Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

chuyen de nhay xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.08 KB, 5 trang )


VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀI TẬP QUA MỘT SỐ TIẾT DẠY VÀ HỌC VỀ
GÓC ĐỘ GIẬM NHẢY VÀ TƯ THẾ TRÊN KHÔNG TRONG NHẢY XA KIỂU
NGỒI Ở LỚP 9
PHẦN THỨ NHẤT
VỊ TRÍ CỦA MÔN NHẢY XA TRONG CHƯƠNG TRÌNH.
THỰC TRẠNG VỀ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN NHẢY XA.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn nhảy xa là một trong những môn điền kinh được đưa vào trong chương
trình học tập chính khóa( nó xuyên suốt từ tiết 37 đến tiết 52 ở lớp 8 và từ tiết 20
đến tiết 52 ở lớp 9). Môn nhảy xa cũng là môn được đưa vào nội dung thi đáu các
giải điền kinh học sinh và hội khỏe phù đổng các cấp.
Môn nhảy xa vời mục tiêu cơ bản là nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển các
tố chất nhanh-mạnh-khéo léo-chính xác; đó là những tố chất cơ bản của con người.
Luyện tập nhảy xa cùng với các môn vận động khác giúp cơ thể con người phát
triển toàn diện hơn, nâng cao phẩm chất đạo đức, lòng dủng cảm, ý thức tổ chức kỷ
luật, tính kiên trì và tinh thần tập thể.
B. VỀ THỰC TRẠNG:
Học sinh cũng đã nắm được kỹ thuật cơ bản của nhảy xa, nhưng trong thực tế
nhiều học sinh vẫn chưa hiểu rõ và thực hiện đúng góc độ giậm nhảy, tư thế trên
không. Một số học sinh còn chạy đà chưa hợp lý, giậm nhảy không chính xác dẫn
đến thành tích chưa cao. Học sinh vẫn chưa tích cực, tự giác học tập, nhất là tập
luyện ở nhà . Giáo viên chưa vận dụng tốt các phương pháp, bài tập cụ thể trọng tâm
vào quá trình giảng dạy một cách hợp lý nhất. Do đó chất lượng, hiệu quả gaió dục
đối với học sinh chưa cao, chưa có các kỷ lục mới đáp ứng yêu cầu- mục tiêu và
nhiệm vụ giáo dục thể chất hiện nay.
C. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI :
* Về phía giáo viên: Chưa có sự đầu tư nhiều về phương pháp dạy bộ môn, chưa
chú ý hình thành và ổn định được kỷ năng thực hành động tác cho học sinh, giao bài
tập về nhà chưa cụ thể, không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
* Về phía học sinh: Ý thức học tập môn học chưa cao, chưa thật sự chịu khó chú ý


theo dõi và tự giác học tập.
* Sân bãi: Mặc dù đã có sân và hố các cho học sinh tập kuyện, nhưng đường chạy
đà vẫn chưa thật đảm bảo( dễ trượt ngã). Khi gặp trời nắng gió, hố các rất bụi tạo cho
học sinh cảm giác khó chịu dẫn đến không tích cực học tập.
Để giải quyết những thực trạng và tồn tại trên nhằm từng bước nâng cao hiệu
quả giáodục môn học, học sinh tiếp thu nhanh, áp dung tốt; Giáo viên xác định là
cần phải tìm ra được giải pháp hợp lý nhất để giảng dạy tốt và giúp học sinh học tập
đạt kết quả cao nhất.
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN NHẢY XA
I.VỀ NHẬN THỨC:
- Trước hết cần giúp học sinh nắm chắc được đặc điểm của môn nhảy xa là phát được sức
mạnh, sức nhanh, độ khéo léo và chính xác. Để giải quyết được vấn đề này người tập cần
phải phát triển được các tố chất về sức mạnh, sức nhanh và độ khéo léo.
- Giới thiệu cho học sinh quan sát người có kỷ thật nhảy xa kiểu ngồi tốt, kết hợp cho học
sinh xem tranh ảnh kỹ thật nhảy xa kiểu ngồi. Giới thiệu cho các em biết một số kỷ lục
nhảy xa hiện nay của trường, địa phương, Việt Nam…
- Xác định cho học sinh thấy rõ: Trong bốn giai đoạn kỵ thuật của nhảy xa kiểu ngồi la
chạy đà – giậm nhảy – trên không và tiếp đất thì giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn có
phần quan trọng nhất quyết định đến thành tích môn nhảy xa. Chính vì vậy, muốn nâng
cao được thành tích môn nhảy xa thì cần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của giai đoạn
giậm nhảy kết hợp với giai đoạn chạy đà và thực hiện tốt tư thế ngồi trên không.
II. VỀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu nhất trong quá trình dạy và học môn nhảy xa là phải
giải quyết tốt các yếu tố trọng tâm của nhảy xa là: sức mạnh – nhanh – độ khéo léo –
chính xác. Trong bài viết này tôi chỉ mạnh dạn đưa ra một số bài tập và phương pháp
nhằm giúp học sinh hiểu rõ và thực hiện tốt được góc độ giậm nhảy cũng như tư thế
trên không trong nhảy xa kiểu ngồi.
2. Động tác mẫu của giáo viên phải đảm bảo độ chính xác, vị trí làm mẫu của giáo

viên phải hợp lý, tất cả học sinh dễ quan sát và không bị chói nắng khi quan sát.
3. Ngoài các phương pháp, biện pháp thường thấy các giáo viên sử dụng trong các tiết
dạy nhảy xa; tôi thấy cần phải giải quyết dược các thực trạng học sinh chưa làm tốt về
góc độ giậm nhảy và tư thế trên không.
*Giải quyết giậm nhảy đúng góc độ:
- Góc độ giậm nhảy là góc độ giữa chân giậm nhảy với mặt đất khi chân giậm nhảy
chẩn bị rời khỏi ván giậm nhảy. Góc độ giậm nhảy khoảng 68 - 75 độ.
- Tôi sẽ cho học sinh tập một số bài tập cụ thể sau:
Bài tập 1:
“ Một bước giậm nhảy-đá lăng chân lên cao”
Yêu cầu: Bật mạnh về trước, chân đá lăng duỗi thẳng và lên cao.
Bài tập 2:
“ Dùng sào treo quả bóng lên cao khoảng 1,5 – 2m và cách ván giậm nhảy 1 – 1,5m( tùy
vào từng đối tượng học sinh mà điều chỉnh bóng cao thấp, xa gần).Rồi
cho học sinh chạy đà 5 bước giậm nhảy vào hố cát ( 3 – 5 lần ). Đội hình tập theo
dòng chảy. ”
Yêu cầu: học sinh phải cố gắng giậm nhảy mạnh để chạm đầu vào bóng.
Bài tập 3:
“ Dùng sào đặt cao khoảng 50-60cm và cách ván giậm nhảykhoảng 1,5m( tùy vào
từng đối tượng học sinh mà điều chỉnh cho hợp lý); rồi cho học sinh chạy đà 5-7
bước giậm nhảy qua sào rơi vào hố cát bằng hai chân (3-5lần).Đội hình tập luyện
theo kiểu dòng chảy.
Yêu cầu; Học sinh giậm nhảy mạnh, phối hợp dùng lực tốt và cố gắng không làm rơi
sào.
* Kết quả đạt được
Tôi đã áp dụng các bài tập trên và thấy đa số học sinh thực hiện được góc độ giậm
nhảygần đúng. Một phần là do học sinh sợ đá chân vào sào nên phải cố gắng bật lên
thật cao, một phần là do giáo viên thúc giục, nhắc nhở về góc độ giậm nhảy và đa số
học sinh hứng thú tập luyện.
* Để giúp học sinh thực hiện đúng tư thế trên không thì cần phải cho học sinh

thực hiện được tư thế bước bộ trên không và tư thế ngồi sổm trên không.
- Ngoài những bài tập bổ trợ thường sử dụng như:
+ Tại chỗ đưa chân lăng ( co ở khớp gối ) về trước lên cao ( từ 8-10 lần ).
+ Một- ba bước giậm ngảy bật người lên cao chân giậm ở phía sau, chân lăng co gối
đưa về trước hình thành tư thế bước bộ trên không ( 4-6 lần )
+ Tại chỗ bật xa hai chân về trước ( 5-7 lần )
- Tôi đã vận dụng thêm một số bài tập bổ trợ:
Bài tập 1:
Tại chỗ nhảy đổi chân trên bậc tam cấp hình thành tư thế bước bộ trên không ( 15-20
lần/1hs )
Bài tập 2:

Lần lượt cho học sinh đứng chân trước – chân sau( chân giậm nhảy phía trước) trên
bàn, giậm nhảy rơi vào hố cát bằng chân lăng hình thành tư thế bước bộ trên không.
Yêu cầu chân giậm duỗi thẳng ở phía sau, chân lăng nhấc cao đùi và co gối phía trước
( 3-5 lần/1hs ).
Bài tập 3:
Tương tự bài tập 2 cho học sinh đứng trên bàn giậm nhảy rơi vào hố cát nhưng tiếp
hố cát bằng hai chân. Kết hợp giáo viên nhắc nhở học sinh đa nhanh chân giậm về với
chân lăng tạo thành tư thế ngồi sổm trên không, sau đó với nhiều hai chân về trước
rơi xuống hố cát.( 3-5 lần/1hs).
Một số động tác sai học sinh thường mắc phải:

- Không nâng được đùi chân lăng lên.
Biện pháp khắc phục:
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh tư thế bước bộ trên không và tư thế ngồi trên không
- Giáo viên làm mẫu lại động tác đúng.
- Cho học sinh tập lại, đồng thời giáo viên nhắc nhở yêu cầu thực hiện động tác, có khen
các học sinh làm tốt động tác và chỉ cho các học sinh còn yếu về các động tác sai mắc
phải, giúp học sinh hưng phấn hơn và tập trung tập luyện cũng như chú ý sửa sai tốt hơn.

Bài tập 4:
Dùng sào cao khoảng 50-60cm, cách ván giậm nhảy khoảng 1-1,5m( tuỳ vào từng đối
tượng học sinh mà điều chỉnh sào), cho học sinh chạy đà 5-7 bước giậm nhảy qua sào rơi
vào hố cát bằng chân lăng (3-5 lần ).
Yêu cầu: Đầu gối chân lăng phải đưa lên cao về trước, chân giậm duỗi thẳng phía sau
hình thành tư thế bước bộ trên không.
Bài tập 5:
Treo quả bóng trên cao khoảng 1,2-1,5m cách ván giậm nhảy 1-1,5m. Cho học sinh chạy
đà 5-7 bước, giậm nhảy chạm đầu gối chân lăng vào quả bóng và rơi vào hố cát bằng
chân lăng ( 3-5 lần ).
Yêu cầu: Nâng cao được chân lăng về trước, đầu gối chân lăng càng chạm nhiều vào
bóng càng tốt.
Bài tập 6:
Dùng sào để cao khoảng 50-60cm, cách ván giậm ngảy 1-1,5m. Cho học sinh chạy đà 5-7
bước, giậm ngảy qua sào và rơi xuống cát bằng hai chân ( 3-5 lần ).
Yêu cầu: Giậm nhảy mạnh, phối hợp dùng lực tốt bay lên cao và không làm rơi sào
Bài tập 7:
Dùng sào để cao khoảng 20-30cm, cách ván giậm ngảy 2-2,5m. Cho học sinh chạy đà 7-9
bước, giậm ngảy qua sào và rơi xuống cát bằng hai chân ( 3-5 lần ).
Yêu cầu: Giậm nhảy mạnh, phối hợp dùng lực tốt bay xa và với nhiều hai chân về trước.
Tóm lại: Trong khi học sinh tập luyện, giáo viên kết hợp nhắc nhở yêu cầu học sinh
những động tác cần đạt. Đồng thời dùng hiệu lệnh thúc giục, có khen ngợi học sinh làm
tốt, so sánh giữa các học sinh với nhau nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh và tạo ra
sự thi đua tập luyện giửa các học sinh, giúp các em nhanh chóng hình thành và ổn định
được tư thế trên không.
Tuy nhiên, tuỳ theo động tác sai, đối tượng học sinh, lớp và tiết dạy cụ thể mà giáo viên
có yêu cầu về bài tập và hình thức tập cho phù hợp. Cụ thể cần phải có yêu cầu và mức
độ phù hợp cho từng loại đối tượng học sinh:
- Đối với học sinh còn yếu: Lúc đầu tập động tác đơn lẻ và có yêu cầu thấp, sau đó
tăng dần độ khó và hoàn chỉnh động tác. Thường xuyên có biện pháp thích hợp

hỗ trợ giúp đỡ các em để các em sớm có kỹ năng hình thành động tác. Cần có sự
hướng dẫn cá biệt bằng các bài tập riêng, chú ý tăng mật độ bài tập bổ trợ và dẫn
dắt kỹ thuật để giúp các em có điều kiện thực hiện được những động tác quy định
trong phạm vi giờ học.
- Đối với học sinh trung bình: Yêu cầu các em hoàn thiện kỹ thuật, ổn định và định
hình được kỹ năng thực hành kỹ thuật động tác. Tăng cường sữa chữa, uốn nắn
động tác sai giúp các em sớm hoàn thiện và nâng cao hơn về kỹ thuật.
- Đối với học sinh khá giỏi: Yêu cầu tăng độ khó của động tác, hoàn chỉnh và ổn
định vững chắc kỹ năng thực hành kỹ thuật động tác. Tăng mật độ, tần số và
lượng vận động bài tập, nhất là các bài tập hoàn chỉnh, nâng cao kỹ thuật. Yêu
cầu nâng dần được thành tích môn học, có khả năng thi đấu tốt.
Ngoài việc cần nắm vững đặc điểm đối tượng học sinh, cần có yêu cầu và bài tập cụ thể
phù hợp; việc phát hiện sửa sai kịp thời kết hợp sử dụng có hiệu quả, linh hoạt các bài
tập, khắc phục tồn tại là yếu tố hết sức quan trọng. Bên cạnh đó một vẫn đề hết sức cần
quan tâm chú ý nữa là đòi hỏi giáo viên thường xuyên thực hiện sau mỗi nội dung của tiết
học là phải có yêu cầu bài tập hướng dẫn cụ thể về mức độ kiến thức, kỹ năng thực hành,
kỹ thuật động tác cần đạt, khối lượng vận động giao cho học sinh tự tập luyện và tự tập ở
nhà.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×