Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Tuyển tập văn 11 - phần 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.44 KB, 143 trang )

Đặc điểm của văn học trung đại
Trong tập sách Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam (1 ), Lê Trí Viễn nêu ba
đặc trưng: cao nhã, vô ngã và hữu ngã, quy phạm và bất quy phạm. Tác giả
giải thích, đại ý: cao nhã là sự cao quý, thanh nhã ở quan niệm văn chương,
quan niệm của người sáng tác, ở chức năng xã hội của văn chương, ở sự hạn
hẹp của việc phổ biến (tr 139); vô ngã và hữu ngã là quá trình chuyển biến
của văn học, đi từ vô ngã chuyển dần sang hữu ngã (tr 225); quy phạm và
bất quy phạm cũng là quá trình chuyển đổi giữa cái quy tắc, nền nếp đến cái
bất quy tắc, phá vỡ nề nếp có sẵn trong diễn đạt.
Khi nêu đặc điểm cơ bản của văn học trung đại, hai bộ sách Ngữ văn 10,
chương trình chuẩn và chương trình nâng cao hiện hành, đã có sự khác biệt.
Sách Ngữ văn 10, chương trình chuẩn, tập 1, viết (lược ghi các đề mục): 1)
Những đặc điểm về nội dung: a) Chủ nghĩa yêu nước; b) Chủ nghĩa nhân
đạo; c) Cảm hứng thế sự; 2) Những đặc điểm về nghệ thuật: a) Tính quy
phạm và sự phá vỡ tính quy phạm; b) Khuynh hướng trang nhã và xu hướng
bình dị; c) Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài (2 ). Sách
Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, tập 1, viết (lược ghi các đề mục): 1) Gắn
bó với vận mệnh đất nước và số phận con người; 2) Luôn hấp thụ mạch
nguồn văn học dân gian; 3) Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh
thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam; 4)
Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo
hướng dân tộc hoá và dân chủ hoá (3 ).
Có thể thấy các đặc điểm được nêu rất chung, e nhiều nền văn học (và văn
học trung đại) của các dân tộc trên thế giới cũng không thể khác thế (đề mục
3 của sách Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, có thể thay tên các nước liên
quan). Mà mỗi khi có sự chung cùng kiểu ấy, thì để được gọi là đặc điểm (đặc
điểm: nét riêng biệt) tất phải viện đến một vấn đề có tính chất bổ sung,
chẳng hạn: mức độ đậm nhạt của các yếu tố liên quan; nhưng các sách được
đề cập đã không làm như vậy.
Giả sử những trình bày ở trên là tính chất của văn học trung đại nói chung,
thì theo thiển ý của người viết, dưới đây là một số đặc điểm về hình thức của


riêng các thể loại, kiểu tác phẩm thuộc tản văn và biền văn trong nền văn
học trung đại Việt Nam.
- Tính ngắn gọn:
Hầu hết các văn bản văn học thuộc tản văn và biền văn đều có dung lượng
ngắn gọn. Khi là một tập sách, thì đó thường là một tập hợp của những mẩu
ngắn hợp thành. Lĩnh nam chích quái (Trần Thế Pháp (?)), Nam Ông mộng
lục (Hồ Nguyên Trừng), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh Tông di thảo
(Lê Thánh Tông), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), là những dẫn chứng.
Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác) và Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn
phái) cũng ở mức vừa phải (4 ).
- Chưa có sự phân định rõ ràng giữa các thể loại, kiểu tác phẩm:
1
Với các thể loại văn học, nhất là các thể kí, như kí sự, kí văn, tuỳ bút, tạp
thuật, ngẫu lục, khó thể phân định sự khác biệt nhau giữa chúng. Với
những kiểu tác phẩm thuộc các lĩnh vực hành chính, nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn cũng không có sự rạch ròi. Chẳng hạn, giữa chiếu và dụ, chế
và sắc, biểu và tấu, sớ, được dùng lẫn lộn, giữa một bài luận với một bài
văn sách viết lối tản văn cũng thường khó tách bạch.
- Sự chi phối của thể biền văn, tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn, là điều
kiện quan trọng để biến phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn
học trở thành tác phẩm văn học:
Nếu ở trường hợp vận văn, hầu như hễ sử dụng đến là thuộc về văn học
(không thuộc thể thơ này thì thuộc thể thơ khác, không ở loại bác học thì ở
cùng dân gian), thì với biền văn, cũng gần như thế. Với tản văn chịu ảnh
hưởng của biền văn thì mức độ có giảm bớt. Còn với tản văn thì ngoài các
thể loại văn học, ở các lĩnh vực khác, phải xét cái chất văn chương (để xác
định có phải là tác phẩm văn học hay không) qua mỗi văn bản cụ thể. Điều
này có nghĩa, thể văn, một yếu tố thuần tuý hình thức, có vai trò quyết định
tính chất, phạm vi của văn bản.
Ở đây, thể biền văn (và một phần tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn) đã

có tác dụng biến đổi phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn học
trở thành tác phẩm văn học. Chẳng hạn, một tờ chiếu biền văn thì thường
được coi là một tác phẩm văn học (tức tờ chiếu này bên cạnh chức năng là
một lệnh, còn có chức năng là một tác phẩm nghệ thuật), trong lúc một tờ
chiếu bằng tản văn thì để được công nhận là một tác phẩm văn học, cần phải
"đong đếm" theo những tiêu chuẩn của nghệ thuật, xem nó có hội đủ không
đã (giả sử không là tác phẩm văn học, thì nó chỉ có mỗi chức năng là một
lệnh của vua ban).
Trên đây, chỉ là những suy nghĩ bước đầu. Vấn đề cần được trao đổi, thảo
luận để có thể có được những nhìn nhận khách quan, thấu đáo hơn.
(Theo Triều Nguyên )
Bức tranh thơ " Chiều tối "
CON MẮT THƠ LẤP LÁNH TRONG BỨC TRANH THƠ “CHIỀU TỐI” CỦA
NHÀ THƠ HỒ CHÍ MINH
Tháng 8 năm 1942, với tư cách là đại diện cho cách mạng Việt Nam, Bác Hồ
sang Trung Quốc để tìm sự ủng hộ của lực lượng đồng minh, tạo điều kiện
cho cuộc đấu tranh dân tộc ta sớm giành thắng lợi. Vừa đến huyện Túc Vinh
thuộc tỉnh Quảng Tây, Bác đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một
cách vô cớ. Đó là một hành vi sai trái. Để bưng bít dư luận, cắt đứt mọi liên
lạc của Bác, bọn chúng liên tục chuyển Bác qua các nhà lao khác nhau, và
2
thường giải đi vào lúc đêm khuya cho đến tối vẫn còn lưu lạc trên đường.
Những lần giải đi như thế, Bác được ngắm cảnh thiên nhiên thông khoáng và
cuộc sống diễn ra năng động, khơi nguồn cảm hứng cho Bác viết nên những
vần thơ phảng phất phong vị cổ điển mà vẫn nổi bật chất hiện đại, mang
đậm dấu ấn phong cách của chủ thể trữ tình – nhà thơ, chiến sĩ cộng sản Hồ
Chí Minh. Bài thơ Chiều tối là một trong những tác phẩm ra đời trong hoàn
cảnh như thế và tác phẩm đã thể hiện thuần nhị những phẩm chất trên.
Chiều tối là thời điểm mà theo quy luật, thì tạo vật cũng như con người
chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Khi bóng tối buông xuống đậm dần, không

gian rơi vào tĩnh lặng, thường đẩy con người vào tâm trạng hướng nội, đặc
biệt là những kẻ tha phương lữ thứ, lòng thường dậy lên bao mối cảm hoài.
Thôi Hiệu khi chứng kiến hoàng hôn vây phủ cảnh quan quanh lầu Hoàng Hạc
hơn ngàn năm trước, đã bâng khuâng thốt lên vần thơ chất chứa nỗi hoài
hương da diết:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Nữ sĩ Thanh Quan trên con đường vào kinh đô nhận chức Cung trung giáo
tập, dừng chân trên đỉnh Đèo Ngang, nhìn cảnh trời, non, nước mênh mang,
rồi ngẫm lại thân gái dặm trường mà lòng quặn đau, khi hình dung cảnh sum
vầy của gia đình đầm ấm giờ chỉ còn lại quá khứ luyến nhớ mà thôi! Vần thơ
của nữ sĩ nghe đến mức nao lòng:
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Nếu so sánh với các thi sĩ trên, thì hoàn cảnh Bác đang chịu đựng khắc
nghiệt hơn nhiều. Từ tinh mơ cho đến tối, Bác vẫn còn cất bước trên con
đường lưu đày vất vả; nhưng Bác không hề băn khoăn về bản thân mà tâm
hồn lại đang hướng ngoại, ghi nhận những hình ảnh tự nhiên cô lẻ, chia sẻ
với nỗi vất vả của con người. Phải chăng tình cảm đó xuất phát từ bản chất
“nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác. Hình ảnh tự nhiên hiện ra trong đôi
mắt Người Thơ đa tình là một cánh chim tìm nơi tá túc qua đêm, một đám
mây bơ vơ giữa bầu trời mênh mang vô tận.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Dịch thơ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Hình ảnh thơ là thế giới tự nhiên muôn thuở đọng lại thành hình ảnh cô đơn
lạc lỏng trong những trang thơ buồn của Đỗ Phủ, Thôi Hiệu từ ngàn xưa. Bài
Đăng Cao của Đỗ Phủ gợi lên một không gian hoang vắng thê lương:

3
Phong cấp thiên cao viên khiếu ai
Chữ thanh sa bạch điểu phi hồi
Dịch thơ:
Gió gấp trời cao vươn nỉ non
Bến trong cát trắng lượn chim cồn
Còn vần thơ Hoàng Hạc Lâu nghe như tiếng thở dài ảo não của Thôi Hiệu, khi
lòng cảm thấy cô đơn thiếu vắng tình quê.
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch Vân thiên tải không du du
Dịch thơ:
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ vẫn bay
Hình ảnh Bác đang chứng kiến trên hành trình lưu đày nơi đất khách vào
lúc chiều tối cũng có một cánh chim, một đám mây cô lẻ giữa không gian
hoang vắng mênh mang. Tất cả đã được Bác định hình trong bức thi hoạ
Chiều tối với gam màu hoàng hôn cổ điển. Thấp thoáng trong không gian thơ
của Bác, bạn đọc thấy có bóng dáng của các thi gia thời Đường, Tống. Nhưng
ở đây, Bác không nhằm tạo ra một gam màu mờ xám để hoà đồng với cái
tâm trạng não nề bi thương của chủ thể trữ tình như Thôi Hiệu, Đỗ Phủ năm
xưa. Bức tranh thiên nhiên quạnh vắng trong thơ Bác có giá trị như tấm
phông nền độc lập, để làm nổi bật bức tranh cuộc sống lạc quan sinh động
của con người đang diễn ra trong thời điểm đêm về giữa rừng núi hoang vu.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Dịch thơ:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hình ảnh trong bức tranh thơ Chiều tối là sự đơn nhất, thống nhất, lại đối lập
giữa cảnh thiên nhiên với cảnh miêu tả cuộc sống của con người. Đây cũng là

nét độc đáo tài hoa có tính phong cách của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Dù chủ thể trữ tình không xuất hiện trực tiếp trong thơ, nhưng chúng ta cũng
hiểu được trong không gian thơ bao hàm một cánh chim tìm cây để ngủ, một
đám mây lơ lững giữa bầu trời, một cô gái miền sơn cước đang xay ngô, một
lò than rực hồng và một người tù cô độc. Đó là sự thống nhất về hệ hình ảnh,
nhưng lại tạo ra sự đối lập giữa cái tỉnh, cái thụ động của tự nhiên, của mây,
của chim, với cái chủ động có ý thức của con người, của cô miệt mài xay ngô
để cả gia đình được quây quần quanh bữa cơm đầm ấm. Sự tập trung nỗ lực
vào công việc ấy đã trở thành nguồn nhiệt lượng giúp cô gái khắc chế được
cái lạnh xâm nhập vào cơ thể toát ra từ sương rừng đã núi. Đó là một hình
tượng về người lao động đáng trân trọng, được nhà thơ khắc hoạ chân dung
4
nổi bật dưới ánh lửa hồng.
Bài thơ Chiều tối ra đời có tính ngẫu hứng trong chuyến lưu đày, được Bác
bén vào trong lượng ngôn từ ngắn gọn mà hàm súc. Lời kết của bài thơ hàm
chứa nhiều ý tưởng thơ sâu sắc. Việc xay ngô là vất vả kiên trì nhưng quyết
tâm thì cũng đến lúc hoàn thành, để thiếu nữ cất tiếng thở phào khoan khoái.
Chân dung “sơn thôn thiếu nữ” nổi bật trước lò than đỏ gợi ra cảm giác vừa
ấm áp vừa xua đi cái bóng tối âm trầm giữa núi rừng thâm nghiêm.
Từ hồng ấm áp khép lại vần thơ “Chiều tối” có giá trị như một con mắt thơ
lấp lánh. Nó đem lại cho không gian nghệ thuật thi ca ấm áp hồng tươi, xua
tan cái bóng tối ám ảnh mênh mang của đất trời. Hình ảnh thơ “lô dĩ hồng”
như một “đối trọng” đủ sức nặng để cân bằng tất cả những khó khăn, vất vả,
tối tăm xuất hiện ở phần trước của bài thơ. Sắc màu, trạng thái của bức
tranh thơ, hình ảnh thơ vận động từ tối sang sáng, từ nhọc nhằn vất vả đến
hoàn thành thư thái. Từ đó, làm người đọc liên tưởng đến chủ thể trữ tình
cũng đang trên đường chiến đấu gặp buổi gian nan, nhưng với lập trường
vững vàng của một người cộng sản, Nhà thơ – Chiến sĩ Hồ Chí Minh luôn ấp ủ
một màu hồng lạc quan cách mạng trong tâm hồn, màu hồng biểu tượng cho
ngọn cờ tự do và độc lập, mà Bác đem cả một đời đấu tranh để cho nó sớm

trở thành hiện thực tung bay trên mọi miền của Tổ quốc. Sự nghiệp cách
mạng rõ là khó, nhưng vấn đề là ở niềm tin, và có quyết tâm thì rồi sẽ đến
ngày thắng lợi huy hoàng, như cô gái xay ngô cũng đến lúc “Bao túc ma
hoàn” đón “lô dĩ hồng”. Đó phải chăng là tư tưởng thơ sâu sắc mà Bác muốn
trao gởi đến tất cả chúng ta qua bài thơ Chiều tối, bài thơ phảng phất màu
cổ điển, mà vẫn ánh lên tinh thần lạc quan cách mạng của chủ thể trữ tình
Hồ Chí Minh – Người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của thời hiện đại.
( Theo Tống Nguyễn )
Tìm hiểu bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Tìm hiểu bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc
Bài liên quan :
Hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Người nghĩa dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1. Tác giả
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là ngôi sao sáng của nền văn nghệ đất
nước ta trong nửa sau thế kỷ 18. Bị mù, vừa dạy học, làm thuốc và viết văn
thơ. Sống vào thời kỳ đen tối của đất nước: giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Kỳ
lần lượt rơi vào tay giặc. Tinh thần nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân và
căm thù giặc Pháp xâm lược là những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt
trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Tác phẩm:
5
- Truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
- Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Nghĩa sĩ trận
vong Lục tỉnh.
- Thơ: Nhiều bài thơ Đường luật – cảm hứng yêu nước.
2.Xuất xứ, chủ đề
- Cần Giuộc thuộc Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta,
diễn ra đêm 14/12 âm lịch (1861). Hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hy sinh.
Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu Đồ Chiểu viết bài văn tế này.

Ngay sau đó, vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương
khác.
- Bài văn tế ca ngợi những nghĩa sĩ – nông dân sống anh dũng, chết vẻ vang
trong sự nghiệp đánh Pháp để cứu dân, cứu nước.
3. Phân tích
a.Hình ảnh người nghĩa sĩ
* Nguồn gốc: Nông dân nghèo khổ “cui cút làm ăn”, cần cù lao động “chỉ
biết ruộng trâu ở trong làng bộ”. Chất phác hiền lành:
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó:
* Tâm hồn: Yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng: “ghét thói mọi như nhà ông ghét
cỏ” “đâu dung lũ treo dê bán chó”. Căm thù quyết không đội trời chung với
giặc Pháp:
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan,
Ngày xem ống khói chạy đen sĩ, muốn ra cắt cổ”
Yêu nước, yêu xóm làng quê hương, tự nguyện đứng lên đánh giặc: “Mến
nghĩa làm quân chiêu mộ”, “phen này xin ra sức đoạn kình”, “chuyến này dốc
ra tay bộ hổ”
* Trang bị
- Không phải là lính chính quy của Triều đình, “chẳng phải quân cơ, quân vệ”,
chẳng có “bao tấu, bầu ngòi”. Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vì “bát cơm manh
áo” mà đánh giặc. Trang bị thô sơ, áo mặt chỉ là “một manh áo vải”, vũ khí là
6
một ngọn tầm vông, một lưỡi gao phay, hoặc “hỏa mai đánh bằng rơm con
cúi” …
Kẻ thù của họ là mã tà, ma ní, là thằng Tây “bắn đạn nhỏ đạn to”, có “tàu
thiếc, tàu đồng súng nổ”.
* Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh:
- Dũng mãnh tiến công như vũ bão, “đạp rào lướt tới”, “kẻ đâm ngang, người
chém ngược”, “bọn hè trước lũ ó sau”.

- Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lẫm liệt hiên ngang: “nào sợ thằng Tây bắn
đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “trối kệ tàu thiếc,
tàu đồng súng nổ”.
- Chiến công oanh liệt: “đốt xong nhà dạy đạo kia”, cũng chém rớt đầu quan
hai nọ”, “làm cho mã tà, ma ní hồng kinh”
- Hy sinh đột ngột trên chiến địa: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết
xác phàm vội bỏ”.
Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và biết ơn các
nghĩa sĩ. Ông đã dựng lên một tượng đài bi tráng về người nông dân
đánh giặc cứu nước trong buổi đầu giặc Pháp xâm lăng đất nước ta.
b.Tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hàm chứa những tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến
bộ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần tự nguyện đánh giặc để
cứu nước của các nghĩa sĩ. Khẳng định vị trí và vai trò của người nông dân
trong lịch sử chống xâm lăng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Tiếc thương những nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh (câu 18, 25)
- Khẳng định một quan niệm về sống và chết: chết vinh còn hơn sống nhục.
Không thể “theo quân tà đạo”, “ở lính mã tà” đánh thuê, làm bia đỡ đạn,
sống cuộc đời bán nước cầu vinh “chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng
thêm hổ”. Trái lại, phải sống anh dũng, chết vẻ vang: “Sống đánh giặc, thác
cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù
kia…”.
- Tự hào về các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc. Tên tuổi họ, tinh thần họ bất
tử: “danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen…”, “tiếng ngay trải muôn đời ai
cũng mộ”, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”… Tóm lại, lần đầu tiên trong
nền văn học dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ và ca ngợi người nông
7
dân Nam Bộ và những anh hùng thời đại đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đại
nghĩa.

c.Nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dị như cách nói, cách nghĩ và cách cảm của nhân dân miền
nam. Các kiểu câu tứ tự, song quang, cách cú, gối hạc, câu nào cũng đặc
sắc, khô ứng, đối chọi cân xứng đẹp.
- Chất chữ tình kết hợp với chất anh hùng ca tạo nên màu sắc bi tráng.
- Hình tượng người chiến sĩ nghĩa quân được khắc họa tuyệt đẹp trong tư thế
lẫm liệt hiên ngang.
Có thể nói, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một bài ca yêu nước chống
xâm lăng, là kiệt tác trong kho tàng văn tế cổ kim của dân tộc.
Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Học văn tế để thấy người sống tốt
Trong câu chuyện của những người bạn tôi, mỗi khi đối diện trước một vấn
đề gì khó khăn, anh em thường buột miệng nói rằng: “phải xô cửa xông vào,
liều mình như chẳng có” chứ. Nhớ hồi còn đi học, có anh cán bộ Đoàn khởi
xướng một thái độ trong tình yêu là “phải… liều mình như chẳng có”, làm bạn
bè nhớ mãi.
Thế hệ chúng tôi cảm được kiểu nói chuyện giữa bạn bè với nhau như vậy.
Và không ai không biết cụm từ “liều mình như chẳng có” kia là của cụ Đồ
Chiểu, trong bài Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc học thuở cấp ba.
Nhắc chuyện vận dụng câu cú của cụ Đồ Chiểu trong ngôn ngữ bè bạn đời
thường, là thấy được sự đồng cảm của cuộc sống hôm nay với ngôn ngữ văn
cổ ngày xưa, thấy dường như quanh mình, chuyện “vận dụng lời của Đồ
Chiểu” là hết sức bình thường.
Ấy là sự sống tự nhiên của văn chương trong đời sống người dân, được thực
chứng qua nhiều thế hệ vẫn còn tồn tại. Nhưng để có được điều đó, tức có
được một sự đồng cảm, một mảnh đất sống của Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc
trong ngôn ngữ đời thường thuộc lớp thế hệ sau cụ Đồ ngót một thế kỷ, nhìn
theo góc độ hàn lâm, ắt có nhiều điều đặc biệt.
Ngay cả những nhà phê bình già dặn, sự thận trọng vẫn đòi hỏi họ lấy môi
trường cuộc sống và thời gian trên mỗi tác phẩm để nhìn nhận một phần giá
trị không chối cãi được của tác phẩm đó. Nói thế để thấy cuộc sống làm nên

văn chương. Cuộc sống ở đây được hiểu là môi trường sống cùng thời và đời
sống nội tâm, tư duy của nhà văn trong hoạt động sáng tạo của mình.
Vì thế, chất sống trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là sự thật
8
cuộc sống xảy ra vào thời của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Trang văn của cụ đã
nói lên những gì cụ muốn gửi gắm lại thế hệ mai sau. Do đó, đọc Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc trước hết, là để cảm nhận văn chương của Nguyễn Đình
Chiểu, và sau đó thì nội dung cuộc sống trong văn chương của cụ có được
cảm nhận hay không, cảm nhận như thế nào, tùy vào khả năng của những
người thời nay đọc văn cụ.
"Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta
phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng" và "Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại
cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một
dân tộc. Hịch của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến
công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng
vẫn hiên ngang
PHẠM VĂN ĐỒNG
Văn tế dùng cho những người đáng kính trọng. Người viết văn tế luôn tự coi
mình thấp hơn nhân vật trong bài văn. Cách hiểu này đã xem sự ra đời bài
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là phá cách: Cụ đồ viết văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc -
một loại nhân vật bấy lâu vẫn được xếp sau tầng lớp trí thức, sĩ phu trong
thứ hạng tứ dân (sĩ – nông – công - thương).
Quy định của bài văn tế là phải thể hiện được lý do đáng kính trọng của cái
chết (có như thế mới được tế). Và nhân vật chính trong bài Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc có một lý rất đặc biệt: sự bột phát của người nông dân nổi dậy
chống Pháp, hy sinh bởi một trận đánh được cụ Đồ gọi là “trận nghĩa”:
Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; một trận nghĩa
đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.

Cụ Đồ Chiểu so sánh mười năm vỡ ruộng với một trận đánh Tây hẳn là còn
khập khiễng. Nhưng đó là điều mà tác giả muốn đặt ra để thấy sự khác biệt
giữa cái nhóm nghĩa sĩ Cần Giuộc này với những nhà nông lúc ấy: Trong khi
tất cả nông dân khác đang vỡ ruộng, thì đây là cái chết của một nhóm người
dám đứng dậy đánh Tây. Đặt sự so sánh giữa vỡ ruộng và đánh Tây hợp với
phép đối trong văn biền ngẫu cũng là nhằm đánh dấu sự chuyển biến về tư
tưởng của người nông dân.
Thực ra, hành động của người nghĩa quân Cần Giuộc bột phát bởi lý do bị dồn
nén trong tâm trạng người dân mất nước. Sống cùng thời, cụ Đồ Chiểu cảm
được cái tâm lý: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày
xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Cái nhìn của người bản xứ đối với
ngoại xâm hết sức bình thường như thế đó, mà lại rất có quan điểm của con
dân yêu nước: Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; Bát cơm
manh áo nợ đời, mắc mớ chi ông cha nó.
Nhưng nếu vì tức giận ngoại xâm mà bột phát đứng lên chống giặc, hẳn
9
những nghĩa quân Cần Giuộc chưa đánh động mãnh liệt đến niềm cảm kích
của Nguyễn Đình Chiểu. Điều quan trọng hơn là hành động của những nghĩa
quân. Họ vốn là nông dân, là những người bình dị, nhưng nghĩa khí trong
từng con người đã khiến cho cụ Đồ Chiểu phải đặt bút viết rằng:
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược
trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ, hay Mười tám ban võ nghệ, nào đợi
tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố…
Trong khi có những người vì hèn nhát mà trốn lính, thì nghĩa quân Cần Giuộc
đáng kính trọng chứ. Trong khi binh mã triều đình khiếp nhược trước ngoại
xâm, những người “tay ngang” ở miệt Cần Giuộc dám đứng lên dùng dao
phay, con cúi, hỏa mai để đánh Tây. Hành động ấy, nhân cách ấy đáng trọng
lắm chứ.
Bởi thế, cụ Đồ Chiểu mới làm văn tế. Bởi thế, bài văn tế mới được cụ dồn tâm
lực trau chuốt công phu, để cho người đời sau đọc lên còn thấy hay, còn

thuộc.
Nhưng không ai khen kẻ bột phát làm càn, lịch sử và lòng người trân trọng
những hành động quyết liệt mà hiệu quả:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo
dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng
như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều
mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè
trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Ba cặp câu văn biền ngẫu trên, cụ Đồ Chiểu rất kiệm lời mà tái hiện được
quang cảnh chiến trận của nghĩa quân, kết quả, sự hy sinh, tác động nhất
định của trận khởi nghĩa bột phát này đối với lực lượng ngoại xâm hùng
mạnh lúc đó. Đâu phải dễ dàng làm cho “mã tà, ma ní hồn kinh”. Cũng đâu
phải chỉ với vũ khí thô sơ kia (vốn là công cụ nhà nông) mà chém quan hai,
xem thường tàu thiếc tàu đồng.
Khí phách của nghĩa quân, tinh thần chiến đấu của nghĩa quân phải quyết liệt
lắm, dũng cảm lắm mới lập nên kỳ tích như vậy. Trong khi triều đình lánh
mặt, trông tin quan như trời hạn trông mưa, thì nhân dân vùng lên bột phát,
không có chỉ huy, không quen trận mạc nên chắc chắn sẽ thất bại, nhưng
hành động ấy lẫm liệt, chiến công ấy đáng kể, và những người nông dân
“không chịu vỡ ruộng” ấy đáng được viết văn tế, ghi lại công trạng và niềm
tiếc thương kính phục cho muôn đời sau.
Tôi cứ nghĩ chắc bởi tại thể loại văn tế buộc phải có một đoạn tả về những
10
người đang sống tiếc thương người đã khuất, nên cụ Đồ Chiểu mới phải nói ra
cái đoạn sầu bi sau trận chiến: Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn
khuya leo lét trong lều; não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế
dật dờ trước ngõ.
Tại sao người nông dân lại không cam tâm làm nghề “vỡ ruộng”, mà bột phát

làm gì cho đau khổ người thân như vậy, có thể hỏi thế được chăng? Có thể
đem chuyện Tôn Thọ Tường lúc bấy giờ ra cộng sự với Pháp để vinh thân phì
gia làm tấm gương được chăng?
Tôi vẫn nghĩ rằng: dòng máu bao thế hệ người Việt vẫn là dòng máu trung
kiên, không chấp nhận thói phản trắc, ăn ở hai lòng. Cho nên, dẫu triều đình
lúc ấy cam tâm “đổi đất lấy yên thân” bằng cách cắt cho Pháp cả vùng Nam
kỳ lục tỉnh, thì người dân vẫn còn đó dòng máu trung kiên, chính trực.
Dòng máu đó biết sôi lên đúng lúc, nó khiến cho những người nông dân
không còn là những thân phận “mười năm vỡ ruộng” nữa, họ đã thoát xác,
hóa thân thành những anh hùng dân tộc, bằng những hành động không thể
dùng kiến thức, kinh nghiệm trận mạc, hay một thứ lập ngôn chủ nghĩa nào
đo được.
Bởi thế, nên cụ Nguyễn Đình Chiểu đã dùng thiên kiến chủ quan của mình để
nhận định:
Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan
tành, xiêu mưa ngã gió.
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm
buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng
thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu
chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Có những cái chết vinh, cũng có những sự chọn lựa sống nhục. Thái độ sống
ấy bao giờ cũng thời sự, và cũng không phải lúc nào, với ai, cũng chọn lựa
được một thái độ sống vinh nhục rõ ràng. Bởi thế mà nghĩa quân Cần Giuộc
được mọi người nhớ mãi. Cụ Đồ Chiểu nói lên tiếng nói thương kính người
nghĩa sĩ, nhưng cũng là thể hiện thái độ của mình. Có khi, vào những thời
điểm, một tiếng nói đúng đắn của mình cũng lưu danh muôn thuở.
Văn chương yêu nước mỗi thời kỳ có những tầng ý nghĩa riêng và sự sâu sắc
tùy thuộc vào tác giả. Nguyễn Đình Chiểu viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
nhưng tâm sự đâu chỉ gói gọn trong một bài văn. Thái độ sống và lòng nghĩa

khí, nung đúc dòng máu trung kiên hay chấp nhận thói sống đớn hèn là
những lựa chọn vượt thời gian, luôn cần thiết cho mọi con người có ý thức
rằng mình sẽ sống tốt.
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
11
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lên ba tuổi thì bố mất. Mẹ ông là vợ ba, phải bỏ
nhà ra đi cùng cô con gái nhỏ. Bà là một ca sĩ tài hoa, nhan sắc. Bà ra đi với
tấm lòng của một người mẹ cao cả, phi thường đến nỗi cuộc đời chật hẹp
không hiểu nổi. Từ đó, cậu ấm Hiếu sống với người anh cùng bố khác mẹ.
Lúc 5 tuổi, cậu đã biết đến câu: “đường hoa son phân đợi”.
Cậu được học nhiều , có khiếu văn thơ và cuộc đời xê dịch theo đường hoan
lộ nay đây mai đó của người đỡ đầu Vì vậy ông được dạy dỗ theo khoa cử của
nghiệp nhà khoa bảng đã sáu đời làm quan. Nhưng đến lúc cậu mười lăm,
mười sáu tuổi, cảnh nhà lâm vào thế túng quẫn, nghèo khổ. Năm mười bảy
tuổi, đã có bài đăng báo. Cậu ấm cựu học được rất nhiều qua tiếp xúc với
những cuốn sách của phương Tây được dịch qua Hán văn. Chính những cuốn
sách đó đã thổi vào ông nhiều tư tưởng mới mẻ. Thế là trong ông đã được
thổi lên những trận mưa Âu, gió Á.
Hành trang của Tản Đà ngổn ngang nỗi lòng với làng Khê Thượng, Bất Bạt,
Hà Tây, lòng say mê vẻ đẹp của đất nước, lòng yêu quý mọi người, về hình
ảnh tài hoa và đầy bi kịch của người mẹ và em gái, mong muốn làm một việc
gì giúp nước mà không được, cái nghèo đói dữ dội luôn bám chặt lấy mình
ông đi khắp nơi, từ Nam chi Bắc, vừa làm thơ văn, vừa làm kẻ giang hồ phiêu
bạt. ông gắn cuộc đời của mình vào số phận đất nước.
Trong khoảng 20 năm, từ 1915-1935, ông đã trải qua nhiều công việc mệt
nhọc, đầy khó khăn: làm thợ, làm văn, làm chủ bút nhiều tạp chí, dịch thuật,
mở nhà xuất bản để tự nuôi mình. ông cam chịu nghèo nàn, vất vả sống tự
do phóng khoáng chứ không chịu đi làm quan, mặc dù một số những người
họ hàng thân thích và bạn bè sẵn sàng thu nhận hoặc tiến cử ông.Cuộc sống
no đủ, giàu sang không cám dỗ được ông.

Trong khoảng 20 năm này, ông đã viết hàng loạt tác phẩm đồ sộ với nhiều
hình thức: thơ, văn, báo, dịch thuật biên kịch, làm các bài hát cho các kiểu
diễn xướng dân gian và ca kịch cổ truyền Ở mặt nào ông cũng thể hiện
được sự sắc sảo, có góc cạnh, độc đáo, tài hoa, tràn đầy tình cảm với con
người và cuộc sống. Ông có cách nhìn, cách hiểu, cách nói riêng của mình.
Chất và lượng những cuốn sách và những trang báo của ông làm rực rỡ cả
một thời kỳ. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết: Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho
thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhân đã có can đảm làm thi sỹ
một cách đàng hoàng, bạo dạn. Ông dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái
tôi “.Ta có thể thấy cái tôi của ông đắt giá vì nó cũng là cái tôi của đại đa
số. Cái vui, cái buồn, cái giận dữ, cái hờn dỗi của ông cộng hưởng với cái vui,
cái buồn, cái hờn dỗi của mọi người.
Bài thơ “Thề non nước” của ông đã làm rung động tâm hồn bao thế hệ. Ai
nấy đều thuộc lòng là vì nhân dân lúc ẩn, lúc hiện đều có một lời thề son sắt,
thương nước non tươi đẹp bị chà đạp và quyết chí trả nợ non sông, tô điểm
non sông cho con cháu mai sau. Cái lời thề mà tất cả mọi người Việt Nam
đều có trong lòng đó thống nhất với đầu đề và nội dung bài thơ “Thề Non
12
nước”?
Ông cũng kêu gọi mọi người bồi lại Bức dư đồ đã rách nát qua 4 bài thơ tha
thiết trình bày rằng bản đồ của đất nước bị rách nát, chúng ta phải quyết
tâm bồi lại và hy vọng, tin tưởng sẽ làm được công việc vá trời lấp biển đó.
Bài “Thề non nước “, “Bức dư đồ” cùng với một số bài thơ, văn khác đã không
chỉ có mặt trên sách báo mà còn được dùng vào những bài hát, dùng cho
ngâm vịnh, biểu diễn ca trù, xẩm để chúng lan toả đến tận các bến tàu,
quán chợ, các ngõ ngách hẻo lánh khắp đạt nước. Sau hai bài thơ đó, ông lại
bổ sung thêm một loạt những bài theo điệu Đò đưa, Hành Vân, Cổ bản, Xâm
chợ, Xâm nhà trò, Nam Ai, Tuồng
Những bài hát đó được khắp nơi yêu mến. So với thời gian lúc đó, chúng rất
mới mẻ, làm cho tiếng phách, tiếng đàn và cách hát cổ truyền cũng trở nên

thanh tân, tươi mát, gần gũi với cuộc sống. Ông có tâm huyết và đi nhiều
nơi. Đến đâu cũng say sưa với cảnh với người. Cảnh những người đáng yêu
hoặc đáng thương đều được ông đưa vào thơ. Ông tả phong cảnh thật tài tình
mà bay bổng:
Một dãy lau cao làn gió chạy
Mấy cây thưa lá sắc vàng pha
Ngoài xa trơ một đống đất đỏ
Hang hốc đùn lên đám cỏ gà
Ông tả tình thì sâu lắng, đầy hình ảnh và nhiều nhạc tính, kịch tính:
Một đôi kẻ Việt, người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi móng
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nợ tình kia dở dang
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngàn thu khói hương
Thơ kể chuyện của ông làm người đọc xúc động, say mê và bângkhuâng cùng
dư vị của nó:
Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một phút trần ai
Uớc cũ, duyên thừa có thế thôi
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy huê trôi
13

Cánh hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ đây cách xa mãi
Cửa động Đầu non
Đường lôi cũ
Ngàn năm thơ thẩn bóng giăng chơi
Tản Đà say mê con mắt Phú Yên, tiệc xòe Văn Bán, giọng ca xứ Huế, các
món ăn đặc sản từng vùng ông đưa việc thưởng thức và cách chế biến các
món ăn lên mức nghệ thuật, lên mức văn hóa ẩm thực.
Riêng thịt chim, ông cũng tìm đến: chim sào, chim ngóng chả, chim hấp cách
thủy ông thưởng thức các món ăndân tộc rất sành đã đành, ông còn nhấn
mạnh thức ăn phải ngon lúc ăn phải là lúc “ngon”, người ngồi ăn với mình
cũng phải “ngon”. Ông cho biết cửa hiệu nào có các sản phẩm đáng lưu ý về
chè tàu, thuốc lá, rượu cúc cháo gà, gỏi cá Ông trân trọng từng ngọn rau
bí, rau sắng, quả cà xứ Nghệ
Ông nổi tiếng hơn cả là về thơ tình có chất hiền hòa, êm dịu, nhẹ nhàng mây
nước, bình dân. Nhưng phong lưu và trang nhã:
Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá bay hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mây lá năm hồ hết
Hờ hững, ai xui thiếp phụ chàng
Thơ ông nhiều bài buồn, sầu lắng nhiều lúc lại hờn dồi, trách móc. ông hay
lấy cái ta ra làm nhân vật chính. Nhưng, đúng hơn là cái chúng ta. Vì ông hòa
cái thân thế quá khốn khổ của ông vào thân thế của mọi người mà ông yêu:
chồng người đốt than, người yêu của ông, mẹ ông, những người mạt hạng,
cô gái trong kỷ niệm, cô gái hái hoa đào, cô hàng cau, Mỹ Thâu, cô Tây về
già, cô gái nhà chài, cô hái dâu
Bốn người tình qua cuộc đời của Tản Đà với 4 cuộc tình: Tình yêu thất Vọng,
tình yêu lãng mạn vô vọng, tình yêu kỷ niệm thời thơ ấu và tình yêu nghệ sĩ.
Tất cả đều có kết cục bi thảm. Tản Đà cũng được ca ngợi về mặt văn xuôi
bóng bẩy, sâu sắc, tha thiết, nhiều lượng thông tin, thành thực, ngây thơ mà

lại cũng rất thơ ”
Ngoài ra, Tản Đà còn dịch vào khoảng 100 bài thơ Đường Nhiều bài thơ dịch
của ông được coi là phổ biến nhất, được nhắc đến nhiều nhất, được đăng đi,
đăng lại nhiều nhất. Trong khoảng hai mươi năm (từ 1915 đến 1935) và
ngay cả đến bây giờ, hầu như chưa ai có được những bản dịch vượt được
ông. Đặc biệt là những bài dịch như: Hoàng Hạc Lâu, Biệt hữu nhân Giang
hành, Dạ Vũ, Thu giang tông khách, Khuê oán, Thiên Thai Ông uyên thâm
Hán học. ông thích xê dịch, đa tình. ở ông, yêu, vui, buồn đều cực đoan, gần
như đến mức điên dại, ngông cuồng, thấm chất nghệ sĩ.
Xét về con người và tác phẩm, ông là một trong những nhà văn hoá có bản
14
lĩnh và bản sắc độc đáo của Việt Nam. ông đứng sừng sững trong nền văn
học Việt Nam như là một hiện tượng. ông đáng được xếp vào ngồi hầu rượu
28 vị thánh hiển linh của Việt Nam trong Việt điện u linh. Có người cho rằng
tác phẩm của ông như một người đàn bà đẹp. Tuy vậy, người đàn bà đẹp
nhất trên đời cũng chỉ có thể cho ta những cái gì mà họ có như Thôi Oanh
Oanh đã nói trong truyện Tây Sương Ký có mùi son phấn mà nổi tiếng. Xưa
kia, Napoleon trong lần đầu tiên gặp Goethe, ông ta nói với thi hào: “ông là
một Con Người ” Thi sĩ Tản Đà cũng là một Con Người ”
( Theo Lý Khắc Cung )
Mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận trong "Romeo và Juliet" của Shakespeare
Mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận trong "Romeo và
Juliet" của Shakespeare
Từ trước đến nay, nói đến kịch là chúng ta nói đến xung đột kịch. “Xung đột,
do đó, là một đặc điểm cơ bản của kịch”(1). Và nói đến Romeo và Juliet,
người ta thường nghĩ, xung đột giữa tình yêu của Romeo, Juliet và mối thù
giữa hai dòng họ là xung đột cơ bản, xuyên suốt tạo cơ sở để Shakespeare
xây dựng vở kịch. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy vấn đề cần phải bàn thêm.
Như chúng ta đã biết, có ba dạng bi kịch thường gặp trong các vở bi kịch tình
yêu: xung đột giữa tình yêu của đôi tình nhân và mối quan hệ giữa hai dòng

họ, xung đột trong tình yêu tay ba, xung đột trong thế giới nội tâm. Romeo
và Juliet là một vở bi kịch tình yêu nên nó có những khả năng tạo ra cả ba
dạng xung đột kể trên. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi chỉ chú ý đến
dạng xung đột thứ nhất: xung đột giữa tình yêu của đôi tình nhân và mối
quan hệ giữa hai dòng họ.
“ Một mối thù sinh một mối tình”(2)
Juliet từng ngao ngán thốt lên như vậy khi biết Romeo thuộc về dòng họ
Montague. Bởi hai dòng họ Montague và Capulet vốn có sẵn mối thâm thù.
Chẳng ai biết nguyên nhân của mối thù. Chỉ thấy gia nhân hai nhà gặp nhau
là rút kiếm ra đánh nhau kéo theo cả chủ nhân của họ: Tybalt, ông già
Montague, ông già Capulet. Có thể khẳng định rằng hằn thù nằm sâu trong
tiềm thức của mọi người chỉ cần có dịp là bùng phát lên khó lòng dập tắt nổi.
Đó vốn là chuyện riêng tư của hai nhà nhưng hai nhà không tự giải quyết
được. Vương chủ phải ra tay can thiệp để ngăn chặn cơn ẩu đả. Và để những
cuộc ẩu đả không tiếp tục xảy ra, vương chủ phải dùng hình phạt nặng nề
nhất: cái chết, để răn đe. Nhưng Shakespeare không để cho vương chủ giải
quyết vấn đề một cách triệt để. Chính vì thế lời nói của vương chủ tuy có
hiệu lực giải tán cuộc ẩu đả nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Hoà khí được
thiết lập ngay nhưng chỉ mang tính tạm thời. Và sau đó mối thù tiếp tục được
“củng cố” bằng cuộc chạm trán giữa Romeo và Tybalt. Kết cục thật bi thảm:
Tybalt chết, Romeo bị lưu đày.
15
Mối thù cũ chưa được xoá bỏ, thù mới lại xuất hiện khiến cho hố sâu ngăn
cách giữa hai nhà như rộng thêm ra. Một lần nữa cách giải quyết của vương
chủ lại nửa vời làm cho những người trong cuộc không mãn nguyện. Chính
Capulet phu nhân đã khẳng định: “Chúng ta sẽ báo được thù”(3). Nếu dự
định báo thù của Capulet phu nhân được thực hiện thì tình yêu của đôi trẻ sẽ
ra sao? Trước mối thù giữa hai dòng họ, Romeo và Juliet đã suy nghĩ và hành
động như thế nào?
Cần khẳng định rằng Romeo và Juliet đến với nhau bằng những rung động

đầu đời chân thành đằm thắm. Đó là sự gắn bó trong sáng không gợn chút
toan tính của những tâm hồn vốn thuộc về nhau, vốn sinh ra để dành cho
nhau.
Romeo đến với dạ hội nhà Capulet không phải vì đang có ý định theo đuổi
Juliet. Ban đầu chàng khẳng định chàng tới dự buổi dạ hội là để chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của nàng Rosaline, người đang khiến chàng thao thức đến
hao gầy. Nhưng rồi mọi chuyện diễn ra nằm ngoài dự kiến của chàng. Trái
tim chàng một lần nữa lại rung lên khi ánh mắt bắt gặp vẻ diễm lệ của Juliet.
Sự nảy nở những cảm xúc đầu tiên của tình yêu muôn đời vẫn thế. Nó bất
chấp mọi khoảng cách tuổi tác, địa vị, danh vọng. Romeo và Juliet không
nằm ngoài quy luật đó. Sau lần gặp gỡ đầu tiên, dù biết rõ người mình yêu
vốn là kẻ thù, cả Romeo và Juliet đều không kiểm soát nổi tình cảm của
mình. Trong khung cảnh êm đềm của vườn nhà Capulet, Shakespeare đã
dành tới 188 dòng thơ để miêu tả toàn bộ đêm thề nguyền mộng mơ của
Romeo và Juliet. Hơn thế nữa, để chứng tỏ sự gắn bó mãnh liệt của tình yêu
say đắm, Shakespeare còn tạo ra những cuộc chia tay nửa vời đầy lưu luyến.
Sự trở đi trở lại của nhân vật trên sân khấu cho thấy mức độ mặn nồng trong
tình cảm của đôi trai gái vừa bước vào giai đoạn đầu của hạnh phúc đôi lứa.
Như vậy sau sự choáng ngợp của lần tiếp xúc đầu tiên, Romeo và Juliet đều
đã biết rõ về nguồn gốc xuất thân của nhau, nhưng họ không thật sự dừng
lại trước ngưỡng ranh giới yêu hay không yêu để băn khoăn suy tính. Vậy
tình yêu và thù hận có khi nào va chạm với nhau hay chỉ song song tồn tại
mà không hề biết đến sự có mặt của nhau?
Như ở trên chúng ta đã biết mối thù giữa hai dòng họ Montague, Capulet thật
sâu sắc khó giải quyết và tình yêu của Romeo, Juliet lại thật đằm thắm nồng
nàn. Chính vì vậy, trên cơ sở đối sánh với lí luận về sự phát triển và giải
quyết xung đột trong một vở kịch, chúng tôi tìm hiểu xem tình yêu và thù
hận với tư cách là “hai lực lượng đối địch nhau của tấn kịch”(4) có phải là cơ
sở để Shakespeare xây dựng nên xung đột trong vở kịch này?
Trước hết chúng tôi xin được trình bày một số quan điểm bàn về cấu trúc của

một vở kịch nói chung. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có nhiều
điểm tương đồng trong lí luận của Gustave Freitay, Pospelov, John Peck và
Martin Coyle, Tất Thắng. Chúng tôi lựa chọn ý kiến tổng hợp của Tất Thắng
16
bàn về cấu trúc kịch năm hồi trong cuốn Về thi pháp kịch(5). Đây chỉ là một
dạng cấu trúc của kịch nói chung. Vậy Shakespeare đã thể hiện các nguyên
tắc cấu trúc kịch năm hồi trong việc xử lí mối quan hệ giữa tình yêu và thù
hận như thế nào?
Theo Tất Thắng, trong các vở kịch năm hồi nói chung, hồi I là hồi chứa “tình
huống xuất phát, mầm mống xung đột”(6). Thông thường ở hồi đầu của mỗi
vở kịch, nguyên nhân của xung đột thường xuất hiện rõ ràng với hai lực
lượng đối địch. Hơn thế nữa, nguyên nhân đó thường trực tiếp liên quan đến
hai nhân vật chính của cuộc tình. Trong Romeo và Juliet, ở hồi I,
Shakespeare cho biết hai nhà Montague và Capulet vốn có sẵn mối thâm thù.
Nhưng nguyên nhân của mối thù không được nói rõ, không liên quan đến hai
nhân vật chính của cuộc tình. Tuy nhiên có những tình huống có thể tạo ra
mầm mống cho xung đột giữa tình yêu và thù hận.
Ở hồi I, Shakespeare có thể để cho Romeo xuất hiện ngay trong cảnh đầu
tiên khi gia nhân hai nhà đánh nhau, Tybalt và hai người cha cũng bị kéo vào
cuộc. Tuy nhiên, Romeo lại không xuất hiện do đang chìm đắm trong cuộc
tình với Rosaline. Chàng cũng không được cha trao cho nhiệm vụ báo thù.
Bởi vương chủ đã có mặt kịp thời để giải tán tất cả nên hai ông già
Montague, Capulet không bị tách khỏi các nhân vật khác và không có cơ hội
so kiếm. Hay trong dạ hội nhà Capulet, Shakespeare để cho Tybalt nghe thấy
giọng Romeo. Nếu anh ta biết Romeo đang hết lời ca ngợi Juliet và thanh
minh cho sự thay đổi mau lẹ của trái tim mình thì chắc chắn mầm xung đột
đã được gieo.
Tuy nhiên ông già Capulet lại nhận ra thái độ của Tybalt và ngăn lại. Ông làm
như vậy vì ông không muốn chuyện ầm ĩ xảy ra với khách khứa của mình.
Nhưng quan trọng hơn là ông có thiện cảm với Romeo. Ông đánh giá Romeo

công bằng trung thực trên cơ sở thực tế: “Nó đi đứng đàng hoàng lịch sự
lắm. Mà nói thực thành Verona này cũng tự hào về một chàng thanh niên
công tử đức hạnh và mực thước như nó”(7). Tất nhiên nếu Shakespeare xây
dựng tình huống khác đi: ông già Capulet là người gây sự, Tybalt can ngăn
thì có lẽ ẩu đả đã xảy ra cuốn Romeo, Juliet vào cuộc. Nhưng Shakespeare
không làm như vậy.
Vì thế, cho đến hết hồi I, những người cha vẫn không được thông báo về tình
cảm của đôi trẻ. Mối thù giữa hai dòng họ Montague và Capulet tuy gay gắt
nhưng bản thân Romeo, Juliet không bị cuốn vào những cuộc đụng độ và trả
thù đẫm máu. Chính vì vậy, theo chúng tôi, ở hồi I, tuy Shakespeare có tạo
ra những tình huống va chạm căng thẳng giữa những người thuộc hai họ
Montague, Capulet nhưng tình huống xuất phát, mầm mống xung đột giữa
tình yêu và thù hận chưa được hình thành.
Sang hồi II: “sự phát triển của xung đột kịch tăng dần, các nút kịch thắt
lại”(8). Nếu Shakespeare chú ý tạo ra xung đột thì đến hồi II có thể ông để
cho Tybalt theo dõi biết được đêm thề nguyền của Romeo, Juliet và gây sự
với Romeo. Nhưng Shakespeare cũng không để cho câu chuyện phát triển
theo chiều hướng ấy. Trong hồi II, thù hận tuy có xuất hiện nhưng chỉ thoáng
qua bởi chi tiết Tybalt viết thư đến nhà Romeo để thách đấu. Và Shakespeare
17
lại không để cho Romeo nhận được lá thư đó. Còn lại là sự thăng hoa đến
tuyệt đỉnh hạnh phúc của tình yêu từ đêm thề nguyền đến đám cưới bí mật.
Mối quan hệ đối nghịch giữa tình yêu và thù hận vẫn chưa được thiết lập.
Sang hồi thứ III: “xung đột căng đến mức tưởng như không giải quyết được.
Các nút kịch thắt lại”(9). Trong vở Romeo và Juliet, đến hồi III, có một sự
việc xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến mối tình của Romeo, Juliet. Romeo giết
Tybalt rồi bỏ trốn. Juliet vô cùng đau đớn khi biết Romeo giết Tybalt, nhưng
nàng còn đau đớn hơn khi biết Romeo bị đi đày. Sau khi chia tay với Romeo,
Juliet lại bị bố mẹ ép buộc phải làm đám cưới với Paris. Rõ ràng tình yêu của
Romeo, Juliet ở vào tình thế nguy khốn tưởng như không gì cứu vãn nổi.

Nhưng nguyên nhân của tình trạng nguy khốn trên có phải là mối thù của hai
dòng họ không? Xem xét diễn biến của sự việc, chúng ta thấy Tybalt gây gổ
với Romeo không phải vì biết Romeo yêu Juliet. Còn Romeo, chàng giết
Tybalt không phải vì anh ta ngăn cản tình yêu của chàng mà vì cái chết của
Mercutio. Chàng trả thù cho Mercutio. Sau khi giết Tybalt, Romeo chạy đến
phòng của tu sĩ Lawrence vật mình than khóc. Chàng lo sợ lòng oán hờn của
Juliet. Nhưng nguyên nhân khiến họ chia lìa lại chính là quyết định của vương
chủ. Bên cạnh đó, có những người thật lòng mong muốn giúp đỡ họ. Chính
nhờ thế mà họ vẫn tiến hành được những nghi lễ của tình yêu trước khi phải
chia lìa. Và thù hận không đủ sức huỷ hoại tình yêu, nó chỉ có thể bắt họ tạm
thời xa nhau theo sự sắp đặt của tu sĩ Lawrence và chờ đợi hi vọng xum họp
trong tương lai. Như vậy thù hận tuy có ảnh hưởng đến mối tình của Romeo,
Juliet nhưng ảnh hưởng đó chỉ mang tính ngẫu nhiên không phải do các bậc
cha mẹ cố tình chia rẽ đôi trẻ hoặc do đôi trẻ bị dồn đẩy vào cùng đường phải
rời xa nhau.
Đến hồi IV: “tạm thời hoà hoãn, xung đột chùng”(10). Trong vở Romeo và
Juliet, mặc dù ở hồi III, Capulet phu nhân đã khẳng định: “Chúng ta sẽ báo
được thù”(11), nhưng có lẽ bà nói vậy chỉ để an ủi Juliet hay do quá bận rộn
với việc thu xếp cho đám cưới của Juliet nên kế hoạch của bà không thấy
được nhắc tới ở hồi IV. Cũng chính vì thế mà cho đến hồi IV, mối quan hệ
giữa tình yêu và thù hận không thể phát triển thành xung đột giữa cha mẹ và
con cái hay chuyển hoá thành xung đột giữa tình yêu và trách nhiệm của đôi
tình nhân.
Cuối cùng là hồi thứ năm: “xung đột giải toả, hành động đổ nhanh về chỗ kết
thúc của nó”(12). Như chúng ta đã thấy, trong suốt bốn hồi đầu xung đột
giữa tình yêu và thù hận không được hình thành cho nên đến hồi V “hành
động” vẫn “đổ nhanh về chỗ kết thúc của nó” nhưng xung đột được giải toả
không phải là xung đột giữa tình yêu và thù hận mà là xung đột giữa hai
dòng họ. Trước cái chết của đôi uyên ương, vương chủ cho rằng thù hận
chính là nguyên nhân của kết cục bi thảm kia. Đó là sự trừng phạt của Chúa

đối với hai người cha luôn thù hằn hiềm khích nhau. Giải thích như vậy không
phải không có lí, đặc biệt đối với mối thù lâu đời khó hoà giải của hai dòng họ
Montague và Capulet. Tuy nhiên theo chúng tôi, cái chết của đôi trai gái
không phải do oán thù của hai gia đình trực tiếp gây nên. Trước khi chết, cả
Romeo và Juliet đều không có một lời nào buộc tội oán thù dồn ép họ vào
18
đường cùng không lối thoát. Lí do khiến họ lựa chọn cái chết thật giống nhau.
Họ khẳng định họ chết vì tình yêu, chết cho tình yêu.
Cũng chính vì thế mà chúng tôi không đồng tình với quan điểm của Đặng Thế
Bính khi ông cho rằng: “Nhưng Romeo và Juliet có cúi đầu khuất phục trước
những trở ngại không? Không, họ luôn luôn tranh đấu để bảo vệ tình yêu của
họ. Mối thù hằn lâu đời giữa hai nhà đã không ngăn được họ yêu nhau”(13).
Nói cách khác ông muốn gián tiếp khẳng định Romeo, Juliet đã phải đấu
tranh với mối thù hằn lâu đời giữa hai nhà. Nhưng trên thực tế trong toàn bộ
năm hồi của vở kịch thì thù hận giữa hai dòng họ chưa khi nào trực tiếp xuất
hiện với tư cách là một lực lượng đối địch mâu thuẫn gay gắt với tình yêu
nhằm cản trở tình yêu. Những thế lực có thể đại diện cho thù hận cất lên
tiếng nói phản đối tình yêu đều không hay biết gì về mối tình bí mật của hai
người trong suốt bốn hồi đầu của vở kịch. Như vậy tình yêu của Romeo,
Juliet có cần phải đấu tranh với thù hận để tồn tại không?
Cũng từ việc khảo sát mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận được thể hiện
trong năm hồi của vở kịch, chúng tôi nhận thấy mối quan hệ này không được
thiết lập ngay từ hồi đầu của vở kịch, cũng không được phát triển lên bởi
những tính cách bi kịch. Sự kết nối năm hồi của vở kịch được tạo ra không
phải từ sự gia tăng dần tính chất căng thẳng gay gắt của mâu thuẫn giữa
tình yêu và thù hận trong thế tương phản đối nghịch. Có nhiều chi tiết ngẫu
nhiên xuất hiện chen ngang làm thay đổi hoàn toàn số phận của nhân vật
chính là một trong những nguyên nhân tạo nên kịch tính.
Còn thù hận không thật sự xuất hiện như một lực lượng độc lập công khai đối
địch với tình yêu. Nó chỉ ngẫu nhiên tồn tại bên cạnh tình yêu và va chạm với

tình yêu một cách vô thức. Tính chất nửa vời đó làm cho mối quan hệ giữa
tình yêu và thù hận không thể chuyển hoá thành xung đột với những tác
động qua lại lôgic biện chứng trong một cuộc đấu tranh mà cả hai bên đều cố
gắng để giành phần thắng bằng mọi cách. Romeo, Juliet không phải sử dụng
đến mọi phương tiện từ mềm mỏng đến cương quyết để đấu tranh bảo vệ
tình yêu của mình. Cha mẹ Romeo, Juliet cũng không cần phải dùng mọi âm
mưu hay thủ đoạn tàn bạo để chia rẽ đôi tình nhân. Mọi việc diễn ra như cái
gì phải đến sẽ đến.
Như vậy sẽ là cực đoan nếu cho rằng tình yêu của Romeo, Juliet bất chấp sự
tồn tại của mối thù giữa hai dòng họ. Dù có xa cách về thời gian đối với mối
thù xưa, dù không trực tiếp đưa ra những dự kiến về sự phản ứng của cha
mẹ hai bên và không chuẩn bị đối phó với những tình huống xấu có thể xảy
ra, bóng dáng của thù hận vẫn thoáng qua trong tiềm thức họ, chi phối hành
động của họ. Cũng chính vì thế mà đám cưới được tiến hành một cách bí
mật. Nếu hoàn toàn bất chấp thù hận, bất chấp mọi phản ứng của gia đình,
chắc chắn hai người đã công khai ngày lễ của tình yêu và công khai chống lại
tất cả những thế lực cản trở tình yêu của họ.
Chỉ có điều, theo chúng tôi không phải ngẫu nhiên mà Shakespeare lại để chi
tiết Tybalt hằn học gây gổ chen ngang vào giữa những lời yêu đương đắm
say của Romeo. Nhưng Tybalt lại không có cơ hội ngăn cản tiếng nói tha thiết
19
của một trái tim đang ắp đầy niềm vui, niềm đam mê cuồng nhiệt. Sự hằn
học bị lọt thỏm giữa bầu không khí vui vẻ hoà bình và thân thiện, rồi nhanh
chóng lịm tắt bởi nơi đó không có chỗ dành cho nó. Đồng thời nó cho thấy sự
khuất phục vô điều kiện của thù hận hẹp hòi trước sự thăng hoa của tình yêu
chân chính.
Nếu chúng ta cố tình coi thù hận là một lực lượng đối địch thì xét tương quan
giữa hai lực lượng: tình yêu và thù hận, tình yêu luôn giành thế chủ động,
thế áp đảo hoàn toàn. Ban đầu nó bất chấp sự tồn tại của thù hận, khi bị thù
hận vô tình ngăn trở, nó sẵn sàng đạp lên thù hận để vượt lên với tất cả sức

sống kì diệu của nó. Đúng như Lương Duy Trung từng nhận xét: “Bản tình ca
say đắm, dũng cảm và bất khuất dám đạp lên hận thù và lễ giáo phong kiến
để giành lấy quyền tự do yêu đương”(14). Hai động từ đạp và giành được sử
dụng nhằm chứng tỏ sự vượt trội hoàn toàn của tình yêu đối với hận thù và
lễ giáo phong kiến. Được khao khát tự do căng đầy chắp cánh, nó vượt lên
mọi vật cản thật dễ dàng để sống thành thực với những gì mình mong muốn.
Tình yêu bất tử ấy thể hiện sức sống mạnh mẽ đáng kiêu hãnh của con người
thời đại Phục hưng.
Đặt trong bối cảnh của thời đại Phục hưng, thời đại của những tư tưởng nhân
văn chủ nghĩa, chúng tôi nhận thấy sự hợp lí trong nhận định của John Peck
và Martin Coyle: “Như trong Romeo và Juliet, ông (Shakespeare) cho thấy
bản năng tự nhiên của con người, nó thách thức hoặc phản ứng chống lại
những sức ép và sự mong đợi của xã hội mà họ đang sống” (“As in Romeo
and Juliet he can precent natural instincts in people that challenge or react
against the presuces and expectation of the society in which they live”)(15).
Chúng tôi cho rằng những tư tưởng về một tình yêu tự do trong Romeo và
Juliet đã gặp phải một sức ép từ phía “xã hội mà họ đang sống”. Thù hận chỉ
thể hiện được phần nào sức ép vô hình nhưng mạnh mẽ đó. Nó không trực
tiếp xuất hiện nhưng lại tồn tại ở mọi nơi mọi lúc, thậm chí có khi thoáng qua
trong suy nghĩ của đôi tình nhân, như bầu không khí đe doạ bao bọc quanh
tình yêu. Và tình yêu đã bất chấp tất cả để “thách thức hoặc phản ứng chống
lại”. Chính vì thế dù vượt qua khỏi sự kiềm toả của sức ép, tình yêu tự do
không tránh khỏi mất mát đau đớn. Đó là sự hi sinh cần thiết cho tình yêu
thăng hoa
_______________
(1) Phương Lựu, Lê Ngọc Trà…: Lí luận văn học. Tập 2. Nxb. Giáo dục, H,
1987.
(2), (3), (11) W. Shakespeare: Tuyển tập kịch (Nhiều người dịch). Nxb. Sân
khấu, H, 1994, tr.59, 111.
(4) Phùng Văn Tửu: Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài. Nxb. Giáo

dục, H, 2003, tr.76.
(5), (6) Tất Thắng: Về thi pháp kịch. Nxb. Sân khấu, H, 2000, tr.264.
(7), (13) W. Shakespeare, Sđd, tr.54, 20.
(8), (9), (10), (12) Tất Thắng, Sđd, tr.264.
(14) Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân…: Văn học Phương Tây. Nxb. Giáo dục, H,
2002, tr.214.
(15) John Peck and Martin Coyle: How to study a Shakespeare play,
20
Macmillan, 1993, tr.3.
( Theo Ths. Nguyễn Thị Thắm - Khoa Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên )
Phong cách ngôn ngữ báo chí (tt)
I. Khái niệm về ngôn ngữ báo chí :
Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự trong nước và quốc tế, nó
phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy tiến
bộ của xã hội.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng ngôn ngữ báo chí.
a. Các phương tiện diễn đạt :
- Về từ vựng : Mỗi thể loại báo chí có một lớp từ vựng rất đặc trưng.
- Về ngữ pháp : Câu văn thường ngắn gọn, sáng sủa mạch lạc để đảm bảo
thông tin chính xác.
- Về các biện pháp tu từ : Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu
từ, từ vựng và cú pháp như : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, câu ngắn
hoặc dài…….có hình ảnh, nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại
nhằm diễn đạt chính xác nội dung.
Báo nói ngôn ngữ phải phát âm rõ ràng, khúc chiết, báo viết phải chú ý đến
kiểu chữ, khổ chữ, màu sắc, hình ảnh để tạo ấn tượng người xem, người đọc.
b. Đặc trưng ngôn ngữ báo chí : có 3 đặc trưng
1. Tính thời sự cập nhật : thời gian, địa điểm, sự kiện, ý kiến
2. Tính thông tin ngắn gọn : Mỗi câu là một thông tin cần thiết.
3. Tính sinh động hấp dẫn : gây tò mò chú ý, độc giả.

Bài đọc thêm :
Nhận diện hệ thống thể loại báo chí ở nước ta
Trên cơ sở đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp phản ánh của
các thể loại báo chí, chúng tôi cho rằng hệ thống các thể loại báo chí ở nước
ta hiện nay gồm ba nhóm thể loại cơ bản: Nhóm các thể Thông tấn báo chí;
nhóm các thể Chính luận báo chí và nhóm các thể Tài liệu – Nghệ thuật
1.Vấn đề tác phẩm báo chí và thể loại báo chí
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, báo chí phản ánh thực tại
khách quan thông qua các hình thức thể loại tương đối ổn định và những hình
thức chưa ổn định. Những hình thức chưa ổn định thường được gọi chung là
“các dạng bài thông tin, phản ánh báo chí”, còn những hình thức tương đối
21
ổn định được gọi là các thể loại (hoặc thể tài) trong một hệ thống. Nói cách
khác, nếu trong số các tác phẩm báo chí được đăng tải trên báo chí nói
chung, không phải tác phẩm nào cũng đều thể hiện rõ ràng tiêu chí của thể
loại.Như vậy, giữa “tác phẩm báo chí “và “thể loại báo chí” vẫn có một ranh
giới khá rõ ràng với những khác biệt có thể nhận diện được.
Trong thực tế hiện nay, số tác phẩm báo chí không thể hiện rõ các tiêu chí
của thể loại thường chiếm tỷ lệ khoảng 60 -70% trong tổng số tác phẩm báo
chí. Các tác phẩm đạt tiêu chí thể loại thường chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 30 -
40%. Hiện tượng này là phổ biến trên hầu hết các loại hình báo chí. Điều này
có lý do là ở chỗ: không phải người viết báo nào cũng hiểu rõ và vận dụng
được các đặc điểm thể loại báo chí, được hiểu là chỉnh thể tương đối ổn định
về hình thức để tương ứng với một loại nội dung nào đó.
Nếu xét riêng các thể loại báo chí, thực tế cho thấy chúng đã tập hợp trong
một hệ thống theo một quy luật riêng và chúng ta có thể nhận diện được hệ
thống này.Đó là một hệ thống vừa tương đối ổn định, vừa vận động phát
triển cùng với sự vận động phát triển của bản thân đời sống báo chí. Từ đầu
thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, các chương trình giảng dạy báo chí ở nước
ta đều dựa trên cơ sở nhận diện về các thể loại báo chí để triển khai thành

các môn học độc lập như: Tin, Phóng sự, Điều tra, Bình luận, Ghi nhanh
v.v…. Có thể thấy cách tiếp cận những vấn đề lý thuyết về sáng tạo tác phẩm
báo chí trên cơ sở hệ thống thể loại hiện đang chi phối toàn bộ chương trình
đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (và của các Khoa Báo chí
Trường đại học KHXH&NV Hà Nội, Khoa Báo chí Trường đại học KHXH&NV TP
Hồ Chí Minh). Nói cách khác, ở nước ta hiện nay, việc dạy nghề viết báo
thường bắt đầu từ việc nhận diện các đặc điểm về nội dung và hình thức của
các thể loại báo chí để trên cơ sở đó giúp cho người học trước hết biết rằng
họ sẽ phải sáng tạo ra cái gì trước khi họ được học cách sáng tạo ra cái đó
như thế nào.
Có thể lấy ví dụ trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền về môn Phóng sự (trên báo in). Môn học này có thời
lượng 60 tiết (4 đơn vị học trình) với thời gian lý thuyết khoảng 20 tiết và
thời gian còn lại dành cho thảo luận và thực hành viết tác phẩm. Yêu cầu của
môn học này là: ngoài việc tiếp thu đầy đủ lý thuyết trên lớp, sinh viên còn
phải hoàn thành một số bài tập thực hành như: phân tích những tác phẩm
phóng sự tiêu biểu trên báo để rút kinh nghiệm; đi thực tế viết từ hai đến ba
bài phóng sự để giảng viên nhận xét, góp ý. Kết thúc môn học, sinh viên có
thể thi hết môn theo hai cách: nộp tác phẩm thực hành hoặc thi viết 180
phút trên lớp (với hình thức vận dụng các tiêu chí lý thuyết đã được học để
phân tích, đánh giá, nhận xét một tác phẩm phóng sự tiêu biểu nào đó). Điều
này cũng tương tự như với môn Tin thì sinh viên sẽ tập viết tin và phải viết
được tin; với môn Ghi nhanh, Tường thuật thì sinh viên phải vận dụng lý
thuyết đã được học để bước đầu sáng tạo được các tác phẩm ghi nhanh,
tường thuật…
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là sinh viên phải biết cách sáng tạo ra các tác
22
phẩm báo chí không thể hiện rõ đặc điểm về nội dung và hình thức của thể
loại nào (thường được gọi là “các dạng bài phản ánh” trên báo). Như đã nói ở
trên, trong thực tế không phải bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng có thể quy

về một thể loại cụ thể nào đó. Hoặc cũng có trường hợp một tác phẩm có thể
đồng thời thể hiện sự giao thoa, kết hợp đặc điểm của các thể loại khác
nhau. Một tác phẩm báo chí có thể đáp ứng được tiêu chí của thể loại hoặc
không thể hiện rõ đặc điểm của thể loại nào. Điều này là rất bình thường
trong thực tiễn của tác phẩm báo chí nói chung.
Cần chú ý rằng: từ trước đến nay, lý thuyết báo chí không nghiên cứu những
tác phẩm không thể hiện rõ đặc điểm thể loại (các dạng bài phản ánh), mặc
dù chúng vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo trong số các tác phẩm báo chí như đã nêu ở
trên. Điều này có lý do là: do chưa phải thể loại, chúng không có hình thức
ổn định nên rất khó tiếp cận, nghiên cứu. Mặc dù vậy, vẫn phải thấy rằng
đây là một điểm trống trong lý luận sáng tạo tác phẩm báo chí. Đến thời
điểm này, hầu hết các bài giảng, các giáo trình và sách nghiên cứu về tác
phẩm báo chí ở nước ta thường chỉ tập trung khảo sát các thể loại (tin, Phóng
sự, Bình luận, Ghi nhanh, Tường thuật, Phóng vấn…) là chủ yếu. Tuy trong
hệ thống thuật ngữ cũng có sử dụng cách gọi là “bài báo” nhưng vẫn bị quy
về thể loại (“thể loại Bài báo”). Cho đến nay, chỉ có một tài liệu duy nhất là
cuốn sách Viết báo như thế nào?[1]có dành một chương để khảo sát về các
dạng bài thông tin phản ánh báo chí không phải thể loại. Trong đó, trên cơ sở
cho rằng: bất cứ một tác phẩm báo chí nào, dù đã đạt tới tiêu chí của một
thể loại báo chí hay chưa thì cũng phải thể hiện những đặc trưng chung của
tác phẩm báo chí. Đặc trưng này được thể hiện ở ba điểm: thông tin về hiện
thực phải đảm bảo các yêu cầu về tính xác thực, tính thời sự và tính định
hướng trực tiếp. Các dạng bài phản ánh trên báo chí tuy không thể hiện đặc
điểm thể loại nhưng vẫn phải đáp ứng được những yêu cầu gắn với đặc trưng
của loại hình báo chí.
Trên cơ sở của lập luận như vậy, quan niệm này đã dựa trên sự khác biệt ít
nhiều về đối tượng phản ánh để phân biệt các dạng bài không phải thể loại
báo chí thành năm dạng khác nhau là: dạng bài phản ánh về sự việc sự kiện;
dạng bài phản ánh về tình huống, vấn đề; dạng bài phản ánh về quang cảnh,
hiện trạng; dạng bài phản ánh về người thật, việc thật; dạng bài phản ánh về

suy nghĩ, cảm xúc… Tuy nhiên, do các dạng bài này không thể hiện những
đặc điểm ổn định về nội dung và hình thức nên sự phân biệt trên cũng chỉ
mới dừng lại ở mức độ nhất định. Việc nghiên cứu kỹ năng sáng tạo các dạng
bài phản ánh như trên cũng chỉ mới được xới lên và hiện đang rất cần có
thêm ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về vấn đề này.
Riêng về các thể loại báo chí, hầu hết các nghiên cứu ở nước ta đều cho rằng
chúng đã tập hợp trong các nhóm thể loại tương đối độc lập (mà lý thuyết
báo chí vẫn gọi là những loại thể báo chí). Vấn đề còn lại là phải nhận diện
đúng về các nhóm thể loại đó cùng với những thể loại của nó. Tuy nhiên,
chính ở chỗ này hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến bất đồng và cũng có thể coi
đây là một trong những bất cập của lý luận báo chí nước ta hiện nay.
23
2. Tình hình phân loại báo chí
2.1.Ngược dòng lịch sử, có thể thấy vấn đề nhận diện các thể loại báo chí đã
được đặt ra ở nước ta từ 40 năm trước. Ngày 15-11-1965: trong Chỉ thị của
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: Báo chí của ta có “ba thể tài chính
là: thể tài nghị luận (bao gồm xã luận, luận văn tuyên truyền, bình luận
v.v…); thể tài tin tức (bao gồm tin, thông tấn, tường thuật v.v…); thể tài
phản ánh (bao gồm phóng sự, điều tra, ký sự v.v…)”[2]. Cũng cần phải nhấn
mạnh rằng quan niệm đúng đắn này đã đặt nền tảng cơ bản cho cách “chia
ba” đối với hệ thống thể loại báo chí nói chung.
Từ 1970 đến 1980, vấn đề phân loại tác phẩm báo chí vẫn tiếp tục được nêu
ra với những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, trong tất cả những quan niệm đã
từng được nêu ra vẫn có một điểm chung. Đó là tán thành việc phân loại và
khẳng định: hệ thống thể loại báo chí ở nước ta bao gồm ba nhóm thể loại.
Tuy nhiên, về tên gọi của mỗi nhóm thì vẫn còn tồn tại những cách gọi tên
khác biệt. Có người gọi đó là các nhóm Tin tức - Nghị luận - Phản ánh; người
khác gọi là Thông tin - Chính luận - Phản ánh;Nhà báo Quang Đạm định danh
ba nhóm thể loại báo chí là: “Thông tin - Nghị luận - Diễn tả”.
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều những ý kiến

xung quanh vấn đề phân loại tác phẩm báo chí. Đó là một hiện tượng bình
thường, hợp quy luật, thể hiện sự cố gắng của lý luận báo chí nước ta trong
quá trình nhận thức thực tiễn phong phú của đời sống báo chí hiện nay. Tuy
nhiên, trong những ý kiến đã được nêu ra còn có nhiều điểm khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau. Điều này thể hiện trong các bài giảng, các chương
trình đào tạo và trong một số cuốn giáo trình, sách nghiên cứu về báo chí
được xuất bản ở nước ta những năm vừa qua. Thực trạng trên đã có những
ảnh hưởng không tốt tới công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí và kể cả thực
tiễn sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung.
Nhìn lại từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, nếu xét theo trình tự thời
gian, có thể nêu ra một số quan niệm phân loại báo chí tương đối tiêu biểu
sau đây:
- Năm 1992, trong cuốn sách Ký báo chí, chúng tôi đã nêu ý kiến đề xuất
quan niệm chia ba gồm các loại thể: Thông tấn- Chính luận - Ký báo chí
(trong những lần tái bản sau của sách này và một số cuốn sách khác, chúng
tôi đã điều chỉnh lại các thuật ngữ là: Thông tấn báo chí, Chính luận báo chí,
Ký báo chí)[3].
- Năm 1995, các tác giả cuốn Tác phẩm báo chí tập I của Khoa Báo chí, Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền đã nêu ra cách chia gồm ba loại thể: “Thông
tấn - Chính luận - Thông tấn nghệ thuật” [4].
- Năm 1999, trong cuốn sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, PGS, TS Tạ
Ngọc Tấn nêu quan niệm phân chia tác phẩm báo chí thành ba loại: “loại tác
phẩm thông tin; loại tác phẩm chính luận; loại tác phẩm chính luận- nghệ
24
thuật” [5].
Năm 2000, trong cuốn sách Các thể loại chính luận báo chí, tác giả Trần
Quang đề xuất cách chia gồm: “Nhóm thông tấn - Nhóm chính luận - Nhóm
chính luận - nghệ thuật”[6].
Năm 2004: Trong bài viết “Luận bàn về thể loại báo chí” (Tạp chí Người làm
báo tháng 2-2004), TS Đinh Hường cũng nêu quan niệm phân chia thể loại

báo chí thành ba nhóm: “Nhóm các thể loại báo chí thông tấn, Nhóm các thể
loại báo chí chính luận, Nhóm các thể loại chính luận - nghệ thuật” [7].
Năm 2004: Trong tập đề cương bài giảng “Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí
ở Việt Nam”, PGS, TS Trần Thế Phiệt nêu ra cách “chia bốn” gồm: “Thông
tấn; Chính luận; Thông tấn- nghệ thuật (Ký báo chí); Các tác phẩm văn nghệ
trên báo” [8].
Ngoài ra cũng còn một số ý kiến nêu ra những cách phân loại hoặc những
thuật ngữ khác nhau đã được công bố trên các tạp chí và sách tham khảo
trong những năm vừa qua.
Nhìn rộng ra, có thể thấy lý luận báo chí ở một số nước khác không chú ý
lắm đến việc phân loại mà chỉ quan tâm đến kỹ năng sáng tạo tác phẩm.
Trong lý luận báo chí Mỹ, Pháp, úc, Thụy Điển… người ta không không dành
thời gian giải thích những đặc điểm của tin, phỏng vấn mà chỉ tập trung chủ
yếu vào việc dạy cho phóng viên cách làm tin, làm phỏng vấn như thế nào.
Trong số những nền báo chí quan tâm đến việc phân loại cũng có những cách
thức tiếp cận rất khác nhau. Chẳng hạn, có nơi lấy tin làm thể loại hạt nhân
và cho rằng các thể loại còn lại đều là các dạng khác nhau của tin. Quan
niệm này đã dẫn đến các thuật ngữ: “Tin phóng sự”, “Tin đặc tả”, “Tin phỏng
vấn”, “Tin tường thuật” v.v…
Có thể thấy rằng: trong cách tiếp cận nghiên cứu về thể loại báo chí, chúng
ta có nhiều điểm tương đồng với lý luận báo chí ở nước Nga. Trong thực tế,
chúng ta đã vay mượn nhiều thuật ngữ của họ, thậm chí có người còn bê
nguyên xi cách phân loại (của Liên Xôp cũ) từ những thập kỷ cuối của thế kỷ
XX về áp dụng ở ta. Còn nhớ: từ tháng 7-1981, hai phó giáo sư của Khoa Báo
chí trường đại học Lô-mô-nô-xốp ( Liên Xô trước đây) là Pơ-rô-nin E.I và Cơ-
ru-gơ E.V. đã sang thăm và nói chuyện với các nhà báo Việt Nam về nghiệp
vụ báo chí. Trong bài nói chuyện, Pơ-rô-nin cho biết: báo chí Xô-viết có ba
nhóm thể loại “phù hợp với ba chức năng đòi hỏi chủ yếu đối với báo chí là:
thông tin, giải thích và đánh giá. Đó là các nhóm “Thông tin”; nhóm “Phân
tích, giải thích” và nhóm bao gồm “Các thể loại có tính chất văn học nghệ

thuật” [9]. ý kiến này sau đó đã được lược đăng trong tài liệu nghiệp vụ
“Công tác báo chí” của Hội Nhà báo Việt Nam và đã có những ảnh hưởng rõ
rệt đến cách phân loại báo chí ở nước ta giai đoạn này.
Cũng cần phải thấy rằng: ở Liên Xô trước đây và ở Nga hiện nay có nhiều
trung tâm đào tạo báo chí lớn và do đó cũng đã hình thành những trường
25

×