Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tai lieu ve phuong giang day tin hoc 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.41 KB, 4 trang )

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC HIỆN NAY
NGUYỄN THỊ THOẠI TRANG
Chuyên viên Khoa Giáo dục thường xuyên
Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra
cho ngành giáo dục hiện nay
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới
phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của
người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức,
tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.
Chúng ta cần vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học
hiện đại theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, tính chủ động, sáng tạo
của sinh viên, tăng cường tự học, tự nghiên cứu; từng bước áp dụng những thành
tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học.
Để đi cùng với sự đổi mới phương pháp dạy và học của nền giáo dục
nói chung và Trường Đại học Tiền Giang nói riêng, tôi có một số suy nghĩ sau:
Trước nhất, tôi đề cập đến thực trạng dạy và học của chúng ta
hiện nay:
Tuy chúng ta có đổi mới phương pháp dạy và học; nhưng chưa đi vào
thực chất, có chiều sâu, thiếu triệt để, chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến phương
pháp dạy học truyền thống bằng cách tăng cường các câu hỏi tái hiện, sử dụng
các phương tiên dạy học hiện đại như một hình thức thay cho phấn trắng, bảng
đen và chủ yếu cũng thể hiện ở các tiết hội giảng, thao giảng có người dự giờ.
Sau đó thì đâu lại vào đấy, trở về với kiểu dạy học truyền thống “Thầy đọc trò
ghi”, “Thầy nói, trò chép”. Trong gần nhiều phút đồng hồ, không nghe thầy
giảng, cũng không nghe đối thoại giữa thầy và trò. Phương pháp giảng dạy
truyền thống theo lối truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào tiềm thức của đội ngũ
giảng viên chúng ta, như một quán tính, một thói quen khó sửa.
Bên cạnh đó, nền giáo dục của chúng ta chỉ chú ý đến việc cung cấp
cho người học về khối lượng kiến thức nên dễ dẫn đến cách dạy và học nhồi
nhét thụ động, ít quan tâm đến cảm nhận, suy nghĩ, không bồi dưỡng được


những năng lực độc lập, chủ động sáng tạo, biết tìm tòi những tri thức mới của
người học. Đó là những năng lực rất cần thiết trong một nền kinh tế trí thức và
xã hội tri thức.
Ngoài ra, cách thức kiểm tra, đánh giá như hiện nay thật sự là một rào
cản cho việc đổi mới phương pháp dạy và học. Thi thế nào thì dạy và học như
thế ấy. Việc đánh giá sinh viên chỉ nhằm kiểm tra sự ghi nhớ, thuộc bài mà
không chú trọng đến khả năng sáng tạo, ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự
học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo
điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng. Hơn nữa,
quy chế hiện hành đánh giá kết quả học tập của sinh viên chỉ chú trọng đánh giá
kết quả một bài thi cuối cùng thì mọi nỗ lực của Thầy và trò cũng thành công dã
24
tràng. Còn tiếp tục cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như hiện nay thì
dĩ nhiên vẫn còn cách dạy học “thầy đọc trò ghi”. Thực tiễn, học viên Khoa
GDTX với đối tượng là người vừa làm vừa học, nên khi có công tác tại cơ quan
các anh chị không thể lên lớp thường xuyên được, đến khi kiểm tra thì lại có
mặt. Để có bài học thi, các học viên chỉ cần mượn bài của bạn đã ghi đầy đủ
những lời thầy đọc trên lớp rồi mang đi photo, hay tài liệu soạn sẵn của Thầy
phát thì xem như là học viên đã có bài học thi ngay, dẫn đến tình trạng học giả
bằng thật.
Ngoài ra, không thể đổi mới phương pháp dạy học khi mà công cụ của
người giảng viên chỉ là “phấn trắng bảng đen” hay là cái micro để giảng viên
thao thao từ đầu đến cuối buổi học. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện
nay tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy và học. Cụ thể là hiện Khoa GDTX đang quản lý 10 lớp
và chuẩn bị điều kiện cho 04 lớp mới nhập học mà chỉ được cung cấp 01 máy
Projector và 02 máy Overhead. Mỗi khi giáo viên thuộc các trường liên kết có
yêu cầu cung cấp phương tiện dạy học là Khoa phải liên hệ thường xuyên với
Khoa KHCB và Khoa Công nghệ để mượn máy chiếu, có khi mượn liên tục từ
tuần này đến tuần kia. Chưa nói đến các thiết bị dạy học hiện đại mà ngay đến

bàn, ghế, phòng học, giảng đường cũng chưa đáp ứng với số lượng sinh viên
ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các thiết bị dạy học đa phương tiện tuy có trang bị
nhưng số lượng hạn chế và không phải giáo viên nào cũng có thể sử dụng thành
thạo được.
Thứ hai, để giải quyết thực trạng trên cũng là nhằm đẩy mạnh
chất lượng dạy và học, theo tôi chúng ta cần tập trung các giải pháp sau:
Một là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học dựa trên vấn
đề (DHDTVĐ):
Xem vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học:
1. Có thể nói phương pháp DHDTVĐ đảo lộn thứ tự của hoạt động
dạy học; nếu so với các phương pháp truyền thống: ở đó thông tin được giáo
viên (GV) trình bày từ thấp lên cao theo một trình tự nhất định và vấn đề sẽ
được giải quyết khi GV đi hết các bước cần thiết của một bài giảng. Trong
phương pháp DHDTVĐ, học viên (HV) được tiếp cận với vấn đề ngay từ lúc bắt
đầu của một đơn vị bài giảng. GV gợi ý để HV suy nghĩ, GV nêu tình huống có
vấn đề để thảo luận, tìm cách xử lý tốt nhất, GV giới thiệu các loại sách mà HV
cần phải đọc, tham khảo để chuẩn bị cho việc giải quyết các vấn đề, tình huống
cho bài giảng mới… Vấn đề có thể là một hiện tượng tự nhiên hoặc là một sự
kiện, tình huống đã, đang hoặc có thể diễn ra trong thực tế chứa đựng những
điều cần lý giải.
2. Trên cơ sở muốn giải quyết vấn đề nêu ra, HV tự tìm tòi để xác định
những nguồn thông tin có liên quan đến vấn đề, chính HV phải chủ động tìm
kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều dạng và
từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, phim ảnh, internet…). Nói cách khác,
chính người học phải tự trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến
thức để tiếp cận vấn đề.
25
3. Sau khi tìm những biện pháp giải quyết thì hoạt động thảo luận là
hoạt động cốt lõi: giáo viên hướng dẫn học viên kết hợp lại thành nhóm, thông
qua thảo luận ở nhóm nhỏ, HV chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành

giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận. Nhờ
hoạt động nhóm, HV được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác ngoài mục
đích lĩnh hội kiến thức.
4. Với phương pháp này, vai trò của giáo viên chỉ mang tính hỗ trợ:
GV đóng vai trò định hướng (chỉ ra những điều cần thiết được lý giải
của vấn đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc,…), đánh giá
(kiểm tra các giả thuyết và kết luận của HV), hệ thống hóa kiến thức, khái quát
hóa các kết luận.
Áp dụng phương pháp này sẽ:
- Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập cho người học, bởi vì
phương pháp DHDTVĐ dựa trên cơ sở tâm lý kích thích hoạt động nhận thức
bởi sự tò mò và ham hiểu biết cho nên thái độ học tập của HV mang nhiều yếu
tố tích cực. Năng lực tư duy của HV một khi được khơi dậy sẽ giúp họ cảm thấy
thích thú và trở nên tự giác trong học tập.
- HV được rèn luyện các kỹ năng cần thiết: thông qua hoạt động tìm
kiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể, HV được rèn luyện kỹ
năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc
tập thể… đó là những kỹ năng quan trọng cho HV đối với công việc của họ sau
này.
- HV được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn: phương pháp này có
thể giúp HV tiếp cận sớm những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan
chặt chẽ với chuyên ngành đang học; đồng thời họ cũng được trang bị những
kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề đó.
- Bài học được tiếp thu, được lưu giữ lâu trong trí nhớ HV.
- Do được chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề, HV có thể nắm bắt bài học một cách sâu sắc và vì vậy họ nhớ bài
rất lâu so với trường hợp tiếp cận thông tin một cách thụ động thông qua nghe
giảng thuần túy.
Dạy và học là nhằm mục đích giải quyết vấn đề. Khi đã đề ra được
những biện pháp xử lý thì những người có trách nhiệm chính phải đi vào hành

động, không được nói suông và phải lôi kéo được những người có liên quan
cùng hành động theo. Phân tích những vấn đề, tình huống có thật và cụ thể diễn
ra trong đời sống và sản xuất có liên quan đến bài học rồi đề ra những biện pháp
xử lý là gắn được học với hành, gắn được nhà trường với xã hội. Phương pháp
này đòi hỏi cả thầy và trò phải học tập không ngừng vì tình huống biến động qua
không gian và thời gian, các môn khoa học liên quan đến vấn đề, tình huống
cũng luôn luôn biến đổi. Đồng thời, người thầy phải có kiến thức rộng, giỏi cả
về lý thuyết và thực hành, đòi hỏi cả thầy và trò phải cập nhật thông tin, không
ngừng tự học.
Phương pháp này đã phát huy được óc tư duy phê phán, óc tư duy sáng
tạo của người học, lớp học luôn sôi động bởi những cuộc tranh luận để tìm ra
26
phương pháp tối ưu xử lý vấn đề. Từ đó khuyến khích người học chủ động học
tập, tự học, tra cứu thêm tài liệu thì mới có thể xử lý đúng đắn được vấn đề, tình
huống.
Hai là, cần phải nghiêm túc rà soát lại mục tiêu và chương trình đào
tạo ĐH, CĐ theo hướng giảm nội dung hàn lâm và thời lượng chương trình,
giảm lý thuyết, tăng cường thực hành, thực nghiệm; cập nhật chương trình đào
tạo tiên tiến của các trường đại học trên thế giới. Thường xuyên tổ chức cho sinh
viên đi thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh…để
sinh viên có điều kiện cọ xát cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, vấn đề trang thiết bị, công cụ phục vụ cho việc dạy và học (máy
chiếu đa phương tiện, máy tính xách tay, thư viện Internet…) phải được chú
trọng trang bị đặc biệt, tạo mọi điều kiện cho việc dạy và học đạt chất lượng cao.
Ba là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh
viên là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục lối truyền thụ một chiều. Phải kiên
quyết loại bỏ hình thức kiểm tra, thi theo kiểu “học gì thi nấy”, sao chép lại mớ
kiến thức đã được ghi chép, tiếp thu một cách thụ động. Đánh giá kết quả học
tập phải đánh giá cả quá trình học tập của sinh viên, bao gồm cả tinh thần, thái
độ học tập, kết hợp đánh giá sự đóng góp của sinh viên qua các buổi seminar,

thảo luận, bài kiểm tra thường kỳ, giữa kỳ, các bài thực hành, thực nghiệm…
phải có sự thống nhất chấm điểm sinh viên ở nỗ lực, khả năng vươn lên, tư duy,
hiểu bài của sinh viên chứ không phải ở mức học thuộc lòng bài. Bài thi kết thúc
học phần chỉ nên chiếm một tỉ lệ khoảng trên dưới 40% số điểm kiểm tra học
phần đó.
Bốn là đề thi đòi hỏi sinh viên phải sáng tạo trong khi làm bài, thể hiện
sự hiểu bài, vận động tư duy của sinh viên. Bên cạnh đó, phải nhất thiết cải tiến
các hình thức thi: tăng cường thi vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, làm bài tập
môn học… trên tinh thần đảm bảo tính nghiêm túc khách quan, tránh chạy theo
chỉ tiêu, bệnh thành tích. Thói quen tự học, tự nghiên cứu sẽ giúp sinh viên từ bỏ
tư tưởng ỷ lại vào những “món ăn sẵn” do giảng viên cung cấp và tránh được
tình trạng không nghiêm túc trong thi cử, sử dụng phao thi trong khi làm bài dẫn
đến học giả bằng thật vì giáo viên cứ đọc chép thì việc photo làm phao trong khi
thi là điều tất yếu, nhất là đối với đối tượng học của Khoa GDTX là người vừa
làm vừa học. Và tôi nghĩ rằng, nếu thực hiện tốt giải pháp thứ nhất thì giải pháp
thứ tư sẽ không còn là vấn đề lớn.
Từ thực trạng dạy và học như hiện nay tất yếu xảy ra những vấn nạn
như tôi đã trình bày ở trên và thực sự những vấn nạn này đã và đang xảy ra. Nếu
chúng ta không có biện pháp tích cực ngăn chận thì chắc rằng nó sẽ tiếp tục diễn
ra ngày càng mạnh mẽ và tinh vi hơn.
Tóm lại, việc đổi mới phương pháp dạy học là công việc vô cùng cấp
bách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo cho Trường Đại học Tiền
Giang nói riêng và cả nước nói chung.

27

×