cho các công ty, nhà máy,
doanh nghiệp, tạo nên sự liên kết chặt
chẽ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ
nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro
trong nông nghiệp. Khuyến khích các
doanh nghiệp hợp đồng dài hạn với
ngời nông dân, với các hợp tác xã để
cung ứng vật t, nguyên liệu và bao
tiêu sản phẩm, tạo mối liên kết ổn định
lâu dài với ngời nông dân. Đẩy mạnh
phát triển dịch vụ nông nghiệp, nhất là
các dịch vụ thủy nông - thủy lợi, dịch vụ
điện, dịch vụ giống, phân bón, bao tiêu
sản phẩm
2.3.5. Hiện nay, công tác quy hoạch
cũng nh sản xuất của hộ nông dân chủ
yếu dựa trên điều kiện tự nhiên sẵn có,
ít chú ý đến nhu cầu của thị trờng. Vì
vậy, trong thời gian tới cần có những
chính sách đầu t nghiên cứu thị
trờng, tạo điều kiện cho ngời nông
dân tiếp cận, nắm bắt nhu cầu thị
trờng để có những định hớng sản
xuất lâu dài hơn.



Nguyễn Thị Trang Thanh THựC TRạNG CÔNG NGHIệP HOá , tr. 63-70



70

2.3.6. Đầu t ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nông nghiệp, coi
trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ
trong lĩnh vực thủy lợi, thủy nông nhằm
đảm bảo nhu cầu tới tiêu; nhân rộng
các giống mới cho năng suất và hiệu
quả cao; phổ biến rộng rãi các phơng
pháp nuôi trồng mới tới hộ nông dân
2.3.7. Có chính sách u đãi trong
sản xuất nông nghiệp ở các vùng miền
núi và ven biển. Đây là những vùng có
tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhng
lại thiếu vốn và công nghệ, nền kinh tế
đang còn nghèo nàn, lạc hậu.
3. Kết luận
Do điều kiện thiên nhiên ở Nghệ An
khắc nghiệt hơn nhiều vùng khác, điểm
xuất phát cũng thấp hơn nên nhiệm vụ
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông
nghiệp ở đây càng khó khăn, nặng nề
gấp bội. Điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ
lực vợt bậc của Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân trong tỉnh, đồng thời cần
có sự hỗ trợ đắc lực của Trung ơng, sự
hợp tác đầu t mạnh mẽ của các ngành,
tổ chức trong nớc và quốc tế thì sự

nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
nông nghiệp trên địa bàn Nghệ An mới
nhanh chóng đi đến thắng lợi.
TàI LIệU THAM KHảO

[1] Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hoà, Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông
thôn, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.
[2] Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý KT - XH Việt
Nam, NXB ĐHSP, 2004.
[3] Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (đồng chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, NXB Chính trị quốc gia, 1999.
[4] Mai Thị Thanh Xuân, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở
Bắc Trung Bộ, NXB Chính trị quốc gia, 2004.
[5] Ngô Doãn Vịnh (chủ biên), Bàn về phát triển kinh tế, NXB Chính trị quốc gia,
2005.
[6] Cục thống kê tỉnh Nghệ An, Niên giám thống kê Nghệ An 2006 - 2007.
[7] Cục thống kê tỉnh Nghệ An, Báo cáo một số chỉ tiêu về trang trại tỉnh Nghệ An,
Tháng 8 năm 2008.
SUMARY
current SITUATION FOR INDUSTRILIZATION AND MODERNIZATION OF
NGHE AN ARGRICULTURE

In the process of development, the Nghe An argriculture has gained a lot of
achivements: economic structure has transformed in the direction of producing
goods, developing specilized areas, farm economics appeared and has achived good
results, exported goods has been increasing however, there are some pending
questions and difficulties. On the bases of analysing prensent situation of
argricultural industrilization and modernization, this paper mentions some
solutions to growing Nghe An argriculture in the stable direction.


(a)

Khoa Địa lý, Trờng Đại học Vinh.

×