Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cách lập bản đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.94 KB, 3 trang )

CÁCH LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY
Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số.
Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não
trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý
các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói
cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của
chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa
khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi
người thực hiện được mục tiêu này
Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất
để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa
của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.
Ví dụ về bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ
giúp bạn:
1.Sáng tạo hơn
2.Tiết kiệm thời gian
3.Ghi nhớ tốt hơn
4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
6.và
Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy
1.Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình
ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng
trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập
trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2.Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não
như hình ảnh


3.NỐI các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp
hai, bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì
càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn
sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng
sự liên tưởng
4.Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc, )
6.Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
7.Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Bản đồ tư duy trên máy tính
• MindManager – Phần mềm này đã được khá nhiều tại Việt Nam.
MindManager chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows
• FreeMind Phần mềm nguồn mở, chạy trên hệ điều hành Windows, Mac và
Linux. Hiện nay nhóm mã nguồn mở của HueCIT đã nghiên cứu và viết tài
liệu hướng dẫn sử dụng
• Một số phần mềm khác: ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon
Idea Processor, Inspiration,
Về tác giả Tony Buzan
Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư
duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh,
toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia
năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu
bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua
cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên
của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một
số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book
Tài liệu tham khảo

[1] Mind Map and Mind Mapping
ative/Mindmap/
[2] Tony Buzan - Một bộ não siêu phàm về tư duy sáng tạo -
/28666.laodong
[3] Buzan, T. (2002), How to Mind map (Lập bản đồ tư duy)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×