Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

báo cáo khoa học 'logistics và vận tải'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.67 KB, 3 trang )

I. GIỚI THIỆU
Thuật ngữ Logistics đã xuất hiện từ đầu
những thế kỷ trước trong lĩnh vực quân sự.
Trong quân sự, để đảm bảo cho một chiến
dịch một trận đánh thắng lợi, nhất thiết cần
phải đảm bảo đủ lương quân, khí tài, … cần
thiết cho trận chiến - mà trong quân đội được
gọi là “hậu cần’’. Chiến thắng Điện Biên Phủ
(1954), Buôn Ma Thuột và Chiến dịch Hồ Chí
Minh (1975) không những là một đỉnh cao
của nghệ thuật quân sự, mà còn là một kỳ tích,
một sáng tạo khoa học tuyệt vời về công tác
hậu cần - đó cũng chính là khoa học Logistics
được thực hiện thành công nhất ở Việt Nam
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong xây dựng và phát triển kinh tế,
nhất là sau khi thực hiện công cuộc đổi mới
(1986) và trong những năm gần đây với sự
tăng trưởng kinh tế nhanh của nền kinh tế và
đặc biệt sau khi vào WTO, hoạt động kinh tế
nước ta ngày càng hòa nhập ngày cầng sâu
rộng hơn với nền kinh tế thế giới đã đặt ra cho
tất cả các doanh nghiệp những câu hỏi lớn :
Mua nguyên vật liệu, năng lượng, … ở đâu?
Bán sản phẩm làm ra ở đâu? Việc vận chuyển
nguyên vật liệu đến nhà máy và sản phẩm làm
ra đến nơi tiêu thụ như thế nào? Nguyên vận
liệu cũng như sản phẩm có cần dự trữ và lưu
kho lưu bãi không, trong thời gian bao lâu? Số
lượng bao nhiêu và ở đâu? Và nhiều câu hỏi
khác nữa đặt ra cho nhà sản xuất. Tất cả


những câu hỏi trên nếu thực hiện được thì ta
thấy sẽ có một dòng chuyển dịch hàng hoá
thông qua các khâu sản xuất (sơ chế, nhà
máy) biến đổi thành sản phẩm, dòng sản
phẩm này lại tiếp tục dịch chuyển qua hệ
thống kho, bãi tới các điểm bán lẻ và kết thúc
khi tới người tiêu dùng.
LOGISTICS VÀ VẬN TẢI



PGS. TS. NGUYỄN VĂN THỤ
Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Dịch vụ Logistics và lĩnh vực vận tải là hai lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với nhau,
bài báo trình bày bản chất của dịch vụ vận tải và dịch vụ Logistics, đồng thời nêu ra quan hệ
giữa vận tải và Logistics. Từ đó nảy sinh yêu cầu đành tạo nhân lực ngành logistics bên cạnh
ngành Vận tải.
Summary: Logistics and transportation are strongly integrated into one system that ensures
the smooth movement of people and goods in our society. This paper presents the nature of
transport and logistics and the main relationships between the two fields, which generates demands
for having new field study in the University of Transport and Communications.


II. BẢN CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ
GIỮA LOGISTICS VÀ VẬN TẢI
Cần lưu ý rằng, trong thực tế nguồn
cung ứng vật liệu là từ nhiều nơi, có các địa
điểm sản xuất khác nhau, hệ thống kho, và

các người bán buôn , bán lẻ cũng rải tại nhiều
nơi. Do vậy, dòng chuyển động này là hết

sức phức tạp. Người ta biết vấn đề này đã lâu,
nhưng khi nghiên cứu, giải quyết thực tế trước
kia người ta đă chia cắt nó ra thành từng đoạn,
bao gồm: sản xuất, lưu thông phân phối và
vận tải. Riêng với dòng vật chất có thể được
chia thành cung
ứng và quản lí vật tư và
phân phối sản phẩm.
Chính vì vậy các thuật ngữ quản lý vật
tư, phân phối sản phẩm trong thực tế đôi khi
dung thay thế cho nhau.
Việc lập kế hoạch, thực hiện việc kiểm
soát cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và
kinh tế chính là là Logistics.
Trong quá trình đó, bản thân vận tải tuy
không là dịch vụ Logistics, nhưng có một vai
trò quan trọng trọng trong việc cung ứng dịch
vụ Logistics. Nó đảm bảo mục tiêu cung ứng
cao nhất của dịch vụ Logistics “Cần là có
ngay”.
Giữa dịch vụ Logistics và vận tải có quan
hệ hữu cơ với nhau, cụ thể là:
- Người vận chuyển là đối tác của
Logistics.
Trong Logistics người ta phải thiết kế lựa
chon tuyến vận tải (hầu như là đa phương
thức) theo hai yêu cầu trên. Để tính toán tuyến

vận chuyển, người làm Logistics phải lựa
chọn phương thức vận tải, chọn đơn vị vận tải
trong từng phương thức sao cho đáp ứng được
các yêu cầu đã nói ở trên là thỏa mãn yêu cầu
của khách hàng, và giá cả hợp lý. Chính vì
vậy người vận chuyển (đơn vị vận tải) là đối
tác của Logistics, ai tham gia vào công đoạn
nào là do người làm Logistics chọn.
- Yêu cầu vận chuyển đa phương thức từ
A đến Z (door to door) là đòi hỏi của
Logistics.
Xuất phát từ việc phải vận chuyển cung
ứng cho sản xuất, lưu thong phân phối, nên
yêu cầu vận chuyển được đặt ra là theo
phương thức door - door. Nghĩa là phải tổ
chức liên vận chuyển, vận tải đa phương thức.
Chúng ta lưu ý là yêu cầu của khách hang bao
giờ cũng có ba (3) vấn đề cần thỏa mãn là: an
toàn, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp
lý - chấp nhận được.
Công việc này thường do các đơn vị đại
lí vận tải (freight forwarder) tham gia. Ở nước
ta các công ty loại này, dù có mang tên là
Logistics nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi
hỏi này, vì chủ yếu chỉ chào được việc vận
chuyển cho một phương thức (biển, đường sắt
hay đường bộ, hàng không). Vì vậy thực chất
vẫn làm ở mức độ như từ xưa đến nay, thực
chất là chỉ chào bán cước. Các kĩ sư kinh tế
vận tải hiện nay đang đào tạo theo chuyên

ngành hẹp (sắt, sông, biển, đường bộ )
thường chỉ được cung cấp chuyên môn và
quan hệ cho một phương thức mà thôi.
Người tổ chức vận tải đa phương thức
phải biết tổ chức phối hợp giữa các phương
thức, gửi và nhận hàng hóa đối với từng
phương thức. Nghĩa là phải nắm vững các quy
tắc vận chuyển, tổ chức vận chuyển của từng
phương thức. Các công ty ở ta hầu như chưa
đáp ứng được yêu cầu này.
- Đảm bảo hàng hóa vận chuyển là công
việc của Logistics.
Bảo quản hàng hóa, đóng gói vận
chuyển, nhận và gửi hàng và kế cả xếp dỡ
hàng hóa là những công việc thuộc về
Logistics.
Công việc khai thác sử dụng kho, bảo
quản hàng hóa là một trong những nội dung
quan trọng trong Logistics. Nhiều khóa huấn
luyện công việc này được các tổ chức như tổ
chức hàng hải thế giới, hàng không dân dụng
quốc tế mở trên thế giới.


Chính mục tiêu dịch vụ Logistics “Cần
là có ngay” này, vận tải đóng một vai trò rất
quan trọng, vì bản thân nguyên vật liệu hay
sản phẩm không có ở cùng một nơi sản xuất ra
chúng mà nằm rải rác khắp đất nước và hơn
thế nữa là khắp thế giới.

Như đã biết vận tải gồm 2 quá trình vận
chuyển và tác nghiệp đầu cuối, mà yêu cầu
đối với vận tải là phải đưa hàng đến đích với
thời gian ngắn nhất, chi phí nhỏ nhất và an
toàn nhất. Trong toàn bộ quá trình ấy, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật giao thông và trang thiết bị
phục vụ tác nghiệp đầu cuối là có ảnh hưởng
rất lớn đến thời gian và chi phí đưa hàng.
III. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ
Ở Việt Nam, hệ thống giao thông nói
chung và hệ thống cảng phục vụ các tác
nghiệp đầu cuối tuy được đầu tư cải tạo và
hoàn thiện nhưng vẫn chua đáp ứng yêu cầu
vận chuyển hàng hóa đặt ra. Phải thừa nhận
với nhiều lý do chủ quan và khách quan khác
nhau, giao thông vận tải về nguyên tắc phải đi
trước một bước, mở đường cho kinh tế phát
triển nhưng giao thông vận tải lại đi sau, đã đi
sau lại đi chậm, đã đi chậm nhưng lại đi khập
khiễng (không đồng bộ).
Ngoài cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
tác động đến thời gian và chi phí vận tải phải
kể đến thủ tục hành chính khi xuất nhập khẩu
hàng hóa hay chuyển tải hàng hóa trong vận
tải đa phương thức. Vì vậy, để phát triển dịch
vụ Logistics, việc hoàn thiện hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật giao thông cũng như cải cách
hành chính trong hoạt động vận tải là rất quan
trọng. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh việc
đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ Logistics.

Nếu Việt Nam không nhanh chóng phát triển
dịch vụ Logistics thì hàng năm mất đi khoảng
30 đến 40 tỷ USD thu được từ dịch vụ này.
Trường Đại học Giao thông vận tải là
một trường đại học có truyền thống đào tạo
nhân lực cho ngành giao thông vận tải nên
chăng cần nghiên cứu mở ngành hay chuyên
ngành đào tạo về Logistics.


Tài liệu tham khảo
[1]. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân - Quản trị
logistics - NXB Thống kê - 2006.
[2]. Tạp chí chuyên ngành “LOGISTICS” - Hiệp
Hội giao nhận kho vận Việt Nam, các bài viết ở
tạp chí có liên quan.
[3]. TS. Lê Văn Bảy - Viện kinh tế - xã hội TP. Hồ
Chí Minh: “ Năm khía cạnh của Logistics thế giới”
- 2007.
[4]. TS. Lý Bách Chấn - Đại học Giao thong Vận
tải - Tp. Hồ Chí Minh: “Các vấn đề cơ bản của
Logistics” - 2009♦

×