Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của sbu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.28 KB, 2 trang )

Chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh cua SBU.
Chiến lược cạnh tranh trong ngành mới xuất hiện và tăng trưởng.
1. Đặc điểm của ngành kinh doanh.
-Tất cả các ngành mới xuất hiện dù có nghiên cứu thị trường
kĩ đến mấy và có chiến lược rất sâu thì vẫn gặp phải những khó
khăn nhất đinh. Ngành mới xuất hiện trên thị trường giống như
một thành viên mới trong tổ chức còn rất nhiều bỡ ngỡ và mới lạ.
Nó phải tự làm cho mình thích nghi với thị trường và kết quả là kĩ
thuật công nghệ luôn thay đổi. Mới xuất hiện tâm lý sẽ bị đè nặng
bởi đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Đối thủ cạnh tranh đã
vững chắc trên thị trường nên khi họ có điều kiện cải tiến sản phẩm
thì làm cho ngành mới xuất hiện gặp khó khăn. Để khắc phục khó
khăn họ phải có kĩ thuật công ngệ tốt hơn cho ra sản phẩm chất
lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh. Còn nếu khi sản phẩm của
ngành mà bị người tiêu dùng thắc mắc, ý kiến thì việc nâng cấp kĩ
thuật công nghệ là điều phải làm để giữ chân khách hàng.
-Yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp
luôn tác động làm cho ngành mới xuất hiện phải thay đổi chiến
lược. Khi doanh nghiệp nghiên cứu thị trường với chiến lược hớt
váng sữa giá sản phẩm nhưng do yếu tố cầu giảm thì chiến lược
này cần được xem xét lại vì không thể giữ nguyên giá đó trong khi
sản phẩm không được tiêu thụ. Yếu tố không rõ ràng và chắc chắn
về chiến lược là đặc điểm nổi bật trong ngành mới xuất hiện này.
Luôn luôn thay đổi chiến lược để có thể luôn giữ thế chủ động trên
thị trường vì ngành mới xuất hiện sẽ có rất nhiều mối đe dọa xung
quanh ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngành.
- Khi doanh nghiệp tìm được thị trường mục tiêu thì đối thủ
cạnh tranh hay các doanh nghiệp nhỏ trong ngành không phải là
không nhận ra thị trường béo bở ấy. Họ tìm cách xâu xé và nhanh
chongs loại bỏ những đối thủ kém hơn mình.Nếu không có một
chiến lược vững chắc thì sẽ dễ dàng bị hất cẳng khỏi thị trường do


chín mình tìm ra.
- Khi ngành mới xuất hiện và ngay cả trong giai đoạn tăng
trưởng chi phí bao giờ cũng rất cao.Từ chi phí chuẩn bị cho cơ sở
vật chất, nguyên vật liệu, vì là ngành mới nên dường như những
yếu tố này phải chuẩn bị từ đầu. Rồi cả chi phí nghiên cứu thị
trường, chi phí bán hàng chi phí sản xuất. Nhưng các chi phí này sẽ
giảm dần khi doanh nghiệp đi vào sản xuất ổn định, tăng qui mô
của ngành.Nhưng cũng tùy từng thị trường và đặc điểm của ngành
mà ngành đó áp dụng chiến lược tăng qui mô để giảm chi
phí.Nhưng chi phí sẽ vẫn giảm theo thời gian vì khi đã có kinh
nghiệm trong ngành thì sẽ đỡ tốn chi phí quảng bá, chi phí nghiên
cứu thị trường.
- Khách hàng đàu tiên cũng chính là thị trường mục tiêu mà
doanh nghiệp muốn hướng tới. Chỉ cần xác định thị trường mục
tiêu sai là chiến lược của ngành sẽ thất bại.Xác định đúng khách
hàng đầu tiên nhưng cũng phải làm thế nào để họ cảm thấy hài
lòng với ngành mới xuất hiện này. Vì hị có tác đọng rất mạnh dén
những khách hàng tiếp theo. Họ có thể là khách hàng trung thành
của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nơi cung cấp những luồng
tin xấu cho những khách hàng sau.Cần phải biết cả những điểm
yếu điểm mạnh của tầng lớp khách hàng này để ngành có thể tiện
đối phó với những tình huống sảy ra.
2.Định hướng chiến lược phù hợp với ngành.
Dựa vào những đặc điểm của ngành trên đây mà doanh nghiệp đưa
ra những chiến lược phù hợp. Xác định chiến lược không thể bỏ
qua đặc tính cấu trúc ngành, vai trò của nhà cung cấp và nhà nhà
phân phối, sự phù hợp của mục tiêu bên ngoài và bên trong doanh
nghiệp cũng như là sự thay đổi của các rào cản xuất nhập khẩu.

×