Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

hướng dẫn mới của hội bệnh cao huyết áp âu châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.9 KB, 5 trang )

Hướng Dẫn Mới Của Hội Bệnh Cao Huyết Áp Âu Châu
Người đọc: Dược sĩ Lê-văn-Nhân
Từ viết tắt:
- ESH ( European Society of Hypertension): hội bệnh cao huyết áp Âu châu
- ESC (European Society of Cardiology): hội bệnh tim Âu châu
- RCT (Randomized Controlled Trials): thử nghiệm ngẩu nhiên và có kiểm chứng
Bảng cập nhật hướng dẫn cao huyết áp Âu châu:
Hội bệnh cao huyết áp Âu châu đưa ra bảng cập nhật hướng dẫn trong tháng 10.2009, đăng trên báo
Journal of Hypertension, đưa thêm chứng cứ mới trong những nghiên cứu hoàn tất từ năm 2007, khi
bảng hướng dẫn trước công bố cùng với hội bệnh tim Âu châu.Vài dữ liệu mới củng cố hướng dẫn
trước, vài dữ liệu khác làm thay khuyến cáo; và vài dữ liệu đưa đến giải thích trái ngược có thể làm
lẫn lộn trong thực hành.
Bảng hướng dẫn mới vẫn giữ ngưỡng huyết áp và mục tiêu cho bệnh nhân từ 80 tuổi trở xuống của
hướng dẫn năm 2007 cũng như JNC 7 của Hoa-kỳ:
- nếu bệnh nhân không có nguy cơ gì khác thì bắt đầu điều trị khi huyết áp vượt ngưỡng 140/90 mm
Hg và không chịu xuống, và huyết áp mục tiêu là < 140/90 mm Hg.
- nếu bệnh nhân có nguy cơ cao hay rất cao, bắt đầu điều trị khi huyết áp ≥ 130/85 mm Hg và huyết
áp mục tiêu là 130/80 mm Hg.
Giáo sư tiến sĩ Mancia đồng chủ tịch ESH, bảo chứng cứ cho những lời khuyên vẫn từ dữ liệu quan
sát, phân tích kết quả những thử nghiệm liên quan với nhau, và tác dụng của hạ huyết áp lên hư hại
dưới lâm sàng. Cần có thêm những chứng cứ trong viển cứu để hổ trợ cho những lời khuyên này.
Bảng cập nhật cũng phản ảnh chứng cứ mới thêm vào là hạ huyết áp dưới mục tiêu có thể có hại.
Cho đến nay chỉ có 1 nghiên cứu HOT ( Hypertension Outcomes Treatment tạm dịch là Kết quả
điều trị cao huyết áp) điều tra đường biểu diễn hình chữ J (J-curve), trị số huyết áp dưới đó có thể có
hại. Nhưng phân tích hồi cứu vẫn cho thấy ở bệnh nhân có nguy cơ cao tim mạch, có lý do để quan
ngại khi điều trị huyết áp tâm trương dưới 70 mm Hg và huyết áp tâm thu dưới 120 mm Hg. Ông
giải thích thêm đáy đường biểu diễn hình chữ J biến đổi tùy theo từng bệnh nhân, tuổi tác, tình trạng
lâm sàng và hiệu quả tự điều hòa huyết áp.
Cập nhật điều trị:
Bảng hướng dẫn cao huyết áp năm 2007 của ESC.ESH nêu 5 loại thuốc được xem là thích hợp cho
điều trị tuyến đầu:


- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc ức chế men chuyển ACE (ACE-I)
- Thuốc chẹn kênh calcium (CCB)
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (ARB)
- Beta-blocker
Một số thử nghiệm mới và những phân tích hồi cứu thêm vào đưa thêm chứng cứ quan trọng thiên
về tác dụng bảo vệ của thuốc ức chế men chuyển ACE, ARB và CCB một mình hay kết hợp. Dùng
beta-blocker trong cao huyết áp vẫn có nhiều mâu thuẫn, nhưng giáo sư Marcia xác nhận ESH
không đi theo lối của bảng hướng dẫn cập nhật mới nhất của vương quốc Anh, loại bỏ beta-blocker
trong điều trị tuyến 1, 2 và 3, cho cao huyết áp không có biến chứng, và chỉ xem là chọn lựa thứ tư
trong điều trị. Chứng cứ thử nghiệm lâm sàng cũng như phân tích meta cho thấy beta-blocker có tiện
lợi cũng như bất tiện tương đối, theo lời giáo sư Mancia.
Bảng hướng dẫn trước đây mạnh mẻ ủng hộ điều trị kết hợp, nhiều bệnh nhân cao huyết áp cần đạt
huyết áp mục tiêu. Bảng cập nhật sẽ thêm sử dụng kép ngăn chặn hệ renin-angiotensin với ACE-I và
ARB hữu ích cho bệnh nhân bệnh thận mà protein niệu không giảm đủ với ARB hay ACE-I một
mình. Chứng cứ của kết hợp này là bảo vệ thận và hệ tim mạch từ nghiên cứu COOPERATE
( Combination Treatment of Angiotensin-II Receptor Blocker and ACE Inhibitor in Nondiabetic
Renal Disease trial tạm dịch là điều trị kết hợp ARB và ACE-I ở bệnh thận không tiểu đường). Tuy
nhiên, kết hợp này thường đi kèm với chức năng thận tệ hại hơn. Giáo sư marcia nhấn mạnh:” cần
phải nhớ chứng cứ trực tiếp ưu điểm khi ngăn chặn đôi hệ renin-angiotensin để bảo vệ thận/tim
mạch vẫn giới hạn, và thường đi kèm với gia tăng tác dụng phụ”.
Nhóm bệnh nhân đặc biệt:
Từ khi công bố nghiên cứu HYVET ( HYpertension in the Very Elderly Patients: tăng huyết áp ở
người rất cao tuổi) cho thấy hạ huyết áp có lợi cho những bệnh tim mạch chính ở bệnh nhân từ 80
tuổi trở lên, nghiên cứu này chưa cho biết là có phải cho tất cả bệnh nhân lứa tuổi này uống thuốc
cao huyết áp không?
ESH cũng tuyên bố tại Milan, Ý là họ sẽ đưa ra những lời khuyên để quản lý cao huyết áp ở trẻ em
và vị thành niên (trẻ sơ sinh đến 18 tuổi). Nhóm tuổi này thường không được đề cập đến trong
những bảng hướng dẫn trước.
Rất ít chứng cứ điều trị huyết áp dưới mức mục tiêu

Dựa trên dữ liệu thử nghiệm ngẩu nhiên có kiểm chứng, không có chứng cứ nào bảo hạ huyết áp
dưới mục tiêu 140-160/90-100 mm Hg có lợi cho bất cứ bệnh nhân cao huyết áp nào để giảm tử suất
và bệnh suất. Chứng cứ duy nhất ủng hộ lời khuyên huyết áp mục tiêu huyết áp tâm trương ≤90-100
mm Hg, nhưng không giảm thêm được tử suất và bệnh suất khi hạ xuống ≤ 85 mm Hg, theo bác sĩ
Jose Agustin Arguedas ở Costa Rica và cộng sự, trong Cochrane Databasr of Systematic Reviews.
Huyết áp mục tiêu tối ưu cho huyết áp tâm thu chưa được thử nghiệm với nghiên cứu ngẫu nhiên có
kiểm chứng. Cũng vì thiếu dữ liệu báo cáo về tác dụng nghịch, không thể loại bỏ khả năng hạ huyết
áp dưới mục tiêu có thể liên quan đến gây hại.
Trong hồi cứu, bác sĩ Arguedas và cộng sự tìm tài liệu tham khảo trong MEDLINE, EMBASE, và
COCHRANE Central Register of Controlled Trials để chọn những nghiên cứu ngẩu nhiên có kiểm
chứng so sánh bệnh nhân huyết áp dưới mục tiêu (≤ 135/85 mm Hg) với bệnh nhân huyết áp căn bản
(≤ 140-160/90-100 mm Hg) cung cấp kết quả chính là tử vong tổng quát, tác dụng nghịch tổng quát,
và sự cố tim mạch. Không có thử nghiệm nào so sánh những huyết áp tâm thu mục tiêu khác nhau
được tìm thấy, nhưng 7 thử nghiệm, gồm 22 089 bệnh nhân so sánh huyết áp tâm trương mục tiêu
khác nhau. Trong những thử nghiệm này, mặc dầu giảm trung bình huyết áp tâm thu 3.9 mm Hg và
huyết áp tâm trương 3.4 mm Hg so với người ở mức huyết áp mục tiêu căn bản trong 4 năm, không
thấy khác biệt giữa 2 nhóm về tử suất tổng quát tim mạch hay không phải tim mạch, hay bệnh suất
tim mạch hay thận (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim mãn hay bệnh thận giai đoạn cuối). Phân tích
độ nhạy ở bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân suy thận mãn, cũng không chứng minh giảm tử suất
hay bệnh suất khi hạ huyết áp dưới mức mục tiêu. Bác sĩ Arguedas và cộng sự dự định nghiên cứu
riêng rẻ để xem hạ huyết áp dưới 130/80 mm Hg có ảnh hưởng lên bệnh suất và tử suất so với huyết
áp mục tiêu. Họ cũng ghi chú là nghiên cứu ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in
Diabetes tạm dịch là hành động kiểm soát nguy cơ tim mạch trong bệnh tiểu đường) đang thử lại giả
thiết huyết áp tâm trương mục tiêu < 120 mm Hg khi kiểm soát tốt mức đường, có giảm được tỷ số
sự cố tim mạch so với phương pháp giữ huyết áp tâm thu < 140 mm Hg.
Bác sĩ Arguedas và cộng sự cũng chỉ ra mục tiêu khuyên trong các bảng hướng dẫn dựa trên kết quả
nghiên cứu quan sát bệnh nhân nhóm này và trên giải thích kết quả nghiên cứu ngẩu nhiên có kiểm
chứng như là nghiên cứu quan sát. Những dữ liệu đó phải được giới hạn trong đề nghị giả thuyết.
Cần nhiều hơn những thí nghiệm như ACCORD trong dân số bệnh nhân toàn phần và bệnh nhân có
bệnh tiểu đường, suy thận mãn, bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại

vi và phình động mạch chủ bụng.
Trong khi chờ đợi, huyết áp mục tiêu đề nghị trong những bảnh hướng dẫn, kể cả JNC 7 của Hoa-kỳ
và hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới, ESH.ESC, hội bệnh cao huyết áp Anh quốc, hội bệnh tiểu
đường Hoa-kỳ, hội bệnh tim Hoa-kỳ gây lầm lạc và không thích hợp, theo ý kiến của nhóm này.
Thử nghiệm ngẫu nhiên ủng hộ kiểm soát chặt chẻ huyết áp tâm thu ở người không bệnh tiểu đường
với bệnh cao huyết áp (Cardio-Sis)
Đây là 1 nghiên cứu ở Ý nhiều trung tâm, mà bệnh nhân có vẻ cao huyết áp tâm thu đề kháng, báo
cáo trên báo Lancet. Nghiên cứu gồm 1111 bệnh nhân không tiểu đường tuổi từ 55 trở lên với huyết
áp tâm thu trên 150 mm Hg được phân phối ngẩu nhiên thành 2 nhóm mục tiêu huyết áp tâm thu <
140 mm Hg (nhóm chứng) và huyết áp tâm thu mục tiêu < 130 mm Hg. Tất cả những người tham dự
uống thuốc trị cao huyết áp trong 12 tuần hay lâu hơn và có thêm ít nhất 1 yếu tố nguy cơ, được
ESH/ESC định nghĩa:
• hút thuốc
• cholesterol toàn phần ≥ 5.2 mmol/L
• HDL cholesterol < 1.0 mmol/L
• LDL cholesterol ≥ 3.4 mmol/L
• Người ruột thịt trong gia đình bị bệnh tim mạch khi còn trẻ
• trước đó có bị thiếu máu cục bộ tạm thời (TIA) hay đột quị, và
• bệnh động mạch vành hay động mạch ngoại vi
Người có mức glucose bụng đói ≥ 7.0 mmol/L hay có lịch sử bệnh tiểu đường đều bị loại ra khỏi
nghiên cứu. Thuốc dùng nhản mở (bác sĩ và bệnh nhân biết tên thuốc) để đạt mục tiêu.
Trong thời gian theo dõi 2 năm, huyết áp tâm thu và tâm trương giảm trung bình 23.5/8.9 mm Hg ở
nhóm kiểm chứng và 27.3/10.4 mm Hg ở nhóm kiểm soát chặt chẻ. Nhóm kiểm chứng đạt huyết áp
trung bình 135/78.6 mm Hg và nhóm kiểm soát chặt chẻ 131.9/77.4 mm Hg. Trong nhóm kiểm soát
chặt chẻ, 72.2% bệnh nhân đạt huyết áp tâm thu < 130 mm hg và trong nhóm chứng 78.7% đạt mục
tiêu < 140 mm Hg. Trong thời gian nghiên cứu, dùng thuốc chống huyết áp tăng ngang nhau ở 2
nhóm mặc dầu thuốc lợi tiểu và ARB dùng thường xuyên hơn ở nhóm kiểm soát chặt chẽ.
Cuối nghiên cứu, 17.0% nhóm kiểm soát huyết áp bình thường thử điện tâm đồ ghi nhận tâm thất
trái lớn, kết quả chính của thử nghiệm, so với chỉ 11.4% nhóm kiểm soát chặt chẻ (P= 0.013). Tập
hợp kết quả tim mạch xảy ra 9.4% bệnh nhân nhóm kiểm soát thường so với 4.8% ở nhóm kiểm soát

chặt chẻ (P= 0.003). Trong số thành phần của tập hợp kết quả thử nghiệm, tỷ suất rung nhĩ mới và
tái tạo động mạch vành thấp hơn ở nhóm kiểm soát chặt chẻ ( 1.8% so với 3.8%, P=0.044; và 0.9%
so với 2.7%, P= 0.032 theo thứ tự). Sự cố tác dụng nghịch hiếm, thường nhẹ, và không khác biệt
đáng kể giữa 2 nhóm.
Bác sĩ Verdecchia và cộng sự bảo vì giới hạn nghiên cứu ( không mù đôi và ít sự cố lâm sàng so
mẫu thử nhỏ), kết quả phải được xem như là 1 giả thiết mặc dầu dữ liệu có thể có ích để chuẩn bị
cho nghiên cứu lớn hơn. Một nghiên cứu đang nằm trong kế hoạch là SPRINT ( Systolic Blood
Pressure Intervention Trial tạm dịch là thử nghiệm can thiệp huyết áp tâm thu) , do viện y tế quốc
gia Hoa-kỳ tài trợ, sẽ thử tác dụng kiểm soát huyết áp chặt chẻ với huyết áp tâm thu < 120 mm hg so
với kiểm soát thường < 140 mm Hg để ngừa bệnh tim mạch trong khoảng 7500 người. Những người
tham dự vào nghiên cứu SPRINT sẽ có tuổi từ 55 trở lên với huyết áp tâm thu ≥ 130 mm Hg và ít
nhất có thêm 1 yếu tố nguy cơ. Những người bệnh tiểu đường hay bị đột quỵ sẽ bị loại khỏi nghiên
cứu vì họ là nhóm mục tiêu của nghiên cứu ACCORD cũng được viên quốc gia y tế Hoa-kỳ tài trợ.
Theo báo Lancet, đây là thử nghiệm đầu tiên để biết hạ huyết áp tâm thu dưới mức 130 mm Hg có
lợi ích không.
Những tác dụng thêm vào hay độc lập khác khi hạ huyết áp và kiểm soát chặt chẻ mức glucose ở
người bệnh tiểu đường.
Phân tích thêm dữ liệu từ nghiên cứu ADVANCE cho thấy kết hợp hạ huyết áp và kiểm soát chặt
chẻ mức glucose ở bệnh nhân tiểu đường type 2 ít nhất cũng ngang với mỗi điều trị một mình trên
mặt kết quả lâm sàng, và vài kết quả thấy tốt hơn.
Nghiên cứu ADVANCE báo cáo tác dụng có lợi riêng rẻ khi hhuyết áp với perindopril-indapamide
và kiểm soát chặt chẻ mức glucose với gliclaside nhả biến đổi (Diamicron MR) với bệnh nhân tiểu
đường type 2 có biến chứng mạch máu. Nghiên cứu quốc tế ở 11 140 người bệnh tiểu đường type 2,
sau 6 tuần vận động, được phân phối ngẩu nhiên kết hợp liều cố định perindopril-indapamide
(2/0.625 mg trong 3 tháng rối 4/1.25 mg ) hay giả dược, và kiểm soát chặt chẻ mức glucose để mức
HbA1c ≤ 6.5% hay chỉ kiểm soát mức glucose căn bản (mức HbA1c theo hướng dẫn địa phương).
Những người trong nhóm kiểm soát chặt chẻ dùng gliclaside MR (30-120 mg/ngày) và những thuốc
hạ đường khác do bác sĩ chọn.
Những thành viên của nghiên cứu ADVANCE phân tích hàng năm hiệu quả của 2 điều trị riêng rẻ
và kết hợp lên nguy cơ sự cố mạch máu lớn và vi mạch, sự cố ở thận, và tử vong trong thời gian

theo dõi trung bình 4.3 năm. Cuối nghiên cứu, huyết áp giảm trung bình 7.1/2.9 mm Hg và HbA1c
giảm trung bình 0.61% ở những bệnh nhân điều trị cả hai so với người không điều trị. Không có
tương tác hiệu quả giữa hạ huyết áp và kiểm soát mức glucose chặt chẽ lên kết quả nghiên cứu, cho
thấy hiệu quả của 2 can thiệp này độc lập với nhau.
Hiệu quả của 2 can thiệp riêng rẽ có vẻ cao hơn so với 1 can thiệp về kết quả ở thận và tử vong. so
với người không điều trị, kết hợp can thiệp giảm nguy cơ:
• bệnh thận mới hay tệ hại hơn 33%
• macroalbumin niệu mới xảy ra 54%
• microalbumin niệu mới xảy ra 25%
Các nhà nghiên cứu bảo kết hợp hạ huyết áp và kiểm soát mức glucose thích hợp và hiệu quả.
Thuốc chẹn kênh calcium (CCB) là thuốc hạ huyết áp ưa chuộng cho bệnh nhân ghép thận:
Theo một nghiên cứu đăng trên Cochrane Data base of Systematic Reviews và trên báo Transplant
(ghép tạng), thuốc chẹn kênh calcium phải là điều trị cao huyết áp tuyến đầu cho người ghép tạng.
Điều này khác với bảng hướng dẫn của của hội khởi xướng phẩm chất bệnh thận (K/DOQI) không
khuyên dùng bất cứ nhóm thuốc trị cao huyết áp nào là điều trị tuyến đầu cho bệnh nhân ghép tạng.
Thuốc chống men chuyển ACE và ARB, được khuyên dùng cho bệnh nhân bệnh thận tiểu đường
nhưng không ghép thận và những bệnh nhân khác suy thận mãn và protein niệu, không thấy lợi ích
cho bệnh nhân ghép tạng.
Bác sĩ Nicholas B. Cross, chuyên khoa dịch bệnh lâm sàng, bệnh viện nhi đồng ở Westmead Úc
châu và cộng sự, tìm trên MEDLINE, EMBASE, CENTRAL tìm những báo cáo thử nghiệm dùng
thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân ghép thận trong 2 tuần hay lâu hơn. Họ tìm được tất cả 3802 bệnh
nhân. 29 nghiên cứu (2262 người tham dự) so sánh CCB với giả dược hay không điều trị, 10 (445
người tham dự) so sánh thuốc chống men chuyển với giả dược hay không điều trị, và 7 (405 người
tham dự) so sánh CCB với thuốc chống men chuyển.
Phân tích 17 nghiên cứu so sánh CCB với giả dược hay không điều trị (thêm thuốc ở bất cứ nhánh
nào nếu cần thiết) gợi ý dùng CCB thường xuyên giảm mất tạng ghép 25%. Điều trị CCB cũng tăng
chức năng lọc cầu thận (GFR) 4.45 ml/phút và giảm creatinin huyết thanh 10.13 μmol/L) cả hai là
kết quả đại diện cho tạng ghép sống sót. Hiệu quả có lợi của CCB không tính sự sai biệt huyết áp và
tin cậy trong toàn nghiên cứu với những khác biệt người tham dự như đặc tính, liều điều trị và can
thiệp thêm cho phép, theo lời các nhà nghiên cứu.

Dữ liệu từ 10 nghiên cứu so sánh thuốc chống men chuyển với giả dược hay không điều trị không
kết luận được cho GFR, và mất tạng ghép biến đổi, nên loại khỏi phân tích meta. Trong 7 nghiên
cứu so sánh đối đầu giữa CCB với thuốc chống men chuyển, CCB tốt hơn thuốc chống men chuyển
trong tất cả kết quả nghiên cứu. So sánh trực tiếp với CCB, bệnh nhân dùng thuốc chống men
chuyển giảm GFR (-11.48 ml/phút). sự tụt giảm này quan sát được trong tất cả nghiên cứu, gồm 3
nghiên cứu đo GFR trong 6 tháng hay lâu hơn sau khi bắt đầu điều trị. bệnh nhân dùng thuốc chống
men chuyển cũng giảm protein niệu(-0.28 g/24 giờ) và hemoglobin (-12.96 g/L) và tăng nguy cơ cao
kali huyết (nguy cơ tương đối 3.74, khoảng tin cậy 95% 1.89-7.43). dữ liệu mất tạng ghép không kết
luận được. Không có đủ nghiên cứu của những nhóm thuốc khác để đưa ra kết luận về hiệu quả
tương đối.
Bác sĩ Cross và cộng sự ghi nhận tác dụng có ích của CCB ở những bệnh nhân này, không biến đổi
do chỉ định điều trị, gợi ý lớp CCB có thể có lợi cho bệnh nhân, bất kể huyết áp lúc ban đầu ra sao.
dữ liệu cũng gợi ý CCB dihydropyridine (amlodipin, felodipin, isradipine, nifedipin, v.v.) có thể
được chuộng hơn nhóm không phải dihydropyridine (verapamil,diltiazem), tacrolimus, dùng cho
bệnh nhân ghép thận. Những nghiên cứu với CCB dihydropyridine cũng báo cáo khác biệt nhiều về
mức creatinin huyết thanh
Do thiếu dữ liệu báo cáo của nhóm thuốc chống men chuyển ở bệnh nhân ghép thận, các nhà điều
tra bảo họ không thể loại bỏ hoàn toàn vai trò của thuốc chống men chuyển trong chỉ định này. Tuy
nhiên, thuốc chống men chuyển có lợi cho 1 cá nhân nào không, có thể cân bằng với điều hại ( tăng
nguy cơ thiếu máu, cao Kali huyết, giảm GFR) và lợi ( giảm protein niệu, điều trị lớn tâm thất trái).
Tiền cao huyết áp không liên quan với tăng nguy cơ bệnh thận ở bệnh nhân không béo mập
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu đại học khoa học và kỹ thuật Na-uy (NTNU) đăng trên báo
American Journal Of Kidney Disease tháng 6/09, những người tiền cao huyết áp (120-139/80-89
mm Hg) không tăng nguy cơ bệnh thận nếu BMI < 30.0 kg/m2, tuy nhiên nguy cơ bệnh thận tăng
lên đáng kể khi tiền cao huyết áp hiện diện ở người béo mập (BMI≥ 30 Kg/m2)
Nghiên cứu ở Hoa-kỳ và Á châu đã cho thấy tiền cao huyết áp có thể tăng nguy cơ bệnh thận trầm
trọng. Đồng thời, béo mập cũng đã biết đưa đến bệnh thận ở giai đoạn cuối (ESRD) và tử vong do
suy thận mãn vì bệnh tiểu đường và cao huyết áp. sự tăng nguy cơ này khiến các nhà nghiên cứu
muốn biết những người tiền cao huyết áp có phải được điều trị không nếu có thêm những nguy cơ
tim mạch khác như béo mập. Vì hơn 30% dân số Hoa-kỳ và Âu châu có thể xếp vào nhóm tiền cao

huyết áp, nên đây là vấn đề lớn. Nhóm nghiên cứu của NTNU điều tra tương tác giữa huyết áp và
thể trọng đối với nguy cơ bệnh thận giai đoạn cuối hay tử vong liên quan đến suy thận mãn từ 74
986 người lớn (49% đàn ông) tham dự vào nghiên cứu HUNT 1 (Nord-Trondelag health Study) thực
hiện từ 1984 đến 1986 với 88.2% cư dân vùng Nord Trondelag tham dự. Nghiên cứu gồm khám lâm
sàng ngắn, ghi lại huyết áp, cân nặng, chiều cao và một bảng câu hỏi để thu thập thông tin những
đồng biến số khác. Dữ liệu HUNT 1 kết nối với hồ sơ bệnh thận na-uy và nguyên nhân tử vong của
Na-uy. Trong thời gian theo dõi trung bình 21 năm, 507 người đàn ông (1.4%) và 319 phụ nữ
(0.8%) khởi sự điều trị lọc thận hay chết do suy thận mãn. Họ tìm thấy liên hệ độc lập và liên tục
giữa huyết áp và thể trọng lên số bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) và tử vong do suy thận mãn. Báo
cáo cho biết nguy cơ liên quan với thể trọng bắt đầu tăng khi BMI > 25 Kg/m2. Có tác dụng hợp lực
(synergic) giữa huyết áp và BMI hướng đến có ý nghĩa thống kê. Họ bảo người tham dự tiền cao
huyết áp tăng nguy cơ điều trị ESRD hay chết do suy thận mãn chỉ khi nào BMI> 30.0 Kg/m2.
Dược sĩ Lê-văn-Nhân
Copyright, 2009. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y Dược
Ngày Nay, www.yduocngaynay.com

×