Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

báo cáo khoa học 'đề xuất cải tiến biện pháp tổ chức giao thông tại nút hiện hành ở thủ đô hà nội'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.47 KB, 5 trang )



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông
tại các nút giao thông ở Thủ đô, vào khoảng
tháng 6/2009 Hà Nội tổ chức lại giao thông tại
các nút đèn tín hiệu bằng cách chặn các ngã
ba, ngã tư bằng dải phân cách ở giữa dọc theo
một hướng đi nào đó. Việc này trong một thời
gian đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc
giải quyết ùn tắc giao thông, nhưng nhanh
chóng bộc lộ khuyết điểm. Gần đây, biện pháp
này đã tỏ ra kém hiệu quả dẫn đến ùn tắc
nghiêm trọng trở lại ở một số nút giao thông.
Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình
thế hiện nay là việc hết sức cấp bách khi thời
gian tiến đến đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long không còn nhiều.
II. NỘI DUNG
2.1. Phân tích về giải pháp tổ chức giao
thông tại nút ở Hà Nội bằng cách “đóng”
đường
Nếu xem xét một cách khách quan, qua
các tài liệu nghiên cứu thì giải pháp “đóng”
các nút giao thông (xem hình 1) không phải là
giải pháp mới, sai và chỉ có duy nhất ở nước
ta. Giải pháp này đã được nêu trong một số tài
liệu hướng dẫn thiết kế nút giao thông ở Hoa
kỳ (4), tuy nhiên khi áp dụng vào điều kiện
giao thông ở Việt Nam phải cần phải có sự
nghiên cứu và vận dụng hợp lý mới mong đạt


được hiệu quả cao.
ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIAO THÔNG
TẠI NÚT HIỆN HÀNH Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI



NCS. ĐẶNG MINH TÂN
Trường Đại học Nagoya - Nhật Bản

Tóm tắt: Bài báo nêu một số phân tích về việc tổ chức giao thông ở Hà Nội bằng cách
“đóng” các nút giao thông. Từ đó đưa ra một số đề xuất cải tiến nhằm giảm tình hình ùn tắc giao
thông hiện nay đang tái diễn trở lại tại các nút giao thông loại này.
Summary: The article mentioned some analysis about the current traffic operation treatment
in Hanoi by "closing" of intersections. Since then to make some improvement suggestions to reduce
traffic congestion is recurrence at these types of intersection.


Sau đây là một số phân tích tổng quan về
giải pháp tổ chức giao thông “đóng” các ngã
ba, ngã tư tại Hà nội.

Hình 1. Sơ đồ tổ chức giao thông bằng phương
pháp “đóng” bằng dải phân cách
của sở GTCC Hà Nội

* Ưu điểm:
+ Giảm số lượng điểm xung đột so với
giao cắt tại nút không đèn và nút đèn tín hiệu.
+ Giảm mức độ nghiêm trọng của xung
đột giữa các phương tiện từ giao cắt chuyển

sang nhập dòng.
+ Trong một giới hạn nào đó có thể cải
thiện được khả năng thông hành do là dòng
liên tục, không bị ngắt quãng như đèn tín hiệu.
Đặc biệt là nó tăng khả năng thông qua của
dòng giao thông trên đường chính đi thẳng.
(khả năng thông hành của nút loại này trong
điều kiện giao thông hỗn hợp ở Việt Nam là
bao nhiêu thì hiện nay vẫn chưa thể có câu trả
lời chính xác do đây là vấn đề rất khó với các
nhà khoa học).
+ Không dùng đèn tín hiệu nên có thể tiết
kiệm chi phí điều khiển giao thông (thực tế
vẫn phải duy trì đèn tín hiệu cho người đi bộ).
* Nhược điểm:
+ Gây khó chịu và tăng chiều dài chạy xe
trong nút với những phương tiện đi thẳng và
rẽ trái ở hướng đường bị “đóng”.
+ Mất an toàn cho người đi bộ qua đường
so với giải pháp đèn tín hiệu trước đây (theo
quan sát mặc dù có bố trí đèn tín hiệu dành
cho người đi bộ nhưng đa phần các phương
tiện không chấp hành đèn tín hiệu).
+ Không phù hợp với giao cắt giữa hai
đường chính (cùng có lưu lượng giao thông
lớn).
+ Phương tiện giao thông quay đầu có thể
làm cản trở dòng đi thẳng. Cho nên những nút
giao loại này thường đòi hỏi mặt cắt ngang
đường rộng đủ để bố trí làn rẽ cho xe quay

đầu tại dải phân cách hoặc dải phân cách phải
đủ lớn để đảm bảo bán kính quay đầu.

Hình 2. Phương tiện quay đầu trong trường hợp
dải phân cách nhỏ tạo thành xung đột giao cắt
làm cản trở các phương tiện đi thẳng gây ùn tắc

Hình 3. Ùn tắc tái diễn tại các nút giao
thông“đóng” (Nguồn: VnExpress.net)
Trong các tài liệu nước ngoài khuyến cáo
chỉ nên áp dụng loại nút giao thông kiểu này
với những nút giao thông đường chính, đường
phụ (khi lưu lượng trên đường phụ nhỏ hơn
hoặc bằng 25% lưu lượng toàn nút (6)), dải
phân cách rộng có thể bố trí làn rẽ và đảm bảo
bán kính quay đầu cho xe cỡ lớn (trong đô thị
chỉ đảm cần đảm bảo bán kính cho xe buýt
quay đầu).
Dựa vào ưu nhược điểm nói trên và thực
tế chúng ta có thể thấy hiện tượng tắc đường
hiện nay đang tái diễn ở các nút giao thông
kiểu này ở Hà nội do các nguyên nhân sau:
+ Lưu lượng giao thông tăng lên so với
thời điểm thời điểm tháng 6/2009. Do thời
điểm cuối năm nhu cầu đi lại tăng lên, cộng
với lượng gia tăng hàng ngày của phương tiện
cá nhân.
+ Ở một số tuyến phố đường hẹp cộng với
dải phân cách hẹp trong khi đó lưu lượng xe




quay đầu lớn bao gồm nhiều xe buýt gây xung
đột với dòng đi thẳng gây ùn tắc nghiêm trọng.
+ Nhiều phương tiện giao thông đặc biệt
là xe máy do ý thức chấp hành luật giao thông
kém nên đã đi ngược chiều làm xung đột thêm
trầm trọng.
+ Khoảng cách giữa các nút giao thông
ngắn gây ùn tắc cộng hưởng.
+ Một số phương tiện ở đường hướng bị
“đóng”, do phải chạy với hành trình dài để
qua nút đã chọn đi đường khác tạo nên một số
điểm ùn tắc mới.
2.2. Giải pháp nhằm giảm ùn tắc và
nâng cao an toàn giao thông
Để cải thiện tình trạng ùn tắc và nâng cao
an toàn giao thông tôi xin giới thiệu một số
giải pháp sau đây:
2.2.1. Nên “mở” lại các nút giao cắt giữa
hai đường có lưu lượng giao thông đi thẳng
lớn (ví dụ như nút giao Nguyễn Chí Thanh –
Láng). Điểm khác biệt ở giải pháp này là
không mở hoàn toàn, mà chỉ “mở” cho các
phương tiện đi thẳng, các phương tiện rẽ trái
vẫn phải đi vòng quay đầu. Để hạn chế xung
đột giữa hai dòng đi thẳng chúng ta sử dụng
lại hệ thống đèn tín hiệu với hai pha (xem
hình 4). Thời gian đèn xanh ở các pha được
tính dựa trên tỷ lệ lưu lượng giữa hai đường,

tối thiểu phải đảm bảo thời gian cần thiết cho
người đi bộ qua đường an toàn.
* Ưu điểm của phương pháp “mở” so
với phương pháp “đóng” của Sở GTCC Hà
Nội:
+ Hạn chế được đáng kể xung đột ở
những vị trí quay đầu do đã hạn chế được
dòng đi thẳng phải quay đầu. Bên cạnh đó
dòng đi thẳng được điều khiển bằng đèn tín
hiệu với thời gian chu kì ngắn (hai pha) và lại
không bị xung đột với dòng rẽ trái trong nút
nên có thể tăng khả năng thông hành cho nút.
+ Người đi bộ được đảm an toàn hơn khi
qua nút (thực tế người đi bộ vẫn xung đột với
dòng rẽ phải nhưng an toàn hơn, giống như
các nút cho phép rẽ phải khi đèn đỏ hiện có ở
Hà Nội).
+ Các phương tiện đi thẳng không phải
chạy vòng nên giảm thời gian cũng như hành
trình chạy xe qua nút (đặc biệt ý nghĩa với
hướng đi thẳng có nhiều xe buýt).
+ Tận dụng được hệ thống đèn tín hiệu
đã có (trước khi “đóng”).

a. Pha A cho hướng đi Đông – Tây

b. Pha B cho hướng đi Bắc - Nam
Hình 4. Sơ đồ tổ chức giao thông phối hợp “mở”
nút với hệ thống đèn tín hiệu


* Nhược điểm của phương pháp này có


thể thấy:
+ Các phương tiện rẽ phải xung đột với
người đi bộ.
+ Các phương tiện rẽ trái có thể phạm
luật (do không quen đường hoặc do cố tình)
khi rẽ trái trong nút.
+ Không phù hợp với dải phân cách nhỏ.
Để hướng dẫn các phương tiện, ngoài hệ
thống đèn tín hiệu thì cần thiết kế vạch sơn
dẫn hướng và biển báo rõ ràng cho phương
tiện (xem hình 5).
Trong thời gian đầu, vì người điều khiển
phương tiện giao thông chưa quen cần có sự
phối hợp của cảnh sát và thanh tra giao thông
dẫn hướng phương tiện.

Hình 5. Bố trí hệ thống biển báo, vạch sơn
phục vụ phân luồng giao thông
Chú ý: Giải pháp này được đưa ra chủ yếu là để
khắc phục nhược điểm cho giải pháp “đóng” của
Sở GTCC Hà nội. Ở những điểm thiết kế mới cần
nghiên cứu vận dụng phù hợp.
2.2.2. Với những nút giao có dòng xe rẽ
trái lớn và mặt cắt ngang đường rộng có thể
nghiên cứu mở hoàn toàn và sử dụng điều
khiển bằng đèn tín hiệu 3 pha.
2.2.3. Những nút sử dụng phương pháp

“đóng” lâu dài phải nghiên cứu phương án
xây cầu vượt cho người đi bộ, ưu tiên thực
hiện trước những vị trí có lưu lượng người đi
bộ lớn.
III. KẾT LUẬN
Trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông còn yếu, các phương tiện giao thông
công cộng chậm đáp ứng được nhu cầu đi lại
của người dân thì việc xảy ra tắc đường ngày
càng trầm trọng là khó tránh khỏi. Để giảm
thiểu tình trạng trên thì các giải pháp tổ chức
giao thông linh hoạt tại nút cho phù hợp với
điều kiện giao thông là cần thiết.
Khi thực thi biện pháp tổ chức giao thông
mới mà dữ liệu và giải pháp tính toán còn
thiếu thì công tác tiến hành phải có quy trình
thí điểm rút kinh nghiệm. Tránh việc triển
khai đại trà ngay từ đầu sẽ gặp những khó
khăn không lường trước và dẫn đến những tổn
thất không đáng có.

Tài liệu tham khảo

[1]. PGS. TS Bùi Xuân Cậy. “Nhận xét, đánh giá
việc bỏ đèn tín hiệu tại một số nút giao thông ở thủ
đô Hà nội”, Tạp chí GTVT tháng 7/2009.
[2]. PTS. TS Bùi Xuân Cậy. “Đường đô thị và tổ
chức giao thông, NXB GTVT, Hà nội, 2007.
[3]. Hoàng Hà. “Ùn tắc kinh hoàng tại các điểm
'bịt ngã tư'”,

/>hoi/2009/12/3BA16FC0/
.
[4]. Federal Highway Administration report
FHWA-HRT-07-033, “Synthesis of the Median U-
Turn Intersection Treatment, Safety, and
Operational Benefits”, Washington, DC, USA,
2007.
[5]. Federal Highway Administration, "Signalized
intersection: informational guide", Washington,
DC, USA, 2004.
[6]. Federal Highway Administration FHWA-



HRT-09-057, “Median U-Turn Intersection”,
Washington, DC, USA, 2009


×