Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Họ trịnh phục vụ tổ quốc suốt chiều dài hai nghìn năm lịch sử ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.95 KB, 7 trang )

HỌ TRỊNH PHỤC VỤ TỔ QUỐC SUỐT CHIỀU DÀI
HAI NGHÌN NĂM LỊCH SỬ (1)
1. Trong nghìn năm lịch sử đầu

Sự đóng góp của người họ Trịnh đã thể hiện ở các danh nhân là các tổ họ Trịnh sống và
phục vụ đất nước từ thời An Dương Vương cho đến triều Đinh và Tiền Lê. Trươc Công
Nguyên có tướng Trịnh Huân đã phò vua An Dương giữ nước và giúp dân khai phá lập trang
Cái Chuôm. Đầu Công nguyên có “ông già họ Trịnh” ở làng Hổ Bái góp phần đuổi Tô Định,
được Trưng Vương về làng tặng thưởng. Thời Bắc thuộc, có đại vương Trịnh Ra người hào
mục có lòng nghĩa hiệp giúp dân được nhiều triều đại sắc phong, và được nhiều làng thờ
cúng. Thời Đinh và Tiền Lê có Trịnh Tú là công thần “ tứ trụ triều đình”, là nhà ngoại giao
và vị tướng trung nghĩa tiết liệt.

2. Thời Lý, Trần.,Hồ

Triều Lý rất sùng đạo Phật. Năm 1015 vua Lý Thái Tổ phong Trịnh Văn Tú làm thiền sư.
Năm 1031, Trịnh Trí Không đứng ra tâu xin vua cho các đạo sĩ đăng ký là chính thức tu
hành, được vua Lý Thái Tông chuẩn y.Năm 1232 Trịnh Phẫu thi đỗ hoàng giáp đời vua Trần
Thái Tông. Trịnh Dỹ là môn khách của Trần Hưng Đạo. Trịnh Trọng Tử được vua Trần Anh
Tông giao cho điều hành lễ nhạc trong cung. Năm 1278 Trịnh Đình Toản đi sứ nhà Nguyên
thà chịu lưu đày đến chết không để nhục mệnh vua.

Năm 1278 Trịnh Xiển giữ ải khi quân Nguyên xâm lược. Theo Đại Việt Thông sử của Lê
Quý Đôn, họ Trịnh tổ tiên Trịnh Khả có công chống quân Nguyên Mông(không ghi rõ tên).
Cuối Trần sang Hồ sư già họ Trịnh, tên chữ Bạch Thạch Sơn Tăng, chỉ mạch đất cho Lê Lợi
táng hài cốt thân phụ.

3. Thời thuộc Minh và Lê Sơ

Điều đáng chú ý là trong một trăm năm này ( xấp xỉ thế kỷ XV, chưa có chúa Trịnh đã góp
cứu nước và xây dựng nước. Làng Khê Tang có Trịnh Phác đỗ tiến sĩ. Dòng Hổ Bái có


Trịnh Tử Khỉa chức xa kỵ ( quan võ). Hai đại công thần Bình Ngô khai quốc là Trịnh Khả,
Trịnh khắc Phục mở ra hai dòng lừng lẫy và là trụ cột của triều Lê sơ. Như vậy dưói triều Lê
sơ, cây họ Trịnh đã phát triển nhiều cành nở rộ hoa, với nhiều danh nhân lưu danh tên tuổi:
Trịnh Khả, Trịnh Công Lộ, Trịnh Công Đán, Trịnh Công Ngô, Trịnh Khắc Phục, Trịnh
Duy Thuân, Trịnh Duy Sản , Trịnh Đại, v.v.(sau vua Lê Thánh Tông có câu “ anh em họ
Trịnh thảy đều quý hiếm”). Lại có nhiều người đỗ đạt: đỗ tiến sĩ có Trịnh Tuyển, đỗ bảng
nhỡn có Trịnh Thiết Trưòng; đỗ hoàng giáp có Trịnh Kiển, Trịnh Quỳ, Trịnh Bá.

Sau đây là trích dẫn di bút của vua Lê Thánh Tông nói về công lao họ Trịnh triều Lê sơ. Một
trong các thơ đề khi vua thăm đền thờ Trịnh Khả tại làng Kim Bôi( thôn Giang Đông, xã
Vĩnh Hoà, tỉnh Thanh Hoá ngày nay)

Tay tả xoay trời tay hữu chống đất
Nhà thờ nguy nga càng thêm tôn quý
Công danh trọn đời vũ năng còn đây
Một nhà trung hiếu, tước ấn vẫn còn đây
Như lâu đài Giáng quận, miếu mạo Chu Bột
Gió mát nơi đình viện, cửa nhà họ Trịnh rộng mở
Bậc đống lương đã mở mang những điều tốt lành
Nối tiếp công hầu hết đời con đến đời cháu.
Câu đối:
Bốn phương đều cùng giống răng đen, ai là người
Không nhớ đến công dẹp giặc của Ông
Muôn dặm cùng phongtục tốt đẹp, ai là người
Không nghĩ đến công khôi phục nước Việt của Ông

Di bút vua Lê Thánh Tông, trích dịch
Tộc phả họ Trịnh làng Cự Đà( Hà Tây, 1982).

4. Thời Lê - Trịnh: Đỉnh cao phục vụ Tổ Quốc


Các thế kỷ XVI, XVII và XVIII là ba trăm năm phát triển đỉnh cao của họ Trịnh: Xuất hiện
dòng chúa quản lý đất nước và đồng thời các dòng khác cũng phát triển tốt, đó là điều trước
đây ít ai để ý, mà thường cho rằng chỉ có dòng chúa mà thôi. Dưới đây sẽ điểm lại sự đóng
góp của họ Trịnh với Tổ quốc về bốn mặt chủ yếu là chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.
• Về mặt chính trị (Đòi lại đất đai, tôn vinh quốc thể)
Nguyện vọng thiết tha ngàn đời của dân tộc ta là giữ được nền độc lập quốc gia. Vì vậy trách
nhiệm nặng nề của người quản lý đất nước là giữ vững lãnh thổ, tôn vinh ngôi vua nước ta.
Các chúa Trịnh đã hoàn thành tốt hai nhiệm vụ chính trị hàng đầu đó.

Đòi lại mỏ đồng Tụ Long

Suốt 249 năm, nhà Trịnh quản lý đất nước, đã giữ vững lãnh thổ, Phương Bắc không dám
xâm lựoc, hơn nữa ta còn đòi đất mất dưới các triều cũ. Chúa Trịnh Căn rồi chúa Trịnh
Cương đã nhiều lần cử các đoàn đi sứ về việc đất đai và đi xác định mốc biên gới phía Bắc.
Có một lần năm 1718 trong dịp cử đoàn đi sứ sang nhà Thanh, chúa Trịnh Cương đã tặng các
sứ thần Nguyễn Công Hãng và Nguyễn Bá Tòng hai câu thơ nôm

Nghĩa lợi ổn tường trong vấn đáp
Kinh quyền nhẩm thấy ấy quan phòng

Hai câu thơ nôm đã tóm tắt chủ trương và phương pháp đấu tranh bảo vệ biên cương của nhà
Trịnh: khi ngoại giao với nước lớn, đoàn sứ thần phải ứng đối mềm dẻo, tinh tường và linh
hoạt, vừa hợp lý vừa có lợi cho nước. Cuối cùng, năm 1782 đã đòi được mỏ đồng Tụ Long trở
về ta. Từ đó chính quyền Lê Trịnh mở rộng khai thác, có xưởng khai khoáng, phố, chợ, mỗi
năm thu được 45 vạn cân đồng.

Biên giới nước ta, qua các triều đại trải dài nghìn năm lịch sử, thời Lê Trịnh, chúa Trịnh
Cương đòi được mỏ đồng, tức là biên giới lại nhích trỏ lại lên phía Bắc. Sự kiện có trong lịch
sử và rất đáng tự hào này được sách sử ghi chép.


Đòi lại danh hiệu quốc vương

Các chúa Trịnh đã đòi nhà Minh công nhận vua Lê là quốc vương thay vì danh hiệu đô thống
sứ từ triều trước. Năm 1597, chúa Trịnh Tùng cử Phùng Khắc Khoan đi đòi phong quôc
vương, vua sứ của triều trước, nhưng còn dùng dằng. Khi đó Mạc Kính Cung vẫn còn đút lót
quan Tàu. Nhưng đến 1647, chúa Trịnh Tráng đã đòi được nhà Minh phong cho vua Lê Thần
Tông là An Nam quốc vương.

Đến 1651, nhà Minh phong chúa là Đô thống sứ đại tướng quân, nhưng chúa Trịnh Tráng trả
lại ân sắc, ngụ ý nước ta đã là vương quốc chứ không phải Đô thống sứ ty như thời Mạc. Nhà
Mình đành phỉa sai Trương Túc mang ấn sắc phong chúa Trịnh Tráng là phó quốc vương.
Năm 1719, nhà Thanh sai Đặng Đinh Triết sang phong vương, đòi vua Lê Dụ Tông phải ba
quỳ chín vái để thụ phong. Chúa Trịnh Cương đề cao quốc thể đưa thư không chấp nhận việc
vua Lê phải quỳ lạy. Đặng Định Triết cứ gặng ép, nhưng chúa Trịnh Cương vẫn cứ bác bỏ.
Thư đi thư lại mãi, Đinh Triết tự ái nhưng cuối cùng cũng đành phải làm lễ phong quốc vương
mà vua Lê không ba quỳ chín vái.

Sử sách còn ghi

Thông qua công tác đối ngoại, các chúa Trịnh đã đem về cho Tổ quốc những gì quý báu
nhất , đó là “ lấy được đất, giành được ngôi vua”. Trong lịch sủ nước nào cũng vậy, những thu
hoạch lớn kiểu như thế( lấy đất, giành ngôi) thường phỉa trả giá xương máu thông qua chiến
công của các danh tướng. Ở đây chúa Trịnh thu được thắng lợi là thông qua đàm phán hoà
bình.

Nhà sử học Phan Huy Chú đã chép sự việc đòi đất như sau: “ các mỏ nước ta chỉ có đồng Tụ
Long là đồng tốt nhất, tiền tệ của nhà nước đều do ở đấy mà ra… bị người Thanh chiếm mất,
đến đời Bảo Thái (1720-1729) tranh biện mới lấy lại được bờ cõi cũ “( Lịch triều hiến chương
loại chí, NXB KHXH, 1992, II.tr.261). Việc đòi lại danh hiệu quốc vương cho vua Lê cũng

được chép như sau: “ Nhà Minh đã phong quốc vương, lại phong phó quốc vương và phụ
chính vương cho ( chúa) Trịnh, so với trước thực khác hẳn” ( Lịch triều hiến chương loại chí,
1992, III, 209-211). Đọc sủ ai cũng được chép như sau: “ biện bạch ba bốn lần Đinh Triết mới
phải theo gượng” ( Lịch triều,III,tr212). Giáo sư sử học Trịnh Nhu đã có bài giới thiệu chi
tiết việc chúa Trịnh Cương đòi được mỏ đồng Tụ Long năm 1728, in ở Kỷ yếu Hội thảo chúa
Trịnh… , 1995,tr.194-203.

Khi đánh giá toàn bộ giai đoạn lich sử vẻ vang này ( thời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh
Cương) Phan huy Chú đã viết: “ Pháp độ kỷ cương rất hẳn hoi đầy đủ, các phươg xa đến cống
hiến và Trung Quốc trả lại đất đai, thực là đời rất thịnh” ( Lịch triều, I, 209).
• Về mặt kinh tế (Đất nước hưng thịnh)
Sự phát triển mạnh nền kinh tế dưới sự quản lý của các chúa Trịnh ở một góc độ nào đó được
đánh giá của các chúa Trịnh ở một góc độ nào đó được đánh dấu bằng sự xuất hiện hai từ: Kẻ
Chợ và Hưng thịnh. Danh từ dân dã Kẻ Chợ xuất hiện thời Lê trịnh, chữ Chợ hàm ý hàng hoá
phồn vinh, buôn bán tấp nập.Tính từ gốc Hán Hưng thịnh, hưng khởi đã xuất hiện nhiều lần
trong thư tịch thế kỷ XIX và thế kỷ XX khi nói đến đoạn sử thời Lê Trịnh.

Hưng thịnh: thứ nhất kinh kỳ ….

Nhiều tác giả đã dùng chữ thịnh, hưng thịnh hay hưng khởi như sau. Nhà sử Phan Huy Chú
viết ở quyển Lịch triều(1992,I,tr.209) về thời Lê Trịnh như sau: “ …. Thực là đời rất thịnh” .
Luận án tiến sĩ sử học của Nguyễn Thừa Hỷ bảo vệ năm 1984 viết ở tr.11: “ Sự phát triển nền
kinh tế hàng hoá của Đàng ngoài là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hưng khởi của Thăng
Long những thế kỷ XVII và XVIII”. Trong cuốn sách nhan đề Bút Tháp (1996), Nhà xuất bản
Mỹ thuật viết lời mở đầu: “ Thế kỷ XVII… đất nước đựơc mở rộng. Làng xã hưng thịnh.
Nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp và tiểu thương rất phat triển”.

Giáo sư Phạm Văn Diệu viết ở tạp chí nguyệt san Văn hoá (1963,II,tr.183): “đời Trịnh Căn
trị vì là một đời thịnh”. Nhà sử Nguyễn Thừa Hỷ viết trong quyển Thăng Long (1993,tr.5 và
tr.133-135) tổng lược sự hưng khởi thời Lê Trịnh: “… từ thế kỷ XVII Thăng Long phhat

triển với tốc độ nhanh … Sự lớn mạnh của bộ máy lương thế Lê Trịnh tạo nên một trung tâm
hấp dẫn người, hàng và kỹ thuật nghề thủ công từ các địa phương về Thăng Long…. Một toàn
cảnh lịch sử toàn quốc (Đàng ngoài và Đàng trong ) của một loạt thành thị trỗi dậy. Thăng
Long, Phố Hiến, Vị Hoàng, Phú Xuân , Hội An, Bến Nghé,v.v,trong đó Thăng Long đã trở
thành , Thăng Long - Kẻ Chợ… một trong những htnàh Thăng Long -Kẻ Nam Á và phương
Đông nói chung, trứoc sự chú ý và chiêm ngưỡng của các lái buôn và giáo sĩ phương Tây”
Phù hợp với từ hưng thịnh của các tác giả vừa dẫn trên đây, có nhiều tác giả nước ngoài đến
Thăng Long hồi thế kỷ XVII và XVIII đã viết hồi ký mô tả Thăng Long rất đẹp và sầm uất,
xứng đáng với câu của Nguyễn Thừa Hỷ nói là: “ một thành thị lớn của vùng Đông Nam Á…
trước sự chiêm ngưỡng cuẩ phương Tây”. Sau đây là vài trích đoạn làm thí dụ. Giáo sĩ người
Ý Marini đến Thăng Long năm 1666, khi về nước ông viết Du ký (in ở Pairs cùng năm đó)
mô tả Thăng Long (tr.116-118): “ cả một thành phố rất đẹp và rộng…vườn tược, võ khí,voi
ngựa…. tất cả đều làm người ta ngạc nhiên và vượt qua những điều có thể nói (để khen
ngợi) hàng bao tấm thảm đẹp,mọi thứ đều đẹp không gì so sánh được”. Careri viết trong hồi
ký (in năm 1695) “ Kẻ Chợ có rất nhiều chợ đẹp”. Alexandre de Rhodes trong quyển Lịch sử
vưông quốc Đàng Ngoài, ca ngợi Thăng Long-Kẻ Chợ đẹp:”… đường phố Kẻ Chợ rộng và
thẳng đến mức mưòi con ngựa có thể đi hàng ngang dễ dàng”. Bissachere viết: “đưòng phố
thẳng và rộng rãi”.Nguyễn Thừa Hỷ viết (1984): “ Phát triển kinh tế hàng hoá Đàng Ngoài là
một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hưng khởi của Thăng Long ….”. Nếu nhìn toàn cảnh lịch
sử cả nước gồm Đàng Ngoài do chúa Trịnh quản lý, và Đàng Trong do chúa Nguyễn quản lý,
thì thấy Thăng Long hưng khởi không là điều lạ. Rất dễ dàng đồng ý với nhà nghiên cứu sử
Nguyễn Thừa Hỷ (1984,1993, đã dẫn) và nhà nghiên cứu kinh tế Nguyễn Thanh Nhạ, rằng
thời đó (thế kỷ XVII,XVIII) ở nứôc Đại Việt có hiện tượng hưng thịnh thể hiện bừng “một
loạt thành thị trỗi dậy: Thăng Long, Phố Hiến, Phú Xuân,Hội An…”(và nhiều thành thị khác,
Tableau économique du Viet Nam aux XVII è et XVIII è sìecles, Éditions Cúa, Paris,1970).

Đầu năm 1593, khôi phục được Thăng Long quân Lê Trịnh phá hào luỹ Đại La, rồi chỉ xây
dựng cung phủ đón vua Lê từ Thanh Hoá ra. Từ đó hơn trăn năm sau không có hào luỹ ngăn
khu vua ở(thành) với khu dân buôn bán (thị). Nguyễn Thừa Hỷ (Thăng Long, tr.5-6) gọi yếu
tố đó và một số việc khác ý nghĩa trong việc phat triển mạnh mẽ phần thành cũng như phần

thị của Thănng Long”. Ông cho rằng thế kỷ XVII phhat triển “mạng lưới chợ-phố vùng đồng
bằng sông Hồng. Thăng Long-Kẻ Chợ thành một trung tâm hội tụ lớn” (tr.13) và trở thành
đầu mối cảu các tuyến hàng Kẻ Chợ- Thượng Du, Kẻ Chợ- Thanh Nghệ, Kẻ Chợ-Đồng Bằng,
rồi Kẻ Chợ đi Vân Nam và đi các nước Đông Nam Á.

Triều Lê Trịnh là triều đại đầu tiên trong lịch sử mở rộng buôn bán với phương Tây; năm
1645 đặt thương điếm Hà Lan, 1686 đặ thương điếm Anh Giao lưu buôn bán đưa đến hôn
phối. Thương gia Samuel Baron mẹ Việt, cha Hà Lan, đứng đầu thương điếm ở Kẻ Chợ năm
1663. Quyền Mô tả vương quốc Đàng Ngoài của ông (xuất bản năm 1680) được nhiều người
trích dẫn vì có tư liệu rất sống về Thăng Long hưng thịnh và giao lưu với phương Tây. Vua
Lê Thần Tông(1619-1662) có một người vợ là người Hà Lan, người ta cho rằng ngài là người
Việt Nam đầu tiên lấy vợ người Âu. Một loạt sự kiện như vừa kể trên: thương gia lai Hà Lan-
Việt, xuất hiện tiếng dân dã” Kẻ Chợ”. để gọi Thăng Long, đặt thương điếm của nước ngoài,
hưng thịnh do phát triển kinh tế hàng hoá và nghề thủ công dưới triều Lê Trịnh. Những dấu
vết
đó không thể bị thời gian xoá được và đã được ghi vào sử sách.

Phát triển nghề và kinh tế hàng hoá

Nước Đại Việt có nền kĩnh tế hàng hoá có vị trí ngày càng quan trọng hơn. Thợ ở các làng
nghề chuyển mạnh ra kinh đô có điều kiện phát triển.

Nghề thêu gốc ở làng Quất Động, tổ là Lê Công Hành thế kỷ XVII truyền nghề cho học trò di
cư ra Thăng Long, lúc đầu hành nghề chủ yếu ở phố Yên Thái và phố hàng Thêu(nay là Hàng
`Trống). Thợ đúc đồng từ Kinh Bắc di cư sang Thăng long và định cư ở Ngũ Xã đã đúc pho
tượng đồng đen nổi tiếng ở quán Trấn Vũ, nặng 4 tấn vào năm 1677 triều vua Lê Huy Tông,
chúa Trịnh Tạc. Nghề làm giấy có ở Thăng Long từ thế kỷ thứ XIII, đến 1598 triều Lê Trịnh
về Thăng Long hạ lệnh mở Cục làm giấy, đến thế kỷ 18 nghề làm giấy phát triển ở phường
Yên Thái, ở Bưởi, giấy bán di khắp nước. Nghề gốm ở Thổ Hà (Kinh Bắc), đến thế kỷ XVII
nghề gốm ở Bát Tràng phát triển mạnh. Năm 1688 Dampier đến Thăng Long ghi nhận( trong

cuốn Voyages anh Discoveries, 1688) nhièu tàu Hà Lan mua gạch và bát đĩa Bát Tràng ở
Thăng Long đem bán ở Ấn Độ và ở Sumatra rất đắt khách. Sách của Bissachère ( xuất bản ở
Paris,1980) và sách khác ghi nhận đồ gốm Bát Tràng phát triển cả trong thế kỷ XVIII và thấy
có bầy cả ở một viện bảo tàng Nhật. Một số nghề khác tập trung về Thăng Long và phát triển
mạnh vào các thế kỷ XVII và XVIII: sơn, khảm khắc ván in, đúc tiền, thuộc da và làm giầy,
v.v.

Cường độ giao lưu hàng hoá giữa đồng bằng Bắc bộ với miền Trung và các miền khác, giữa
trong nước với các nước ngoài, đã làm xuất hiện dưới thời Lê Trịnh một tên mới để gọi kinh
đô Thăng Long: Kẻ Chợ. Sự xuất hiện từ Kẻ Chợ vào thế kỷ thứ XVII là một cột mốc đánh
dấu bước phát triểnn mạnh mẽ kinh tế hàng hoá dưới thời Lê Trịnh. Lúc này kinh tế hàng hoá
sắp chuyển qua một bước ngoặt mới: ngoại thương.

Phát triển mạnh ngoại thương

Triều Lê Trịnh là triều đại phát triển mạnh buôn bán với phương Tây. Lần đầu tiên trong lịch
sử, nước ta nhận cho đặt phương điếm Hà Lan (1645), rồi thương điếm Anh (1686), tầu lớn ra
vào cảng tấp nập. Vì an ninh quốc gia, chúa Trịnh không cho tàu biển nứôc ngoài vào tận
Thăng Long, mà dỡ hàng ở khúc sông phía dưới, ở nơi là thị xã Hưng Yên ngày nay.
Tại đó đặt quan Hiến sát sứ trông coi việc giâo hàng. Do đó tạo nên phố có nhiều hàng hoá và
dân gọi là phố Hiến với câu ca biểu thị độ sầm uất của phố Hiến chỉ kém có Thăng Long.

Thứ nhất kinh kỳ
Thứ nhì phố Hiến

Ngày nay, tại thị xã Hưng Yên có một đường phố mang tên Phố Hiến, lưu niệm một trung tâm
trao đổi ngoại thương thế kỷ XVII và XVIII. Thời xưa,dòng sông Hồng chảy sát chỗ đó, tàu
cặp bến tạo ra phố ( phố Hiến), sau ba thế kỷ sông đổi dòng nay cáh xa 2 kilômét, thị xã Hưng
Yên không còn địa hình thuận lợi cho tàu lớn cập bến rỡ hàng.


Chợ là nơi trao đổi hàng hoá. Từ Kẻ Chợ phản ánh việc người dân coi Thăng Long là nơi trao
đổi hàng hoá sầm uất nhất cả nước. Sách thời đó của giáo sĩ và thương gia phương Tây
thường gọi Thăng Long là “Kẻ Chợ”, họ viết là Kecho, hay Kechao tuỳ tác giả. Từ Kẻ Chợ đi
vào sách xuất bản phương Tây cùng với việc đặt các thương điếm nước ngoài là những cột
mốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ ngoại thương với phương Tây, đó là dưới triều Lê Trịnh
ở Đàng Ngoài. Từ lúc này Thăng Long không còn chủ yếu chỉ là một trung tâm chính trị, nơi
có vua ở trong tường “thành”. Nay có thêm yếu tố hàng hoá sầm uất (thị) gọi là thành thị, theo
cách nhấn mạnh của nhà nghiên cứu sử Nguyễn Thừa Hỷ. Từ tính chất “ thành” chuyển mạnh
sang tính chất “ thành thị” khi có nhiều liên lạc giao lưu hàng hoá với nhiều vùng đất nước,
Thăng Long đóng vai trò trung gian chuyển hàng hoá và điều tiết giữa nhiều vùng đất nước có
giao lưu hàng hoá với nước ngoài. Phố Hiến trở thành “đầu cầu bốc dỡ hàng” của Thăng Long
và nước Đại Việt (Đàng Ngoài) trong ngoại thương. Phần sau nói về phát triển văn học nghệ
thuật thời Lê Trịnh, trong phạm vi này Thăng Long vẫn là nơi tập trung nhiều yếu tố tạo nên
bức tranh văn hoá Thăng long có nhiều nét tiêu biểu cho đất nước hồi thế kỷ XVII và XVIII.
• Văn học nghệ thuật thời Lê Trịnh
( còn nhiều di tích văn hoá lịch sử)
Chùa Bút Tháp và các đền chùa

Một trong những ngôi chùa nổi tiếng thời Lê Trịnh là chùa Bút Tháp. Chùa được đại trùng tu,
gần như làm lại mới năm 1647. Gần đây có riêng một quyển Bút Tháp của Phan Cẩm
Thượng,do Nhà xuất bản Mỹ Thuật xuất bản ở Hà Nội năm 1996. Sách có 84 bưc ảnh mỹ
thuật phản ánh nhiều công trình kiến trúc và sản phẩm điêu khắc thời Lê Trịnh do công lao
bà Trịnh Thị Ngọc Trúc xây dưới sự bảo trợ của Trịnh Tráng. Nhà xuất bản Mỹ Thuật đã
viết lời giới thiệu mở đầu: “ Thế kỷ XVII… đất nước được mở rộng. Làng xã hưng thịnh .
Nông Nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiểu thương rất phát triển…Kiến trúc, điêu khắc, trang
trí Bút Tháp nằm gọn trong thế kỷ XVII (tức dưói triều Lê Trịnh - BD) là di tích nguyên vẹn
đặc trưng nhất của nghệ thuật Phật giáo cổ điển Việt Nam”.

Ngoài chùa Bút Tháp, triều Lê Trịnh còn xây dựng và đại tu nhiều chùa và đền thờ. Nước
Đại Việt có hơn một nghìn hạng mục công trình kiến trúc có tiếng loại đình, chùa, lăng,miếu,

nghè, đền, thành quách, tháp;chưa kể ba bốn trăm công trình của Nguyễn ở xứ Đàng Trong.
Trong hơn nghìn công trình ở Đàng Ngoài dưới quản lý của chính quyền Lê Trịnh, có ít ra
30% được xây dựng và đại tu dưới triều Lê Trịnh. Đây là số liệu sơ bộ thống kê. Dù sao, điều
chắc chắn là triều Lê Trịnh không những đóng góp công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc nhiều về số lượng, mà còn cao về chất lượng. vài thí dụ đền chùa nổi tiếng ngoài chùa
Bút Tháp còn phải kể chùa Tây Phương( chúa Trịnh Tạc, 1660), đền Quán Thánh (chúa
Trịnh Tạc, 1677) với tượng đồng Trấn Võ nặng bốn tấn, chùa Hàm Long (Trịnh Thập), chùa
Nga Mi (Trịnh Đỗ); hai chùa có kiến trúc có giá trị mỹ thuật cao,kiểu “trùng thiêm điệp ốc”
là chùa Tây Phương do chúa Trịnh Tạc trùng tu năm 1660, chùa Kim Liên do chúa Trịnh
Sâm trùng tu, mở rộng năm 1771,v.v.

Văn học, y học, khoa cử

Tiến sĩ

Từ đầu thế kỷ 16 có các tiến sĩ Trịnh Đỗ Trịnh Duy Thông, Trịnh Quang Tán. Dưới triều Lê
Trịnh có các tiến sĩ Trịnh Cảnh Thuỵ, Trịnh Lương Bật, Trịnh Văn Tuấn, trịnh Cao Đệ,
Trịnh Thì Tế, Trịnh Đức Nhuận, Trịnh Minh Lương, Trịnh Đức Văn, Trịnh Bá Tương,
Trịnh Ngô Dung, Trịnh Đồng Giai, Trịnh Xuân Thụ, Đỗ trạng nguyên có Trịnh Tuệ.

Tạo sĩ

Nhà nước Lê Trịnh tổ chức thi võ, ai đỗ gọi là tạo sĩ võ. Ở Thượng Nguyên có Trịnh Châu
Trí, ở Bắc Ninh có Trịnh Tự Thức đều thuộc chi họ Trịnh làng Phù Lỗ nay thuộc huyện Sóc
Sơn ngoại thành Hà Nội. Ở đây cưa kể nhiều tạo sĩ dòng trực hệ chúa Trịnh.

Đổi mới thi cử,cấp học điền tưc là Nhà nước cáp ruộng cho học trò nghèo để có gạo ăn học;
trường quốc học đựôc 60 mẫu ruộng, trường hương học được 20-40 mẫu(một mẫu ruộng là
360 m2).


Về y học

Họ Trịnh có nhiều thầy thuốc giỏi. Quyển Cội Nguồn(1996) cho biết chỉ hai thôn Định Công
Hạ và Thái Bình ( Hà Nội) có chi họ Trịnh đã có thầy thuốc liên tục các đời năm trăm năm
nay kể từ triều Mạc (1527). Hiện nay ở hai thôn đó số thầy thuốc có bằng đại học trở lên
chiếm tỉ lệ một thầy thuốc cho một trăm dân làng. Đó là tỉ lệ cao vì ở Tây Âu hiện nay tỉ lệ là
một thầy thuốc cho đến hai đến bốn trăm dân tuỳ nước. Danh y có Trịnh Đôn Phác người
làng Đa Sĩ, chức thư phiên (như giám đốc) của Thái y viện được mời đi chữa bệnh cho vua
nhà Thanh(báo Hà Tây,1995). Lại có Trịnh Đình Kiên, chức quản trị hậu viện trông coi Thái
y viện được mời đi chữa bệnh cho vua nhà Thanh. Do việc này Trịnh Đình Kiên được vua
Thanh biếu bức hoạ chân dung ông (Khoa Học và Đời Sống,1994), bức hoạ này hiện còn lưu
ở Nhà thờ họ Trịnh thôn Định Công Hạ. Trịnh Đình Ngoạn đứng đầu sáu cung Thái y viện
và Phủ đô đốc, khi nghỉ hưu ông quyên góp xây dựng Y miếu Thăng Long. Nhiều sách báo đã
nói đến Y miếu Thăng Long như Tạp chí Đông Y 1977, Cội Nguồn 1996,v Có hai bài có ý
nghĩa đặc biệt trong lúc này (cuối 1999,chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Thăng Long) là bài của
Thái Thư ở báo Lao Động 1997,và bài của Lê Minh Quốc (kiến thức ngày nay,11-1997). Đại
ý hai bài là: nói nghìn năm Thăng Long có dẫn văn miếu đã là đúng,nhưng tốt hơn nữa là nên
dẫn cả ba miếu là Văn miếu, Võ miếu, Y miếu. Ba miếu đó ở giữa thủ đô, cáh nhau dưói 300
mét. Dân ở cạnh đó có những người vốn gốc ở đấy rất biết và tự hào về ba miếu này. Y miếu
Thăng Long ở số 9 phố Ngô Sĩ Liên đã đuọc Nhà nước ta xếp hạng là Di tích lịc sử, đường
vào đã đựơc đặt tên là phố Y Miếu. Dịp kỷ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long là cơ hội
tốt để Y miếu và Võ miếu được tôn tạo.

Về mặt văn học

Thời Lê Trịnh có nhiều tác phẩm có giá trị. Giáo sư văn khoa Pham Văn Diêu đã giới thiệu
tập thơ của chúa Trịnh Căn, nhan đề Ngự đề Thiên hoà doanh bách vịnh. Tập thơ nôm này
được học giả Nguyễn Văn Tố phiên ra quốc ngữ hồi những năm 40 và giới thiệu tạp chí Tri
Tân. Theo giáo sư Phạm Văn Diêu viết thì tập thơ này phản ánh chúa Trịnh Căn là “… một
vị chúa chăm lo việc nước…có ý chí xây dựng quốc gia… và lòng tự hào tự tôn dòng họ…

đóng vai trò tích cực trong lịch sử…tập thơ nói lên sự bền vững của chế độ mình, đồng thời
gợi trong trí ngưòi ta một xã hội có kỷ cương trật tự,một đời thịn ”(Nguyệt san Văn
Hoá,1963,II,TR.185-187) Gần đây nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ phân tích thơ nôm Đường
luật của vua Lê Thánh Tông và của chúa Trịnh Căn, thấy hai tác giả này có góp phầnn biến
đổi thích hợp để vẫn tôn trọng luật thơ Đường mà hợp với tiếng Việt.Học giả Hoàng Xuân
Hãn đã sưu tầm, sao và giới thiệu một chỉ truyền (thư tuyền lệnh) bằng chữ nôm do Trịnh
Kiểm viết dặn dò ba người giúp cải táng mộ. Dưới đây trích dẫn một câu đầu một câu cuối.
“ Chỉ truyền (gửi các ông) Thâm Thọ, Nhân Lộc và Thuần Tín. Việc ta đã ước hẹn cùng Trời
Đất cùng Tổ tiên, đã tốt lành mọi nhẽ…(các) ngươi hãy (làm) cẩn thận cho yên lòng ta tin
cậy. Đất cải (táng) thì lại hoàn đấy (lại đưa về huyệt cũ). Nay chỉ truyền”

×