Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ôn TN12-Hồn Trương Ba da hàng thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.67 KB, 9 trang )

Ôn tập môn ngữ văn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố những vấn đề cơ bản về tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.
+ Hình tượng Hồn Trương Ba mang bi kịch đau đớn.
+ Ý vị triết học nhân sinh sâu sắc.
+ Nghệ thuật viết kịch: xây dựng hành động và ngôn ngữ nhân vật.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
+ Vị trí văn học sử:
- “Hiện tượng” đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX.
- Một trong những nhà soạn kịch tài năng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
+ Nhân tố tạo nên thành công:
- Nhân tố chủ quan: Cảm hứng và tài năng nghệ sĩ.
• Nguồn cảm hứng: động lực thôi thúc viết kịch cũng là động lực khiến tác giả viết thơ => khát vọng được bày tỏ
tâm hồn mình và thế giới, muốn tham dự vào dòng chảy cuộn xiết của đời sống, được trao gửi và dâng hiến =>
sẵn bầu cảm hứng rạo rực, trăn trở, khát khao.
• Tài hoa nhiều mặt: sáng tác thơ, vẽ tranh, viết truyện ngắn.
- Nhân tố khách quan: không khí đổi mới, tinh thần dân chủ trong đời sống văn hóa chính trị những năm 80 => con
người cá nhân với những mối quan hệ bề bộn thường ngày cùng văn học tham gia cuộc đối thoại với công chúng
về những vấn đề nóng bỏng của xã hội => tác động tích cực đến tâm thế sáng tạo của văn nghệ sĩ:
=> Lựa chọn kịch nói là một cách “xung trận” trực tiếp, có thể tác động vào xã hội nhanh nhạy, hiệu quả, thể hiện
trọn vẹn nhiệt hứng Lưu Quang Vũ.
b. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt:
+ Nhan đề: ngầm chứa đựng một nghịch cảnh trớ trêu, một nghịch lí mang ý vị nhân sinh sâu sắc.
+ Khai thác cốt truyện dân gian:
- Ông Trương Ba cao cờ, một hôm đột ngột chết.
- Đế Thích tiếc tài đánh cờ của người nông dân ấy mà làm phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt
(mới chết gần đó) để tiếp tục sống
- Tranh chấp chồng giữa hai người vợ, đưa lên quan xét xử => thử bằng cách ra lệnh cho đương sự làm lần lượt 2
việc: mổ lợn và đánh cờ.


- Đương sự không biết cầm dao mổ lợn nhưng thành công trong việc đánh cờ => quyết định cho vợ Trương Ba
mang chồng về.
+ Tóm tắt vở kịch:
- Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm.
- Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết.
- Trú nhờ linh hồn vào thể xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt
đòi chồng, người thân cảm thấy xa lạ, bản thân sống trong đau khổ, dằn trở vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo.
Thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu không phải của chính bản thân ông.
- Trước sự phiền toái và nguy cơ bị tha hóa, Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái
chết.
=> Tình huống kịch: bắt đầu từ chỗ kết thúc của truyện dân gian.
+ Đề tài, chủ đề:
- Suy nghiệm về nhân sinh, hạnh phúc: Giá trị của cuộc sống chỉ được xác lập khi được sống là mình, trong một
thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
- Phê phán một số thói xấu trong xã hội đương thời: sự sách nhiễu, thói làm ăn vô trách nhiệm của giới cầm quyền,
cách sống giả dối, không dám là mình; sự tha hóa vì dục vọng tầm thường…
- Thấp thoáng vấn đề triết học sâu sắc: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, trong đó tác giả nhận thấy tính chất
biện chứng của nó song đặc biệt nhấn mạnh, ngợi ca mặt tinh thần cao khiết, thanh sạch của con người.
+ Vị trí văn học sử:
Một trong những vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
c. Đoạn trích:
+ Vị trí đoạn trích
- Cảnh VII và đoạn kết của đoạn kết của vở kịch.
+ Tóm tắt diễn biến tình huống kich:
Xung đột trung tâm của vở kịch (hồn Trương Ba và xác hàng thịt) lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng trú ngụ trong
thể xác anh hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân và ông cũng chán ghét chính
mình.
Từ đó dẫn đến cuộc đối thoại mang tâm trạng dằn trở của nhân vật: đối thoại với chính mình (độc thoại) đan xen
với các cuộc đối thoại khác (đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với người vợ hiền, với Đế Thích).
- Độc thoại: thể hiện sự “chán cái chỗ ở không phải của tôi”, muốn thoát ra khỏi thể xác kềnh càng.

- Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác với sự hả hê châm chích của Xác và sự khổ đau bế tắc của Hồn.
- Cuộc đối thoại với những người thân (vợ, cháu gái, con dâu) => càng đau khổ, tuyệt vọng và đi đến quyết định
giải thoát.
- Đối thoại với Đế Thích và kiên quyết giải thoát.
2. Phân tích
a. Độc thoại Hồn Trương Ba.
+ Hành động: ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy => biểu hiện:
- Con người đang ở trạng thái u uất, bế tắc, không lối thoát (ôm đầu).
- Đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hơn được nữa (vụt đứng dậy) => trào ra
thành những dòng độc thoại đầy nước mắt.
+ Lời nói:
- Phủ định: không, không muốn sống.
- Tâm trạng:
• Chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi.
• Sợ, muốn rời xa cái thân thể kềnh càng thô lỗ “tức khắc”.
• Khao khát “tách ra cái xác này, dù chỉ một lát”.
=> Nhận xét: các câu cảm thán, ngắn => lời văn dồn dập, hối thúc => trạng thái căng thẳng, bức bách.
b. Đối thoại Hồn - Xác
+ Mô tả:
- Xác: xoáy vào hiện thực bi kịch của Hồn: “linh hồn mờ nhạt”, “không tách ra khỏi tôi được đâu”
Hồn: ngạc nhiên vì thể xác cũng có tiếng nói “mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù”.
- Xác: “ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến”, “sức mạnh ghê gớm, lấn át cả linh
hồn cao khiết”.
Hồn: bất lực, phủ định tiếng nói của Xác: “chỉ là vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có
cảm xúc”.
- Xác: hỏi lại đầy thách thức: “Có thật thế không?”.
Hồn: chùn và đuối lí, buộc phải dần đồng tình, xác nhận sự ảnh hưởng của Xác “nếu có, thì chỉ là những thứ thấp
kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được”.
- Xác: nhận thức sự lợi lí của mình, tiếp tục châm chọc: “Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay
chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại… Đêm hôm đó, suýt nữa thì…” => nhắc lại sinh động, tường tận dục

vọng vật chất => bồi thêm nỗi dằn vặt vì sự thật nhỡn tiền, phũ phàng - Hồn đang xuôi theo Xác, bị Xác sai khiến.
Hồn: kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày”.
- Xác: đồng tình nhưng cũng đồng thời hỏi xoáy lại: “Chẳng lẽ ông không xao xuyến”, “Để thỏa mãn tôi, chẳng nhẽ
ông không tham dự chút đỉnh gì?” => Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy
bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác => lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác hàng
thịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã hóa màu.
Hồn: bất lực: “Ta… ta đã bảo mày im đi” => lời văn ngập ngừng như lí lẽ bị hụt hơi => Hồn bị dồn vào chân tường
để buộc phải công nhận sự chế ngự của thể xác.
- Xác: xác nhận lại thái độ của Hồn “không dám trả lời”, khẳng định một lần nữa “Hai ta đã hòa làm một rồi” =>
nhấn vào sự thật đau đớn mà Hồn đang muốn trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào.
Hồn: Cố gắng cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”
- Xác: mỉa mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong
sạch, thẳng thắn!”.
Hồn: “bịt tai lại” => nỗ lực chối bỏ tuyệt vọng.
- Xác: tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang tấy mủ trong Hồn: sức mạnh của
Xác đã giúp Hồn thêm để làm việc vũ phu “tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi”.
Hồn: chối bỏ “sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”.
- Xác: biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” buộc Hồn phải qui phục, “cũng đáng được quí trọng”,
không có tội.
Hồn: phản ứng yếu ớt: “Nhưng...Nhưng”
- Xác: “tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn”.
Hồn hỏi: “Chiều chuộng”?
- Xác: đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống: Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng cách thông cảm với “những trò chơi
tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn “làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác.
Hồn: nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác.
- Xác: khẳng định sự thắng thế của mình.
Hồn than bất lực.
- Xác: an ủi, kết thúc cuộc đối thoại.
+ Phân tích:
- Tương quan lượt lời: Xác: dài, dày đặc, Hồn: ngắn, thưa thớt => sự lấn át, thắng thế của Xác - sự đuối lí, bất lực

của Hồn => Hồn bị đẩy vào đường cùng, buộc phải xuôi theo những sự thật và lí lẽ hiển nhiên mà Xác chỉ ra.
- Xung đột ngày càng đẩy lên cao trào, Xác tung ra những lí lẽ sắc bén như dao mổ, khoét sâu vào nỗi đau bị tha
hóa của Hồn.
c. Đối thoại Hồn Trương Ba - những người thân.
+ Với vợ:
- Vợ:
• Có ý định đi biệt để Trương Ba được thảnh thơi, “Còn hơn là thế này”.
• Chỉ ra: “ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa”.
=> Nhận xét:
• Người vợ vị tha, nhẫn nhịn, hết mực yêu thương chồng.
• Mang tâm trạng đau khổ tột cùng vì chứng kiến sự đổi thay của chồng. Nỗi đau hiện tại còn kinh khủng hơn giây
phút bà tiễn thân xác chồng khỏi thế gian.
- Hồn Trương Ba:
• Lời thoại ngắn, toàn câu hỏi => biểu hiện: sự ngơ ngác, thảng thốt và trạng thái thẫn thờ, tê xót.
• Hành động: ngồi xuống, tay ôm đầu => đau khổ, dằn vặt, tuyệt vọng.
+ Với Cái Gái:
- Cái Gái:
• Yêu thương gắn bó với ông hết mực: đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông => dẫn tới phản
ứng dữ dội:
• Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng.
• Chối bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba.
Phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ. Tâm hồn trẻ thơ vốn trong trẻo, chỉ có hai màu sáng tối, kiên quyết không
chấp nhận cái xấu, cái ác.
- Trương Ba: run rẩy => những lời nói của cháu nhỏ thêm một lần nữa xoáy khoét vào nỗi đau thăm thẳm của ông,
để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ.
+ Với con dâu:
- Con dâu:
• Thấu hiểu và cảm thông: “thầy khổ hơn xưa nhiều lắm”, “thương hơn”.
• Nhận thức một sự thật đau đớn: “làm sao để giữ thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa
kia”.

- Trương Ba:
Trước những lời lẽ chân thực của con dâu => “lạnh ngắt như tảng đá” => hoàn toàn tuyệt vọng.
=> 3 lượt đối thoại đi qua đẩy bi kịch của Hồn Trương Ba lên tới chót đỉnh. Những người thân thiết nhất cũng
không chấp nhận nổi tình trạng hồn xác bất nhất của chồng, cha, ông mình.
Con người Phương Đông vốn coi mái nhà và quan hệ ruột thịt là nền tảng tinh thần. Mất nó, con người gần như
mất tất cả, rơi vào trạng thái đơn độc, chống chếnh.
Đối thoại với những người thân mới cho nhân vật nhận cảm thấm thía tình trạng của bản thân, để đi đến hành
động giải thoát quyết liệt. Nhà văn không đưa đối thoại với người con trai (lúc này đã bị đồng tiền cám dỗ, sinh ra
thói con buôn vụ lợi) vào mà để Hồn đối thoại với vợ, cháu gái, con dâu – những người yêu thương, gắn bó với
Trương Ba nhất để dẫn dắt Trương Ba đến nhận thức sâu sắc về tình trạng tuyệt vọng không lối thoát của bản
thân mình.
+ Độc thoại:
- Ý thức, công nhận sự thắng thế của Xác.
- Tự vấn: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?”
- Phản lại lí luận của Xác: “Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không
cần” => Thái độ kiên quyết, dũng cảm.

×