Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ (Total Quality Management – TQM) (Phần 5) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.7 KB, 8 trang )

CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ
(Total Quality Management – TQM)
(Phần 5)
4.4 Hoạch định chất lượng :
TOP
Hoạch định chất lượng là một bộ phận của kế hoạch chung, phù hợp
với mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Công tác hoạch định chất lượng
là một chức năng quan trọng nhằm thực hiện các chính sách chất lượng đaù được
vạch ra, bao gồm các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng, cũng như
các yêu cầu về việc áp dụng các yếu tố của hệ chất lượng. Công tác hoạch định
chất lượng trong doanh nghiệp cần thiết phải đề cập tới các vấn đề chủ yếu sau :
4.4.1 Lập kế hoạch cho sản phẩm :
Để đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, cần thiết phải xác định,
phân loại và xem xét mức độ quan trọng của các đặc trưng chất lượng, các yêu cầu
kỹ thuật cụ thể cho từng chi tiết, từng sản phẩm một cách rõ ràng, bằng các sơ đồ,
hình vẽ, kích thước ,cũng như các hướng dẫn, những điều bắt buộc phải thực hiện
nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong cũng như bên ngoài. Các yêu cầu về
nguyên vật liệu được cung cấp, thời hạn hoàn thành hợp đồng.v.v.
Cần có một hệ thống văn bản ghi rõ các thủ tục liên quan đến việc lấy
mẫu kiểm tra (số lượng mẫu trong lô hàng, cách thức lấy mẫu, các phương pháp
thử nghiệm, đánh giá chất lượng, các mức đọ kiểm tra.v.v.) để đảm bảo và duy trì
chất lượng.
Trong doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ cấu mặt hàng theo các cấp chất
lượng cho từng loại thị trường để có chính sách đầu tư thích hợp.
4.4.2 Lập kế hoạch quản lý và tác nghiệp :
Để có thể quản lý, tác động vào qui trình, người ta phải lập kế hoạch tỉ mĩ
mọi công việc liên quan đến từng chức năng, nhiệm vụ dựa trên hoạt động thực tế
của hệ thống. Thông thường doanh nghiệp phải lập sơ đồ khối và lưu đồ để mô tả
toàn diện về những công việc cần phải quản lý. Thông qua sơ đồ mọi thành viên
trong tổ chức hiểu rõ vai trò, vị trí và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận,
phòng ban chức năng trong toàn hệ thống chất lượng của doanh nghiệp và trên cơ


sở đó tổ chức, bố trí, hợp lý hóa các bước cần thiết cho việc phối hợp đồng bộ các
chức năng của hệ thống.
Trong sản xuất, việc xây dựng các sơ đồ với sự tham gia của mọi thành
viên trong dây chuyền sẽ giúp hình thành và phát triển hoạt động đồng đội, tạo
điều kiện để cải tiến qui trình, nâng cao chất lượng công việc. Việc xây dựng sô đồ
để quản lý có thể sử dụng cho các yếu tố của sản xuất như :
-Con người : diễn tả bằng hình ảnh những việc con người
đã, đang làm trong hệ thống và tùy theo đặc điểm của công việc có thể thiết lập sơ
đồì một cách cụ thể như mô tả các bước thực hiện việc cung cấp một dịch vụ, một
qui trình sản xuất).
-Vật liệu : Mô tả qui trình của việc tổ chức cung ứng và xử lý nguyên vật
liệu được tiến hành như thế nào (lựa chọn nhà cung ứng, mua, vận chuyển, bảo
quản).
-Thiết bị : Mô tả qui trình khai thác, sử dụng, bảo dưỡng máy móc được
phân công thực hiện như thế nào, việc bố trí mặt bằng, phối hợp với các bộ phận
khác ra sao.v.v.
-Thông tin : Mô tả dòng chuyển động của hệ thống thông tin, truyền
thông và hồ sơ tài liệu về chất lượng được vận hành như thế nào (xuất phát từ đâu,
cần thiết đi đến đâu, phản hồi như thế nào).
4.4.3 Lập các kế hoạch, phương án và đề ra những qui trình cải tiến chất
lượng :
Chương trình cải tiến chất lượng trong doanh nghiệp cần thiết phải
hướng vào các mục tiêu sau : -Cải tiến hệ thống chất lượng và công tác quản lý
chất lượng. -Cải tiến các qui trình sản xuất, máy móc, thiết bị và công nghệ. -Cải
tiến chất lượng công việc trong toàn doanh nghiệp.
Tóm lại, lập kế hoạch là một chức năng quan trọng trong TQM. Kế
hoạch chất lượng phải bao trùm lên mọi hoạt động, phải phù hợp với mục tiêu và
chính sách của doanh nghiệp. Các kế hoạch càng chi tiết và được thẩm định thì
khả năng thực hiện càng có hiệu quả.
4.5 Thiết kế chất lượng :

TOP
Thiết kế chất lượng là một công việc quan trọng, nó không chỉ là
những hoạt động thiết kế sản phẩm, dịch vụ một cách đơn thuần, mà còn là việc
thiết kế, tổ chức một quá trình nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Việc
tổ chức thiết kế chính xác, khoa học dựa vào các thông tin bên trong, bên ngoài và
khả năng của doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đối với kết quả các hoạt động
quản lý và cải tiến nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm. Thiết kế
chất lượng là một trong những khâu then chốt trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh, nó bao gồm các hoạt động chủ yếu sau : (1) Nghiên cứu : nghiên cứu thị
trường, tìm ra những kỹ thuật, phương pháp, thông tin hoặc các hệ thống và các
sản phẩm mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và thỏa mãn những nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. (2) Phát triển : nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện
những vấn đề kỹ thuật, các phương pháp hoặc hệ thống hiện có nhằm khai thác
một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả những nguồn lực của doanh nghiệp. (3)
Thiết kế : Thể hiện cho được những yêu cầu của khách hàng theo một hình thức
thích hợp với những điều kiện tác nghiệp, sản xuất và những đặc điểm khi khai
thác và sử dụng sản phẩm. Từ những nhu cầu của khách hàng, xây dựng các tiêu
chuẩn kỹ thuật, các qui cách cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ. Công việc thiết kế
cần phải được tổ chức và quản lý cẩn thận. Quá trình thiết kế chất lượng đòi hỏi
những kỹ năng chuyên môn và một sự am hiểu sâu sắc về qui trình, sản phẩm.
Chất lượng khâu thiết kế chất lượng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm, năng suất
và giá thành của các dịch vụ và sản phẩm cuối cùng. (4) Thẩm định thiết kế : là
hoạt động nhằm xác định để đảm bảo rằng quá trình thiết kế có thể đạt được các
mục tiêu đề ra một cách tối ưu nhất. Các kỹ thuật phân tích giá trị, độ tin cậy, các
phương pháp thử nghiệm, đánh giá được ghi thành biên bản và đưa vào hệ thống
hồ sơ chất lượng.
4.6 Xây d
ựng hệ thống chất
lượng :
TOP

Trong TQM, hệ thống chất lượng phải mô tả được những thủ tục
cần thiết, chính xác nhằm đạt các mục tiêu về chất lượng. Toàn bộ các thủ tục
trong hệ thống chất lượng phải được thể hiện trong “Sổ tay chất lượng” của đơn
vị. Việc xây dựng ”Sổ tay chất lượng” là một công việc quan trọng để theo dõi các
hoạt động liên quan đến chất lượng. Hệ thống chất lượng, phải được viết
ra, bao gồm một tài liệu hướng dẫn quản lý chất lượng làm tài liệu ở mức cao nhất,
sau đó được cập nhật và cuối cùng là các thủ tục chi tiết. Nhờ có hệ thống chất
lượng được hồ sơ hóa, mỗi khâu trong hoạt động của doanh nghiệp đều đảm bảo
được thực hiện một cách khoa học và hệ thống. Kết quả sẽ làm tăng hiệu quả của
việc thực hiện phương châm làm đúng, làm tốt ngay từ đầu, tránh những sai lệch
trong việc thực hiện hợp đồng, giảm lãng phí tới mức thấp nhất.
Tuy nhiên, hệ thống chất lượng tự nó cũng sẽ không mang lại lợi ích gì
nếu không có sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong tổ chức một cách tự
nguyện và tích cực. Để thành công, hệ thống chất lượng cần phải được xây dựng tỉ
mĩ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh, lĩnh vực hoạt động cụ thể của từng doanh
nghiệp và môi trường, đồng thời phải phối hợp đồng bộ với các hệ thống đã và sẽ
có trong doanh nghiệp. Mặt khác, nó phải được xây dựng với sự tham gia của các
thành viên để mọi người có thể hiểu rõ về hệ thống chất lượng trong doanh
nghiệp.Trong các thủ tục để xây dựng hệ thống chất lượng doanh nghiệp cần chú ý
các điểm sau : (1) Phải xây dựng hệ thống hồ sơ, tài liệu về chất lượng và chuẩn
bị những kế hoạch về chất lượng. (2) Xác định trong mọi lĩnh vực những phương
tiện cần thiết để đạt chất lượng mong muốn. (3) Phải có hệ thống đo lường chất
lượng. (4) Phải xác định được những đặc trưng chuẩn chấp nhận được cho tất
cả các yêu cầu cho các sản phẩm và công việc trong toàn bộ qui trình. (5) Đảm
bảo sự hài hòa giữa các hoạt động từ quan niệm, triển khai, tổ chức sản xuất và
lắp đặt. (6) Xác định và chuẩn bị các phương thức khác nhau để ghi nhận những
gì có liên quan đến chất lượng. Trong quá trình vận hành, hệ thống chất
lượng vẫn cần phải được thường xuyên kiểm tra, theo dõi, cải tiến và hoàn thiện.
Đối với một số sản phẩm, hàng hóa và do yêu cầu của khách hàng, hệ thống chất
lượng cần phải được chứng nhận, công nhận để chứng minh khả năng và sự tuân

thủ các biện pháp đảm bảo chất lượng.
4.7 Theo dõi bằng thống kê :
TOP
Để thực hiện các mục tiêu của công tác quản lý và nâng cao chất
lượng , TQM đòi hỏi không ngừng cải tiến qui trình bằng cách theo dõi và làm
giảm tính biến động của nó nhằm :
-Xác định khả năng đáp ứng được các yêu cầu của qui trình.
-Khả năng hoạt động thường xuyên theo yêu cầu.
-Tìm ra những nguyên nhân gây ra những biến động trong qui trình để
tránh lập lại và xây dựng những biện pháp phòng ngừa.
-Thực hiện các biện pháp chỉnh lý đúng đắn cho qui trình hoặc các đầu
vào của nó khi có các vấn đề trục trặc ảnh hưởng đến chất lượng.
Việc theo dõi, kiểm soát qui trình được thực hiện bằng các công cụ thống
kê (SQC)

×