Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TT Lạc Long Quân-Âu cơ trong quan niệm vềcộinguồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.71 KB, 13 trang )

Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ trong quan
niệm về cội nguồn dân tộc của ngời Việt
1 Truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ từ thần thoại đến truyền thuyết
Trong các thể loại truyện cổ dân gian, thần thoại và truyền thuyết thờng có những nét
tơng đồng gần gũi. Có thể nói truyền thuyết dờng nh là sự tiếp nối của thần thoại. Truyền
thuyết thời kỳ đầu thờng chìm ẩn dới những sắc màu thần thoại dầy đặc. Nhiều ý kiến cho
rằng chỗ dựa chủ yếu của truyền thuyết chính là nguồn t liệu phong phú có từ thần thoại.
Trong khi thần thoại đặc biệt chú trọng giải thích tự nhiên thông qua yếu tố thần kỳ hoang đ-
ờng, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên của con ngời thì truyền thuyết lại quan tâm đến
những sự kiện lịch sử có tính chất trọng đại, ảnh hởng lớn đến cộng đồng, tạo nên bức tranh
hoành tráng về lịch sử nguồn gốc dân tộc, giống nòi. Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ
vốn là một thần thoại hớng theo chủ đề giải thích thế giới tự nhiên mà Lạc Long Quân là biểu
tợng của nớc, còn Âu Cơ là tợng trng cho đất. Trong buổi đầu chuyển từ hái lợm sang trồng
trọt thì đất và nớc chính là hai yếu tố tự nhiên quan trọng nhất đối với ngời Việt cổ. Vì vậy,
đất nớc trở thành thần thánh và sự hoà hợp đất nớc chính là mơ ớc bao đời của ngời dân làm
ruộng nớc. Mơ ớc ấy đã mở đờng cho trí tởng tợng, tạo nên cuộc hôn nhân tốt đẹp, kỳ diệu
giữa Lạc Long Quân - Âu Cơ. Khi con ngời bắt đầu hiểu biết và có ý thức về lịch sử dân tộc
mình thì cũng là lúc Lạc Long Quân - Âu Cơ trở thành tổ tiên của ngời Việt cổ. Đó cũng là
con đờng để thần thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ trở thành truyền thuyết. Những chi tiết kỳ vĩ
của sự hình tợng hoá sức mạnh siêu nhiên cùng với cách chế tác màu nhiệm những hình thức
xã hội gặp gỡ, hôn nhân, sinh nở, chia con, phát triển quốc gia dân tộc thời cổ đại trong
truyền thuyết này còn khá rõ. Tuy nhiên sự có mặt của những t liệu lịch sử còn lu truyền
không cho phép chúng ta nghiên cứu Lạc Long Quân - Âu Cơ nh một tác phẩm thần thoại.
Xét về văn bản, trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thuyết Lạc Long Quân
- Âu Cơ đã thay đổi, không còn giữ nguyên đặc trng cơ bản của thần thoại. Thần thoại là sản
phẩm của trí tởng tợng mông muội một thời thơ ấu của nhân loại xa xa. Do tình trạng cha
phát triển của những quan hệ xã hội, do trình độ hiểu biết còn thấp, cho nên thần thoại phản
ánh những nhận thức của con ngời về thế giới một cách chất phác, đơn sơ. Lúc này chân lý
và sự sai lầm có thể còn lẫn lộn. T duy của ngời xa thật ấu trĩ, giản đơn. Con ngời chủ yếu
sống lệ thuộc tự nhiên, sợ hãi trớc hiện tợng tự nhiên, sùng bái những hiện tợng : sấm, chớp,
1


ma, gió, lụt lội . Từ đó thần thoại đ ợc sinh ra. Có thể nói thần thoại đã phản ánh sự bất lực
của con ngời trớc vũ trụ, đồng thời nhào nặn những khát vọng cháy bỏng chinh phục tự nhiên
bằng yếu tố hoang đờng. Nhân vật trong thần thoại thờng có sức mạnh thần kỳ của siêu nhiên
hùng vĩ. Vậy mà trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, các nhân vật không chỉ không
phụ thuộc vào thiên nhiên mà còn chiến thắng thiên nhiên. Lạc Long Quân đã lập nên những
chiến công oanh liệt nh khai sơn, phá thạch chế ngự sông Hồng, quai đê, lấn biển, chinh
phục hải đảo, mở rộng đất đai vùng trung du và đồng bằng. Những chiến công kỳ vĩ nói trên
đợc thể hiện qua hành động diệt Ng Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Các con của Lạc Long Quân
kẻ lên rừng, ngời xuống biển nhng vẫn quy về một mối ở đất Phong Châu. Điều đó phản ánh
ý thức sâu sắc về cội nguồn dân tộc (cùng chung một bọc), cùng huyết thống, khẳng định sức
mạnh của chế độ phụ quyền. Và nh vậy khả năng t duy ấy không đơn thuần là t duy của thần
thoại.
Từ câu chuyện khai sơn phá thạch của Lạc Long Quân - Âu Cơ, dân tộc ta đã bớc vào
thời kỳ tự nhận thức đợc sức mạnh của liên minh bộ tộc, của tập thể đoàn kết một lòng để
dựng nớc và giữ nớc. Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ khẳng định rõ ràng về sức mạnh
của một cộng đồng, đồng thời mang nhiều yếu tố lịch sử đợc huyền thoại hoá. Chúng ta có
thể lấy ý kiến của nhà văn hoá Phạm Văn Đồng viết nhân ngày giỗ Tổ Vua Hùng 10/3 âm
lịch năm Kỷ Dậu trên báo Nhân dân ngày 29/1/1990 để khẳng định truyện Lạc Long Quân -
Âu Cơ thuộc thể loại truyền thuyết:
Những truyền thuyết dân gian thờng có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua
nhiều thế hệ đã lý tởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và
mộng, chắp đôi cánh của sức tởng tợng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn
hoá mà đời đời con ngời a thích
Có thể điểm qua một số chủ đề cơ bản của truyền thuyết này: truyện Lạc Long Quân
- Âu Cơ đã tái hiện đợc một thời đại lịch sử xa xa, thời đại mở nớc Văn Lang. Đây là một sự
kiện đánh dấu thời điểm mở đầu lịch sử dân tộc và đợc truyền tụng suốt bốn nghìn năm: thời
đại hình thành bộ tộc Lạc - Việt đợc liên minh từ các bộ tộc thờ vật tổ núi rừng (Âu Cơ -
Tiên ) và bộ tộc thờ vật tổ sông nớc (Lạc Long Quân - Rồng). Ngời ta cho rằng đó là bớc
phát triển nhảy vọt từ công xã thị tộc tập hợp thành làng, nớc, quốc gia và dân tộc. Trong
truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ có chi tiết Lạc Long Quân dùng khối sắt nung đỏ diệt

Ng Tinh. Điều đó phản ánh một sự thật là thời ấy ông cha ta đã biết dùng kim loại thay thế
cho dụng cụ bằng đá để chống lại các loại kẻ thù "hai chân" và "bốn chân". Ngoài ra truyện
2
Lạc Long Quân - Âu Cơ còn phản ánh một cách tản mạn sự kiện giặc ngoại xâm đe doạ đối
với cộng đồng Lạc Việt qua cuộc chiến đấu của Lạc Long Quân - Âu Cơ chống Đế Lai. Từ
việc phân tích những chi tiết trên trong truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ, có thể khẳng định
đây là thời kỳ nớc Văn Lang đã có một lãnh thổ ổn định, có ngôn ngữ, có cơ sở kinh tế,
chính trị, văn hoá và xã hội của riêng mình.
Các nhân vật trong truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ vừa có màu sắc thần thoại lại vừa
có dấu ấn lịch sử. Tuy nhiên, trong quá trình lu truyền, truyện ngày càng đợc lịch sử hoá với
đầy đủ phẩm chất cao đẹp của ngời anh hùng mở nớc, Lạc Long Quân trở thành một thủ lĩnh
tài ba, ngời cha khai sinh ra dân tộc, khai sáng non sông, hoạch định biên giới và bồi đắp ý
thức dân tộc mạnh mẽ. Lạc Long Quân đã trở thành ngời anh hùng văn hoá.
Theo truyền thuyết thì Âu Cơ là một tiên nữ, là nữ thần sinh đẻ với những phép màu kỳ
diệu, là bà mẹ mẫu mực sinh ra dân tộc Việt, đồng thời là "mẹ lúa" dạy
dân trồng cây lúa nớc, trồng kê, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải Mặc dù những phẩm chất cao
đẹp của Lạc Long Quân - Âu Cơ mang nhiều màu sắc thần kỳ, nhng từ lâu ngời Việt vẫn coi
họ nh những nhân vật lịch sử cụ thể. Vì vậy, ở khắp nơi từ miền ngợc đến miền xuôi, từ Bắc
vào Nam từ đồng bằng đến trung du, miền núi đều lập bàn thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ với
lòng ngỡng mộ sâu sắc. Hàng năm cả nớc đều mở hội tng bừng tởng niệm Cha Rồng, Mẹ
Tiên, những ngời sinh thành ra cội nguồn dân tộc Việt, với những nghi thức trang trọng,
những điều kiêng kỵ mang dấu ấn riêng của từng địa phơng. Và nh vậy, Lạc Long Quân - Âu
Cơ đã trở thành truyền thuyết dân gian đợc lu hành rộng rãi từ bao đời nay.
2 Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ trong quan niệm cội nguồn dân tộc Việt
2.1 Quan niệm của ngời Việt về cội nguồn dân tộc
Với quan niệm truyền thống uống nớc nhớ nguồn, ngời Việt từ xa đến nay luôn coi
trọng cộng đồng. Thực tế cho thấy trong lịch sử Việt Nam, ý thức cộng đồng thờng cao hơn
và nhiều khi lấn át ý thức cá nhân. ý thức cộng đồng là cơ sở cho ý thức về cội nguồn phát
triển. Cổ nhân xa cho rằng Cây có cội, ngời có tổ tông. Mỗi ngời sinh ra đều phải có ý thức
rằng mình là ai, từ đâu đến, phải gắn mình với sự tồn vong của dân tộc. Trớc tiên là gia đình,

họ hàng, sau đó là làng xóm và lớn hơn là quốc gia. Ngời Việt cổ xa phải thờng xuyên đối
mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ và các thế lực ngoại bang cho nên rất coi trọng tinh
thần đoàn kết cộng đồng dân tộc. Có thể nói đây là một nhu cầu lịch sử bức xúc với mục đích
tạo nên sức mạnh phi thờng của cộng đồng chiến thắng mọi kẻ thù để tồn tại và phát triển.
3
Là chủ nhân của nền văn minh lúa nớc, sống lệ thuộc vào tự nhiên, a sự ổn định hơn là
sự thay đổi, ngời Việt cổ nói riêng và các dân tộc Đông Nam á nói chung đều tìm thấy trong
cộng đồng mình một sức mạnh ý chí to lớn. Họ thờng băn khoăn tìm hiểu cội nguồn và tìm
cách lý giải nó, đồng thời luôn luôn có ý thức phát huy và tự hào về cội nguồn ấy. Cá nhân
nào cũng gắn bó với một cộng đồng. Họ cho rằng nguồn gốc tổ tiên mình là một điều gì đó
thiêng liêng mà gần gũi, bình dị mà cao đẹp, vừa là ớc mơ vừa là hiện thực. Vì thế, những
biểu tợng cao đẹp nhất về tổ tiên đã ra đời, mà trong đó ngời Việt có thể tìm thấy cội nguồn,
nơi phát sinh dòng giống và những ý nghĩa thiêng liêng ẩn chứa. Chúng tôi cho rằng ý thức
về cội nguồn là điểm nổi bật và chung nhất trong t duy nguyên thuỷ của các dân tộc vùng
Đông Nam á.
Ngời Việt quan niệm: Thế giới Vũ trụ có Trời - Đất, Âm - Dơng, Đực - Cái, Nóng -
Lạnh, Ngày - Đêm, Sáng - Tối Mọi vật sinh thành từ hai yếu tố, hoà hợp rồi lại phân ra để
phát triển. Con ngời sinh ra là sự kết hợp của Âm - Dơng điều hoà, của tinh cha huyết mẹ. ở
mỗi thời kỳ, vai trò của mẹ (mẫu hệ) và của cha (phụ hệ) có khác nhau phụ thuộc vào sự phát
triển của xã hội. Mỗi dân tộc đều có quan niệm, nhận thức rất riêng về thuỷ tổ dân tộc mình,
thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc cũng nh đặc điểm tâm lý truyền thống của cộng đồng cùng
địa bàn sinh sống. ở dân tộc Việt, tổ tiên là cặp biểu tợng lỡng hợp Rồng - Chim ( Cha Rồng
Mẹ Tiên). ở Cămpuchia là Preathong - Nerak (Tinh Mặt trời - Tinh Mặt trăng). Với ngời
Myanma là Hổ - Cá Sấu
Một trong những truyền thuyết hàng đầu về cội nguồn dân tộc là Truyền thuyết Lạc
Long Quân - Âu Cơ, thuỷ tổ của dân tộc Việt, thủ lĩnh đầu tiên của mời tám đời Hùng Vơng.
Ngời dân thờng gọi với niềm tôn kính, trân trọng và ngỡng mộ là Cha Rồng - Mẹ Tiên. Để
hiểu cặn kẽ hơn có lẽ cần thiết phải điểm lại một số vấn đề văn bản của bản kể truyền thuyết
Lạc Long Quân - Âu Cơ từ trớc đến nay.
2.2 Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ thể hiện quan niệm về cội nguồn dân tộc.

Có thể nói, truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ vốn là truyện kể của một vùng, đợc
c dân vùng đó tôn sùng rồi mới trở thành truyền thuyết đợc lu truyền rộng rãi trong cả nớc.
Vào thế kỷ XIII, cuốn Việt điện U Linh là cuốn sách ghi danh sách các thần thiêng trên thần
điện Việt Nam, cha có truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ. Nh vậy ở thế kỷ XIII truyện Lạc
Long Quân - Âu Cơ cha đợc phổ biến trong cả nớc và Lạc Long Quân - Âu Cơ cha trở thành
Quốc Tổ. Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ đợc ghi chép trong các tác phẩm của các
4
sử gia phong kiến và thời thuộc Pháp nh Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp đời Trần.
(Bản kể này đợc xem nh là bản chép lần đầu tiên). Tiếp đến là Việt Nam sử lợc của Lê Văn
Hu, Đại Việt sử ký toàn th của Ngô Sĩ Liên, Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh), Đại nam
quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Thái, Lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh
Gần đây truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ đợc in và xuất bản nhiều trong truyền thuyết
Hùng Vơng trên vùng đất Tổ Phú Thọ.
Nhìn chung, có thể thấy truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ từng đợc xuất hiện qua
một số văn bản cụ thể sau :
- Truyện Một bọc trăm trai, Họ Hồng Bàng trong Truyền thuyết Hùng Vơng thần thoại
vùng đất tổ do Vũ Kim Biên (su tầm và biên soạn), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Thể
thao Phú Thọ (tái bản) năm 2003.
- Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ trong Truyền thuyết Việt Nam, nhà xuất bản
Văn hoá Thông tin, Hà Nội, năm 1998 của nhóm biên soạn Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An,
Phạm Minh Thảo.
Tên và nội dung chính của các văn bản trên căn bản là giống nhau. Vốn là một truyện
cổ dân gian nên truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ cũng mang đặc trng của truyện truyền
miệng (không có bản kể cố định mà có một số bản kể khác nhau). Trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi vừa phải bao quát tất cả các bản kể, vừa phải tìm chọn một bản chính nhất
định hàm chứa đầy đủ các chi tiết nhất về truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ. Sau khi rà
soát lại văn bản chúng tôi tìm thấy một số chi tiết khác nhau giữa các bản kể.
a- Sự khác nhau giữa các văn bản về truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ
- Về lai lịch của Âu Cơ.
Trong Lĩnh Nam chích quái có ghi chép rằng: "nàng Âu Cơ là ái nữ của Đế Lai. Long

Quân từ thuỷ phủ đột nhiên trở về thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui
mừng bèn hoá thành một trang thiếu niên phong t, tú lệ Âu Cơ vui lòng theo Lạc Long
Quân, Lạc Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài Nham" [ 15,121]
Với Đại Việt Sử ký toàn th , Ngô Sĩ Liên đã đa câu chuyện này vào chính sử và có sửa là vua
lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ. Trong Truyền thuyết Hùng Vơng, Nguyễn Khắc Xơng viết:
"Âu Cơ là Long Nữ hồ Động Đình xinh đẹp vua yêu đa về núi Nghĩa Lĩnh lấy làm vợ "
5
Theo Vũ Kim Biên trong Truyền thuyết Hùng Vơng thần thoại vùng đất Tổ thì "Âu Cơ
là cô gái hái dâu trên bãi cát bên sông Đà. Âu Cơ có nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần, vua rất
yêu bèn lấy về làm vợ "
Truyện họ Hồng Bàng chép rằng: "Lạc Long Quân đi tuần thú tới động Lăng Xơng gặp
tiên nữ Âu Cơ hái dâu bên bở sông Đà bèn lấy làm vợ đa về núi Nghĩa Lĩnh".
- Sự sinh nở và chia con
Với tình tiết sinh nở thần kỳ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con trai và chia con đều cho
Cha Rồng và Mẹ Tiên (50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi), truyền thuyết
Lạc Long Quân - Âu Cơ đợc các bản kể lu truyền có một số chi tiết nhỏ khác nhau.
Truyện họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái viết:
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điểm bất thờng, vứt ra cánh đồng
qua sáu bảy ngày bọc vỡ ra một trăm quả trứng mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà
nuôi. Không phải bú mớm gì các con tự lớn lên trông đẹp đẽ kỳ dị, ngời nào cũng trí dũng
song toàn, mọi ngời đều cho là phi thờng. Về chuyện chia con cũng đợc kể rất cụ thể: "Lạc
Long Quân đem năm mơi con về thuỷ phủ chia trị các xứ. Âu Cơ và năm mơi con lên ở đất
Phong Châu ".
Tác giả Đại Việt sử ký toàn th chép rằng: "Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra trăm trứng
nở một trăm con trai, là Tổ bách Việt. Năm mơi con theo mẹ về núi ở, năm mơi con theo cha
về miền Nam". Trong Thiên Nam ngữ lục, tác phẩm sử ca thành văn - diễn ca lịch sử, tác
phẩm văn học của thế kỷ XVII, tác giả đã đánh giá lịch sử nớc nhà với niềm tự hào về giống
nòi. Truyền thuyết Một bọc trăm trai kể về sự sinh nở kỳ lạ của nàng Âu Cơ: Sau khi lấy
Lạc Long Quân, bà Âu Cơ có mang nhng mãi ba năm, ba tháng mời ngày mới sinh. Khi
sinh, thai vận chuyển từ tra 25 tháng Chạp năm Giáp Tý, đến mãi tra ngày 28 mới đẻ. Lúc đẻ

thì trong nhà hơng thơm ngào ngạt, ánh sáng chan hoà và sinh ra một bọc trăm trứng. Thấy
sự lạ Lạc Long Quân bèn để bọc trứng ấy lên mâm vàng đặt ở giữa chùa Thiên Quang cầu
khấn thiên địa. Đến ngày 15 tháng giêng năm sau (ất Sửu) thì nở ra 100 ngời con trai, mỗi
ngời cao 3 thớc rỡi. Chỉ ăn hơng hoa không biết nói, cời mỗi ngày ba lần. Đến tháng bảy tự
nhiên tất cả cùng cời to và cùng nói rằng : "Trời sinh ra thánh, trị nớc sinh vua, bốn bể thanh
bình, thiên hạ yên mạnh". Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trởng và chia năm mơi ngời
con theo cha xuống biển. Bốn chín ngời theo mẹ lên núi thành ra các dân tộc ở miền xuôi và
miền núi ngày nay.
6
Truyện Họ Hồng Bàng trong Truyền thuyết Hùng Vơng thần thoại vùng đất Tổ kể
rằng: Âu Cơ có mang ba năm ba tháng mời ngày đến giờ ngọ 25 tháng 12 năm Giáp Tý
chuyển dạ sinh ra một bọc trăm trứng. Hôm ấy trời xanh nắng ấm. Mây lành núi ấp, hơng
thơm ngan ngát đầy phòng Long Quân cho triệu triều thần đến lập đàn tế cáo trời đất, các
loài sơn cầm thuỷ tộc đều đến chầu mừng. Ngày 15 tháng Giêng năm ất Sửu trăm quả trứng
nở thành trăm trai. Những ngời con này không bú mớm, chỉ ăn hoa quả, không nói năng, mỗi
ngày cời ba lần.
Khi chia con, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ : Ta là giống Rồng đứng đầu thuỷ tộc, nàng
là giống Tiên sống ở trên núi. Tuy khí âm dơng hợp lại mà sinh con nhng thuỷ hoả tơng khắc
khó ở lâu với nhau đợc, nay phải chia ly, ta đem năm mơi con về miền bể chia trị các xứ,
năm mơi con theo nàng lên núi, chia nớc mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau
biết, đừng quên.
Truyện Bọc trăm trứng kể lại nh sau: Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm
trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: Ta giống Rồng, nàng giống Tiên không thể ở
lâu với nhau đợc bèn chia 50 con cho Âu Cơ đem lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 con xuống
biển, để lại ngời con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vơng đặt tên nớc là Văn Lang, đóng đô ở
thành Văn Lang (Việt Trì) truyền đợc mời tám đời đều gọi là Hùng Vơng
b- Nhận xét chung
Trên đây là một số chi tiết có sự khác biệt trong các bản kể. Nàng Âu Cơ có lai lịch
khác nhau, có bản cho rằng nàng là con của Đế Lai họ thần nông, có bản cho rằng nàng là
tiên nữ trên núi, lại có bản cho rằng nàng là cô gái hái dâu bên bãi cát ở sông Đà Điều này

chứng tỏ có sự chênh lệch giữa các bản kể và thể hiện tính dị bản của văn học dân gian. Tuy
mỗi bản kể đều có cách dẫn truyện khác nhau về lai lịch Âu Cơ, nhng đều gặp gỡ nhau ở
quan điểm coi Âu Cơ là ngời con gái xinh đẹp, xuất thân phi phàm, linh thiêng, huyền diệu
khiến cho Lạc Long Quân rung động đem lòng yêu dấu.
Việc sinh con ở tất cả các bản kể đều nhấn mạnh yếu tố thần kỳ (đẻ ra trứng, sinh 100
con trai trong một bọc) và giải thích một cách hợp lý việc chia con (50 con trai theo Mẹ
Tiên, 50 con trai theo Cha Rồng). Chỉ khác ở chỗ có bản kể chi tiết, có bản kể sơ sài, nhng
tựu chung tại các bản kể đều thống nhất những tình tiết cơ bản.
3 Những yếu tố cốt lõi hiện thực lịch sử trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ
7
Truyền thuyết Lạc Long Quân có thể đợc coi là phần đầu tập sử thi vĩ đại của ngời Việt
cổ đã đợc tởng tợng sáng tạo trên cơ sở hệ thống hoá những biến động lịch sử chủ yếu của
thời kỳ đầu dựng nớc: Thời kỳ nhà nớc Văn Lang. Mọi chất liệu làm nên cốt truyện đều có
dấu vết của đời sống con ngời Việt cổ từ thời mở nớc, từ thuở khai thiên lập địa. Xuất phát từ
yêu cầu xây dựng và củng cố cộng đồng các bộ lạc, bộ tộc trong quốc gia Văn Lang mới
hình thành, đồng thời nhằm mục đích khẳng định vị thế của đất nớc với các quốc gia láng
giềng, trong tâm thức ngời Việt cổ đã xuất hiện ý niệm về cội nguồn cao quý của mình:
Dòng giống Tiên - Rồng
Ngoài tính chất hoang đờng kỳ vĩ cùng sự suy tôn, lý tởng hoá, thần thoại hoá vẻ đẹp
huy hoàng của cội nguồn ngời Việt cổ, cuộc hôn phối giữa Lạc Long Quân (thuộc giống
Rồng trong tởng tợng dân gian) và Âu Cơ (thuộc giống Tiên trong quan niệm thẩm mỹ về cái
Đẹp có tính chất lãng mạn huyền thoại), đã thể hiện sự vang bóng của đời sống hiện thực
từng xuất hiện trong lịch sử. Chúng tôi cho rằng đây là quá trình cộng sinh, hoà huyết giữa
các bộ tộc vùng ven biển và miền núi ở nớc ta trong thời kỳ cổ đại nhằm củng cố sức
mạnh của cả cộng đồng các bộ tộc, hình thành sức mạnh tổng hợp của ngời Việt cổ và
khẳng định nền văn minh lúa nớc đã một thời rực rỡ huy hoàng ở nớc Việt cổ xa và
Đông Nam á.
Từ Âu trong Âu Cơ và từ Lạc trong Lạc Long Quân rất có thể xuất phát từ mối quan
hệ giữa hai tộc ngời sống gần nhau trong thời cổ đại là Âu Việt và Lạc Việt. Ngời Âu Việt và
Lạc Việt có phong tục giống nhau nh búi tóc, mặc áo chui đầu, cài khuy bên trái, có nghề

canh nông, đánh cá, cùng biết chế tạo đồ đồng thau, có quan niệm xăm hình con Giao long
vào thân mình trớc khi xuống nớc để tránh thuỷ quái và lấy hình tợng con Giao long để thờ
làm Vật Tổ. Sự kết hợp giữa hai tộc ngời đã tạo nên nớc Âu Lạc. Trong lịch sử xa xa có thể
đã diễn ra quá trình di c của ngời miền núi xuống đồng bằng để mở rộng địa bàn sinh sống,
hình thành dân tộc, giống nòi trong các địa bàn c dân làng xã sau này. Hơn thế biểu tợng
Rồng và Tiên còn xuất phát từ những dấu tích trong đời sống ngời Việt thời xa. Hiện tợng
vòi rồng hút nớc và những dòng sông cuộn chảy dài uốn lợn và làm địa hình bờ bãi, phải
chăng đã khơi gợi cho trí tởng tợng của con ngời thời nguyên thuỷ sơ khai về sức mạnh vĩ đại
của một lực lợng siêu nhiên đợc gọi là Rồng? Nớc là nguồn sống cho con ngời. Sông nớc tới
cho mùa màng tơi tốt bội thu bốn mùa hoa trái. Hơn thế, dòng sông và nớc ma chắc có lúc
đã trở thành những vị cứu tinh cho c dân trồng lúa nớc những khi đại hạn. Lạc Long Quân t-
8
ợng trng cho Rồng cũng là tợng trng cho nớc đã trở nên hết sức quan trọng đối với nền văn
minh lúa nớc. Âu Cơ theo âm Hán nghĩa là ngời đàn bà xinh đẹp của xứ Âu Việt. Quan
niệm dân gian cổ xa thờng ví: đẹp nh tiên. Và đã là tiên thì biết bay lợn nh chim trên đôi
cánh lãng mạn của những phép màu kỳ ảo theo tởng tợng hồn nhiên của ngời nguyên thuỷ.
Từ lâu ngời Việt cho rằng biểu tợng Chim gắn với Tiên trên trời với đôi cánh bay huyền
thoại. Trên hoa văn của trống đồng Ngọc Lũ có biểu tợng của những cánh chim Lạc Việt bay
từ Đông sang Tây, nghĩa là mặt trời trong quỹ đạo bay rực sáng muôn đời vĩnh cửu. Lạc
Long Quân và Âu Cơ là sự kết hợp những tinh hoa sức mạnh của thiên nhiên hùng vĩ, là sự
hoà huyết của những bộ tộc hùng mạnh, tạo thành cội nguồn dân tộc Việt. Truyền thuyết kể
rằng, ngoài việc chinh phục các lực lợng siêu nhiên hung hãn, Lạc Long Quân và Âu Cơ còn dạy
c dân trồng lúa nớc, biết làm nghề canh nông cày cấy, dệt cỏ tranh làm chiếu, lấy vỏ cây làm áo,
lấy cốt gạo làm rợu Theo truyền thuyết thì Mẹ Âu Cơ là Tổ nghề nông tang, canh cửi cho con
dân nớc Việt.
Có thể thấy rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ là sự hoá thân kỳ diệu của những ngời
anh hùng văn hoá vĩ đại trong ánh hào quang rực rỡ của yếu tố thần kỳ. Lạc Long Quân
- Âu Cơ đã có công khai sáng văn minh cho ngời Việt cổ từ thuở bình minh lịch sử.
Những chiến công kỳ vĩ của cặp nhân thần này là sự tổng hợp về khát vọng chinh phục
thiên nhiên mở mang bờ cõi và ớc mơ hạnh phúc ấm no của dân tộc, đồng thời thể hiện t

tởng thẩm mỹ của ông cha ta về Cái Đẹp cội nguồn, về những tinh hoa của ngời Việt
trong truyền thống lịch sử xa xa. Hơn thế, truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ còn thể
hiện sâu sắc nét đẹp bản chất của ngời Việt trong ý nghĩa hai tiếng Đồng bào ruột thịt huyết
mạch, làm nên tính chỉnh thể toàn vẹn của quốc gia dân tộc vợt qua mọi giới hạn không gian
thời gian phát triển tới muôn đời.
4 Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ gắn với tín ngỡng Tô tem giáo
Lạc Long Quân - Âu Cơ là sự cụ thể hoá hai biểu tợng lỡng hợp Rắn - Chim. Truyền
thuyết gắn bó chặt chẽ với tín ngỡng Tô tem giáo. Đối với ngời Việt Tô tem Rắn - Chim là
hai vật tổ phản ánh đợc địa bàn c trú quá trình tiến hoá hình thành cộng đồng ngời Việt. Tục
thờ vật tổ chim và rắn có ở rất nhiều dân tộc ở vùng Đông Nam á.
Trớc hết chúng ta nghiên cứu tín ngỡng vật tổ Chim. Chim là hình tợng khá phổ biến
trọng truyện cổ tích dân gian. Nó không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở còn trở
thành một hình tợng quen thuộc trong truyện cổ Đông Nam á và thế giới, đặc biệt ở vùng
9
nhiệt đới. Chúng ta có thể thấy hình ảnh chim ở nhiều dân tộc khác nhau trên đất Việt nh
Khơ Me, Mờng, Thái, Việt Hình tợng chim có nguồn gốc từ thần thoại, mang nhiều ý
nghĩa tợng trng chứ không chỉ là con chim cụ thể. Chim trớc hết là tợng trng cho thế giới bên
trên, trên cao. Các thế giới mà con ngời chỉ có thể ngớc nhìn lên chứ không thể với tới. Thế
giới trên cao do loài có cánh chiếm lĩnh, thế giới đó thể hiện sự thoát tục, thanh cao trong
sạch. Việc chim bay đợc đơng nhiên khiến những con vật này dễ đợc dùng làm biểu trng cho
các mối liên lạc giữa chim và bầu trời. Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ Chim đã trở nên đồng
nghĩa với điềm trời hay thông điệp của trời. Chim làm nổi bật tính nhẹ, trút bỏ sức nặng của
cõi trần. Chim có chức năng trí tuệ, thông minh, đẹp, bay nhanh nhất. Có thể nói khái quát
hơn, trong Từ điển biểu tợng văn hoá thế giới viết:
Chim tợng trng cho tinh thần, thiên thần, cho trạng thái cao thấp của sinh tồn
Chim tợng trng cho sức mạnh và sự sống nó thờng là biểu tợng của sức sinh sản .
Nhiều biểu trng của loài chim đã ăn sâu vào tiềm thức con ngời, nhân loại muốn gắn
nguồn gốc, xuất xứ của mình với loài chim. Trong các truyện cổ dân gian, mối quan hệ giữa
ngời và chim đợc thể hiện ngay một cách ngây thơ. Mối quan hệ đó đợc thể hiện ở hai góc độ
chim là ân nhân và chim gây hoạ. Con ngời lý giải rằng ngời và chim có cùng dòng máu. Ng-

ời lấy tên chim làm tên họ của mình và hình thành những tục lệ, tín ngỡng thờ chim đợc thấy
ở nhiều nơi nhất là c dân miền núi (mặc áo lông chim, trên đầu cũng đội mũ lông chim).
Trên trống đồng Đông Sơn có hình tợng mặt trời hình ngôi sao ở giữa mặt trống, xung quanh
có những con chim sải cánh bay từ hớng Đông sang Tây. Có lẽ mặt trời và chim có mối liên
hệ tơng đồng nào đó. Phải chăng mặt trời ở trên cao và chim cũng bay cao bay xa cho nên
chim gần mặt trời hơn, hoặc có cùng họ với mặt trời. Quan niệm này có thể đã chi phối đến
thần thoại và truyền thuyết Trung Quốc. Thời nhà Hạ, lu truyền câu chuyện Hậu Nghệ giơng
cung bắn rụng chín mặt trời và mỗi con quạ trong mặt trời đều chết. Loài chim đợc gắn
với những gì cao quý, thiêng liêng và đợc con ngời gửi gắm ớc đợc bay cao bay xa, chiếm
lĩnh và làm chủ thế giới trên không. Ngời dân sinh tồn và phát triển đợc phải tiếp xúc với thế
giới trên cạn, dới nớc và trên cao. Với sự hiểu biết còn ngây thơ ấu trĩ, họ cho rằng ngời có
mang trong mình dòng máu của loài chim, hơn nữa họ thấy có sự mơ hồ nào đó của ngời với
chim. Vì thế hầu nh dân tộc nào cùng có các huyền thoại về chim. Trong truyện cổ ngời M-
ờng có nàng Sao ả Sáng là con Trời, mỗi lần xuống trần gian lại chắp vào mình đôi cánh
chim. Đặc biệt ngời Mờng còn lu giữ đợc hệ thần thoại quí báu, đó là cuốn sử thi thần thoại
Đẻ Đất Đẻ Nớc. Sử thi Mờng kể lại rằng tổ tiên của họ là chim. Trong huyền thoại Trứng
10
Điếng: chim Tùng chim Tót hay chim Ây, Cái ứa, chim đẻ ra 1919 trứng tốt rồi nở ra muôn
vật trong đó có ngời Mờng. Cái trứng Tiếng mãi không nở, sau nhờ chim Tào Trào hay chim
Réo Rạ ấp mới nở ra giống ngời đủ các dân tộc. Dân tộc Tày kể rằng Pu luông Già Cải sinh
ra bọc trăm con .
Nh vậy tục thờ vật tổ chim không phải chỉ có ngời Việt mà còn có ngời Mờng, ngời
Khơ Mú, ngời Kháng, La Ha Ngời ta thờ chim, kiêng ăn thịt chim tổ, lấy họ mình theo họ
chim. ở một số nớc trên thế giới, loài chim cũng đợc quý trọng. Nhiều con chim xanh trong
văn học Trung Hoa đời Hán là những nàng tiên, những sinh linh bất tử, những nữ thiên sứ. ở
Hy Lạp, chim có ý nghĩa trong tôn giáo. Các bậc tiên hoá thành chim, các thầy t tế hoặc các
vũ nữ nơi thờ tự thờng đợc các Brâhmar gọi là chim bay lên trời. ở phơng Tây chim đợc biểu
trng cho linh hồn cá thể a hoạt động và với linh hồn thế giới là ý thức thuần tuý. Nh đã lý
giải, loài chim có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống tinh thần, tâm linh của con ng-
ời. Việc thờ vật tổ chim không phải chỉ có ở ngời Việt, Mờng và một số các dân tộc khác ở

Việt Nam mà còn rộng hơn là ở cả Châu á và trên thế giới.
Ngời Việt cổ từ lâu cho rằng biểu tợng chim gắn với Tiên trên trời. Âu Cơ lại là một
tiên nữ. Vì vậy mới có "cha Rồng mẹ Tiên". Song song với huyền thoại về chim là huyền
thoại về rắn (rắn còn có những biến thể là thuồng luồng, rồng, giao long). So với biểu tợng
chim, có lẽ thần thoại rắn ra đời muộn hơn. Lúc đầu con ngời sống bằng săn bắt và hái lợm.
Con vật bên trên tác động nhiều đến con ngời là loài chim và mặt trời. Vì thế huyền thoại về
chim có lẽ ra đời sớm hơn rắn. Sau này khi phải đối mặt với sự sống là môi trờng trên cạn
(đất) và môi trờng dới nớc, để sinh tồn thì ý thức tự giác của con ngời thay thế dần tâm lý tự
phát. Khi con ngời biết trồng trọt, chăn nuôi và phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên thì nớc
dần dần đợc coi trọng. Từ đó con ngời quan tâm đến thế giới dới chân mình. Rắn là biểu tợng
của nớc và trở thành hình tợng có mặt nhiều trong thần thoại. Đây cũng là hình tợng phổ biến
trong văn học dân gian Việt Nam, Đông Nam á và thế giới "Hình tợng rắn có mặt nhiều nhất
trong truyện cổ lu truyền dọc theo các con sông Đà (Hoà Bình), sông Hồng (Hà Nội, Phú
Thọ), sông Lam (Nghệ An) quanh vùng Vịnh Hạ Long, vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên
Quang " [20,49] Ngay trong biểu tợng rắn cũng có mang tính chất lỡng phân, lỡng hợp Dài
- Cộc, Trắng - Đen Rất nhiều truyện ly kỳ hấp dẫn về rắn đã dẫn đến hiện tợng nhiều nơi ở
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có đền thờ Rắn, Giao long, Giải, Thuồng luồng
11
Rắn là thuỷ thần phổ biến và quan trọng nhất. Những hình tợng Thuồng luồng, Rồng,
Giải chỉ là những biến thể mang ý nghĩa biểu trng. Đó là sản phẩm của trí tởng tợng phong
phú trong nền văn minh lúa nớc. Với số đông c dân đồng bằng, sinh hoạt ở vùng sông nớc là
chủ yếu, đất nớc Việt Nam rất nhiều sông, suối, hồ, kênh rạch, mơng máng. Vì thế rắn là con
vật thờng gặp và gần với con ngời. Rắn đợc coi là thuỷ tộc, thuỷ quái, là con vật đứng đầu
cho các quái vật dới nớc. Cho nên từ rất xa xa ngời ta có tục vẽ lên mình (tục xăm mình) hình
rắn, rồng, thuồng luồng để tránh bị quái vật hãm hại. Thậm chí đi thuyền trên sông biển họ
cũng vẽ lên thuyền để đợc bình an, ngời ta quan niệm rắn có sức mạnh ghê gớm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng rắn trong thần thoại là biểu tợng cho nớc do tính chất
uốn lợn mềm mại của dòng chảy trên địa hình bờ bãi. Có ý kiến còn cho rằng rắn cũng giống
hình uốn lợn của các tia chớp, mà chớp là dấu hiệu của ma, lũ lụt, bão. Dờng nh đặc tính của
rắn đợc đồng nhất với khái niệm nớc. Sức công phá của nớc đại diện cho thiên nhiên thật dữ

dội, mạnh mẽ, ghê gớm, vô hình. Và ngời ta quan niệm rắn cũng có những nét biểu trng ấy.
Vì thế để hoà hợp với điều kiện vùng sông nớc, con ngời cũng cầu mong mình đợc hởng tính
cách ấy của rắn. Có nh vậy mới chiếm lĩnh và chinh phục thế giới dới chân mình. Cho nên họ
cũng có ý thức gắn nguồn gốc của mình với loài rắn, thể hiện đợc ớc mơ làm chủ và mở rộng
địa bàn c trú. Một trong những yếu tố hợp thành sự sống chính là nớc. Nhng nếu chỉ có nớc
thôi cha đủ, con ngời sống đợc cần phải có đất. Đất và nớc là hai yếu tố luôn gắn bó và đi đôi
với nhau. Đất nớc là hai khái niệm vật chất tợng trng cho tổ quốc, quốc gia, dân tộc. Chim là
con vật tợng trng cho đất, rắn là tợng trng cho nớc. Cả hai con vật đều trở thành vật tổ đáng
tôn kính của nhiều bộ tộc, nó góp phần quan trọng trong việc hình thành khai sinh ra tổ tiên
của ngời Việt. Nh vậy, mỗi dân tộc đều tự sáng tạo những biểu tợng đặc thù của mình để rồi
tôn kính, linh thiêng huyền bí về biểu tợng ấy.
Vợt qua quá trình phát triển của xã hội nguyên thuỷ, vợt qua sự sàng lọc của thời gian
và thực hiện giao lu văn hoá giữa các vùng, do điều kiện vị trí địa lý, địa hình sông núi xen
kẽ địa hình đồng bằng cùng nạn thiên tai, ngoại xâm thờng xuyên đe doạ cuộc sống các c
dân cộng đồng dân tộc, liên minh các bộ lạc, nhà nớc Văn Lang đã ra đời với các tổ chức sơ
khai đồng thời với sự xuất hiện của biểu tợng lỡng hợp Rắn - Chim. Đó là quá trình phát
triển tự nhiên của xã hội nguyên thuỷ đi lên, là xu thế tiến bộ tất yếu của lịch sử loài ngời.
Các hình thức văn hoá truyền miệng ra đời để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
"Truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ chính là câu chuyện tiêu biểu cho tâm lý e sợ tự nhiên và
khát vọng cao cả của cha ông ta hoà hợp với tự nhiên. Cuộc hôn nhân Âu Cơ - Lạc Long
12
Quân chính là sự kết hợp tốt đẹp giữa Chim và Rắn, giữa tự nhiên trên đất và tự nhiên trong
nớc, giữa đất và nớc. Sự kết hợp đó tạo nên những con ngời Việt Nam khoẻ mạnh, tài giỏi, hệ
quả của sự hoà hợp đến tận gốc giữa con ngời với thế giới tự nhiên"
Nh vậy, biểu tợng sóng đôi Lạc Long Quân - Âu Cơ ra đời là thành quả của quan
niệm xe duyên của dân gian giữa Rắn và Chim. Trải qua một quá trình nhào nặn lâu dài kết
hợp giữa xây dựng và bảo vệ, biểu tợng tuyệt mỹ Rắn - Chim đã tồn tại xuyên qua thời gian
và không gian lịch sử đến ngày nay đợc chuyển hoá thành Cha Rồng - Mẹ Tiên.
(Trớch: Nguyn Th Ngc Lan - Lun vn Thc s ng vn HSP H N i)
13

×