Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.03 KB, 3 trang )

Hồn Trương Ba da hàng thịt: “Không thể sống bằng mọi giá!”
Vở kịch danh giá Hồn Trương Ba da hàng thịt vừa được sân khấu
IDECAF (TP.HCM) và đạo diễn Ái Như tái dựng để công diễn trong dịp Tết
Nguyên đán 2008.
Trương Ba - Minh Trí và tiên cờ Đế Thích - Thành Lộc trong Hồn Trương
Ba da hàng thịt - Ảnh: Anh Tuấn.
Khoảng năm 1990, vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt qua ngòi bút tài
hoa của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và tài năng bậc thầy của đạo diễn
Nguyễn Đình Nghi đã được xếp vào hàng nghệ thuật đỉnh cao của sân khấu
Việt Nam.
So với bản dựng của đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, bản dựng Hồn Trương
Ba da hàng thịt của đạo diễn Ái Như có khá nhiều khác biệt. Cách làm mới
của chị đã không làm thất vọng người xem ở cả hình thức lẫn nội dung triết
lý của câu chuyện đa tầng ý nghĩa này.
Củng cố lòng tin vào phẩm chất con người
Ông Trương Ba hiền lành nho nhã, cả đời sống chân thật ngay thẳng với
nghề làm vườn, vậy mà đứa con trai độc nhất của ông lại chọn con đường
mua gian bán lận. Ông khuyên bảo, con lễ phép lắng nghe, rồi vẫn làm theo ý
mình, vì: “Phải sống chứ cha. Cha làm vườn cả đời cảnh nhà mình vẫn đạm
bạc, từ khi con đi buôn nhà mình khấm khá hẳn lên. Sống tốt hơn là có tội, là
sai sao cha?”.
Ông Trương Ba chết oan vì mấy ông thần trên trời làm việc vô trách nhiệm.
Tiên cờ Đế Thích vì phục tài đánh cờ đã giúp ông sống lại trong cái xác to
béo của ông hàng thịt. Từ đó ông ăn thịt uống rượu thường xuyên, ăn nói thô
lỗ tục tằn, đánh con thay vì nhỏ nhẹ khuyên bảo
Đứa con chẳng còn tôn trọng ông: “Cha bây giờ không còn là cha trước đây
nữa. Cha tôi hồi đó không bao giờ đánh tôi nên tôi rất kính trọng ông. Cha
bây giờ cũng gian dối, đang sống nhờ bằng cái xác ăn cắp của người khác
đó thôi. Ngay thẳng chỉ nuôi sống được cái xác Trương Ba, không nuôi nổi
xác hàng thịt ăn gấp bốn lần, luôn cần rượu thịt ”.
Trương Ba trong cái xác to béo của anh hàng thịt nên có những lời nói, hành


động thô lỗ, phàm phu khiến vợ và con dâu dằn vặt. - Ảnh: Anh Tuấn.
Trương Ba giờ thông thạo việc giết heo, mở gian hàng bán thịt tại nhà, dần
bước vào con đường bán mua lươn lẹo, kết thân giới phú hào, chức sắc, xa
lánh, khinh khi lối xóm nghèo. Ông lý luận: “Phải thay đổi để sống chứ, việc
chi tiêu trong nhà càng lúc càng nhiều trong khi cuộc sống càng lúc càng
khó khăn”. Ngay cả cái lối đánh cờ trí tuệ, thanh tao thể hiện tinh thần sống
thẳng ngay của ông từng khiến Đế Thích khâm phục cũng không còn. Ông
chọn nước đi “đút đích” có thể thắng nhanh chóng
Vợ, con dâu, cháu nội và người bạn thân thiết mấy mươi năm, lẫn chính
Trương Ba cùng thảng thốt, khổ đau trước sự thay đổi này.
Trương Ba khẩn cầu tiên Đế Thích cho ông được chết. Phút ấy, ông trở về
đúng cái hồn của Trương Ba ngày nào, dạy con lời tha thiết cuối cùng:
“Không thể sống bằng mọi giá đâu con ơi. Sống đảo điên, hèn hạ, không
được là chính mình còn tệ hơn cái chết!”.
Cảnh trí, phục trang của Hồn Trương Ba da hàng thịt mới đẹp, sang trọng với
sự đầu tư công phu, chăm chút - Ảnh: Anh Tuấn.
Vào giây phút ấy, nước mắt người xem ứa ra, song lại có được sự thanh thản
nhẹ nhàng bởi được củng cố lòng tin: phẩm cách cao đẹp nơi con người
chẳng thể bị những mưu cầu thấp hèn hay sự tha hóa của xã hội hạ gục.
Bi kịch của Trương Ba và gia đình ông gần gũi lạ với cuộc sống hôm nay.
Thành quả của sự nỗ lực
Tình huống kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt dồn dập, xoay quanh nhiều
nhân vật từ tiên thánh trên trời đến người dưới hạ giới. Ý kịch ngồn ngộn từ
phê phán thói làm việc vô trách nhiệm gây hậu quả tai hại, lên án quan lại
thối nát làm xấu môi trường xã hội, đến thông điệp: “Lối sống xấu sẽ dẫn
đến một nhân cách, phần hồn xấu. Lối sống xấu chẳng bao giờ đưa đến
một cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp. Làm con người sống tốt đẹp, không thể
tranh sống, mưu sinh bằng mọi cách”…
Làm rõ ràng và hấp dẫn chừng ấy thứ thật chẳng dễ dàng. Sau mấy tháng
ròng vắt kiệt sức, đạo diễn Ái Như đưa ra bản dựng phúc khảo dài hơn ba

tiếng đồng hồ. Vở bị chê: dài, nặng và không rõ những ý muốn nói. Vậy là
nữ đạo diễn nổi tiếng khó tính lẫn chịu khó này lại mất ăn mất ngủ cùng êkip
diễn viên cắt gọt vở lại chỉ còn hơn hai tiếng.
Lần này chị đã dẫn dắt được người xem một cách hào hứng qua những miếng
dựng táo bạo và sắc như dao cau. Những tiên Đế Thích của Thành Lộc,
Trương Ba của Thành Hội và Minh Trí, vợ Trương Ba - Kim Xuân là những
vai diễn cuốn hút, bản lĩnh đáng để khâm phục, thiết kế sân khấu, phục trang
đẹp, nổi bật.
Tất cả toát lên nét sang trọng, chăm chút về sự đầu tư công sức để Hồn
Trương Ba da hàng thịt đúng là một vở diễn danh giá, có tầm.

×