Nguồn:
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT – 12
(Thời gian làm bài 60 phút – 40 câu)
1/ Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đó bị đột biến mất 1
cặp G - X thì số liên kết hiđrô của gen đó sau đột biến sẽ bằng:
a 2353 b 2352 c 2350 d 2347
2/ Một gen có 4800 liên kêt hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có
khối lượng 108.10
4
đvC. Số nuclêôtit mỗi loại sau đột biến là:
a A = T = 601, G = X = 1199 b A = T = 599, G = X = 1201
c A = T = 598, G = X = 1202 d A = T = 600, G = X = 1200
3/ Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?
a Đảo vị trí giữa 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc
b Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc
c Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu
d Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen
4/ Dạng đột biến gen nào làm cho gen sau khi đột biến có số lượng và tỉ lệ các loại nuclêôtit không thay đổi:
a Thay thế băng cặp nuclêôtit khác loại b Đảo vị trí các cặp nuclêôtit
c Mất cặp nuclêôtit d Thêm cặp nuclêôtit
5/ Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%?
(1). Bb (2). BBb (3). Bbb
(4). BBBb (5). BBbb (6). Bbbb
a (2), (4), (5) b (4), (5), (6) c (1), (2), (3) d (1), (3), (6)
6/ Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể được ký hiệu là 2n+1, đó là dạng đột biến nào?
a Thể tam nhiễm b Thể khuyết nhiễm c Thể đa nhiễm d Thể một nhiễm
7/ Thể tứ bội kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử nào?
a 100% Aa b 1 AA : 4 Aa : 1 aa c 1 AA : 1 aa d AA : 2Aa : 1 aa
8/ Cơ chế nào sau đây dẫn đến hội chứng Đao ở người?
a Giao tử n của bố kết hợp với giao tử n + 1 của mẹ.
b Giao tử của bố có 23 NST kết hợp với giao tử của mẹ có 22 NST + 2NST21
c Giao tử (22A+ Y) kết hợp với giao tử (22A+ XX)
d Cả 2 câu a và b
9/ Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến nào gây ra?
a Mất đoạn NST X b Lặp đoạn NST 21 c Lặp đoạn NST X d Mất đoạn NST 21
10/ Giới hạn của thường biến là:
a Mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của kiểu gen
b Mức phản ứng của kiểu gen trước những biến đổi của môi trường
c Mức phản ứng của môi trường trước một kiểu gen
d Mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của môi trường
11/ Biến đổi nào sau đây không phải của thường biến:
a Tắc kè đổi màu theo nền môi trường b Hồng cầu tăng khi di chuyển lên vùng cao
c Xù lông khi gặp trời lạnh d Thể bạch tạng ở cây lúa
12/ Hiện tượng ưu thế lai được biểu hiện trong:
a Lai khác dòng b Lai kinh tế c Lai khác thứ d Cả 3 câu a. b và c
13/ Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa vàng là trội so với alen a quy định tính trạng hoa trắng.
Cho cây hoa vàng kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc qua 2 thế hệ liên tiếp thì tỉ lệ cây hoa vàng ở F2 là bao
nhiêu?
a 3/8 b 5/8 c 3/4 d 1/ 4
14/ Tác nhân nào được dùng chủ yếu để gây đột biến gen ở bào tử?
a Chùm nơtron b Tia Bêta c Tia tử ngoại d Tia gamma
15/ Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng:
a vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin ở người
b nẫm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh để tạo sinh khối
c penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc
d vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên
16/ Cấu trúc di truyền của một quần thể ban đầu như sau: 36AA : 16aa. Nếu đây là một quần thể tự thụ thì cấu
trúc di truyền của quần thể sau 6 thế hệ là:
a 50%AA : 50%aa b 36AA : 16aa
c 16AA : 36aa d 0,75AA : 0,115Aa : 0,095aa
17/ Một cá thể có kiểu gen AaBb sau 1 thời gian dài thực hiện tự thụ phấn, số dòng thuần xuất hiện là:
Nguồn:
a 6 b 2 c 4 d 3
18/ Trong chọn giống người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm:
a tăng biến dị tổ hợp b giảm tỉ lệ thể đồng hợp
c tăng tỉ lệ thể dị hợp d tạo dòng thuần
19/ Hoocmon insulin được sử dụng để điều trị bệnh
a Đái tháo đường b Suy dinh dưỡng ở trẻ em c Nhiễm trùng d Rối loạn hoocmon nội
tiết
20/ Kĩ thuật cấy gen thường không sử dụng để tạo:
a hoocmon insulin b hoocmon sinh trưởng c thể đa bội d chất kháng sinh
21/ phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền học người
a phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh b phương pháp lai phân tích
c phương pháp phả hệ d phương pháp di truyền tế bào
22/ nghiên cứu di truyền người có những khó khăn do:
a khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con
b bộ nhiễm sắc thể lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc vật chất di truyền phức tạp
c các lí do phạm vi xã hội, đạo đức.
d tất cả đều đúng
23/ Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:
a sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay
b di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá
c sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín
d tất cả các câu đều đúng
24/ Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch là:
a suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng
b tài liệu nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất
c suy được tuổi của các lớp đất chứa chúng
d tất cả các câu đều đúng
25/ Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng
tự nhân đôi, tự đổi mới:
a prôtêin - axit nuclêic b prôtêin – lipit
c prôtêin - cacbon hyđrat d prôtêin - saccarit
26/ Mầm mống những cơ thể đầu tiên được hình thành trong giai đoạn:
a tiến hoá sinh học b tiến hoá tiền sinh học
c tiến hoá lí học d tiến hoá hoá học
27/ Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là:
a vốn gen của quần thể b đột biến NST
c biến dị đột biến d biến dị tổ hợp
28/ Thực vật và động vật có tỉ lệ giao tử mang đột biến gen khá lớn do:
a nhạy cảm với các tác nhân đột biến b số lượng tế bào sinh dục lớn và số lượng gen trong mỗi tế bào
khá cao
c có một số gen rất dễ bị đột biến d từng gen riêng rẽ có tần số đột biến tự nhiên rất cao
29/ Thể song nhị bội là cơ thể có:
a tế bào mang bộ NST tứ bội b tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau
c tế bào mang bộ NST lưỡng bội 2n d tất cả các câu đều sai
30/ Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở:
a động vật b thực vật c động vật kí sinh d động vật ít di động
31/ Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên(CLTN) là không đúng:
a CLTN làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định
b dưới tác dụng của CLTN các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi
c CLTN không chỉ tác động đối với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với
từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể
d trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột
biến trung tính qua đó biến đổi thành kiểu gen của quần thể
32/ Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt 2 loài giao phối có quan hệ thân thuộc :
a tiêu chuẩn di truyền b tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh
c tiêu chuẩn địa lí - sinh thái d tiêu chuẩn hình thái
33/ Vai trò của hiện tượng biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là:
a nguồn nguyên liệu cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên
b dẫn đến sự hình thành loài mới trong một thời gian ngắn
Nguồn:
c làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột
d làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo một hướng xác định
34/ Phát biểu nào sau đây đúng về điểm chung của đột biến và biến dị tổ hợp?
a đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
b đều ngẫu nhiên, riêng lẽ, không định hướng
c đều phát sinh trong quá trình phát triển cá thể
d đều đồng loạt, có thể định hướng
35/ Đột biến xảy ra trong gen B làm mất axit amin thứ 4 của prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp. Dạng đột biến
và vị trí đột biến là:
a thay thế 3 cặp nuclêôtit 7, 8, 9 b mất 3 cặp nuclêôtit 13, 14, 15
c mất 3 cặp nuclêôtit 4, 5, 6 d mất 3 cặp nuclêôtit 10, 11, 12
36/ Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn d gây ra, gen D qui định bình thường. Những người bạch tạng được
gặp với tần số 0.09%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là:
a 0,9409DD : 0,0582Dd : 0,0009dd b 0,0582DD : 0,9409Dd :0,0009 dd
c 0,49DD : 0,42Dd : 0,09dd d 0,0009DD : 0,0582Dd : 0,9409dd
37/ Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
Quần thể 1: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
Quần thể 2: 0,48AA : 0,44Aa : 0,08aa
Quần thể 3: 0,39AA : 0,42Aa : 0,19aa
Quần thể 4: 0,49AA : 0,44Aa : 0,07aa
Trong các quần thể trên, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
a Quần thể 1 b Quần thể 2 c Quần thể 3 d Quần thể 4
38/ Gen A bi đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit giữa cặp số 4 và 5 tạo thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp
khác prôtêin do gen A tổng hợp:
a 1 axit amin do bộ ba có nuclêôtit thêm mã hoá b prôtêin do 2 gen tổng hợp giống nhau
c toàn bộ axit amin của prôtêin hoàn chỉnh d từ axit amin thứ 2 của prôtêin hoàn chỉnh
39/ Trong quá trình phát sinh loài người, nhân tố lao động đã không phát huy tác dụng vào giai đoạn:
a người cổ b người hiện đại
c vượn người hoá thạch d người vượn
40/ Những điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh:
a người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi
b quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống
c người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là các vượn người hoá thạch
d vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người
¤ Đáp án của đề thi:12
1[ 1]d 2[ 1]b 3[ 1]c 4[ 1]b 5[ 1]d 6[ 1]a 7[ 1]b 8[ 1]d
9[ 1]c 10[ 1]b 11[ 1]d 12[ 1]d 13[ 1]b 14[ 1]c 15[ 1]a 16[ 1]b
17[ 1]c 18[ 1]d 19[ 1]a 20[ 1]c 21[ 1]b 22[ 1]d 23[ 1]b 24[ 1]d
25[ 1]a 26[ 1]b 27[ 1]c 28[ 1]b 29[ 1]b 30[ 1]b 31[ 1]d 32[ 1]a
33[ 1]c 34[ 1]a 35[ 1]b 36[ 1]d 37[ 1]a 38[ 1]c 39[ 1]c 40[ 1]b