Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Cách làm văn nghị luận xà hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.92 KB, 6 trang )

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI_
Chào các bạn.
Trước một bài văn Nghị luận xã hội, nhiều bạn sẽ rất lúng túng không biết sẽ bắt đầu làm
bài từ đâu ? Có những ý gì ? Sắp xếp bố cục ra làm sao? Bài viết sau sẽ giúp các bạn
phần nào giải đáp được những câu hỏi đó:
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỞ BÀI
Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
B. THÂN BÀI
1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
3. Hậu quả hoặc kết quả.
4. Biện pháp khắc phục hoặc…
C. KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ về vấn đề đã nghị luận và bài học cho bản thân.
SAU ĐÂY LÀ HAI VÍ DỤ CƠ BẢN
VÍ DỤ1.
ĐỀ RA
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông.
Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề
giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
Thân bài:
Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ,
đường thủy, đường sắt… trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ.
Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông:
- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng
nhanh; do thiên tai gây nên…
- Chủ quan:
+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới
trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.


+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong
xử lí.
Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não…
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới
có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới
89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm
2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao
nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:
- TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di
chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây
tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.
- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi,
cướp giật…
- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi
phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc
phục, chi phí điều tra…
- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm kẹt xe, ùn tắc GT
dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng
đến nguồn lực lao động xã hội.
Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội.
Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?
Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp
nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu
tai nạn giao thông.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu ” Nói
không với phóng nhanh vượt ẩu”, ” An toàn là bạn, tai nạn là thù”…

- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp
vi phạm ATGT.
- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi
phạm.
- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.
………………
VÍ DỤ 2
ĐỀ RA
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang
thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,
giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Đặt vấn đề:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000
trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã
được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện
vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh
hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia
đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi
vì gia đình nghèo khổ)
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

Hiện nay, những ” mái ấm tình thương” đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều
cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành
phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện,
vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà
còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan
trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích
cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách… biểu hiện của
truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An
( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ
Đề (Huế)…
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt
Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn
Trãi, Huế…
Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao
tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những
kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
- Dùng biện pháp tuyên truyền.
- Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
- Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
- Thành lập đội thanh niên tình nguyện
………………………………
Số liệu trên trích dẫn từ ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam.
Đề bài: Tình thương là hạnh phúc của con người.
(Tài liệu từ onthi.com)

Thể loại: Văn nghị luận (thao tác nghị luận: Phân tích , tổng hợp, giải thích, chứng minh
và bình luận)
Ta chia ra làm ba uận điểm:
Luận điểm 1: Giải thích khái niệm
- Tình thương là gì?
- Hạnh phúc là gì?
Quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc?
Luận điểm 2: Những biểu hiện cụ thể của tình thương
- Yêu thương: Yêu ông bà cha mẹ, người thân, yêu mọi người xung quanh, yêu bản thân;
Biết quan tâm , chia sẻ , cảm thông với những người bất hạnh; mong muốn cho con người
được hạnh phúc; căm ghét những kẻ hại người; yêu thiên nhiên, vạn vật yêu cuộc sống,
giữ gìn trong sach môi trường; yêu tổ quốc.
- Hành động: Hiếu kính với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ, làm những công việc nhà,
học tập trở thành con ngoan trò giỏi báo đáp công ơn; sẵn sàng giúp đõ người cơ nhỡ,
giúp đỡ đồng bào thiên tai lũ lụt, tàn tật, thể hiện một lời nói nhã nhặn, một thái độ lịch
sự không làm người tàn tật bị tổn thương; quyên góp sách vở quần áo trắng cho hoc sinh
ngheo vùng sâu vùng xa; rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trong gia đình , công dân
tốt trong xã hội để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh văn minh.
- Phê phán những kẻ ích kỉ, chỉ biết giữ cho riêng mình , giàu có về của cải vậy chất
nhưng nghèo nàn về tình thương, chỉ biết lo cho hạnh phuc cá nhân
Luận điểm 3: Ý nghĩa
Tình thương làm cho người gần người hơn. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân bản hơn
khi xã hội có tình thương.
Khi xã hội càng văn minh, càng giàu có thì càng cần có tình thương.
Tóm lại: Nói tình thương là hạnh phúc thì thật là chính xác
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nạn học sinh trốn học đi chơi điện tử đang là một vấn nạn nan giải của ngành giáo dục
nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Vậy làm sao để giải
quyết được tình trạng này ? Đây là một câu hỏi lớn, đòi hỏi các cấp các nghành cần quan
tâm nhất là các bậc phụ huynh và nhà trường.

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng học sinh trốn học đi chơi điện tử.
Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều trò chơi giải trí ra đời. Bên cạnh những trò
giải trí lành mạnh thì không ít các trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và không ngừng gia tăng
gây nhức nhối cho toàn xã hội. Cụ thể là nạn chơi điện tử hay nói cách khác đó là những
trò game online đang ngốn không ít thời gian học tập của các cô cậu học trò. Mặc dù các
cơ quan nhà nước đã có nhiều biện pháp mạnh để hạn chế nhưng hình như chưa có cách
giải quyết nào thỏa đáng. các công ty giải trí vẫn không ngừng cung cấp cho cư dân mạng
những trò chơi mới mà đã dính vào thì không thể bỏ qua.
Dạo một vòng xung quanh các quán Net ven trường thì ôi thôi, hình ảnh của những cậu
học trò mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay lia lịa trên bàn phím đã tạo nên một
hình ảnh phản cảm và gây sốc cho dư luận bởi vì chỉ vì ham chơi và quá đà mà họ đã
đánh mất đi giá trị của người học sinh và có thể vì “con ma điện tử” mà họ đã đánh mất
đi tương lai của mình.
BẠN CÓ THỂ TÌM THÊM NHIỀU THỰC TRẠNG NỮA VÍ DỤ: Thức khuya dậy sớm
chơi game, bỏ lớp học lừa cha mẹ, thầy cô, xin tiền học phí nhưng nướng vào game…
2. Nguyên nhân
- Do ham chơi, thiếu ý thức học tập
- Bị bạn bè rủ rê
- Do sự thiếu quan tâm của gia đình
3. hậu quả
- Ảnh hưởng đến sức khỏe (hại mắt, tổn thương đến hệ thần kinh)
- Ảnh hưởng tới thời gian học tập dẫn đến học tập sa sút
- Ảnh hưởng tới lối sống đạo đức, tác phong
- Là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội (thiếu tiền chơi game dẫn đến hành vi trộm
cướp, móc túi)
- Đánh mất đi tuổi trẻ và quãng đời HS tươi đẹp
BIỆN PHÁP GIẢ QUYẾT
- Nhà nước cần có giải pháp mạnh buộc các nhà giải trí ngừng cung cấp các dịch vụ ( Ví
dụ buộc công ty VTC - nhà cung cấp game hàng đầu Vn ngưng cung cấp các game bạo

lực)
- Phụ huynh cần quan tâm và bám sát con em nhiều hơn
- Nhà trường cần có biện pháp kỉ luật mạnh hơn
- Hs phải có ý thức
- Phát hiện và Tố cáo những học sinh vi phạm lên BLD nhà trường và cùng động viên,
khuyến khích bạn “cai nghiện” điện tử…
………
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nêu bài học chung

×