Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bài tham luận nâng cao chất lượng bộ môn Anh Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.88 KB, 2 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG BỘ MÔN ANH VĂN
Nhằm tiếp tục thực hiện chủ đề của năm học” Đổi mới công tác quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục” và để thúc đẩy việc học tập của học sinh đạt hiệu quả cao
hơn nữa trong các bộ môn nói chung cũng như trong bộ môn Anh văn nói
riêng.Tôi xin đưa ra một số thực trạng trong việc dạy và học và nêu lên các giải
pháp sau:
I.Thực trạng
* Đối với HS:
Đa số học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ nhận thức còn nhiều hạn
chế, do vậy việc tiếp thu kiến thức gặp rất nhiều khó khăn và việc vận dụng kiến thức đã học
để làm bài đạt hiệu quả rất thấp. Hơn nữa do đặc thù của bộ môn Tiếng anh đòi hỏi HS phải có
sự tư duy cao độ, lôgic chặt chẽ nên việc vận dụng học môn Tiếng anh gặp rất nhiều khó khăn.
Do đặc thù vùng miền nên điều kiện kinh tế gia đình các em rất khó khăn, các em một buổi
đi học, một buổi phải giúp đỡ gia đình làm kinh tế nên các em không có nhiều thời gian đầu tư
cho việc học bài cũ và làm bài tập ở nhà cũng như chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Đối với bộ
môn Anh văn việc học phải đi đôi với thực hành, các em được nghe, được đọc và các em cần
phải được luyện nói hàng ngày thì khả năng tiếp thu và hiểu được kiến thức mới cũng như ghi
nhớ các kiến thức đã học mới đạt được chất lượng và hiệu quả.
Đối với học sinh lớp 6 mới lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng anh, việc phát âm Tiếng
việt ở nhiều em còn chưa rõ thì việc nghe và nói bằng tiếng anh chắc chắn là một việc hết sức
khó khăn, nên sự thường xuyên tích cực được nghe, được nói tiếng Anh sẽ là một việc đem lại
hiệu quả hơn trong việc dạy và học môn tiếng Anh.
Cũng do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên sự quan tâm đến việc học hành của con em
mình của các bậc phụ huynh là rất ít, có khi còn là không có và sẽ dẫn đến các em lơ là chểnh
mảng việc học hành là điều tất yếu. Hơn nữa ở một số ít các bậc phụ huynh quan tâm đến việc
học của con mình thì trình độ nhận thức và sự hiểu biết của họ còn rất hạn chế, chính các bậc
phụ huynh còn chưa đọc thông viết thạo tiếng việt thì làm sao họ có thể đọc được, hiểu được
tiếng Anh và chính các bậc phụ huynh còn chưa tiếp xúc với tiếng Anh thì làm sao có thể dạy
lại cho con cái họ.
Các em học sinh còn nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng nên việc tiếp thu kiến thức rất khó
khăn, nắm kiến thức rất hời hợt, khả năng quan sát rất hạn chế, tính tư duy không linh hoạt


sáng tạo, diễn đạt thiếu mạch lạc, không vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới. Khi ngồi học
không tập trung nghe giảng, không có ý thức tự học bài nên tiết học trở thành áp lực tinh thần
đối với các em.
*Đối với giáo viên
Giáo viên dạy bộ môn Tiếng anh trong nhà trường đa số là mới ra trường, có kiến thức, có
sự hiểu biết nhưng năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, tuổi nghề còn non trẻ, thời gian công
tác tại địa bàn chưa lâu, chưa hiểu biết lối sống cũng như ngôn ngữ giao tiếp nên cũng gặp
nhiều khó khăn khi lên lớp
GV chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới vì tâm lí nghĩ rằng HS sẽ trả lời
không như mong đợi, không tự mình tìm ra kiến thức mới theo yêu cầu và như vậy sẽ chiếm
rất nhiều thời gian trong tiết học khiên cho việc phân phối thời gian không được hợp lý
Giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài để tìm ra kiến thức mới dẫn
đến học sinh không trả lời được thì GV sẽ cảm thấy thất vọng, ức chế khi giảng bài
Khi GV không nhận được sự hợp tác từ học sinh sẽ dẫn đến tình trạng thuyết trình 1 cách
sáo rỗng và dẫn đến GV mới là trung tâm chứ không phải học sinh
Một số tiết học áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng kết quả không khả quan vì
học sinh không chuẩn bị bài ở nhà, những hoạt động diễn ra đơn điệu không hiệu qủa
II.Giải pháp
- Kiểm tra bài cũ: Từ trước tới nay đa số GV kiểm tra bài cũ theo kiểu vấn đáp hoặc trắc
nghiệm vì vậy tính khách quan không cao, gây sức ỳ cho học sinh. Để tránh được điều
đó GV nên hướng dẫn cho học sinh cả lớp cách để đặt câu hỏi đối với bạn được kiểm tra
và bản thân học sinh không được kiểm tra cũng tự kiểm trâ bản thân mình, ôn lại kiến
thức cho mình.
- Lựa chọn phương pháp dạy học (ngay từ lúc soạn bài), phối hợp với nhau một cách
lôgic để phát huy những mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của mỗi phương pháp
- Sử dụng các PPDH một cách hợp lý, đặt những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, trọng tâm để
hướng HS tập trung vào những kiến thức cần tìm ra.
- XD kế hoạch soạn giảng phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của học sinh, nhắc nhở
uốn nắn các em trong từng tiết học để các em hướng vào kiến thức của bài.
- Phân chia đối tượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho các em.không phụ

đạo tràn lan mà cần có trọng tâm, chi tiết, phân ra các tiết phụ đạo cụ thể:kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết .Chủ yếu tập trung vào phần Language Focus để học sinh nắm vững ngữ
pháp.
- Trước khi vào bài mới giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia vào một trò chơi nhỏ có
nội dung liên quan đến kiến thức của bài học mới.
- Tạo cảm giác thoải mái cho HS trong từng tiết học tránh gây không khí căng thẳng
nặng nề cho các em.

×