Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phương pháp giảng dạy tin học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.75 KB, 22 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TH 10
1. Những vấn đề chung
Thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh, giáo viên cần thực hiện:
a) Tăng cường học tập thông qua hoạt động theo nhóm, tổ.
b) Tích cực khai thác vốn hiểu biết của HS để vận dụng, liên hệ để học sinh dễ
dàng tiếp kiến thức, kĩ năng của môn học.
c) GV cần khai thác, sử dụng một cách hợp lí thiết bị dạy học như tranh ảnh, máy
tính, máy chiếu, làm mẫu tạo điều kiện để học sinh tăng cường hoạt động, phát huy
tính tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng.
d) Lưu ý tận dụng điều kiện về máy tính ở nhà của học sinh.
e) Có nhiều nội dung học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức, kĩ năng, tiết học sẽ
sinh động, hiệu quả nếu sử dụng đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, làm mẫu trực
tiếp trên máy tính và sử dụng máy tính như công cụ để kiểm nghiệm kiến thức, kĩ
năng của học sinh.
f) Giáo viên nghiên cứu toàn bộ nội dung sách giáo khoa để thấy được mạch kiến
thức, kĩ năng cần truyền đạt ở từng mục, từng bài, có nhiều khái niệm, kĩ năng
được đưa vào dần dần và được bổ sung, chính xác hoá về sau, không yêu cầu hiểu
thấu đáo, chính xác, logic ngay từ lần tiếp cận đầu tiên.
g) Việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy
học vì vậy cần dành thời gian cho hoạt động tự nghiên cứu, đọc sách giáo khoa,
thảo luận nhóm.
h) Cần chú ý đến mặt bằng kiến thức, kĩ năng của học sinh để phân nhóm học tập,
giao thêm nhiệm vụ cho học sinh khá, giỏi.
i) Tạo điều kiện để học sinh, nhóm học sinh được trình bày hiểu biết của mình
trước lớp để các em tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
2. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện đổi PPDH
Mục tiêu môn học đã đổi mới đó là sự kết hợp hài hoà giữa kiến thức và kĩ năng.
Sách giáo khoa thể hiện sự linh hoạt, đáp ứng được sự khác nhau về điều kiện cơ
sở vật chất và trình độ của học sinh để đảm bảo thực hiện yêu cầu môn học cũng
như nâng cao nếu có điều kiện. Sau đây là một số điểm cần lưu ý:


a) Tin học 10 (đặc biệt là chương 1 và chương 4) đề cập tới nhiều khái niệm mới.
Tuy nhiên, HS cũng đã có một số hiểu biết nhất định về máy tính và phần nào về
ngành Tin học. GV cần kiểm tra các kiến thức có trước của HS. GV có thể gợi ý
HS trình bày những hiểu biết của mình, sau đó GV uốn nắn lại, đạt độ chính xác
của khái niệm. GV có thể chọn một số câu hỏi ở cuối mỗi bài thành câu hỏi đặt
tình huống ngay đầu tiết học để HS mạnh dạn tự đưa ra ý kiến của mình về khái
niệm mới.
b) Lần đầu tiên tìm hiểu các khái niệm trong Tin học nên có một số khái niệm
hoàn toàn mới lạ với HS, GV cần lưu ý trình bày nguyên nhân và sự cần thiết phải
nảy sinh các khái niệm này trước khi diễn giảng về khái niệm. Có một số khái
niệm như hệ điều hành, mã hoá dữ liệu, chương trình dịch, giao thức… việc tìm
hiểu định nghĩa của chúng là thứ yếu, nhưng trình bày vai trò, vị trí của chúng lại
là cần thiết khi dạy ở mức Tin học phổ thông.
c) Phương pháp dạy học trực quan cần được khai thác tốt. GV minh hoạ các khái
niệm bằng ví dụ (ví dụ: SGV trang 51 nêu giải thích chức năng hệ thống quản lí
tệp của HĐH bảo đảm độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí
tệp), minh hoạ thao tác sử dụng máy và phần mềm bằng tranh vẽ, biểu đồ, hình
ảnh, bằng thực hành thao tác mẫu trên máy tính, bằng quan sát các mẫu thật hoặc
hình ảnh qua đèn chiếu, chạy thử chương trình v…v. Với lứa tuổi HS lớp 10, việc
thao tác mẫu của GV có ảnh hưởng quyết định và lâu dài tới thao tác của HS sau
này. Cũng ở lứa tuổi này, phương pháp dạy học trực quan đã chứng tỏ khả năng
làm cho HS dễ hiểu bài, tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu. GV cần chuẩn bị trước, chu
đáo những phương tiện dạy học.
2
d) Cần coi trọng xây dựng các kiến thức phổ thông về Tin học hiểu bản chất các
khái niệm các thao tác đồng thời với coi trọng việc hình thành một số kĩ năng sau:
sử dụng máy tính và phần mềm thông dụng, gõ văn bản tiếng Việt, nắm vững các
thao tác chính trong soạn thảo văn bản nói chung và trên Microsoft Word, biết tìm
kiếm thông tin trên mạng và làm quen với một số dịch vụ cơ bản và cần thiết trên
mạng. Với thời gian học chính khoá còn ít, để hình thành được các kĩ năng trên

GV cần động viên HS tăng cường thời gian luyện tập kĩ năng ở nhà đồng thời tổ
chức các buổi thực hành ngoại khoá kết hợp với nội dung dạy nghề Tin học.
e) Do có sự khác nhau về mặt bằng chung kiến thức ở các vùng, miền, các trường
nên tuỳ tình hình cụ thể của HS mà có thể giảng nhanh hay chậm cho từng mục cụ
thể.
f) Qua quá trình giảng dạy Tin học 10, GV thường xuyên lưu ý tới trách nhiệm
xây dựng nhận thức đúng đắn cho HS về sự cần thiết phải tôn trọng các qui định
của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên thông tin chung, xây dựng tác phong làm
việc khoa học trên phòng máy, đồng thời giáo dục HS ý thức không ngừng học tập
để có thể thích ứng được với nhịp độ phát triển của xã hội hiện đại. Khuyến khích
HS tự tìm hiểu một số phần mềm và tiện ích thông dụng hoặc một số thao tác xử lí
lỗi hoặc xử lí nhanh (mẹo) trên máy tính. Cũng nên lưu ý HS sử dụng Internet vào
các mục đích học tập, vui chơi giải trí lành mạnh đúng mức. Không nhấn mạnh
nhưng cũng không né tránh nêu mặt trái của sử dụng Internet, làm cho HS có ý
thức và cách nhìn tốt hơn về Internet.
g) Cần chuẩn bị đầy đủ từ trước các điều kiện cần thiết cho giờ thực hành (mà GV
đã chọn trong giáo án của mình): MTĐT, biểu đồ, các phần mềm và các chức năng
sử dụng của chúng cần được tính toán, cân nhắc thứ tự sử dụng sắp xếp khoa học
và đủ dùng cho bài thực hành.
h) Phân công nhóm đều theo trình độ để những em có điều kiện đã có kĩ năng từ
trước giúp các em còn lúng túng. Việc học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội phát huy
tính chủ động và cách làm việc tập thể của HS. Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể
cho cả lớp hoặc từng nhóm, hướng dẫn các nhóm hoạt động, cần có cả yêu cầu tối
3
thiểu và nâng cao, cá. Kết quả học tập đánh giá và cho điểm theo nhóm cũng tạo
điều kiện cho cả nhóm cùng nỗ lực.
i) Phối hợp với giáo viên dạy nghề hoặc hướng nghiệp để có thể khai thác giờ
thực hành máy nhiều hơn.
j) GV cần giới thiệu kĩ nội dung, yêu cầu của buổi thực hành và thao tác mẫu
trước khi cho HS thực hành, tránh tình trạng GV coi giờ thực hành chỉ là giờ để

HS tự rèn luyện kĩ năng. Các kĩ năng cần được chuẩn mực ngay từ khi bắt đầu học.
Tránh tình trạng không hướng dẫn đầy đủ, để HS tuỳ tiện làm theo ý của các em.
Không uốn nắn kĩ năng đúng chuẩn mực từ giai đoạn đầu sẽ dẫn tới tình trạng sau
này rất khó sửa lại những động tác sai. Không nên nhầm lẫn cho rằng việc rèn
luyện kĩ năng theo đúng khuôn mẫu là vi phạm nguyên tắc phát huy tính độc lập
sáng tạo trong học tập của các em.
HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN
Không nên đồng nhất SGK với bài giảng của GV. SGK chỉ là cơ sở về nội dung
và yêu cầu kiến thức để GV soạn giáo án. GV chủ động biên soạn, sắp xếp bài
giảng của mình sao cho hợp lí, miễn là truyền tải đủ nội dung đã viết trong SGK.
Tuy nhiên việc soạn giáo án cho môn Tin học lớp 10 cũng có một số yêu cầu
chung cần thống nhất.
1. Yêu cầu chung
Hiện nay có nhiều mẫu giáo án lên lớp, mỗi loại có ưu điểm riêng. Tuy nhiên,
khi tiến hành soạn giáo án giáo viên phải căn cứ vào:
• Kế hoạch dạy học (phân phối chương trình), sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo cho bài học.
• Điều kiện lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
• Đặc điểm nội dung bài học, thực trạng nhận thức, kiến thức, kĩ năng của học
sinh.
Một giáo án cần có các nội dung sau:
• Mục tiêu và yêu cầu của tiết học về kiến thức, kĩ năng (nếu có), giáo dục tư
tưởng hành vi đạo đức (nếu có),
4
• Nêu các phương tiện dạy học (thiết bị, biểu đồ, phần mềm, vật liệu trắc
nghiệm,…)
• Trình bày nội dung theo dàn bài chi tiết,
• Trình bày phương pháp tiến hành và các hoạt động của GV, HS trên lớp, nêu
dự kiến phân bổ thời gian tương ứng. Chú ý tổ chức hoạt động của HS, khuyến
khích HS nêu ý kiến cá nhân và thắc mắc đồng thời khuyến khích HS nhận xét

bổ sung câu trả lời của bạn.
• Củng cố và đánh giá sự tiếp thu của HS sau giờ học bằng câu hỏi đối thoại
hoặc bằng kiểm tra trắc nghiệm trên giấy.
Các bước soạn giáo án
1.1 Xác định mục tiêu bài học:
- Mục tiêu xác định cho người học : Sau khi học xong HS phải đạt được kiến
thức, kỹ năng , thái độ gì?
- Mục tiêu cần được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp.
- Mục tiêu phải cụ thể, phù hợp để học sinh có thể đạt được và GV, HS có thể
đánh giá và tự đánh giá được sau khi xong bài học.
Một số động từ có thể tham khảo khi viết các loại mục tiêu của bài học theo các
mức độ khác nhau (dựa theo thang đánh giá của Bloom):
a. Về kiến thức:
- Biết: Sắp xếp, liệt kê, đánh dấu, gọi tên, vẽ ra, mô tả, nêu tên/ nêu đặc
điểm/nêu ví dụ, xác định, chỉ ra, định nghĩa, giải thích, chứng minh, cho vài ví
dụ,....
- Hiểu: Giải thích, minh hoạ , nhận biết, phán đoán…
- Áp dụng: xử lý tình huống, Phân biệt, chỉ rõ, giải quyết vấn đề…
- Phân tích: Xác định, phân biệt, so sánh, phân loại …
- Tổng hợp: Tóm tắt, kết luận…
b. Về kỹ năng:
5
Quan sát, nhập, tìm kiếm, sửa đổi, sắp xếp, thực hiện thao tác …, biết khởi
động…, trình bày, so sánh, đối chiếu, phân loại, tạo báo cáo, tạo bảng, tính toán,
trả lời câu hỏi, làm bài tập, áp dụng, xác định vị trí, diễn giải, phê phán, đánh giá...
c. Về thái độ
Có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ, tán thành, tham gia, phản đối, phán xét...
* Lưu ý:
- Không nhất thiết bài nào cũng phải nêu đủ các loại mục tiêu, có bài có thể
không có mục tiêu thái độ.

- Mỗi mục tiêu chỉ nên chọn 1 động từ, hãn hữu mới dùng 2 (ví dụ liệt kê và so
sánh, giống và khác nhau )
- Không nên dùng các từ số lượng mơ hồ khi yêu cầu HS liệt kê đối tượng có số
lượng cụ thể.
- Mỗi tiết học chỉ nên có 1 đến 3 mục tiêu vì nếu nhiều quá mục tiêu sẽ mất ý
nghĩa.
1.2. Xác định và chuẩn bị Đồ dùng dạy học
- GV cần suy nghĩ xem để đạt được mục tiêu của bài học này cần phải sử dụng
những đồ dùng học tập, phương tiện, thiết bị, các phiếu học tập... cần thiết nào
không thể thiếu trong tiết học. Đối với những trường có điều kiện GV có thể sử
dụng những trang thiết bị hiện đại để tăng hiệu quả của tiết học (máy chiếu hắt
(OverHead), ti vi, vidio, máy tính, máy chiếu vật thể (Projector), xem phim, phiếu
học tập, giấy A
0
, bút dạ...)
- GV cần kiểm tra lại danh mục, thiết bị và đồ dụng dạy học của nhà trường hoặc
của cá nhân đã tích luỹ được từ trước để tận dụng hoặc phải chuẩn bị, thu thập
chúng.
- Xác định những dụng cụ, đồ dùng dạy học nào HS phải chuẩn bị và GV phải
chuẩn bị cần liệt kê trong kế hoạch bài học.
1.3. Các hoạt động dạy- học
GV cần xác định các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của bài học:
6
- Trong từng hoạt động cần làm rõ hoạt động nào của GV và hoạt động nào của
HS.
- Cần áp dụng các phương pháp nào trong mỗi hoạt động (trình bày có hướng
dẫn, động não suy nghĩ bắt đầu từ một câu hỏi hoặc chủ đề, quan sát, làm thí
nghiệm, đóng vai, trò chơi, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, hoạt động nhóm,
làm việc với phiếu bài tập.). Cách lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như GV, HS, nhà trường....

- Trong một tiết học số lượng hoạt động không nên quá nhiều.
- Xác định thời gian cho mỗi hoạt động phụ thuộc vào mức độ kiến thức hoặc kỹ
năng mục tiêu đề ra
- Trong từng hoạt động GV nên ghi rõ các bước:
* Mục tiêu của hoạt động: cụ thể hơn mục tiêu chung
* Cách tiến hành: - GV áp dụng phương pháp nào?
- HS làm gì ?
* Hoạt động của GV: Theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn, kết luận... .
1.4. Tổng kết, đánh giá cuối bài:
a. Tổng kết bài : Có thể dưới hình thức:
- Tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính
- Có thể dùng ngay phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết
- Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho HS về nhà.
- Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác
b. Cải tiến cách đánh giá:
- Cải tiến cách đánh giá là một nét đặc trưng của quá trình dạy học tích cực.
Đánh giá kiểu này không chỉ thực hiện dưới dạng một vài câu hỏi kiểm tra cuối bài
mà bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Mục đính chính của đánh giá không phải để xem xét kết quả học tập của từng
HS cụ thể mà để biết:
+ HS học được gì và làm được gì sau khi học xong bài.
+ Bài học đã đạt các mục tiêu đề ra chưa?
7
+ Thu thập sớm thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học
cho phù hợp và hiệu quả.
1.5 Khung một bài soạn
Tên Bài
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
2. Kỹ năng

3. Thái độ ( có thể không có)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên
2. Chuẩn bị của Học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Mở bài:
1.
* Hoạt động 1:
- Mục tiêu hoạt động :
- Cách tiến hành:
- Kết luận
2 .
* Hoạt động 2:
- Mục tiêu
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành nhóm
+ Giao bài tập cho các nhóm
+ Gợi ý dẫn dắt học sinh
- HS tự nghiên cứu SGK
- Làm việc với phiếu học tập
- Tiến hành thí nghiệm, nhận xét…
- Quan sát tranh vẽ, mẫu vật để rút ra
kết luận
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả quan sát
thảo luận
- Nhận xét đánh giá lẫn nhau
- Tự đánh giá
V. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI

2. Một bài soạn minh hoạ
GIÁO ÁN 1: Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu Projector,
đèn chiếu OverHead và giấy trong, các bộ phận máy tính tháo rời …). Nội dung bài
8
GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
B i 3à

×