Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tính cách và tiềm năng của nhà lãnh đạo quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492 KB, 30 trang )

CHUYÊN ĐÊ 2:
TÍNH CÁCH VÀ TIỀM NĂNG
CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thanh Giang
Ban Khoa học lãnh đạo, quản lý - Viện Chính trị học
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
ĐT; 0936210899; Email:

MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này được thiết kế nhằm giúp học viên nâng cao năng lực
khám phá tính cách và tiềm năng của bản thân và những người cấp dưới
hướng vào thực hiện mục tiêu lãnh đạo, quản lý.
LỢI ÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên sẽ:
 Hiểu biết về tính cách và tiềm năng của bản thân và những ngwoif
dưới quyền (những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và những
người khác)
 Phát triển các tính cách và tiềm năng của bản thân
 Ứng dụng tính cách và tiềm năng trong lãnh đạo, quản lý.

NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
Dẫn nhập 3
Bốn cấp độ 3
Tôi lấy năng lượng từ đâu ? 10
Tôi cảm nhận thế giới xung quanh mình như thế nào ? 11
Tôi đánh giá theo dạng nào ? 13
Tôi thiên về phong cách sống nào ? 14
Chống lại lối tư duy „ngăn kéo“ (phân loại cứng nhắc) 15
16 loại tính cách 16
Áp dụng 16



2
Thuyết phục 18
Đối lập bổ sung cho nhau 19
N cần S 19
S cần N 19
T cần F 19
F cần T 20
Học và những thay đổi 20
Lãnh đạo 21

Dẫn nhập
Con người không giống nhau, có những thiên hướng và khả năng khác nhau. Điều
này không có gì mới. Nhưng sự khác nhau này ảnh hưởng như thế nào, có cản trở
sự hợp tác của chúng ta và có thể khuyến khích sự hợp tác của chúng ta như thế
nào?
Cách phân loại con người theo những đặc tính mà C.G. Jung đề xướng là một lý
thuyết bổ ích: nó không tĩnh, mà cho thấy một sự phát triển động. Nó mô tả mâu
thuẫn như là những cực tính bổ sung hữu ích cho nhau và làm rõ sự hình thành
nhân cách trong mối quan hệ tương tác với những nhân cách khác (thí dụ khi phải
đối diện với ‚tính cách khác’ của người khác). Ở đây C.G. Jung không quan tâm
lắm đến việc một người tự coi mình thuộc một loại hình nhất định nào đó mà điều
quan trọng là cách người này tiếp cận với động lực tâm lý bản thân. Các khuôn mẫu
tâm lý do Jung phân loại không mô tả con người như thế nào, mà mô tả những quá
trình đang diễn ra trong người đó.
Các nhà nghiên cứu ứng dụng đã tiếp tục phát triển cách phân loại của C.G. Jung để
áp dụng trong thực tiễn và song song với việc đó đã xây dựng các bảng câu hỏi để
tự đánh giá bản thân. Hiện tại có ba công cụ đáng tin cậy và có thể ứng dụng về mặt
khoa học, các công cụ này gần với hệ thống của Jung : đó là MBTI™ (Myers-
Briggs-Typenindikator), GPOP™ (Golden Profiler of Personality) và JPP (Jungian

Personality Profile trong Power-Potential-Profile®).


3
Trc nghim xác định Tính cách của bản thân

Đồng chí thân mến!
Dưới đây là 36 câu hi, đáp án của mỗi câu hi thường là 1 cặp đối
lập của tính cách. Có những câu khó lựa chọn, tuy nhiên đồng chí vẫn phải
chọn một đáp án có phần nổi trội hơn. Để có kết quả tin cậy, đồng chí hãy
chọn theo cách mà đồng chí thường làm, chọn theo cái mà đồng chí có chứ
không chọn theo cái mà đồng chí muốn!
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!

1. Ở tại nhà mình, đ/c thường :
A. Sinh hoạt sôi động, ngồi không yên một chỗ.
B. Sinh hoạt lặng thầm, ngồi tĩnh tại một nơi.
2. Đời thường, đ/c hay quan tâm đến những vấn đề :
A. Nảy sinh trong hiện tại.
B. Đã lùi xa vào dĩ vãng.
3. Khi giải quyết các mối quan hệ giữa người với người, đ/c thường :
A. Đặt nặng các giá trị về nhân-lễ-nghĩa trên tất cả.
B. Coi trọng sự khách quan, sòng phẳng, đâu ra đó.
4. Mỗi ngày, ngoài thời khóa biểu làm việc ở cơ quan, đ/c thường :
A. Lên kế hoạch đọc sách và vào các trang mạng Internet để tìm
kiếm.
B. Không hoạch định gì khác cho công việc bên cạnh kế hoạch
chung.
5. Ở cơ quan, đ/c thường :
A. Thích nhận những công việc sôi nổi, làm ở ngoài trời.

B. Thích nhận những công việc yên tĩnh, làm ở bàn giấy.
6. Mỗi khi cần hoài nim về quá khứ, đ/c thường :
A. Không chú ý tập trung.

4
B. Rất quan tâm hồi tưởng.
7. Khi giải quyết các mối quan hệ giữa người với vic, đ/c thường :
A. Quan tâm đến sức khe của con người là chính.
B. Quan tâm đến hiệu quả của công việc là chính.
8. Mỗi ngày, ngoài công việc, với những vic khác, đ/c thường :
A. Tiến hành theo đúng những hoạch định công việc đã vạch ra.
B. Không lưu tâm đến trình tự, miễn sao làm xong việc là được.
9. Ở chỗ đông người, đ/c thường :
A. Dễ hứng thú với sự ồn ào, náo nhiệt, đông vui.
B. Dễ mỏi mt với sự náo nhiệt, ồn ào, vui nhộn.
10. Mỗi khi cần suy nghĩ về tương lai, đ/c thường :
A. Không tha thiết quan tâm.
B. Rất chú tâm cân nhắc.
11. Khi giải quyết nhiều công vic phức hợp, đ/c thường chú ý :
A. Xem xét các ảnh hưởng đến người khác trước khi ra quyết định.
B. Xem xét những tính năng của công việc trước khi ra quyết định.
12. Trước một lỗi lầm của ai đó, đ/c thường có xu hướng :
A. Quan trọng hóa vấn đề, biến “tiểu sự” thành “đại sự”.
B. Ít cho là quan trọng, muốn biến tiểu sự thành…vô sự.
13. Khi gặp bạn thân quen, đ/c thường :
A. Nói chuyện cởi mở, thích bộc bạch tâm tư.
B. Nói chuyện vừa phải, dè dặt khi cởi mở.
14. Mỗi khi cần tiến hành công vic, đ/c thường :
A. Chọn các giải pháp đơn giản và thực tế.
B. Tìm tòi các giải pháp sáng tạo và tối ưu.

15. Khi gặp nhiều rào cản bất trc trong công việc, đ/c thường :

5
A. Dễ chấp nhận trước nhu cầu hay phản ứng của người khác.
B. Khó chấp nhận phản ứng của người khác, miễn được việc.
16. Trước nhiều sai lầm của ai đó, đ/c thường có xu hướng :
A. Quy kết thành bản chất của họ, dù họ đã ăn năn và phục thiện.
B. Chưa quy kết thành bản chất, để chờ ý thức phục thiện của họ.
17. Khi gặp người khách lạ, đ/c thường :
A. Chú ý nhiều về hình thức và đặc điểm bên ngoài của người đó.
B. Ít chú ý đến vẻ ngoài, nhưng quan sát những biểu hin bản chất.
18. Mỗi khi cần giải quyết một vấn đề, đ/c thường :
A. Vận dụng sức mạnh của cảm quan và trực giác.
B. Vận dụng tiềm lực của vốn sống và kinh nghiệm.
19. Khi gặp sự cố gây hậu quả trong công việc, đ/c thường :
A. Cảm thấy âu lo, ái ngại, buồn rầu và ray rứt không nguôi.
B. Suy nghĩ, dùng sáng kiến để tìm cách khắc phục hậu quả.
20. Trước một sai lầm mới của ai đó, đ/c thường :
A. Hay nhắc lại lỗi lầm cũ, chỉ trích và phê phán nếu có dịp.
B. Không nhắc lại sai lầm cũ, chỉ động viên, không chỉ trích.
21. Khi gặp sự cố bất ngờ, đ/c thường :
A. Chú ý xem xét mọi biểu hin của sự cố.
B. Quan tâm tìm hiểu nguyên nhân của sự cố.
22. Mỗi khi cần phân tích một tình huống, đ/c thường :
A. Sử dụng năng lực ghi nhớ nhiều hơn tư duy lý luận.
B. Sử dụng năng lực tư duy nhiều hơn những gì đã nhớ.
23. Khi gặp xung đột gay cấn với người khác, đ/c thường :
A. Cảm thấy bất an, khó xử, sẵn sàng chịu nhường nhịn.
B. Bình thản, dùng lý lẻ cứng rắn để bênh vực cho mình.


6
24. Khi người khác chưa có cơ hội để sửa sai, đ/c thường :
A. Vẫn nuôi định kiến về điều không tốt của họ.
B. Vẫn nuôi hy vọng về ý thức hối cải của họ.
25. Khi có việc khẩn cấp, đ/c thường :
A. Nôn nóng đối phó, mong giải quyết cho thật kịp thời.
B. Bình tĩnh giải quyết sao cho chu đáo, dù có thể chậm.
26. Mỗi khi cần vận dụng nhiều trí nhớ, đ/c thường :
A. Sẵn sàng tuôn ra hết những ghi nhớ đến tận chi tiết.
B. Chỉ nhớ đến những ý chính và các mối liên hệ căn bản.
27. Khi nhận xét về mọi sự xung đột trong đời sống, đ/c nghĩ rằng :
A. Khó có thể chấp nhận sự xung đột trong xã hội văn minh.
B. Dễ dàng chấp nhận, coi sự xung đột là một điều tất yếu.
28. Thấy người khác đã hối cải sau sai lầm, đ/c thường :
A. Khó tin tưởng, để chờ xem họ có thực sự phục thiện không.
B. Muốn tin tưởng, hy vọng người đó có ý thức phục thiện.
29. Khi xem báo hoặc tivi, đ/c thường :
A. Lưu ý nhiều đến những nội dung quảng cáo thật hấp dẫn.
B. Lưu ý nhiều đến những tin tức thời sự xã hội có chiều sâu.
30. Mỗi khi cần vận dụng nhiều suy nghĩ, đ/c thường :
A. Rất ngại phải động não, chỉ suy xét vừa mức.
B. Sẵn sàng động não tối đa để hiểu thấu vấn đề.
31. Khi muốn hòa giải sự bất đồng giữa hai người khác, đ/c thường :
A. Khuyên hai người nên giữ lại tình cảm tốt đẹp về nhau.
B. Khuyên hai người nên xem xét kỹ về sai sót của mình.
32. Thấy người khác đã phục thin sau nhiều sai lầm, đ/c thường :
A. Lúc nào cũng gợi nhớ tới những sai lầm của họ.
B. Không cố chấp, và quên nhanh những sai lầm đó.
33. Nếu muốn xem quảng cáo, đ/c thường :


7
A. Luôn quan tâm đến mọi quảng cáo khuyến mãi.
B. Chỉ lưu tâm đến điều gì mình đang rất cần biết.
34. Mỗi khi cần suy nghĩ để giải quyết vấn đề, đ/c thường :
A. Tìm đến những giải pháp có sẵn để thực hiện.
B. Tìm tòi những giải pháp sáng tạo để tiến hành.
35. Khi muốn đi tới quyết định một điều gì hệ trọng, đ/c thường :
A. Tìm kiếm sự nhất trí và đồng thuận của đa số.
B. Tự tin vào sự sáng suốt và nghị lực của mình.
36. Trước một lỗi lầm của chính mình, đ/c thường có xu hướng :
A. Ray rứt, ân hận, dù đã qua lâu nhưng vẫn suy sụp tinh thần.
B. Đã ân hận và phục thiện, sau đó tự vực mình “đứng dậy”.
BẢNG TRẢ LỜI XÁC ĐỊNH TÍNH CÁCH
TT


1
2
3
4
E
I
S
N
F
T
J
P
1



A
B






2




A
B




3






A
B



4








A
B
5


A
B






6




A
B





7






A
B


8








A
B
9


A

B






10




A
B




11






A
B


12









A
B
13


A
B






14




A
B





15






A
B



8
16








A
B
17


A

B






18




A
B




19






A
B


20









A
B
21


A
B






22




A
B





23






A
B


24








A
B
25


A
B







26




A
B




27






A
B


28









A
B
29


A
B






30




A
B





31






A
B


32








A
B
33


A
B







34




A
B




35






A
B


36









A
B



E
I
S
N
F
T
J
P












TYP CỦA ĐC :






9



Bốn cấp độ
Phương pháp phân loại của Jung mô tả bốn cấp độ theo hai cực tính :
1. Tôi lấy năng lượng từ đâu ?

10
2. Tôi cảm nhận thế giới xung quanh mình như thế nào ?
3. Tôi đánh giá theo dạng nào ?
4. Tôi thiên về phong cách sống nào ?

E
xtraversion



I
ntroversion



Hướng ngoại


Năng lượng


Hướng nội








S
ensing


i
N
tuition



Thông qua 5
giác quan
Cảm nhận


Cảm tính










T
hinking (Lý trí)



F

eeling (tình cảm)



Phân tích
Đánh giá


Định hướng theo
giá trị










J
udging



P
erceiving



Phán xét
Lối sống


Tiếp nhận

Tôi lấy năng lượng từ đâu ?
hướng ngoại (E-Typ) hay hướng nội (I-Typ) ?
- Bạn lấy năng lượng từ người khác cho mình ?
- Bạn có dễ làm quen không ?
- Bạn có cảm thấy cô độc, khi bạn một mình ?
Vậy thì bạn là người thiên về hướng ngoại (E-Typ).
- Bạn có coi sự đơn độc là nguồn năng lượng của mình ?
- Bạn có làm quen không ?
- Bạn nghiêng về cuộc sống riêng tư ?
Vậy bạn là người thiên về hướng nội (I-Typ).
Bạn có nhận ra mình trong tình huống này không ?


11
Bạn đã qua một ngày làm việc vất vả. Buổi tối hôm đó bạn lại tham dự một cuộc
họp. Bạn thấy việc trao đổi với các đại biểu là rất quan trọng. Bạn nhanh chóng tiếp
xúc với những người tham gia cuộc họp. Bạn thường là người xung phong phát
biểu đầu tiên. Sau một cuộc gặp gỡ như vậy mọi sự mệt mỏi của một ngày làm việc
bỗng như tan biến. Bạn cảm thấy rất hào hứng và đầy năng lựợng (E-Typ).
Hoặc giả tình huống này thích hợp hơn?
Cuộc họp diễn ra với nhiều sự trao đổi, thảo luận, nhiều đại biểu đã tranh luận. Mọi
sự diễn ra sau một ngày làm việc vất vả, trong ngày đó bạn đã phải tiến hành một
loạt cuộc trao đổi và bạn thường không phải là người phát biểu ý kiến. Bạn suy
nghĩ kỹ trước khi phát biểu. Sau cuộc họp đó bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức (I-
Typ).

Khi bạn cho rằng nguồn năng lượng của mình là những người hoặc vật khác, tức từ
‚thế giới bên ngoài’, có nghĩa bạn có xu hướng hướng ngoại. Khi bạn cho rằng cội
nguồn của năng lượng của mình là những ý tưởng, suy nghĩ và kinh nghiệm của
bản thân mình, tức từ ‚thế giới nội tâm’, có nghĩa là bạn có thiên hướng hướng nội.
Khi có các cuộc gặp gỡ đông người với sự có mặt của những người có tính cách
hướng nội và hướng ngoại thì có thể xẩy ra xung đột. Những người có tính hướng
nội có thể bực mình đối với người hướng ngoại vì họ thường là người thích nói đầu
tiên, đôi khi vừa nói vừa suy nghĩ về những ý tứ mà mình muốn diễn đạt, những
người này thích tham gia vào mọi vấn đề.
Ngược lại, đôi khi những người hướng ngoại lại thấy tính ‚nghiêm chỉnh quá đáng’
của người hướng nội là quá lạ lùng. Theo họ thì những người hướng nội quá chậm
chạp, vì họ suy nghĩ, cân nhắc kỹ ý tưởng của mình rồi mới nói. Nhiều khi những
vấn đề quan trọng nhất mãi sau này họ mới đề cập tới.
Tôi cảm nhận thế giới xung quanh mình như thế nào ?
Nhận biết bằng năm giác quan (S-Typ) hoặc bằng cảm tính (N-Typ)
- Bạn nhận biết thế giới chủ yếu từ khía cạnh thực tiễn ?

- Bạn có dễ dàng nhớ các dữ liệu và tin vào các sự kiện ?
- Bạn hay dựa vào kinh nghiệm bản thân ?
- Bạn là người thực tế và sống với hiện tại ?
- Bạn có quá chú trọng đến tiểu tiết?
Như vậy bạn là người thiên về nhận biết qua năm giác quan (S-Typ).


12
- Bạn thiên về cảm nhận thế giới từ một viễn cảnh lý tưởng ?
- Bạn có chú ý đến mối quan hệ tổng thể và có phát hiện ra các mối quan hệ
đó ?
- Bạn có tin vào linh cảm của mình không ?
- Bạn thích lối nói ẩn dụ và sự trình bầy đầy hình ảnh ?
- Bạn là người thích suy nghĩ về tương lai và cảm thấy nhàm chán khi đề cập
đến về những vấn đề mà ai cũng biết ?
Như vậy bạn là người thiên về nhận biết cảm tính (N-Typ).
Bạn có nhận ra mình trong tình huống sau ?
Bạn tham gia phong trào phản đối xây dựng nhà máy điện tại địa phương. Có người
đề xuất phương án chung chung để vận động thêm nhiều người tham gia. Bạn hỏi
người này về những vấn đề cụ thể của phương án đó như: phương án đó sẽ thực
hiện như thế nào, cần phải trình bầy cụ thể vấn đề này với những ai, vấn đề tài
chính giải quyết như thế nào và ai là người thực hiện cụ thể các nhiệm vụ này ?
Thay vì trả lời cụ thể những câu hỏi của bạn, người kia lại đề cập ngay đến những ý
tưởng và khả năng mới, làm sao để mở rộng phong trào này. Hơn nữa những kinh
nghiệm thu được trong những năm qua hầu như không được chú ý lắm, kinh
nghiệm đó cho thấy, điều quan trọng là phải thực hiện đến cùng những điều đã
được đề ra thay vì luôn đề xướng những sáng kiến, chủ trương mới. Khi cuộc họp
kết thúc, mọi người lục tục ra về nhưng mọi người vẫn không biết cần phải thực
hiện những ý tưởng gì. Bạn bực mình về việc đó và coi người kia là một kẻ „sống
trên mây“. (S-Typ)

Hay tình huống này phù hợp hơn ?
Trong cuộc họp đó cho dù nêu ra nhiều ý tưởng và thảo luận rôm rả bạn vẫn hình
dung được „mấu chốt“ của phương án. Bạn thấy không cần chú ý đến những chi
tiết. Bạn nhận biết sớm những mối liên quan giữa các đề xuất. Từ đó, bạn thấy một
phương án chưa từng có để đưa ra thực hiện trong tương lai. Bạn có thể tưởng
tượng ngay trong những tuần tới về những ý tưởng này. Những ý tưởng này phản
ánh phần lớn ý kiến của mọi người và có mục tiêu rõ ràng và người ta có thể bàn về
chi tiết cụ thể sau. Những bổ sung đó có thể giao cho người khác đảm nhận, vì bạn
cảm thấy những tiểu tiết này khá nhàm chán. (N-Typ)
Những người thuộc S-Typ thường bị những người thuộc N-Typ đánh giá là những
kẻ cầu toàn, cố chấp nhỏ nhen, quá câu nệ vào những chuyện vụn vặt. Người thuộc
S-Typ thích công việc thực tế. Họ học chủ yếu từ kinh nghiệm sống của mình.
Người thuộc S-Typ bắt đầu công việc của mình từ đầu và tiến hành từng bước một.
Họ coi trọng những vấn đề rõ ràng và có thể định lượng được. Họ dựa vào những
vấn đề thực tiễn và đôi khi tỏ ra lúng túng, bối rối khi có ai đó nêu ra các ý kiến
khác.

13
Người thuộc N-Typ thường bị những người thuộc S-Typ coi là „những kẻ mộng
mơ“ hoặc bị đánh giá là xa rời thực tế, đề xuất nhiều ý kiến nhưng lại không nghĩ
về các biện pháp thực hiện. Những người thuộc N-Typ hành động theo cảm tính
hay theo linh tính mách bảo, họ không kiểm tra kết quả trong thực tế. Họ thường
nêu lên rất nhiều ý tưởng và thích nói về các khả năng thực hiện. Họ có khuynh
hướng hướng tới tương lai và thường thấy khó khăn khi phải hoàn thành đến cùng
nhiệm vụ của mình. Nhiều khi họ cảm thấy chán và sao nhãng những gì thuộc về
chi tiết nhưng đôi khi các chi tiết này lại có ý nghĩa quyết định.
Tôi đánh giá theo dạng nào ?
Đánh giá theo lý trí (phân tích, T-Typ) hay tình cảm (định hướng theo giá trị, F-
Typ)?
- Bạn ra những quyết định trên cơ sở những suy nghĩ khách quan, lô gích và

thiết thực ?
- Bạn ra quyết định bằng ‘cái đầu’ ?
- Bạn chú ý tìm sự thật (chân lý) ?
- Phân tích có phải là thế mạnh của bạn ?
- Bạn không nhất thiết thể hiện cảm giác chủ quan của mình ?
Vậy thì bạn thiên về đánh giá theo lý trí (T-Typ).
- Bạn ra quyết định trên cơ sở suy nghĩ cá nhân và quan niệm về giá trị của
mình ?
- Bạn ra quyết định bằng ‘trái tim’ ?
- Bạn cố gắng để có một mối quan hệ tốt và có sự hòa hợp ?
- Bạn có hiểu biết sâu sắc về con người không ?
- Bạn có đặc biệt quan tâm đến những người khác không ?

Vậy thì bạn thiên về đánh giá bằng tình cảm (định hướng theo giá trị) (F-Typ).
Bạn có nhận ra mình trong tình huống này không ?
Trong cuộc vận động phản đối xây dựng nhà máy điện bạn gái của bạn nêu lên một
phương án. Bạn hoàn toàn không hài lòng với phương án đó. Ngay lập tức bạn phê
phán trực diện, cụ thể và rõ ràng phương án này và đưa ra một bản phân tích thấu
đáo, trong bản phân tích đó bạn đề cập đến những điểm yếu về nội dung của
phương án. (T-Typ)


14
Hay thích hợp hơn với tình huống này ?
Bạn phê phán phương án của bạn gái một cách thận trọng. Trước hết bạn hỏi lại
xem mình có thực sự hiểu đúng mọi chuyện hay không. Cũng có thể bạn gái bạn
chưa thể hiện rõ ý kiến của mình. Sau đó bạn đề cập đến các khía cạnh có giá trị
của phương án. Bạn nhắc lại sự góp ý này không làm ảnh hưởng đến tình bạn của
hai người. Bạn đề cập đến những điểm mà bạn không tán thành. Nếu bạn gái bạn
không thể chấp nhận sự phê phán thì bạn sẽ không đề cập đến tất cả các điểm cần

phê phán vì làm thế chẳng ai được lợi lộc gì. (F-Typ)

Những người thuộc T-Typ khi đánh giá, nhận xét các sự vật thường chính xác và
không thiên vị. Thước đo giá trị của họ có cơ sở và nguyên tắc. Những phân tích
của họ rất tỷ mỉ và được “điều chỉnh mạnh mẽ qua bộ não”. Họ chỉ thực sự bị
thuyết phục bằng những lý lẽ rõ ràng và lô gich. Những người thuộc T-Typ thường
gây cảm giác, là những người lạnh lùng và khó gần.
Ngược lại những người thuộc F-Typ lại cảm thấy mình rất mạnh mẽ và hơn hẳn
những người khác, họ thấy các ý kiến của mình có thể tác động đến các lĩnh vực
liên quan đến quan hệ giữa con người với nhau. Họ mong muốn có sự hòa đồng và
có quan hệ giữa con người với con người và cả mối quan hệ giữa con người và các
sự vật. Thông thường ở họ có sự chia sẻ nội tâm. Khi đánh giá về các sự vật họ
thường dựa trên các giá trị xã hội. Đối với họ thì sự gần gũi, gắn bó với những
người khác là rất quan trọng. Họ thích những người khác coi họ thuộc T-Typ và tùy
hoàn cảnh họ cũng tin rằng mình thuộc T-Typ. Đối với những người thuộc T-Typ,
đôi khi họ gây cảm giác là những người “mơ mộng viển vông”.
Tôi thiên về phong cách sống nào ?
Loại phán xét thế giới bên ngoài (J-Typ) hay loại cảm nhận thế giới bên ngoài (P-
Typ)
- Bạn thích kín đáo ?
- Bạn thích làm việc theo một kế hoạch định sẵn ?
- Bạn thích cái cảm giác khi hoàn thành công việc ?
- Bạn chỉ có thể nghỉ ngơi khi đã hoàn thành công việc ?
- Bạn là người quan tâm trước hết đến kết quả công việc ?
Như vậy bạn là người thiên về phán xét thế giới xung quanh (J-Typ)
- Bạn có nhu cầu về sự chân thành, cởi mở ?
- Bạn thích nhiều khả năng để ra quyết định ?
- Bạn chỉ ra quyết định khi đã có đầy đủ mọi thông tin ?

15

- Khi buộc phải ra một quyết định bạn cảm thấy lấn cấn ?
- Bạn định hướng theo cả quá trình ?
Như vậy bạn là người thiên về cảm nhận thế giới xung quanh (P-Typ)
Bạn có nhận ra mình trong tình huống này không ?
Nhóm dự án của bạn phải đưa ra một phương án. Bạn đã ghi nhận thời hạn phải đi
đến quyết định và ghi vào lịch của mình. Đã có hai ý tưởng khác nhau đối với
phương án. Trước đó một ngày bạn đọc kỹ một lần nữa hai dự thảo, ngày hôm sau
bạn có mặt đúng giờ tại cuộc họp. Bạn thúc mọi người sớm đi đến quyết định, vì
như thế mọi việc sẽ rõ ràng. (J-Typ)

Hay tình huống này thích hợp hơn?
Trước khi diễn ra cuộc họp bạn vội vã đọc lướt hai ý tưởng về phương án. Đối với
một ý tưởng lượng thông tin còn nghèo nàn. Bạn đến họp chậm dăm phút. Một vài
người trong nhóm muốn sớm có quyết định, nhưng bạn lại lưu ý ở ý tưởng thứ hai
còn thiếu thông tin. Vì thế bạn lừng khừng và yêu cầu thu thập thêm thông tin trước
khi ra quyết định. Đây là một quyết định quan trọng vì thế không nên vội vàng, làm
lấy được. (P-Typ)

Người thuộc J-Typ thích một cuộc sống nền nếp, quy củ. Đối với người thuộc P-
Typ những người J-Typ đôi khi tỏ ra rất ù lì, thiếu năng động, vì người thuộc J-Typ
không thích bỏ các thói quen, nề nếp cũ và thích quá trình làm việc phải rành mạch,
rõ ràng. Người thuộc J-Typ thường làm việc theo lịch trình đã đặt sẵn và luôn theo
kế hoạch đã đề ra từ trước. Họ biết đánh giá đúng năng lực của mình và một khi họ
đã đi đến quyết định làm một việc gì đó thì họ quyết hoàn thành bằng được. Họ
cảm thấy dễ chịu, thanh thản khi hoàn thành công việc đến nơi đến chốn.
P-Typ lại thích một lối sống năng động. Người J-Typ đôi khi thấy họ (P-typ không
đáng tin. P-Typ thường tò mò, hồi hộp trước những bất ngờ bất cứ kiểu gì, họ sẵn
sàng thay đổi và tiếp nhận sự đa dạng mà cuộc sống dành cho họ. Những lịch đặt
trước đối với họ chỉ là những định hướng sơ bộ. P-Typ coi trọng cả quá trình chứ
không chỉ kết quả cuối cùng. Họ coi nhiệm vụ là vấn đề trọng tâm chứ không nhất

thiết coi hoàn thành nhiệm vụ là chính. Vì thế thường họ hay bị áp lực, phải hoàn
thành mọi công việc vào phút chót.
Chống lại lối tư duy „ngăn kéo“ (phân loại cứng nhắc)

Như vậy là bạn đã tìm hiểu về bốn cực đối nhau của cách phân loại này. Tuy nhiên
trong phần mô tả, chúng tôi đã tìm cách đơn giản hóa và không đề cập đến tác
động qua lại của các thiên hướng khác nhau. Cái lợi của phương pháp phân loại này

16
là: đơn giản hóa tính phức hợp, làm nổi bật các đặc trưng, các chủ đề thể hiện mạch
lạc, rõ ràng.
Tuy nhiên ở đây luôn có một nguy cơ đơn giản hóa một cách thái quá: Một sự đơn
giản hóa cách nhìn có thể dẫn đến những kết luận sai lầm. Con người bị nhốt vào
‚ngăn kéo’, và bị phân loại theo kiểu ứng xử của họ. Nhưng trong nghiên cứu của
mình C.G. Jung chỉ quan tâm đến con người, có nghĩa là sự phát triển, độ chín ở
con người. Ông muốn phá vỡ quan niệm về các kiểu ứng xử. Theo C.G. Jung thì
mỗi người đều mang trong mình tất cả các cực, có điều các cực đó mạnh, yếu thế
nào thì có sự khác nhau. 16 khuôn mẫu hình thành từ tổ hợp 4 x 4 cực, chúng là
xuất phát điểm cho sự phát triển nhân cách.
Khi làm việc với cách phân loại này trước hết các bạn hãy tự chiêm nghiệm về sự
phát triển của bản thân, trước khi bạn đòi hỏi những người khác chấp nhận và tiếp
tục phát triển cách phân loại này.
Chính vì thế hình ảnh sau cũng chỉ đề cập một cách tiếp cận sơ bộ với tổ hợp 4
x 4. Điều quan trọng hơn nhiều là tính động của các quá trình tâm lý ẩn sâu
hơn trong đó.
Ai làm việc kỹ hơn với phương pháp phân loại này sẽ có ấn tượng về sự đa dạng và
các điểm mạnh của phương pháp, nó vượt xa sự mô tả 16 loại ở trên.
16 loại tính cách
Tổ hợp 4 x 4 các thiên hướng tính cách = 16 loại


Người quản trị

Người bảo trợ
Người có tầm
nhìn xa
Người hoàn
thiện kế hoạch
Người thực tiễn
Người môi giới,
hòa giải
Người tham gia
Người thảo kế
hoạch
Người thực
dụng
Người khuấy
động
Người quảng
giao
Người cách tân

Người tổ chức


Người chăm
sóc

Người lôi cuốn
Người đề
xướng


Áp dụng
Chúng ta có thể áp dụng cả bốn cấp độ này lẫn 16 loại tính cách nói trên trong
nhiều lĩnh vực khác nhau :
- Giao tiếp
- Lập luận, thuyết phục

17
- Xung đột, tranh chấp
- Học tập và thay đổi
- Lãnh đạo
- Làm việc nhóm
Trong các trang sau là một số gợi ý dành cho các bạn.
Câu hỏi
S
N
- Người ta có thể đưa ra những
kinh nghiệm gì ?
- Có bao nhiêu yếu tố có thể
quan sát và đối chiếu so sánh
với nhau?
- Bản mô tả chính xác tình huống
là gì ?
- Một người ngoài cuộc sẽ nói gì
về việc đó ?
- Có những điều kiện chưa nói
ra ở đây ?
- Những dữ liệu dựa trên cơ sở
nào ?
- Những diễn giải có thể có đối

với các sự kiện ?
- Từ đó có thể hình thành những
xu thế gì ?
- Từ đó có thể có những khả
năng hành động gì ?
- Điều đó gợi nhớ đến tình huống
nào ?


T
F
- Những hệ quả lô gich là gì ?
- Cái gì ủng hộ? Cái gì phản đối
?
- Mục tiêu là gì ?
- Giải pháp có hiệu quả nhất ?
- Tương quan chi phí / kết quả ?
- Có những giá trị gì có vai trò ở đây
?
- Có ngoại lệ cần chú ý hay
không?
- Dự kiến về các phản ứng của
những người có liên quan?
- Công sức/chi phí đối với bản
thân và những người trong
nhóm ?

18
Thuyết phục
Thuyết phục như thế nào


ST
SF
-

Hãychỉ cho tôi thấy vệc đó là có thể
-

phải làm rõ tác động thực tế đối với
con người
-

hãy chứng minh có thể tiết kiệm tiền
bạc và thời gian
-

Bạn hãy cho tôi thấy cái lợi đối với tôi
và những người bạn khác của tôi
-

chỉ ra rằng tưong quan chi phí và lợi
ích thuận lợi
-

ý kiến đánh giá của những người đã sử
dụng
-

Có thể kiểm tra kết quả được không?
-


Hãy chỉ rõ những lợi ích tức thì
-

Phải làm rõ cái lợi và ứng dụng đặc
biệt .
-

Hãy đặt vào bối cảnh của cá nhân cần
thuyết phục
-

Tôi cần được thử trước khi mua
-

Quan tâm đến những nguyện vọng của
mọi người trong doanh nghiệp
-

Đề nghị bạn trả lời mọi câu hỏi của tôi
-

Tạo bầu không khí làm việc tốt


NT
NF
-

Thảo luận về cơ sở nghiên cứu

-

Chỉ rõ qua đó các mối quan hệ sẽ được
cải thiện như thế nào
-

Làm rõ vấn đề lý thuyết đằng sau vấn
đề này
-

Làm rõ qua đó con người sẽ phát triển
và lớn lên như thế nào
-

Thể hiện điều đó phù hợp với chiến
lược như thế nào
-

Tập trung vào tài năng của bản thân và
những người khác
-

Cho thấy năng lực sẽ được mở rộng
như thế nào
-

Chỉ rõ các quan niệm mới và triển
vọng mới sẽ được giới thiệu như thế
nào
-


Chỉ rõ những khả năng rộng lớn đến
đâu
-

Chỉ ra rằng, những người khác sẽ đánh
giá cao điều đó và sẽ thích mình.
-

Chỉ rõ các điều kiện hấp dẫn và tuyệt
vời như thế nào
-

Hãy chỉ rõ cho tôi thấy điều này là hợp

-

Là một nguồn tin đáng tin cậy
-

Tạo sự thích thú và niềm vui



19
Đối lập bổ sung cho nhau
N cần S
- để thấy được những sự kiện quan trọng.
- để nghĩ lại về các chi tiết mà trong tình huống hồi đó không mấy quan trọng
- để đọc được những chữ in nhỏ trong hợp đồng.

- để đánh giá các số liệu thống kê, đọc, kiểm tra chính xác công việc.
- để biết được người ta phải chú ý những gì trong một tình huống.
- để kiểm tra.
- để ghi nhận các chi tiết.
- và để học sự kiên nhẫn.
S cần N
- để nhận thấy các khả năng.
- để có trí sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- để xử lý một vấn đề mang tính tổng quát trong đó có những yếu tố khó lường.
- để giải thích, một người có khả năng trực giác khác đang nói về cái gì .
- để dành triển vọng cho tương lai
- để có những ý tưởng mới.
- để kích nổ, để cái dường như không thể trở thành có thể.

T cần F
- để thuyết phục.
- để giảng hòa.
- để nói trước rằng điều đó tác động đến người khác như thế nào.
- để tạo sự lạc quan, hưng phấn.
- để dậy bảo.
- để bán một cái gì đó.

20
- để quảng cáo cho một cái gì đó.
- để T-Typ có thể tự chấp nhận mình.

F cần T
- để phân tích.
- để tổ chức.
- để nhận ra sớm những điều không rõ ràng.

- để thay đổi những cái cần thay đổi.
- để cân nhắc, đối chiếu giữa "luật lệ và chứng cứ".
- để luôn theo sát các định hướng.
- để bảo đảm sự kiên định trước phe đối lập.

Học và những thay đổi
ISTJ
ISFJ
INFJ
INTJ
ISTP
ISFP
INFP
INTP
ESTP
ESFP
ENFP
ENTP
ESTJ
ESFJ
ENFJ
ENTJ



ES
IS
EN
IN
Được thúc đẩy bởi

Hành động
Việc làm
Nghiên cứu
Kiểm tra
Làm việc
Phát minh
Sự hiểu biết
Sự toàn diện
Ưu tiên học thông
qua

Ứng dụng
Khẳng định
qua các sự
kiện
Mở ra những
khả năng
mới
Xác định kỹ
hơn về khái
niệm

21
Tiến hành thay đổi
thông qua

Tính phương
pháp

Làm từng

bước

Đột xuất, tùy
hứng

Cá nhân

Khẳng định các
thay đổi thông qua
Công việc
hàng ngày
Nhận thức
mới

Thay đổi bên
ngoài
Lý thuyết
mới

Những điểm yếu
tiềm tàng nằm ở
Thiển cận

Sa đà vào
các tiểu tiết

Manh mún

Xa rời thực tế



Lãnh đạo
ISTJ
ISFJ
INFJ
INTJ
ISTP
ISFP
INFP
INTP
ESTP
ESFP
ENFP
ENTP
ESTJ
ESFJ
ENFJ
ENTJ


SJ
SP
NT
NF
Giá trị
Truyền thống
Ổn định
Hiệu quả
Trách nhiệm
Sự trung thành

Linh hoạt
Thích nghi
Chủ nghĩa thực
dụng
Hiệu quả
Tầm nhìn
Năng lực
Hệ thống
Sáng tạo
Ích lợi xã hội
Sự phát triển
bản thân
Tăng trưởng
Sự hài hòa
Chiến lược
Ngoại suy
tuyến tính
Lên kế hoạch
công việc
Phương cách
Kiểm tra
thường xuyên
và kỹ
Mê hoặc, hấp
dẫn
Sách lược
chiến lược
Phản ứng
Chấp nhận rủi
ro

Thích nghi
Tầm nhìn tổng
thể
Nhà xây dựng
Phát triển các
hệ thống nhất
quán
Khả năng kiến
thiết
Sự nhất quán về
giá trị
Quan tâm đến
sự phát triển
Quan tâm đến
quá trình nhiều
hơn là nội dung

22

SJ
SP
NT
NF
Lãnh đạo

Mục tiêu rõ
ràng, lượng
hóa được
Số liệu
Chú ý đến thời

gian và kế
hoạch
Phương cách
Giảm chi phí
Thương lượng
theo từng bước
Đưa hết sức để
quản lý
Phút cuối cùng
Thay đổi là
một phản ứng
đối với xung
quanh
Lănh đạo trên
cơ sở các
nguyên tắc đã
quy định
Phát triển mục
tiêu
Phân cấp các
việc sự vụ
Mục tiêu thông
qua sự tham gia
của mọi người
Phân cấp lãnh
đạo
Thu hút sự
tham gia của
mọi người






Modelle
Modell cơ học
Cấu trúc hình
tháp
Ưu tiên cái đã
biết và cái
đang thử
nghiệm
Modell tổ chức
Cấu trúc không
chính thức
Ưu tiên cho
cảm hứng
eingebung
Modelle não
Cấu trúc ma
trận
Nghiên cứu ý
tưởng
Nghiên cứu
Modell văn hóa
Cấu trúc mạng
lưới
Ý nghĩa của
tương tác xã
hội

Động cơ
Uy tín về cấp
bậc
Phục tùng và
đòi hỏi phục
tùng
Trao đổi thông
tin có tổ chức
bằng văn bản
Quyền lực
công bằng và
an toàn
Uy tín thông
qua làm gương
Không ủng hộ
uy quyền hình
thức
Đòi hỏi người
khác có sáng
kiến
Giao tiếp
không chính
thức bằng
miệng
Người hòa giải
Uy tín thông
qua năng lực
Đòi hỏi người
khác phải có
tính độc lập

Giao tiếp
không đích
danh
Có xu hướng
bướng bỉnh
Giao nhiệm vụ
Có nhu cầu
cao
Chê nhiều,
khen ít
Uy tín thông
qua thuyết phục
Đòi hỏi người
khác phải cùng
ý tưởng
Tham gia giao
tiếp
Hài hòa
sự tham gia của
mọi người
Thiên bẩm
Động cơ
Chất xúc tác


23







24



25


×